Giáo án Lớp 3 - Tuần 22

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng một số tên nước ngoài: Ê - đi - xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, lóc lên, nảy ra

- Biết đọc phân biệt lời người kể và nhân vật (Ê - đi - xơn, bà cụ)

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa từ mới : Nhà bác học, cười móm mém.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn được đem khoa học để phục vụ con người

B. Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo các phân vai ( người dẫn chuyện, Ê - đi - xơn, bà cụ)

2. Rèn kỹ năng nghe.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn đọc.

- 1 mũ phớt và 1 khăn để đóng vai.

III. Các HĐ dạy học:

Tập đọc

A. KTBC: Đọc bài: Người trí thức yêu nước ? (2HS)

- HS + GV nhận xét

B. Bài mới:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống bài học 
x x x x
- GV giao BTVN
x x x x
x x x x
Toán 
	Tiết 107: 	Hình tròn - tâm - đường kính - bán kính 
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hình tròn, biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
B. Đồ dùng dạy học:
- 1số mô hình hình tròn.
- Com pa dùng cho GV và HS.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện : Làm bài tập 1 + 2 (tiết 106) (2HS)
- GV + HS nhận xét.
II. Bài mới:
1. Hoạt động1: Giới thiệu hình tròn.
* HS nắm được về đường kính, bán kính, tâm của hình tròn.
- GV đưa ra mặt đồng hồ và giới thiệu mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- HS nghe - quan sát
- GV vẽ sẵn lên bảng 1 hình tròn và giới thiếu tâm O, bán kính CM đường kính AB
- GV nêu: Trong 1 hình tròn 
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB. 
- HS nghe 
+ Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
- Nhiều HS nhắc lại
2. Hoạt động 2: Giới thiệu các compa và cách vẽ hình tròn.
* HS nắm được tác dụng của compa và cách vẽ hình tròn.
- GV giới thiệu cấu tạo của com pa
- HS quan sát 
+ Com pa dùng để vẽ hình tròn.
- GV giới thiệu cách vẽ tâm O hình tròn, bán kính 2 cm.
+ YĐ khẩu độ compa bằng 2cm trên trước
- HS tập vẽ hình tròn vào nháp
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâmO, đầu kia có bút chì được quay 1 vòng vẽ thành hình tròn.
3. Hoạt động3: Thực hành.
a. Bài tập 1:
* Củng cố về tâm , đường kính và bán kính của hình tròn.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp - nêu miệng kết quả 
+ Nêu tên đường kính, bán kính trong có trong hình tròn?
a. OM, ON, OP, OQ là bán kính MN, PQ là đường kính.
b. OA, OB là bán kính
AB là đường kính
CD không qua O nên CD không là đường kính từ đó IC, ID không phải là bán kính 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
b. Bài tập 2 + 3:
* Củng cố về vẽ hình tròn.
* Bài tập 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS nêu cách vẽ - vẽ vào vở 
- GV gọi 2HS lên bảng làm.
a. Vẽ đường tròn có tâm O, bán kính 2 cm.
b. Tâm I, bán kính 3 cm 
- HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra bài 
- GV nhận xét 
- HS nhận xét 
* Bài tập 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp 
- GV gọi HS nêu, kết qủa.
+ Đồ dài đoạn thẳng OC bằng một phần đoạn thẳng CD
- GV nhận xét 
III. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Chính tả: (Nghe viết)
	Tiết 43:
Ê - đi - xơn
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Ê - đi - xơn.
2. Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn (tr/ch; dấu hỏi/ dấu ngã) và giải đố.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: GV đọc: thuỷ chung, trung hiếu, chênh chếch, tròn trịa 
(- 2HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con).
HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc ND đoạn văn một lần 
- HS theo dõi 
- 2HS đọc lại 
- Những phát minh, sáng chế của Ê - đi - xơn có ý nghĩa như thế nào ? 
- Ê - đi - xơn là người giàu sáng kiến và luôn mong muốn mang lại điều tốt lành cho con người.
- Đoạn văn có mấy câu?
- 3 câu
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? 
- Chữ đầu câu: Ê, bằng.
- Tên riêng Ê - đi - xơn viết như thế nào?
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các chữ.
- GV đọc 1 số tiếng khó:
Ê - đi - xơn, lao động, trên trái đất 
- HS luyện viết bảng con.
b. GV đọc đoạn văn viết 
- HS nghe - viết bài vào vở .
- GV quan sát, uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu vở - chấm điểm 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2a.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ.
- 2HS lên bảng làm bài - lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc bài
- Vài HS đọc bài - nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
a. tròn, trên, chui là mặt trời.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học.
Đạo đức
	Tiết 22: 	Tôn trọng khách nước ngoài (tiếp)
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu: như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch.quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc 
2. HS biết cư sử lịch sự khi gặp gỡ khách nước ngoài.
3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài
II. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ? ( 2HS)
- HS + GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài
* Tiến hành:
- Em hãy kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua tivi, đài, báo) 
- HS trao đổi theo cặp về 2 câu hỏi trên 
- Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
- 1 số HS trình bày trước lớp 
- HS nhận xét, bổ sung 
* GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta lên học tập.
b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
* Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
*Tiến hành: 
- GV chia lớp làm 4 nhóm 
- Các nhóm thảo luận 
- GV giao cho 2nhóm thảo luận 1 tình huống:
N1 + 2 : Tình huống a
N3 + 4 : Tình huống b 
- GV gọi các nhóm trả lời 
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Nhóm khác nhận xét.
* GV kết luận:
Tha: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ củ họ
Thb. Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
c. Hoạt động3: Xử lý tình huống và đóng vai.
* Mục tiêu: HS biết cách cư xử trong các tình huống cụ thể.
* Tiến hành 
- GV chia lớp làm 2 nhóm 
- GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai 
- GV gọi các nhóm đóng vai 
- 1số nhóm lên đóng vai 
- HS nhận xét 
* Kết luậ: a. Cần chào hỏi khách niềm nở 
b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò chỉ trỏ như vậy đó là việc làm không đẹp 
* Kết luận chung (SGV) 
- HS nghe
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau.
Thủ công:
	Tiết 22: 	Đan nong đôi
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật 
- HS yêu thích đan nan.
II. Chuẩn bị:
- 1 tấm bìa đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu 
- 1tấm nam đan nong mốt.
- Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
- Giấy màu, kéo, thước
III. Các hoạt động dạy học:
T/gian
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
5'
1. Hoạt động 1: 
Quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu dan nong đôi 
- HS quan sát.
+ Hãy so sánh kích thước của 2 tấm đan nong mốt và nong đôi ?
- 2 tấm đan bằng nhau
+ Cách đan như thế nào?
- khác nhau
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
15'
2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- Kẻ đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô.
- HS quan sát.
- Bước 1: Kẻ cắt các nan đan
- Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô sau đó cắt 9 nan dọc.
- HS quan sát 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan nẹp xung quanh có chiều rộng 1ô, chiều dài 9 ô.
Bước2: Đan nongđôi
- Cách đan nong đôi là cất 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
+ Đan nan ngang 1: Nhấc nan dọc 2,3 và 6,7, luồn nan 1 và dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 2: Nhấc nan 3,4 và 7,8 luồn đan thứ 2, dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 3: Nhấc nan dọc 1,4,5,8,9 luồn nan 3, dồn nan cho khít 
- HS quan sát
+ Đan nan thứ 4: Nhấc nan dọc 1,2,5,6,9 luồn nan thứ 4 và dồn nan khít.
+ Đan nan 5: Giống nan 1
+ Đan nan 6: giống nan 2
+ Đan nan 7: giống nan 3
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh. 
- Dùng 4 nan còn lại dán được 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi. 
- HS quan sát 
15'
* Thực hành.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ,cắt các nan, tập đan.
- HS thực hành 
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
5'
Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, t2 học tập chuẩn bị đồ dùng 
- HS nghe 
- Dặn dò giờ học sau
Ngày soạn: 13/2/06
Ngày giảng: Thứ tư /15/2/06
Mĩ thuật: 
	Tiết 22: 	Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều 
I. Mục tiêu: 
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều.
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II. Chuẩn bị:
- Dòng chữ mẫu
- Màu, bút chì, vở tập viết 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV phát cho mỗi nhóm một mẩu chữ và yêu cầu thảo luận:
+ Mộu chữ nhóm em có mầu gì ? nét của mẫu chữ to hay nhỏ ? độ rộng của chữ ?
- HS thảo luận nhóm
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không ?
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận 
b. Hoạt động2: Cách vẽ màu.
- HS đọc tên dòng chữ
- GV hướng dẫn HS chọn màu theo ý thích. 
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa về sau. 
- HS nghe
+ Màu của dòng chữ phải đều 
c. Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành vào vở .
- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho HS
d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ khác nhau
- HS quan sát 
- HS nhận xét
- HS tìm ra bài vẽ mình thích 
- GV nhận xét chung 
3. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thiện bài vẽ 
- Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc 
	Tiết 66: 	Cái cầu
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng một số từ ngữ: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Chum, ngòi , sông Mã.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: - Kể lại chuyện: Nhà bác học và bà cụ ? (2HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài thơ 
- GV hướng dẫn cách đọc 
- HS nghe 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Đọc từng dòng thơ
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV hướng dẫn đọc ngắt nghỉ đúng
- HS nghe 
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ.
+ GV gọi HS giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc theo N4
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
- Người cha làm nghề xây dựng cầu có thể là 1 kỹ sư hoặc là 1 công nhân.
- Cha gửi cho em nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào ? được bắc qua dòng sông nào?
- Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã.
- GV: Cầu Hàm Rồng là chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã trên con đường vào thành phố Thanh Hoá
- HS nghe
+ Từ chiếc cầu cha là,bạn nhỏ nghĩ đến việc gì?
- Bạn nghĩ đến những sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió.
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào vì sao? 
- Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
+ Tìm câu thơ mà em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó ?
- HS phát biểu
+ Bài thơ cho em thấy tình cảmcủa bạn nhỏ với cha như thế nào?
- Bạn yêu cha, tự hào về cha vì vậy bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc bài thơ.
HD học sinh đọc diễn cảm bài thơ 
- HS nghe 
- 2HS đọc cả bài 
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc theo dãy, nhóm, bàn
- 1 vài HS thi đọc thuộc
- HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
5. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài thơ ?
(2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
Luyện từ và câu:
	Tiết 22: 	Từ ngữ sáng tạo, dấu phẩy
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
2. Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ giấy khổ to ghi lời giải bài tập 1:
- 2 hàng dấy viết 4 câu văn ở bài tập 2:
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: - LàmBT2, 3 tiết 21 (2HS)
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. HD làm bài tập.
a. Bài tập 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc HS: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở tuần 22 để tìm những từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức. 
- HS nghe 
- HS đọc tên bài tập đọc ở tuần 21, 22 - HS tìm các chữ chỉ trí thức viết ra giấy.
- Đại diện các nhóm dán lên bảng đọc kết quả.
- HS nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc 
- GV treo lên bảng lời giải đã viết sẵn
- Cả lớp làm vào vở.
Chỉ trí thức
Chỉ HD của trí thức
- Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sỹ 
- nghiên cứu khoa học
- Nhà phát minh, kỹ sư 
- Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống.
- Bác sĩ, dược sĩ.
- Chữa bệnh, chế thuốc
- Thầy giáo, cô giáo
- dạy học 
- Nhà văn, nhà thơ 
- sáng tác
b. Bài tập 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu 
- HS đọc thầm. Làm bài vào vở. 
- GV dán 2 băng giấy viết sẵn BT 2 lên bảng. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS đọc lại 4 câu văn ngắt nghỉ hơi rõ.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
c. Bài tập3: 
- GV giải nghĩa từ "phát minh".
- HS nghe 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui - làm bài vào nháp.
- GV dán 2 băng giấy lên bảng lớp 
- 2 HS lên bảng thi làm bài 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 2 - 3 HS đọc lại truyện vui sau khi đã sửa dấu câu.
+ Truyện này gây cười ở chỗ nào?
- HS nêu
+ Tính hài hước là ở câu trả lời của người anh "không có điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến, không có điện thì làm gì có vô tuyến?
5. Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài? ( 1 HS) 
- Về nhà học bài, chuẩn bì bài sau.
- Đánh giá tiết học.
Toán:
Tiết 108:	 Vẽ trang trí hình tròn.
A. Mục tiêu:
- Dùng compa để vẽ ( theo mẫu) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản). Qua đó các em thấy cái đẹp qua những hình trang trí đó.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Compa, bút chì tô màu.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ôn luyện:
- Làm lại BT1 + 2 tiết 107 ( 2 HS) 
- HS + GV nhận xét.
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thực hành.
1. Bài tập 1: * Vẽ hình tròn theo mẫu.
- Gv hướng dẫn HS.
 C
 A B
 D
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ được hình tròn tâm O bán kính bằng hai cạnh ô vuông, sau đó ghi các chữ A, B, C, D.
+ Bước 2: Dựa trên hình mẫu, HS vẽ phần hình tròn tâm A bán kính AC và phần hình tròn tâm B bán kính BC.
+ Bước 3: Dựa trên hình mẫu, HS đã vẽ tiếp phần hình tròn tâm C,bán kính CA và phần hình tròn tâm D bán kính DA.
2. Bài tập 2:* Trang trí được hình tròn.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu.
GV treo một số hình vẽ khác cho HS xem.
- HS quan sát.
- HS trang trí hình tròn theo ý thích.
- GV quan sát- HD thêm cho HS.
- GV nhận xét.
5. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại ND bài? (1 HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Thể dục:
Tiết 44:	Ôn nhảy dây- trò chơi " Lò cò tiếp sức".
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết được cách chơi và chơi ở mức độ tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Điạ điểm: Trên sân trường, VS an toàn nơi tập.
- Phương tiện: còi, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Phương pháp lên lớp
A. Phần mở đầu:
 5'
1. Nhận lớp:
- ĐHTT:
- Cán sự báo cáo sĩ số.
 x x x x 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
 x x x x 
 x x x x 
2. Khởi động:
- Tập bài TD chung.
- Trò chơi " chim bay, cò bay"
B. Phần cơ bản:
 25'
- ĐHTT:
1. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
 x x x x 
 x x x x 
- HS tập nhảy dây theo tổ.
- GV quan sát, sửa sai.
- GV tổ chức thi xem HS nào nhảy được nhiều nhất.
2. Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức"
- GVnêu tên trò chơi và nêu cách chơi.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, từng cặp thi với nhau.
à GV quan sát, sửa sai.
C. Phần kết thúc:
- GV cho HS thả lỏng, hít thở sâu.	
- GV cùng HS hệ thống bài.	
- GV nhận xét giờ học, giao BTVN.
Tập viết:
Tiết 22: 	Ôn chữ hoa P.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa P ( Ph) thông qua bài tập ứng dụng.
1. Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu chữ viết hoa P ( Ph).
- Các chữ: Phan Bội Châu và câu ca dao trên dòng ô li.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC:
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết 21? ( 1HS)
- GV đọc: Lãn Ông, ổi ( 2 HS lên bảng viết)
à HS + GVnhận xét.
B. Bài mới:
1. GTB- Ghi đầu bài:
2. HD học sinh viết bảng con:	
a. Luyện viết chữ hoa:
- GV gọi HS đọc từ và câu ứng dụng.
- 1 HS đọc.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
P( Ph ), B, C ( Ch), T, G ( Gi) Đ, H, V, N.
- GV treo chữ mẫu Ph.
- HS nêu quy trình.
- GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nhắc lại quy trình.
- HS quan sát, nghe.
- HS viết bảng con Ph và chữ T, V.
à GV quan sát, sửa sai cho HS.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- GV gọi HS đọc.
- 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV: Phan Bội Châu ( 1867- 1940) ông là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam.
- HS nghe.
+ Các chữ trong câu ứng dụng có độ cao như thế nào?
- HS nêu.
+ Khoảng cách của các chữ viết như thế nào?
- Cách nhau con chữ O
- HS viết từ ứng dụng vào bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV gọi HS đọc.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu về câu ứng dụng: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế dài khoảng 60 km
- HS nghe.
- Các chữ trong câu ứng dụng có độ cao như thế nào?
- HS nêu.
- HS viết vào bảng con: Phá, Bắc.
à GV sửa sai cho HS.
3. HD học sinh viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu
- HS nghe.
- HS viết bài vào vở.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
4. Chấm, chữa bài:
- GV thu bài chấm bài.
- NX bài viết.
- HS nghe.
5. Củng cố- dặn dò:
- Nêu lại ND bài học.	
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập đọc:
Tiết 67:	Chiếc máy bơm.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng tên riêng: ác- si- mét; các từ ngữ: nước sông, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học ác- si- mét.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: tính tới tính lui, đinh vít.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ác- si- mét - nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của những người nông dân. Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC:
- Đọc thuộc lòng bài thơ " Cái cầu" + trả lời câu hỏi về ND ( 3 HS).
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. GTB- ghi đầu bài:
2. Luyện đọc:
a. GV đọc diễm cảm toàn bài:
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS chú ý nghe.
b. HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ GV ghi bảng : ác- si- mét
- 2 HS đọc- cả lớp đọc ĐT.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV hướng dẫn HS ngắt nhịp, nghỉ đúng
- HS nỗi tiếp đọc đoạn.
+ GV gọi HS giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm Đ1.
- Nông dân tưới nước cho ruộng vất vả như thế nào?
- Họ phaỉ múc nước sông vào ống rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên cao.
- ác- si- mét nghĩ gì khi thấy cảnh vật đó?
- Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương.
* HS đọc thầm đoạn 2:
- ác- si- mét đã nghĩ ra cách gì để giúp người nông dân?
- Ông làm một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên cao.
- Hãy tả chiếc bơm của ác- si- mét?
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS đọc thầm đoạn văn, trả lời.
* HS đọc thầm đoạn văn cuối.
- Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ác- si- mét còn được sử dụng như thế nào?
- Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơm do ác- si- mét chế tạo những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít.
- Nhờ đâu mà chiếc máy bơm của loài người đã ra đời?
- Nhờ óc sáng tạo và tình yêu thương của ác- si- mét với những người nông dân.
- Em thấy 2 nhà bác học Ê- đi- xơn và ác- si- mét có những điểm gì giống nhau?
- Cả hai đều giàu óc sáng tạo và có lòng yêu thương con người.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu 1 đoạn văn.
- HS nghe.
- HD học sinh đọc đoạn văn.
- 3- 4 HS thi đọc đoạn văn
- 2 HS thi đọc cả bài.
à HS nhận xét.
à GV nhận xét, ghi điểm.
5. Củng cố- dặn dò:
- ND bài văn nói gì?
- HS nêu.
- GV: Bài văn ca ngợi ác- si- mét nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của người nông dân
- Hs nghe.
* Về nhà học bài, chuẩn bị bài cũ.	
* Đánh giá tiết học.
Toán:
Tiết 109:	Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.	
A. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Biết thực hiện phép nhân có 4 chữ số có 4 chữ số với số có một chữ số ( có nhớ 1 lần)	
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
B. Các hoạt động dạy- học:
I. Ôn luyện:
- Nêu các bước nhân số có 3 chữ số? ( 2 HS)
à HS + GV nhận xét.
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: GT và hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
* HS nắm được cách nhân.
- GV ghi phép tính 1034 x 2 =? Lên bảng.
- HS quán sát
- HS nêu cách thực hiện phép nhân
+ Đặt tính.
+ Tính: Nhân lần lượt từ phải sang trái.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- 1 HS lên bảng + lớp làm nháp.
 1034
x 
 2
 2068 
-> Vậy 1034 x 2 =2068
2. HĐ 2: HD trường hợp nhân có nhớ 1 lần.
* HS nắm được cách nhân có nhớ 1 lần.
- GV viết 2125 x 3 = ? lên bảng.
- HS lên bảng + HS làm nháp.
 2125
 x 
 3
 6375
- Vậy 2125 x 3 = 6375.
- HS vừa làm vừa nêu cách tính.
3. Hoạt động 3: thực hành.
a) Bài 1+2: Củng cố về nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
* bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu,
- 2 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng + lớp làm bảng con.
 2116 1072
 x 
 3 4 
 6348 4288 
-> GV nhận xét
- HS nhận xét.
* BT 2: 
- GV đọc yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- GV theo dõi HS làm BT.
 1023 1810 1212 2005
x 3 5 4 4
 3069 9050 4848 8020 
-GV gọi HS nêu cách làm
- Vài HS nêu,
- HS nhận xét,
- GV nhận xét.
b) Bài tập 3: 
* Củng cố giải toán có lời văn.
- GV gọi HS đọc bài toán.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS phân tích.
- 2 HS phân tích.
- Yêu cầu HS làm vở + HS len bảng,
Bài giải
Số viên gạch xây 4 bức tường là.
2 n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22a.doc