TIẾT 4 : TOÁN
TIẾT 116 : LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Củng cố về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương) và giải bài toán có hai phép tính.
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán đúng, nhanh.
- HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ : GV : Phiếu học tập (BT2) ; Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng, mỗi em thực hiện 1 phép tính: 3224 : 4 ; 2819 : 7 HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động:
* HĐ : GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
ã Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS đặt tính rồi tính : Cho HS làm vào vở bài tập + 3 HS làm bảng lớp. HS, GV nhận xét, chữa bài.
Các trường hợp chia hết và chia có dư, thương có chữ số 0 ở hàng chục.
- Củng cố về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). GV nhấn mạnh : Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
ã Bài 2:
- GV phát phiếu học tập cho HS. HS xác định yêu cầu bài.
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong một tích.
- Cho HS làm vào phiếu học tập. 2 HS làm bài trên bảng.(HS làm phần a, b). GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV chấm một số bài, nhận xét chữa bài. Củng cố về tìm thừa số chưa biết.
ã Bài 3:
- HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn HS giải theo hai bước :
+ Bước 1: Tìm số gạo đã bán (2024 : 4 = 506 (kg)).
+ Bước 2: Tìm số gạo còn lại (2024 - 506 = 1518 (kg)).
- Cho HS tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở, 1 HS làm bảng lớp. Nhận xét,chữa bài.
- Củng cố về giải bài toán có hai phép tính.
ã Bài 4:
- HS tính nhẩm theo mẫu. GV hướng dẫn mẫu : VD:
6000 : 3 = ?
Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn
Vậy : 6000 : 3 = 2000.
- HS tính tiếp các phép tính trong bài, nhận xét chữa.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
- Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Tiết 117 : Luyện tập chung.
; GV chốt lại nội dung, ý nghĩa của bài : Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. * HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ - GV đọc lại bài văn. HD HS đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn. - Một vài HS thi đọc lại đoạn văn. - 2 HS thi đọc cả bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu nội dung bài. - GV biểu dương những HS học tốt. - Dặn dò về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Tiết 3: Chính tả (n-v) đối đáp với vua i . MụC đích, yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT BT2/a, BT3/a. - Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị : - HS : Vở BTTV in. III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : . 1. Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết 4 tiếng bắt đầu bằng l/n. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn 1 lượt, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HD HS nhận xét, GV hỏi : Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ? - HS tập viết những chữ dễ mắc lỗi. GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, HS viết chậm, chữ xấu. Chấm, chữa bài : - GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. - GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa. * HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). - HS đọc thầm yêu cầu bài. Sau đó, GV mời 2 HS lên bảng viết nhanh lời giải. Cả lớp làm bài vào vở BT. GV theo dõi HS làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) sáo - xiếc Bài 3: - GV chọn cho HS làm phần a. Nhắc HS chú ý : Những từ ngữ các em tìm được phải đạt 2 tiêu chuẩn : 1) Là những từ ngữ chỉ hoạt động. 2) Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. - Cả lớp làm bài vào vở BT (HS viết ít nhất 5 từ ngữ). - 2 HS làm trên bảng lớp. - Cả lớp và GV cùng nhận xét, chữa bài. Củng cố về s/x. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. - Dặn dò HS về nhà xem lại BT. Tiết 4: Toán tiết 117 : luyện tập chung I. MụC đích, yêu cầu : - Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Vận dụng vào giải bài toán có hai phép tính đúng, nhanh. - HS ham thích học toán. II. chuẩn bị : - GV: Bảng phụ (BT4). III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài 3 trang 120. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ : GV hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: - HS đặt tính rồi tính theo từng cột. - Chữa bài, củng cố mối quan hệ giữa nhân và chia. Bài 2: - HS xác định yêu cầu bài. - Cho HS tự đặt tính rồi tính vào vở. 2 HS làm bảng lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hết, chia có dư trong các trường hợp thương không có chữ số 0, thương có chữ số 0 ở hàng chục hoặc ở hàng đơn vị. Bài 4: - HS bài toán. GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ minh hoạ. - Hướng dẫn HS giải theo hai bước : + Tìm chiều dài (95 x 3 = 285 (m)). + Tìm chu vi ((285 + 95) x 2 = 760 (m)). - Cho HS làm bài rồi chữa bài. - Củng cố về giải bài toán có hai phép tính có liên quan đến hình học : Tính chu vi sân vận động hình chữ nhật. Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS bài toán. - Cho HS làm bài rồi chữa bài. - Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. - Dặn dò VN xem lại bài SáNG Ngày soạn: 06 - 02 - 2015. Ngày dạy: Thứ 4 - 11 - 02 - 2015. Tiết 1: toán Tiết 118: làm quen với chữ số la mã I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã ; nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ) ; số XX, XXI (đọc và viết thế kỉ XX, XXI). - Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập một cách linh hoạt, chính xác. - Có ý thức học chăm . II. Chuẩn bị: Mặt đồng hồ (loại to) có các số ghi bằng số La Mã. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài 4 (tr.120).GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp - GV giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã. Cho HS quan sát, xem mặt đồng hồ (như hình vẽ trong SGK) rồi hỏi HS: “Đồng hồ chỉ mấy giờ”. Dù HS trả lời đúng hay không đúng cũng giới thiệu cho HS biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. - GV giới thiệu từng chữ số thường dùng : I, V, X và cách đọc các số đó. - GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai (XII). * HĐ2 : Thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT. - HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, cột dọc, theo thứ tự bất kì để HS nhận dạng được các số La Mã thường dùng. - Củng cố cách đọc các số La Mã. Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV cho HS tập xem đồng hồ ghi bằng số La Mã. Yêu cầu chỉ giờ đúng. (HSK- G có thể sử dụng mô hình đồng hồ của GV tự quay một vài số để đọc giờ mình vừa quay). - Nhận xét, chữa bài. - Củng cố cách xem đồng hồ bằng số La Mã. Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. (HS làm phần a) - Cho HS nhận dạng số La Mã đã cho. - HS tập viết số La Mã vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. - Củng cố cách viết số La Mã. Bài 4: - HS nêu yêu cầu BT. - HS tập viết các số La Mã từ I đến XII vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. GV chuẩn xác KT. - Củng cố cách viết số La Mã. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS có ý thức học tập chăm chỉ. TIếT 3: Đạo Đức tôn trọng đám tang (Tiếp) I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố những việc cần làm khi gặp đám tang. - HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước đau buồn của người khác. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. - HS có thái độ tôn trọng đám tang. Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. II. Chuẩn bị: GV : Phiếu học tập (HĐ2). III. Các hoat động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Cách tiến hành: - GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng. - Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự. - GV kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến b, c. + Không tán thành với ý kiến a. * HĐ2: Xử lí tình huống Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang. Cách tiến hành: - GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận cách ứng xử một trong các tình huống sau: + TH1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang. + TH2: Bên nhà hàng xóm có tang. + TH3: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp trao đổi, nhận xét. - GV kết luận từng tình huống: * HĐ3: Trò chơi Nên và Không nên Mục tiêu: Củng cố bài. Cách tiến hành: - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi. - HS tiến hành chơi. - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm. - GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. => KLC: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu kiến thức. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện. tiết 4: Tập viết ôn chữ hoa r I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R(1 dòng), Ph, H (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng : Rủ nhau đi cấy .... có ngày phong lưu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định. - GD HS tình yêu quê hương, đất nước qua câu ứng dụng. II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa R . Tên riêng: Phan Rang III. các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa Q. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: HD viết trên bảng con - Luyện viết chữ hoa +1 HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : P, R, H. + HS nhắc lại cách viết chữ hoa P, R, H. + GVviết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa. + HS tập viết bảng con chữ hoa P, R, H. + GV nhận xét, sửa sai. - Luyện viết từ ứng dụng + 1 HS đọc từ ứng dụng: Phan Rang. + GV giới thiệu về Phan Rang. + HS tập viết từ Phan Rang. + GV nhận xét, sửa sai. - Luyện viết câu ứng dụng + 1 HS đọc câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy .... có ngày phong lưu. + GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng. + HS tập viết trên bảng con chữ Rủ, Bây. * HĐ2: HD viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu. * HĐ3: Chấm, chữa bài - Thu 1/3 số bài để chấm. - Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách viết chữ hoa R. - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. - Khuyến khích HS học thuộc câu ca dao. Chiều tiết 1: tập làm văn* luyện tập về kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Củng cố về kể lại buổi biểu diễn văn nghệ. - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc, viết ngắn gọn, rõ ý, viết đúng chính tả. - HS chăm chỉ học tập, yêu thích nghệ thuật. II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in. III. Các hoạt động dạy - học : * HĐ1: Hớng dẫn HS làm bài tập HS mở vở BTTV in làm bài tập trang 25, 26. - HSTB đọc yêu cầu BT và các câu gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo. + Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,.. .? + Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? + Em cùng xem với những ai ? + Buổi biểu diễn có những tiết mục nào ? + Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy viết cụ thể tiết mục ấy. - HS trả lời theo các gợi ý. - HS, GV cùng nhận xét, bổ sung nếu cần. - Cho cả lớp viết bài vào vở BT (HS viết 7 - 10 câu). - Một số HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét. GVchấm một số bài, nhận xét. - Củng cố về kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. * HD2 : Củng cố, dặn dò - GV khắc sâu nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chỉ học tập, làm bài tốt. - Dặn dò HS VN xem lại bài. Tiết 2: toán * Luyện tập về nhân chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về cách nhân, chia các số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số, cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính, cách giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng làm các bài tập một cách thành thạo, chính xác. - Tự tin, chủ động trong học tập. II. chuẩn bị: Nội dung ôn tập. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS tự lấy 1 ví dụ nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số : đặt tính rồi tính trên bảng lớp. GV nhận xét, chữa. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Củng cố kiến thức - Vài HS nhắc lại cách nhân, chia các số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số, cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm. - HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh. * HĐ2: HD HS làm bài tập - GV chép bài lên bảng, HS làm lần lượt từng bài vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng. Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 2341 x 2 b) 1406 x 4 3015 x 3 1217 x 5 c) 4218 : 3 d) 2819 : 7 4268 : 2 2465 : 6 - Củng cố cách cách nhân, chia các số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số. Bài 2: Tìm X : a) X x 4 = 2316 b) 4862 : X = 2 c) X : 5 = 1206 - Củng cố cách tìm thừa số, số chia, số bị chia chưa biết trong từng phép tính. Bài 3: Có 2 thùng, mỗi thùng chứa 2305l dầu. Người ta đã lấy ra 1250l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu ? Bài 4: Một cửa hàng có 5620kg muối, buổi sáng bán được 2000 kg muối, buổi chiều bán được 1600kg muối. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam muối ? (HS có thể giải bài bằng hai cách ). - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. 3. Củng cố, dặn dò: - Khắc sâu nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. - VN xem lại bài. Tiết 3: Tự nhiên - xã hội hoa I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. Kể tên các bộ phận thường có của hoa. - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc diểm bên ngoài của một số loài hoa. Tổng hợp phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống của con người của các loài hoa. - Có ý thức bảo vệ cây cối. II . Chuẩn bị: Các hình trong SGK trang 90, 91. HS sưu tầm một số hoa thật. Quan sát và thảo luận tình huống thực tế. Trưng bày sản phẩm. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của lá đối với đời sống con người. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loại hoa. Kể tên được các bộ phận thường có của 1 bông hoa. Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau : + Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa có trong các hình ở trang 90, 91 SGKvà những bông hoa mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm ? + Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau. + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của một bông hoa đang quan sát. - Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác, nhận xét, bổ sung. => KL: SGV trang 109. * HĐ2: Làm việc với vật thật Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được. Cách tiến hành: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát và sắp xếp các bông hoa của mình sưu tầm được theo các tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. - Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * HĐ3: Thảo kuận cả lớp Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa. Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Hoa có chức năng gì ? + Hoa thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ. + Quan sát các hình SGK tr. 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những hoa nào được dùng để ăn ? => KL : - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. - Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu ích lợi của một số hoa. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. - Dặn dò HS có ý thức bảo về cây cối. sáng Ngày soạn : 06 - 02 - 2015. Ngày dạy : Thứ 6 - 13 - 02 - 2015. Tiết 1 : tập làm văn nghe - kể : người bán quạt may mắn I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Nghe và kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn. - Rèn kĩ năng kể chuyện đúng, tự nhiên. - GD HS yêu thích nghệ thuật, học tập gương ông Vương Hi Chi. I. chuẩn bị : - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng lớp viết ba câu hỏi gợi ý trong SGK. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: GV xem bài viết của một số HS tuần trước viết chưa đạt, về nhà viết lại. Sau đó mời 2 HS đọc bài trước lớp. GVnhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ: Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện HS chuẩn bị - HS đọc yêu cầu của BT và các câu hỏi gợi ý. - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. GV kể chuyện - GVkể chuyện. Vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ : lem luốc ; cảnh ngộ. Kể xong lần 1, hỏi HS : + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? - GV kể lại lần 2, lần 3. HS chăm chú nghe. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện - Từng tốp 4 HS tập kể lại câu chuyện. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm (có trình độ tương đương) thi kể. - GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS. - GV hỏi : + Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? - GV chốt lại : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ- có tên gọi là thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu, Quốc tử giám có thể gặp họ... - Cả lớp và GV bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất; những bạn chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét chính xác lời kể của bạn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay. - Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 1: tự nhiên - xã hội quả I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được. Nêu được chức năng của hạt đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả. - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc diểm bên ngoài của một số loại quả. Tổng hợp phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối. II. Chuẩn bị : - Các hình trong SGK trang 92, 93. - GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp mang đến lớp. - PP: Thảo luận, thuyết trình, thực hành. III. các Hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu : - Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. Cách tiến hành : - Bước 1: Quan sát các hình trong SGK Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận theo gợi ý sau : + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả. + Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó. + Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người thường ăn bộ phận nào của quả đó ? - Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau : + Quan sát bên ngoài : Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả. + Quan sát bên trong : Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt... - Bước 3: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HSK- G Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. => Kết luận : SGV trang 111. * HĐ2 : Thảo luận Mục tiêu : Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. Cách tiến hành : - Bước 1: Làm việc theo nhóm GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận theo gợi ý sau : + Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ. + Quan sát các hình trong trang 92, 93 SGK, Hãy cho biết những quả nào được dùng ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ? + Hạt có chức năng gì ? - Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. =>Kết luận : Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau, ép dầu,... 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS luôn có ý thức khi ăn các loại quả để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tiết 3: toán Tiết 120 : thực hành xem đồng hồ I. mục đích, yêu cầu : - Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. - Rèn luyện kĩ năng xem giờ đồng hồ đúng, nhanh. - HS tự tin, hứng thú trong học tập. II. chuẩn bị : GV : Mặt đồng hồ. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc các số sau : II ; VI ; I X ; XII. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút). - GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi HS ; “Đồng hồ chỉ mấy giờ ?” - GV hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài : + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít. Như vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch số nhỏ thứ ba sau số 2 (tính theo chiều quay của kim đồng hồ).HS tính từ vạch số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút (nhẩm miệng : 5, 10 (đến vach ghi số 2), rồi nhẩm tiếp 11, 12, 13). Do đó đồng hồ chỉ : 6 giờ 13 phút. - Tương tự, GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba để HS nêu được thời điểm theo hai cách (6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút). * HĐ2 : Thực hành Bài 1: - HSTB đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS làm phần đầu : xác định vị trí kim ngắn, kim dài ; từ đó nêu được đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút. - Cho HS tự làm lần lượt các phần còn lại rồi chữa bài, một vài HS nêu giờ theo hai cách ba trường hợp cuối (D, E, G). - Củng cố cách xem đồng hồ. Bài 2: - GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS làm trên mô hình đồng hồ cá nhân.(Đặt trước kim giờ như hình vẽ trong SGK, chỉnh kim phút để đúng với thời gian đã cho). Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS làm một phần, chẳng hạn : Chọn thời gian “3giờ 27 phút”. Quan sát các đồng hồ, thấy đồng hồ B chỉ 3 giờ 27 phút, do đó kết luận : “Đồng hồ B ứng với thời gian 3 giờ 27 phút”. Sau đó cho HS tự làm các phần còn lại rồi chữa bài. - Rè
Tài liệu đính kèm: