Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*

 TIN THỂ THAO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : Hồng Công, SEA Gams, Am-xtơ-rông,. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nghĩa từ ngữ mới : trường quyền, SEA Games, thượng võ. Hiểu được các bản tin thể thao : thành công của vận động viênViệt Nam : Nguyễn Thuý Hiền ; quyết định của

Ban tổ chức SEA Games chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng của SEA Games 22 ; gương luyện tập của Am-xtơ-rông.

 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ, yêu thích thể thao.

II. CHUẨN BỊ :

 - Ảnh hai vận động viên, ảnh biểu tượng Trâu vàng trong SGK.

 - Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS tiếp nối nhau kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng theo lời kể của Ngựa Con.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GV đọc toàn bài. (GV giới thiệu ảnh hai vận động viên và biểu tượng Trâu vàng trong SGK).

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng câu : . GV viết bảng : Hồng Công, SEA Games 22, Am-xtơ-rông. Một vài HS đọc lại. Cả lớp đọc ĐT.

 . HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn:

 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (theo từng mẩu tin).

 . HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài .

 + Hai HS đọc toàn văn.

* HĐ2: HD tìm hiểu bài

 - Tóm tắt mỗi tin bằng một câu :

 + Cả lớp đọc thầm từng mẩu tin, tự tóm tắt tin ấy bằng một câu ngắn.

 + HS nói lời tóm tắt của mình.

 + Cả lớp và GV nhận xét, giúp các em hoàn chỉnh ý kiến của mình.

 - Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì ?

 - Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những gì ?

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SGK.
 - Hướng dẫn nhận xét chính tả, GV hỏi : 
 + Đoạn văn trên có mấy câu ? 
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? 
 - HS tập viết những chữ dễ viết sai vào giấy nháp : khoẻ, giành, nguyệt quế, thợ rèn.
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - HS đọc thầm đoạn văn, tự làm bài.
 - Lưu ý : từ "thiếu niên" thời trước có nghĩa là "thanh niên".
 - 2 HS lên bảng thi làm bài. sau đó đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Một số HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ chữ cái.
 Lời giải a) thiếu niên - nai nịt - khăn lụa - thắt lỏng - rủ sau lưng - sắc nâu sẫm - trời lạnh buốt - mình nó - chủ nó - từ xa lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT.
Tiết 4: Toán
 tiết 137 : luyện tập
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số. Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh, làm tính với các số trong phạm vi 100 000 đúng, nhanh.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị : 
 Phấn màu.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài 3 trang 147. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ : Hướng dẫn HS làm các bài tập 
Bài 1:
 - GV chép đề bài dãy đầu tiên lên bảng, nêu yêu cầu đề bài. 
 - HS nêu nhận xét để rút ra quy luật viết các số tiếp theo (số sau hơn số trước 1). HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS lên viết kết quả trên bảng.
 - Chữa bài, củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
Bài 2: 
 - HS nêu cách làm phần b):
 + Thực hiện phép tính.
 + So sánh kết quả với số ở cột bên phải và điền dấu thích hợp.
 - HS làm bài vào vở (HS làm phần b).
 - Chữa bài, rèn kĩ năng so sánh các số.
Bài 3: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV cho HS tự tính nhẩm và viết ngay kết quả. Sau đó yêu cầu vài HS nêu kết quả.
 - GV nhận xét, rèn kĩ năng tính nhẩm đúng, nhanh.
Bài 4: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV cho HS ôn lại bài tập sau : 
 + Số lớn nhất có hai chữ số là ... ; số nhỏ nhất có hai chữ số là ...
 + Số lớn nhất có ba chữ số là ... ; số nhỏ nhất có ba chữ số là ...
 + Số lớn nhất có bốn chữ số là ... ; số nhỏ nhất có bốn chữ số là ...
 - Cho HS làm bài rồi chữa bài (Không yêu cầu HS viết số, chỉ yêu cầu HS trả lời).
 - GV cho HS nêu kết quả và giải thích :
 + Số lớn nhất có năm chữ số là 99 999 và tất cả các số có năm chữ số khác đều nhỏ hơn nó.
 GV gợi ý, hướng dẫn HS : Số liền sau của 99 999 là số nào ? (100 000, có sáu chữ số).
 + Số nhỏ nhất có năm chữ số là 10 000 vì tất cả các số có năm chữ số khác đều lớn hơn 100 000.
 GV gợi ý, hướng dẫn HS : Số liền trước số đó là 9999 có bốn chữ số.
Bài 5:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS tự đặt tính rồi tính vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Chữa bài, gọi một vài HS nêu cách tính.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài. 
Sáng Ngày soạn: 12 - 3 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 18 - 3 - 2015.
tiết 1: toán
 Tiết138: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết, làm tính và giải toán một cách linh hoạt, chính xác.
 - Có ý thức học tập chăm chỉ.
II. Chuẩn bị: HS: Bộ ĐD học toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi làm BT.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HD HS làm BT
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT 
 - HS nêu cách làm phần a).
 - HS tự làm các phần b), c) rồi chữa bài : Một vài HS viết kết quả dãy số lên bảng.
 - Củng cố cách điền số vào dãy số tự nhiên liên tiếp.
Bài 2:
 - HS xác định yêu cầu BT.
 - HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
 - HS làm bài vào vở, 4 HS làm trên bảng lớp. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3:
 - HS đọc BT.
 -1 HS nêu miệng tóm tắt, nhận dạng toán, nêu cách làm.
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 Bài giải
 Số mét mương đội thủy lợi đào được trong một ngày là: 
 315 : 3 = 105 (m)
 Số mét mương đội thủy lợi đào được trong 8 ngày là:
 105 x 8 = 840 (m)
 Đáp số : 840m.
 - Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
 - HS mở bộ ĐD học toán, tự xếp ghép hình theo mẫu.
 - Củng cố cách xếp, ghép hình.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước. 
 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
 - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn. KN trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường. KN tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo về nguồn nước ở nhà, ở trường. KN bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. KN đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường.
 - HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
 - GV : Phiếu học tập (HĐ2, 3). – PP: Thảo luận.
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh
Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. 
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS:
 + Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày.
 + GV có thể cho HS chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá,... những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
 - HS làm việc cá nhân.
 - GV yêu cầu các nhóm chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn. GV nhấn mạnh vào yéu tố nước: nếu không có nước thì cuộc sống sẽ thế nào ?
 => GVKL: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
* HĐ2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : HS nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và phát phiếu thảo luận cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai ? Tại sao ? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
 - Các nhóm HS làm việc.
 - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
 => GV kết luận: SGV trang 96.
* HĐ3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
Cách tiến hành:
 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
 - HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
 - GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo về nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa t (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T(1 dòng chữ Th), L (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Thăng Long (1 dòng) và câu ứng dụng : Thể dục ... nghìn viên thuốc bổ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa T . Tên riêng: Thăng Long.
III. các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa T. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ 1 HS tìm trong bài những chữ viết hoa : T (Th), L.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa T, L.
+ GVviết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ hoa Th, L trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Thăng Long.
 + GV giới thiệu về Thăng Long.
+ HS tập viết từ Thăng Long trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Thể dục ... nghìn viên thuốc bổ.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con : Thể dục.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa T.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 kể về buổi biểu diễn nghệ thuật
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố, khắc sâu kể về buổi biểu diễn nghệ thuật.
 - Rèn kĩ năng nói lưu loát, rõ ràng. viết đúng chủ đề, đúng ngữ pháp và đúng chính tả.
 - HS chăm chỉ học tập, yêu thích nghệ thuật.
II . Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt ô li.
III . Các hoạt động dạy - học :
 * HĐ1: Củng cố kể về buổi biểu diễn nghệ thuật
 Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em vừa được xem.
 Gợi ý :
 a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,...
 b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? khi nào ?
 c) Em cùng xem với những ai ?
 d) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào ?
 e) Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
 - 3 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV phân tích đề bài.
 - Nêu từng câu hỏi gợi ý gọi HS trả lời. GV nêu y/c với HS không nên kể lại buổi biểu diiễn nghệ thuật trùng với buổi biểu diễn nghệ thuật ở tiết trước. 
 - 1, 2 HS dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể miệng về buổi biểu diễn nghệ thuật.
 - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. (HS viết 7 - 10 câu). 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài.
*HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - 1, 2 đọc bài hay nhất lớp.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS về xem lại bài.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập tổng hợp
i. mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố về cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số và giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Rèn kĩ năng so sánh các số, làm các bài tập đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV: Nội dung ôn tập.
III. các hoạt động dạy- học : 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp : so sánh các số : 3500 và 50 000 
 54 100 và 22 099
 - HS, GV nhận xét, chữa bài. HS nêu cách so sánh.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập sau
Bài 1: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 1654 ... 1658 25413 ... 25416
 6000 ... 5999 100 000 ... 99 999
 5217 ... 5217 9999 ... 99 999
 b) 26 000 ... 30 000 75 006 ... 75 060
 7000 ... 8000 - 2000 62100 ... 61 099
 35 000 ... 34000 + 1000 24 500 ... 24000 +500
- HS xác định yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài vào vở BT. 2 HS làm bài trên bảng. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài. Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2 :
 a) Khoanh vào số lớn nhất :
 64 927 ; 73 845 ; 74 854 ; 29 899.
 b) Khoanh vào số bé nhất :
 54 058 ; 70 056 ; 38 155 ; 38 460. 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở, chữa bài, HS khoanh vào số lớn nhất là 74 854, số bé nhất là
 38 155.
 - Củng cố về cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Bài 3 : 
 a) Viết các số sau theo thứ tự lớn dần: 10 630 ; 60 301 ; 30 016 ; 36 100.
 b) Viết các số sau theo thứ tự nhỏ dần: 37 562 ; 26 573 ; 26 537 ; 65 237.
 - HS tự đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố về so sánh các số và sắp xếp thứ tự các số.
Bài 4 : Một đội thuỷ lợi đào được 8460m mương trong 6 ngày. Hỏi trong 8 ngày, đội đó đào được bao nhiêu mét mương, biết số mét mương đào trong mỗi ngày là như nhau ?
 - HS đọc bài toán, xác định dạng toán rồi tự làm bài.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khắc sâu cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 và cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. 
 - Dặn dò VN xem lại bài. 
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 Thú (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu được ích lợi của các loài thú rừng đối với con người.
 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú rừng. Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
 - Kĩ năng hợp tác : tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo về các loài thú rừng ở địa phương.
 - GD HS có ý thức bảo vệ các loài thú.
II. chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 106, 107.
- Sưu tầm tranh ảnh các loài thú rừng.Giấy khổ A4, bút chì, màu vẽ.
- Thảo luận nhóm, thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề.
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của thú đối với đời sống con người. 
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quansát.
 Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 + GV yêu cầu HS quan sát các loài thú rừng trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được.
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các câu gợi ý sau :
 . Kể tên các loài thú rừng mà em biết.
 . Nêu đặc điểm bên ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
 . So sánh và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.
 + GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của loài đó.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một loài. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Yêu cầu HS phân biệt điểm giống và khác nhau giữa thú nhà và thú rừng.
=> Kết luận: SGV trang 125.
* HĐ2 : Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú rừng.
Cách tiến hành: 
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 + Các nhóm trưởng điều khiển cá bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra : thú ăn thịt, thú ăn cỏ, ...
 + Các nhóm thảo luận câu hỏi : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng ?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Các nhóm trưng bà bộ sưu tập của mình trước lớp và cử HS thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.
 + Đại diện các nhòm thi diễn thuyết về đề tài “Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên”
 + HS liên hệ tình hình thực tế và tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và nêu kế hoạch hành động bảo vệ các loài thú rừng.
* HĐ3 : Làm việc cá nhân (Nếu còn thời gian)
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà em ưa thích.
Cách tiến hành:
 + Yêu cầu HS tự vẽ một con thú rừng mà em ưa thích.
 + Từng cá nhân có thể dán bài vẽ của mình trước lớp.
 + HS có thể giới thiệu về bức tranh của mình.
 + GV và HS nhận xét, đánh giá các bức tranh.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - HS tự liên hệ bản thân : Em đã làm gì để bảo vệ các loài thú ở địa phương.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tốt. 
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ các loài thú.
sáng Ngày soạn : 13 - 3 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 20 - 3 - 2015.
Tiết 1 : tập làm văn
 kể lại trận thi đấu thể thao
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : 
 - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật...dựa theo gợi ý. Viết lại được một tin thể thao. 
 - Rèn kĩ năng kể tự nhiên. Viết gọn, rõ, đủ thông tin. 
 - Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét ; quản lí thời gian ; giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
 - GD HS yêu thích thể thao.
I. chuẩn bị : 
 - Bảng lớp viết sẵn những câu hỏi gợi ý của BT1. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội ( tiết TLV tuần 26). 2HS đọc bài Tin thể thao (SGK tr 86 - 87). GVnhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1 
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV nhắc HS :
 + Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi,...
 + Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý.
 - 1 HS kể mẫu (theo 6 gợi ý). GV nhận xét.
- Một số HS thi kể. 
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
* HĐ2 : Bài tập 2 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV nhắc HS chú ý : Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác.(Cần nói rõ em nhận được tin đó từ nguồn nào : đọc trên sách, báo, tạp chí nào ; nghe từ đài phát thanh, chương trình ti vi nào...). Viết thành đoạn văn liền mạch 6 câu (HS có thể trên 6 câu).
- HS viết bài. GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS đọc các bản tin đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo ; cách dùng từ ; mức độ rõ ràng ; sự thú vị, mới mẻ của thông tin. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 mặt trời
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất : Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - HS ham tìm hiểu, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : 
 Các hình trong SGK trang 110, 111.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của thú đối với con người.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Thảo luận theo nhóm
Mục tiêu : Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: HS thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau :
 + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn thấy rõ mọi vật ?
 + Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy ntn ? Tại sao ?
 + Nêu VD chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
 + GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. 
=> Kết luận : Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
* HĐ2: Quan sát ngoài trời 
Mục tiêu : Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1:
 + HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau :
 . Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật.
 . Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ?
 - Bước 2:
 + Đại diện các nhóm trình bày két quả thảo luận nhóm mình.
 + HS, GV nhận xét, bổ sung.
 + GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô...
=>Kết luận : Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
* HĐ 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu : HS nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
Cách tiến hành :
 - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
 - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 - GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hằng ngày : Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
 - GV bổ sung phần trình bày của HS và mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu vai trò của mặt trời. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS có ý thức học tập tốt.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. 
Tiết 2 : toán
 Tiết 140 : đơn vị đo diện tích : xăng-ti-mét vuông
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết đơn vị đo diện tích : xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông chính xác.
 - HS có ý thức tự giác học bài.
II. chuẩn bị : - GV : Hình vuông cạnh 1cm (bằng bìa hoặc nhựa) cho từng HS. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS làm bài tập 3 trang 150. HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Giới thiệu xăng-ti-mét vuông
 - Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích : xăng-ti-mét vuông.
 - Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm (GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm có sẵn, đo cạnh thấy đúng 1cm. Đó là 1 xăng-ti-mét vuông).
 - Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS phân tích mẫu. Yêu cầu HS đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2.
Bài 2:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - GV giúp HS hiểu được số đo diện tích một hình theo xăng-ti-mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó.
 - Dựa vào mẫu HS tính được diện tích hình B là 6cm2(gồm 6 ô vuông diện tích 1cm2).
 - So sánh: diện tích hình A bằng diện tích hình B (vì cùng bằng 6 cm2).
Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS tính phép tính mẫu : 3cm2 + 5cm2 = 8cm2 3cm2 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc