Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 1: TẬP ĐỌC

 QUẠT CHO BÀ NGỦ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc đúng : lặng, lim dim,. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới (thiu thiu),. Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. HTL bài thơ.

 - Giáo dục HS yêu quý, kính trọng bà.

II. CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan và TLCH: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

 - HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc mẫu bài đọc.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau - mỗi em đọc 2 dòng thơ, HS phát hiện từ đọc sai GVchỉnh sửa cho HS rồi đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ : HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, kết hợp HD ngắt nhịp đúng các khổ thơ ở bảng phụ và giải nghĩa từ khó: thiu thiu, .(HS có thể đặt câu với từ thiu thiu). HS, GV nhận xét.

 - Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.

* HĐ2: Tìm hiểu bài

 - GVcho HS đọc thầm từng khổ thơ, cả bài trao đổi thảo luận về nội dung bài theo các câu hỏi:

 + Bạn nhỏ trong bài đang làm gì ?

 + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn ntn ?

 + Bà mơ thấy gì ?

 + Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?

 + Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bà đối với cháu ntn?

 - GV chốt lại: Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc ông bà.

* HĐ3: Học thộc lòng bài thơ

 - GV HD HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài.

 - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.

 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

3. Củng cố, dặn dò:

 - 1 HS đọc lại cả bài. HS liên hệ thực tế.

 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS đọc tốt, thuộc bài ngay tại lớp.

 - Dặn dò VN đọc lại bài.

 

doc 48 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2: Hằng có quyển truyện mới. Nga mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Nga sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
 Theo em, Nga có thể làm gì ? Nếu là Nga em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp thảo luận:
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không ? Vì sao ?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Nam sang nhà mình học như đã hứa ? 
+ Hằng sẽ nghĩ gì khi Nga không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện ?
+ Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác ?
- GV kết luận từng tình huống ( SGV - T. 32 ) và nhấn mạnh cho HS:
+ Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
+ Khi vì một lí do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do.
* HĐ 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu : HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu liên hệ: Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không ? Em có thực hiện được điều đã hứa không ? Vì sao ? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được 
( hay không thực hiện được ) điều đã hứa ?
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học trong cuộc sống hằng ngày.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS biết giữ lời hứa. Nhắc HS thực hiện lời hứa với bạn bè và mọi người. Sưu tầm các tấm gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa b
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa B (1dòng), H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng : Bầu ơi  chung một giàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ vở sạch- viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa B, H, T. Tên riêng: Bố Hạ
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
- Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm trong bài những chữ viết hoa (B, H, T).
+ 1HS nhắc lại cách viết chữ hoa B.
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết bảng con chữ hoa B, H, T.
+ Nhận xét, sửa sai. 
- Luyện viết từ ứng dụng
+ HS đọc từ ứng dụng: Bố Hạ
 + GV giới thiệu về Bố Hạ
+ HS tập viết từ Bố Hạ. Nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng
+ 1 HS đọc câu ứng dụng: Bầu ơi ... chung một giàn.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Bầu bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên người trong một nước yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
+ HS tập viết chữ Bầu, Tuy vào bảng con.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu. 
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa B.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về viết lại ra bảng con chữ hoa đã học. 
Chiều 
tiết 1: tập làm văn*
 viết đơn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách viết đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh bằng cách điền vào giấy tờ in sẵn. (HS có thể nhớ lại mẫu đơn rồi tự viết vào trong vở).
 - Rèn kĩ năng viết đơn về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
 - HS chăm chỉ học tập.
II . Chuẩn bị: VBTT in 
III . Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nhắc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD HS làm BT trong vở BTTV in
 - HS mở vở BTTV in trang 10.
 - HS đọc yêu cầu BT.
 - 2 HS nhắc lại hình thức của 1 lá đơn.
 - GV HD HS làm bài vào vở BT. HS có thể viết phần lời hứa rõ ràng, chi tiết hơn, thoải mái, tự nhiên hơn theo suy nghĩ riêng của mình nhưng vẫn phải đủ ý cần thiết.
 - HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài.
* HĐ2: (Nếu còn thời gian) 
 - HS mở vở viết sau đó nhớ lại hình thức của lá đơn rồi viết bài vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
 - HS đọc bài viết của mình.
 - Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS ghi nhớ kĩ mẫu đơn đã học.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về giải toán 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau một số đơn vị.
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.
II .Chuẩn bị: Vở BT Toán in.
III . Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
*HĐ1: Củng cố về giải toán.
 - GV HD HS làm bài tập trong vở BT Toán in làm BT trang 15, 16 (HS làm bài 1, 2, 3).
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV nhận xét chữa bài.
 + Bài 1: Củng cố về dạng toán ít hơn.
 + Bài 2: Củng cố về dạng toán nhiều hơn.
 + Bài 3: Củng cố về giải toán hơn kém nhau một số đơn vị.
 + Bài 4: (Nếu còn thời gian) Khối lớp Ba có 65 bạn nam và 82 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là bao nhiêu bạn ?
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét về thái độ HS.
 - VN xem lại bài.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Bệnh lao phổi
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
 - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông thông tin để biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không mắc bệnh.
 - GD HS có ý thức phòng bệnh lao phổi.
II. chuẩn bị: Các hình trong SGK trang 12, 13.
 - Nhóm, thảo luận; giải quyết vấn đề.
III. các hoạt động dạy - học;
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
 Cách tiến hành:
 - Bước 1 : GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ : Quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 12 rồi yêu cầu các bạn làm như sau:
 + Bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân.
 + Cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau :
 . Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ? 
 . Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
 . Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ? 
 . Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?
 - Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + GV nhấn mạnh để HS thấy được nguyên nhân, đường lây của bệnh lao phổi.
* HĐ2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu : Nêu được những vệc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
 Cách tiến hành : 
 - Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 13 ; kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời theo gợi ý :
 + Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi .
 + Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi.
 + Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
 - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá.
 - GVgiảng thêm cho HS biết :
 + Những việc làm và hoàn cảnh dễ làm ta mắc bệnh lao phổi : hút thuốc lá, người hít phải khói thuốc lá, người lao động nặng nhọc thường xuyên quá sức, ăn không đủ chất dinh dưỡng, người sống trong ngôi nhà chật chội, tối tăm, không có ánh sáng.
 + Những việc làm và hoàn cảnh giúp ta phòng tránh bệnh lao phổi : Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ mới sinh, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, vừa sức ; nhà ở sạch sẽ thoáng đãng.
 - Liên hệ thực tế : Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
 => KL: SGV trang 30.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. 
sáng Ngày soạn: o5 - 9 - 2014.
 Ngày dạy: Thứ 6 - 12 - 9 - 2014.
 Tiết 1: tập làm văn
 kể về gia đình. điền vào giấy tờ in sẵn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu(BT2). 
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc ; kĩ năng viết chính xác.
 - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. 
II. chuẩn bị: 
 Mẫu đơn xin phép nghỉ học .
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc lại bài Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong HCM. 
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nắm vững y/c của BT: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen...).HS nói 5 -7 câu giới thiệu về gia đình em.
 - HS kể về gia đình mình theo bàn, nhóm đôi.
 - Đạị diện mỗi nhóm thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu bài, lưu loát, chân thật.
* HĐ2: Bài tập 2 
 - GV nêu yêu cầu bài.
 - Một HS K đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn:
 (+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
 + Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn.
 + Tên của đơn
 + Tên của người nhận đơn
 + Họ, tên người viết đơn; người viết là HS lớp nào.
 + Lí do viết đơn.
 + Lí do nghỉ học
 + Lời hứa của người viết đơn
 +ý kiến và chữ kí của gia đình HS
 + Chữ kí của HS)
 - HS nói miệng. Chú ý mục Lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật.
 - GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung.
 - HS viết xong, GV kiểm tra, chấm bài của một vài em, nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại hình thức của mẫu đơn xin nghỉ học.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS ghi nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.Yêu quý mọi người trong gia đình.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 máu và cơ quan tuần hoàn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình. (HS có thể nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn).
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - GD HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ tốt.
II. Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 14, 15.
III. các Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : 
 - Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
 - HS có thể nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành : 
- Bước 1 : Làm việc theo nhóm
 GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK thảo luận các câu hỏi sau:
 + Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay hay trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
 + Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
 + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
 HS làm việc theo nhóm.
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp
 + GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 
=>Kết luận;
 + Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyến tương và huyết cầu, còn gọi là tế bào máu.
 + Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng là huyết cầu đỏ...
 - HS có thể nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn.
* HĐ2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
Cách tiến hành: 
 - Bước 1: Làm việc theo cặp
 + HS quan sát 4 hình trong SGK trang 15, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV yêu cầu một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận.
 =>Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có: tim và các mạch máu.
 + HS nhắc lại KL.
* HĐ3 : Chơi trò chơi tiếp sức
 Mục tiêu : Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
Cách tiến hành :
 + GVnói tên trò chơi và HD cách chơi
 + Tổ chức cho HS chơi.
 + Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 => Kết luận : SGV trang 33.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu cấu tạo và chức năng của máu, chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ sức khỏe.
Tiết 3: toán
 Tiết 15 : luyện tập
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút). Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật,
 ( củng cố phép nhân trong bảng ; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản), giải toán có lời văn.
 - Vận dụng vào xem giờ, tính toán và giải toán một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: GV: Mô hình đồng hồ.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV dùng mô hình đồng hồ, gọi một vài HS lên bảng quay kim đồng hồ chỉ: 1 giờ 20 phút, 5 giờ 55 phút , 8 giờ 40 phút..
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - Cho HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
 - GV có thể dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ.
 - Củng cố cách xem giờ.
Bài 2:
 - HS đặt đề toán theo tóm tắt.
 - HS giải bài vào vở, 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố giải bài toán có liên quan đến phép nhân.
Bài 3/a:
 - HS nêu yêu cầu BT.
- HS nhắc lại cách khoanh 1/ 3 số quả cam ở hình 1. (HS chỉ nhận xét vào số hàng). 
- HS trả lời miệng rồi nhận xét, bổ sung.
- GV có thể hỏi HS : Đã khoanh vào 1 phần mấy số quả cam ở hình 2 ?
 b) Cả hai hình đều được. (HS có thể nói lại cách khoanh 1/2 số bông hoa ở hình 3, hình 4).
- Củng cố cách tìm số phần bằng nhau của đơn vị. 
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
 - HS xác định yêu cầu bài: cho HS tính kết quả rồi mới điền dấu (, =).
- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài.
- HS, GV nhận xét chữa bài.
- Củng cố phép nhân trong bảng ; so sánh giá trị số của 2 biểu thức. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT. 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt lớp
MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục học sinh chăm ngoan, có ý thức tự giác tốt.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Từng tổ báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 * Ưu điểm:
 a) Nề nếp:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
 b) Học tập:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
 c) Lao động:
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
 d) Đạo đức:
 ...............................................................................................................................
 ..............................................................................................................................
 * Nhược điểm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm.Hạn chế nhược điểm.
 - Giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị trường học cẩn thận.
 - Giữ gìn trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn.
 - Đội ngũ cán sự lớp tích cực, gương mẫu trong mọi hoạt động để đưa phong trào của lớp đi lên.
 - Thực hiện tốt theo chủ điểm của tháng, thực hiện tốt ATGT.
 Tổ trưởng kí duyệt
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Chiều thứ 2 tiết 2: ToáN*
 luyện tập về hình học
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật.(HS nhận biết, vẽ hình tam giác, tứ giác).
 - Rèn kỹ tính toán, nhận biết, vẽ hình nhanh, chính xác.
 - HS tích cực học tập.
II.Chuẩn bị: Vở Btt in.
iII.Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm các bài tập
 GV yêu cầu HS mở vở BTT in tự làm các bài tập tr13, 14.
Bài 1:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi hình tam giác.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác.
Bài 2:
 - HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Rèn kĩ năng đo, tính chu vi hình tứ giác, hình chữ nhật.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
 - HS xác định yêu cầu bài, rồi đếm hình tam giác, tứ giác.
 - Cho HS làm bài vào vở. 
 - Chữa bài, củng cố về nhận dạng hình tam giác, tứ giác (có 12 hình tam giác, 7 hình tứ giác).
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
 - Củng cố về vẽ hình, nhận dạng hình tam giác, tứ giác. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên khắc sâu KT.
 - NX tiết học.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
TIếT 3: Tập đọc*
 chú sẻ và bông hoa bằng lăng 
I. mục đích , yêu cầu:
 - Đọc đúng : bằng lăng, sẻ non,..Đọc đúng các kiểu câu (câu cảm, câu hỏi). Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật bé Thơ.
 - Hiểu từ : bằng lăng, chúc (xuống).
 - Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ cây cối, con vật.
II. chuẩn bị: Bảng phụ viết đoạn văn cần HD HS luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc lại bài: “Chiếc áo len ” và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
 + Luyện đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu, HS phát hiện từ đọc sai GV chỉnh sửa cho HS rồi luyện đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng đoạn:
 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: bằng lăng, chúc (xuống).
 . 2 HS đọc cả bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm bài văn, trao đổi thảo luận các câu hỏi liên quan đến ND của bài.
 + Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ? 
 + Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua ? 
 + Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình ? 
 + Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt ?
* HĐ3: Luyện đọc lại
 - GV đọc lại một, hai đoạn văn. Sau đó HD HS đọc đúng, diễn cảm đoạn văn.
 - 4, 5 HS thi đọc 2 đoạn văn. 
 - HS, GV bình chọn bạn đọc đúng, hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS đọc lại cả văn.
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt, dặn dò HS.
Chiều Ngày soạn: 05 - 9 - 2013. 
 Ngày dạy: Thứ 3 - 10 - 9 - 2013. 
tiết 3: hoạt động ngoài giờ lên lớp (atgt)
 bài 3: biển báo hiệu giao thông đường bộ
i. mục đích, yêu cầu:
 - HS nhận biết hình dáng, mầu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm báo hiệu giao thông : biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204. 210, 211, 423(a,b), 434, 443, 423.
 - HS biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
 - Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành
ii. chuẩn bị:
 GV: Các loại biển báo số 101, 112, 102, 204, 210, 211, 423(a,b), 424, 434, 443.
iii. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: GVcho HS quan sát 3 biển báo số 102, 112, 102. HS nêu đúng tên của các biển số đó.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới
Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn. 
 - HS nhớ nội dung các biển báo đã học.
Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 2 loại biển. Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về:
 + Hình dáng
 + Màu sắc
 + Hình vẽ bên trong 
 - Đại diện từng nhóm lên trình bày
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 + Biển số 204 : Là biển báo đường hai chiều.
 + Biển số 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc