Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ; GIẢI TOÁN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố, khắc sâu về xem đồng hồ và giải toán.

 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.

 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.

II .CHUẨN BỊ: Vở BT Toán in.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* HĐ1: Củng cố, khắc sâu về xem đồng hồ

 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 38, 39. GV HDHD làm lần lượt từng bài.

ã Bài 1:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT.

 - GV theo dõi giúp đỡ HS.

 - HS, GV nhận xét chữa bài.

 - Rèn kĩ năng xem đồng hồ.

ã Bài 2:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

 - Củng cố, khắc sâu về cách xem đồng hồ điện tử và đồng hồ có ghi số La Mã.

ã Bài 3:

 - HS xác định yêu cầu bài.

 - Cho HS quan sát kĩ 2 đồng hồ rồi điền số vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về xem đồng hồ và tính thời gian.

ã Bài 4:

 - HS xác định yêu cầu bài tập.

 - HS làm bài vào vở BT.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.

 - Rèn kĩ vẽ thêm kim phút còn thiếu vào đồng hồ.

* HĐ2: Củng cố về giải toán

ã Bài tập: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 3369 m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.

 - HS đọc bài toán, phân tích bài toán.

 - HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác KT. Củng cố về giải toán có liên quan đến cách tính chu vi HCN.

* HĐ3 : Củng cố, dặn dò

 - GV khắc sâu KT.

 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

 - Dặn dò VN xem lại bài.

 

doc 45 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán đơn)
 - HS đọc bài toán 1.
 - HS phân tích bài toán (cái gì đã cho, cái gì phải tìm ?).
 - Lựa chọn phép tính thích hợp (phép chia).
 - HS ghi bài giải : câu trả lời, phép tính và kết quả có tên đơn vị trong dấu ngoặc ; đáp số ghi đầy đủ cả số và tên đơn vị.
 - HS nhắc lại : Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7.
*HĐ2 : Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân)
 - HS đọc bài toán.
 - HD tóm tắt : 7 can : 35l
 2 can : ...l ?
 - Lập kế hoạch giải bài toán :
 + Biết 7 can chứa 35l mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì ? (phép chia).
 35 : 7 = 5 (l)
 + Biết mỗi can chứa 5l mật ong, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong phải làm phép tính gì (phép nhân).
 5 x 2 = 10 (l)
 - Trình bày bài giải (như trong SGK).
 - GV khái quát hoá : Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, thường tiến hành theo hai bước : 
 + Bước 1 : Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
 + Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân).
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1:
 - Cho HS đọc bài toán.HS tự đặt thêm câu hỏi : 1 vỉ chứa bao nhiêu viên thuốc ? 
 - HD HS thực hiện theo hai bước :
 + Tính số viên thuốc trong một vỉ (24 : 4 = 6 (viên)).
 + Tính số viên thuốc trong 3 vỉ ( 6 x 3 = 18 (viên)).
 - HS giải bài vào vở.1 HS làm trên bảng.
 - Chữa bài, Củng cố về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: 
 - HS đọc bài toán, HS tóm tắt bài. HS nêu các bước giải.
 - Cho HS tự làm và chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS xếp 8 hình tam giác thành hình như trong SGK.
 - Chữa bài, GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng xếp hình đúng nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
sáng Ngày soạn: 12 - 02 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 25 - 02 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 123 : luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
 - Rèn kĩ năng giải toán và tính chu vi hình chữ nhật nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, tự tin trong học tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Củng cố kiến thức
 - HS nhắc lại cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Vài HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
 - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: 
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài vào vở rồi chữa bài. GV nhận xét, bổ sung.
 - Củng cố cách giải bài toán bằng một phép tính.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán và nêu cách giải bài toán đó.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3:
 - HS lập bài toán rồi giải bài toán đó theo 2 bước:
 + Bước 1: Tìm số gạch trong mỗi xe (8520 : 4 = 2130 (viên)).
 + Bước 2: Tìm số gạch trong 3 xe (2130 x 3 = 6390 (viên)).
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 4:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nêu cách giải.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
 - Nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 thực hành kĩ năng giữa học kì ii
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Củng cố những việc cần làm khi gặp đám tang. Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
 - HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước đau buồn của người khác. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
 - HS có thái độ tôn trọng đám tang. Biết cảm thông với những đau thương, mất mát 
người thân của người khác.Tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Chuẩn bị: GV : Phiếu học tập (HĐ1).
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Xử lí tình huống
Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận cách ứng xử một trong các tình huống sau:
 + TH1: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
 + TH2: Bên cạnh nhà hàng xóm có tang. 
 + TH3: Em nhìn thấy mấy bạn học cùng lớp với em đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp trao đổi, nhận xét.
 - GV kết luận từng tình huống: 
* HĐ2: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế
Mục tiêu: Củng cố bài học.
Cách tiến hành:
 - HS múa, hát, đọc thơ,...về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
 - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa s
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đỳng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng ), T, C (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng : Côn Sơn suối chảy... rì rầm bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa S . Tên riêng: Sầm Sơn.
III. các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa R. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+1 HS tìm cỏc chữ viết hoa cú trong bài: S, C, T.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa S, C, T.
+ GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết cho HS.
+ HS tập viết bảng con chữ hoa S, C, T,
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Sầm Sơn.
 + GV giới thiệu về Sầm Sơn.
+ HS tập viết từ Sầm Sơn. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy... rì rầm bên tai.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng.
+ HS tập viết trờn bảng con cỏc chữ Côn Sơn, Ta.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
 - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
 - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa S.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
- Khuyến khớch HS học thuộc cõu thơ của Nguyễn Trói.
chiều 
Tiết 1: luyện từ và câu *
 Luyện tập từ ngữ về nghệ thuật. dấu phẩy 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách tìm từ ngữ về chủ đề nghệ thuật ; cách sử dụng dấu phẩy trong câu.
 - Vận dụng vào làm các BT theo yêu cầu một cách chính xác.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: Vở Ôn luyện và KTTV, nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS nhắc lại các cách nhân hoá đã học.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: HD HS làm trong vở BT
 - HS mở vở Ôn luyện và KTTV trang 22, 23.
 - HS đọc yêu cầu của từng bài rồi làm bài tập. GV theo dõi, giúp đỡ.
Bài 4 (22): Kể tên các ngành nghệ thuật mà em biết
 - HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp làm bài vào vở Ôn luyện và KTTV. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách tìm từ ngữ về các ngành nghệ thuật. 
Bài 5 (22): 
HS đọc yêu cầu bài, chọn từ trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Củng cố từ ngữ về người làm nghệ thuật.
Bài 3 (23):
 - HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Mời 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm bài vào vở Ôn luyện và KTTV. GV theo dõi, giúp đỡ khi HS làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
 - Củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong câu.
Bài 4 (23):
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV nhận xét, bổ sung. 
 - Củng cố từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhấn mạnh nội dung bài.
 - GV nhận tiết học, khen ngợi HS học tập tốt.
 - VN xem lại bài.
Tiết 2: toán *
Luyện tập về bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Rốn kĩ năng giải toán một cách thành thạo, chính xác.
 - HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in. Nội dung ôn tập.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - Vài HS nờu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - 2 HS nhắc lại.
 - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in trang 41
Bài 1:
 - HS đọc bài rồi tự giải bài vào vở. 1 HS làm trờn bảng lớp.
 - Nhận xột, chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán đơn.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nêu miệng cách tóm tắt và nhận dạng toán, nờu cỏc bước giải.
 - HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nêu miệng bài toán dựa vào tóm tắt.
 - HS làm vào vở, 1 HS làm trờn bảng lớp. Nhận xột, chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* HĐ3: (Nếu còn thời gian)
Bài 1: Có 30 quả cam xếp đều vào 5 đĩa. Hỏi 3 đĩa như vậy có bao nhiêu quả cam ?
Bài 2: HS tự đặt 1 đề toán có lời văn dạng bài toỏn tương tự như bài học rồi tự tóm tắt và trình bày bài giải.
 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhấn mạnh nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập chăm chỉ.
 - VN xem lại bài.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 động vật
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết được cơ thể động vật gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
 - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
 - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK trang 94, 95.
 - Sưu tầm các ảnh động vật, giấy khổ A4 , hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 94, 95 và kết hợp quan sát những tranh ảnh con vật sưu tầm được.
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý sau : 
 . Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ? 
 . Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật. 
 . Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng. 
 - Bước 2: Hoạt động cả lớp
 + Đại diện các nhóm trình bày. 
 + Các nhóm khác bổ sung.
=> KL : Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, ... khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
* HĐ2 : Làm việc cá nhân 
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Vẽ và tô màu
 GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
=> Lưu ý : Khi tô màu xong các em phải ghi chú tên con vật và các bộ phận của nó trên hình vẽ.
 - Bước 2: Trình bày
 + Từng cá nhân dán bài của mình lên bảng lớp để trưng bày. GV có thể yêu cầu một số HS giới thiệu bức tranh của mình.
 + Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá các tranh vẽ của các bạn.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. 
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
sáng Ngày soạn : 13 - 02 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 27 - 02 - 2015.
Tiết 1: tập làm văn
 kể về lễ hội 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
 - Rèn kĩ năng kể rõ ràng, tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
 - Tư duy sáng tạo. Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
 - GD HS yêu thích nghệ thuật.
II. chuẩn bị : 
 - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV viết bảng lớp 2 câu hỏi :
 + Quang cảnh trong từng bức ảnh ntn ?
 + Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
- Từng cặp HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS nối tiếp nhau thi giới thiệu quang cảnh và những hoạt động của những người tham gia lễ hội. Cả lớp và GV nhận xét (về lời kể, diễn đạt), bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt.
 - Dặn dò HS viết lại những điều mình vừa kể, chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tới.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 côn trùng
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động(thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở ; tiêu diệt các loại côn trùng đã gây hại.
 - HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở ; tiêu diệt những côn trùng có hại.
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 96, 97.
 - HS : Sưu tầm các tranh, ảnh côn trùng (hoặc các côn trùng thật) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu ích lợi của một số động vật đối với con người.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + GV yêu cầu từng cặp HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97 và sưu tầm được. 
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận :
 . Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì ?
 . Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? 
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
 + HS rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
=>Kết luận : Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* HĐ2 : Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được
 Mục tiêu: 
 - Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
 - Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. 
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. HS cũng có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng không sưu tầm được. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử bạn khá, giỏi thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó. GV nhận xét và khen các nhóm làm việc tốt, sáng tạo. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ : HS nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS luôn có ý thức diệt trừ những côn trùng có hại.
Tiết 3: toán
 Tiết 125 : tiền việt nam
I. mục đích, yêu cầu : 
 - Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. Bước đầu biết chuyển đổi tiền. Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
 - Rèn kĩ năng nhận biết các loại tiền Việt Nam, cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng và các loại đã học.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài tập 2 trang 129 SGK. HS, GV nhận xét chữa bài. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Giới thiệu về các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng:
 GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như : 
 - Màu sắc của tờ giấy bạc.
 - Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000.
 - Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000.
 - Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: 
- HS xác định yêu cầu bài. 
 - Cho HS tự làm và chữa bài. (HS làm phần a, b). 
 - Lưu ý HS, trước hết cần cộng nhẩm rồi trả lời câu hỏi của bài. 
 - Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát câu mẫu, HDHS cách làm bài (HS làm phần a, b, c).
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV có thể nêu thêm câu hỏi cho HS như : Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 1000 đồng. 
- Rèn luyện kĩ năng đổi tiền.
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 a) Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định vật có giá tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
 b) HDHS phải thực hiện phép cộng (nhẩm) : 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi.
 c) Trước hết HS phải thực hiện phép trừ (nhẩm) : 8700 - 4000 = 4700, rồi trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khắc sâu về tiền Việt Nam.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức chăm học, chăm làm.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần :
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 * Nhược điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Giữ gìn bàn ghế cẩn thận, trường lớp xanh, sạch, đẹp.
 - Thực hiện tốt ATGT.
 - Tích cực thu gom phế liệu.
 - Thực hiện tốt chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”.
 Tổ trưởng kí duyệt
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc