Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 1: TẬP ĐỌC

 CÔ GIÁO TÍ HON

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc đúng : nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu,. đọc rành mạch, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ.

 - Hiểu nghĩa từ: khoan thai, khúc khích, trâm bầu, núng nính,. Hiểu ND: tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.

 - Giáo dục HS yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.

II. CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn HD HS luyện đọc.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 5 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể lại 1 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi ? bằng lời của mình.

 - HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc mẫu bài đọc.

 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

 - HD HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp từng câu, HS phát hiện từ đọc sai GVchỉnh sửa cho HS rồi đọc tiếp.

 + Luyện đọc đoạn: GV chia bài làm 3 đoạn. HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn, kết hợp đọc câu văn dài ở bảng phụ và giải nghĩa từ khó: khoan thai, trâm bầu, núng nính,.HS, GV nhận xét.

 - Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.

* HĐ2: Tìm hiểu bài

 - GVcho HS đọc thầm từng đoạn trao đổi thảo luận về nội dung bài theo các câu hỏi:

 + Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ?

 + Những cử chỉ nào của "cô giáo"Bé làm em thích thú ?

 + Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò?

 - HS, GV nhận xét, bổ sung.

* HĐ3: Luyện đọc lại

 - 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.

 - 3,4 HS thi đọc cả bài.

 - Cả lớp và GVnhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò:

 - Các em có thích chơi trò chơi lớp học không ? Có thích trở thành cô giáo không ?

 - GV nhận xét tiết học.

 - Dặn dò VN đọc lại bài.

 

doc 49 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
 Kính yêu và biết ơn Bác Hồ chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp cùng đọc đồng thanh câu thơ:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS thực hiện tốt theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Dặn dò HS thực hiện tốt theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
tiết 4 : Tập viết
 ôn chữ hoa ă, â
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa Ă (1 dòng),  , L (1 dòng) ; viết đúng tên riêng  u Lạc 
(1 dòng) và câu ứng dụng : Ăn quả ... mà trồng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp trong khi viết bài.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa Ă, Â , L. Tên riêng: Â u Lạc.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa A.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm trong bài những chữ viết hoa Ă, Â , L.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa Ă, Â , L
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết bảng con chữ hoa Ă, Â , L.
+ Nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ HS đọc từ ứng dụng : Â u Lạc
 + GV giới thiệu về Â u Lạc
+ HS tập viết từ Â u Lạc. Nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+ HS đọc câu ứng dụng: Ăn quả ... mà trồng 
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Phải biết nhớ ơn những người giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng.
+ HS tập viết chữ Ăn vào bảng con.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu chấm 1/3 số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa Ă, Â , L.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp, nhắc nhở HS viết chậm, chữ xấu.
Khuyến khích HS học thuộc câu tục ngữ.
 ________________________________________________ 
chiều: tiết 1: tập làm văn*
 nói về đội tntp hồ chí minh. điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích , yêu cầu:
 - Ôn luyện về Đội TNTP Hồ Chí Minh. Biết cách điền vào giấy tờ in sẵn.
 - Rèn kĩ năng khi nói về Đội TNTP Hồ Chí Minh, điền đúng vào giấy tờ in sẵn.
 - Có ý thức trong khi học tập.
II . Chuẩn bị: VBTV in. 
III . Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Luyện tập trình bày những hiểu biết về tổ chức của Đội TNTP HCM.
 - GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời, HS nhận xét, bổ sung. GVchuẩn xác KT.
 + Đội thành lập ngày nào? 
 + Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? 
 + Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? 
* HĐ2: Luyện tập về viết đơn.
 GV HD HS làm BT trong vở BTTV in.
 - HS mở vở BTTV in trang 5.
 - HS đọc yêu cầu BT.
 - HS nhắc lại hình thức của 1 lá đơn.
 - Gọi vài HS nhắc lại.
 - GV HD HS làm bài vào vở BT: Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài.
* HĐ3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét về thái độ HS.
 - Dặn dò HS nhớ kĩ mẫu đơn để thực hành viết.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I. MụC ĐíCH. YÊU CầU:
 - Củng cố về trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần), tìm thành phần chưa biết, tính chu vi hình tứ giác và giải toán.
 - Vận dụng vào để làm các bài tập về phép trừ, giải các bài toán có liên quan đến phép trừ.
 - Tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị: GV: Một số BT. 
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ: HD HS làm bài tập sau. 
 + Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 381 - 256 758 - 45 760 - 724 278 - 19
 - HS đặt tính rồi tính vào vở. 2 HS làm bảng lớp -> Chữa bài.
 - Củng cố về cách đặt tính và cách trừ. 
 + Bài 2: Tìm X :
 a) 138 + X = 73 + 218 b) X - 146 = 366 - 219
 - GV hướng dẫn HS cách làm bài.
 - HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
 - Chữa bài củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
 + Bài 3: Viết bài toán theo tóm tắt sau rồi giải:
 Gạo nếp và gạo tẻ: 335kg
 Gạo nếp : 128kg
 Gạo tẻ :...kg ?
 - HS đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố cách giải toán liên quan đến phép trừ.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh nội dung bài.
 - Nhận xét về ý thức học tập của HS.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học.
 Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 Vệ sinh hô hấp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 - Rèn cho HS có thói quen làm những việc để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 - Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
 - Có ý thức vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh phóng to SGK.
 - Thảo luận nhóm theo cặp.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nên thở ntn là hợp vệ sinh ?
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc tập thở vào buổi sáng.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV cho HS quan sát tranh SGK và TL các câu hỏi gợi ý sau theo nhóm:
 + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì ?
 + Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng ? 
 - Bước 2: Đại diện mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=>GVKL : Hít thở sâu vào buổi sáng làm cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái. 
* HĐ2 : Thảo luận theo cặp 
Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . 
Cách tiến hành:
 - Bước 1 : Cho HS quan sát theo cặp đôi các hình trong SGK trg 9 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 + HS có thể đặt thêm những câu hỏi như : Hình này vẽ gì ? Việc làm của các bạn trong hình là có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp ? Tại sao ?
 - Bước 2 : GV gọi một số HS lên trình bày.
 Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
 + GV yêu cầu cả lớp liên hệ thực tế: 
 - Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 - HS nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành.
=>GVKL : Để giữ cho bầu không khí trong lành cần thường xuyên quét dọn vệ sinh nhà cửa, đường làng, không vứt rác bừa bãi ...
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu những biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp ? 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. 
sáng Ngày soạn: 22 - 8 - 2014.
 Ngày dạy: Thứ 6 - 29 - 8 - 2014.
Tiết 1 : tập làm văn
 Viết đơn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu Đơn xin vào Đội (SGK trang 9).
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc ; kĩ năng viết chính xác.
 - HS chăm chỉ học tập. 
II. chuẩn bị: 
 Giấy rời để HS viết đơn
III. các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HDHS làm bài tập
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết TĐ, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn theo mẫu.
 + Phần nào trong đơn viết theo mẫu, phần nào không viết theo mẫu? Vì sao ?
 - HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại ý trả lời đúng: 
 + Lá đơn trình bày theo mẫu : 
 . Mở đầu đơn phải viết tên Đội.
 . Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
 . Tên đơn
 . Tên người hoặc tổ chức nhận đơn
 . Họ tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn
 . Trình bày lí do viết đơn.
 . Lời hứa của người viết đơn
 . Chữ kí và họ tên của người viết đơn.
 + Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng. HS được tự nhiên, thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện được đủ những ý cần thiết.
 - HS nói miệng phần lí do và nguyện vọng của mình.
 - HS viết đơn vào giấy rời.
 - Một số HS đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét bài viết của bạn vừa đọc.
 - GV chấm 1 số bài,khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại hình thức của mẫu đơn xin vào Đội.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS ghi nhớ một mẫu đơn.
Tiết 2: Tự nhiên - xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - HS kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp. Kĩ năng giao tiếp : ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
 - GD HS có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II. Chuẩn bị: 
 - Hình trong SGK trang 10, 11.
 - Nhóm thảo luận, giải quyết vấn đề; đóng vai.
III. các Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Động não 
Mục tiêu : Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
Cách tiến hành : 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở bài trước.
 - HS kể tên một bệnh đường hô hấp mà các em biết. HS có thể kể 2 - 3 tên một bệnh đường hô hấp mà các em biết.
 - GV giúp HS hiểu : Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là : bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
* HĐ2: Làm việc với SGK
Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
Cách tiến hành : 
 - Yêu cầu HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình trong SGK trang 10, 11 .
 - Gọi 1 số HS lên trình bày những gì các em đã thảo luận được khi quan sát các hình
 mỗi nhóm HS nói về một hình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. (HS có thể nói về hai hình).
 - GV giúp HS hiểu : Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt rẻ em nếu không chữa kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
 - HS thảo luận các câu hỏi : Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp ?
 - Yêu cầu HS liên hệ thực tế trong cuộc sống xem các em có ý thức phòng bệnh 
đường hô hấp chưa.
=> GV rút ra kết luận : SGV trang 27.
 + HS nhắc lại KL.
* HĐ3 Chơi trò chơi bác sĩ
Mục tiêu : Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm
 đường hô hấp.
Cách tiến hành :
 - GV HD cách chơi.
 - Tổ chức cho HS chơi: GVcho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời một cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ. Cả lớp xem và góp ý bổ sung.
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - HS nêu nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 3 : toán
 Tiết 10 : luyện tập
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia ; nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ; giải toán có lời văn. Biết xếp, ghép hình đơn giản.
 - Vận dụng vào tính toán, giải toán một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: Bộ ĐD học toán.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm BT sau : Đặt tính rồi tính 671- 434 ; 238 - 45
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức đã được học.
 - GV HD HS cách tính giá trị biểu thức có phép nhân, phép chia cũng làm tương tự như biểu thức đã được học.
 a) 5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
 - HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS trong khi làm bài.
 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung. 
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2 :
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nhắc lại cách khoanh 1/ 4 số con vịt. (HS chỉ nhận xét vào số cột và số hàng). 
 - HS trả lời miệng rồi nhận xét, bổ sung.
 - GV có thể hỏi HS : Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình b ? 
 - Củng cố cách tìm số phần bằng nhau của đơn vị. 
Bài 3 : 
 - HS đọc bài toán.
 - HS tóm tắt bài toán rồi giải.
 - HS trình bày bài giải rồi chữa.
 - Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến phép nhân.
Bài 4 : (Nếu còn thời gian)
 - HS tự nhìn hình vẽ rồi xếp theo hình mẫu trong SGK.
 - GV theo dõi, giúp đỡ khi HS vẽ bài.
 - Chữa bài, nhận xét bổ sung. 
 - Củng cố cách xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT. 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
- HS biết tên gọi của tổ chức Sao và hình thức sinh hoạt sao. 
- Rèn cho HS nề nếp sinh hoạt tập thể.
- HS có ý thức tự giác, tích cực trong SH tập thể.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. GV giới thiệu cho HS biết về tổ chức của Sao Nhi đồng và hình thức sinh hoạt sao.
2. GV chia lớp thành các sao theo tổ học tập và hướng cho HS chọn tên sao thích hợp:
+ Sao Chăm chỉ. + Sao Vui vẻ.
+ Sao Siêng năng. + Sao Vâng lời.
+ Sao Đoàn kết. + Sao Dũng cảm.
3. Các sao tự bầu ra sao trưởng, tự đưa ra nội quy hoạt động của sao mình.
4. GV đưa ra một số quy định chung cho các sao thực hiện:
+ Nghiêm túc thực hiện các nề nếp theo quy định của lớp, sao.
+ Tích cực tham gia sinh hoạt sao; tham gia các HĐTT do Nhà trường, Đội tổ chức.
+ Tham gia xây dựng quỹ Đội.
+ Đoàn kết, mạnh dạn trong kiểm điểm, phê bình.
5. Phát động phong trào Đôi bạn giúp nhau học tập. Thi đua học tập tốt giữa các sao.
6. Sinh hoạt văn nghệ. 
- Sao trưởng điều hành cho các sao thi biểu diễn văn nghệ.
- Lần lượt các sao lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ tự chọn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn và tuyên dương các tiết mục hay, đặc sắc nhất. 
7. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì và phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua.
- Khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động của tuần sau, chuẩn bị tốt cho ngày khai giảng năm học mới.
 Tổ trưởng kí duyệt
..........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều thứ 2 tiết 2: ToáN*
 luyện tập về cộng, trừ các số có ba chữ số
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số và giải toán có lời văn.
 - Rèn kỹ năng cộng, trừ các số có ba chữ số cho HS và giải toán nhanh chính xác.
 - HS tích cực học tập.
II.Chuẩn bị: Các bài tập
IIi. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm các bài tập
 GV yêu cầu HS tự làm các bài tập, rồi chữa bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 615 + 207 764 +123 362 + 453
 623 +194 262 + 443 542 + 123
 156 + 472 208 + 344 901 + 121
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 675 - 241 783 - 45 442 - 132
 409 - 126 329 - 143 764 - 307
 672 - 413 185 - 56 453 - 27
Bài 3: Giải bài tập theo tóm tắt sau:
 Bao thứ nhất: 315 kg gạo.
 Bao thứ hai: 225 kg gạo.
 Cả hai bao: .... kg gạo ?
Bài 4: Một kho thóc có tất cả 165 bao thóc, trong đó có 80 bao thóc tẻ. Hỏi kho thóc đó có bao nhiêu bao thóc nếp?
 - HS làm các bài tập trên, GV theo dõi giúp đỡ HS.
 - Củng cố về phép cộng, phép trừ và giải toán .
3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên khắc sâu KT.
 - NX tiết học.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài.
tiết 3: Tập đọc*
 Khi mẹ vắng nhà
I. mục đích, yêu cầu:
 - Đọc đúng : luộc khoai, nắng cháy, trắng tinh. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
 - Hiểu từ : buổi, quang. Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ. Học thuộc lòng bài thơ.
 - Giáo dục HS yêu lao động, giúp đỡ cha mẹ.
II. chuẩn bị: Bảng phụ viết đoạn thơ cần HD HS luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS đọc lại bài: “Ai có lỗi” và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
 + Luyện đọc từng dòng thơ: HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ, HS phát hiện từ đọc sai GV chỉnh sửa cho HS rồi luyện đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng khổ thơ:
 . HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: buổi, quang.
 . 2 HS đọc cả bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm, thành tiếng từng khổ thơ, trao đổi thảo luận các câu hỏi liên quan đến nội dung của khổ thơ đó.
 + Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ ? 
 + Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào? 
 + Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ ? 
 + Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? Vì sao ? 
* HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ
 - GV HD HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
 - HS thi học thuộc lòng bài thơ với các hình thức nâng cao dần.
 - HS, GV bình chọn bạn đọc thuộc, đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS đọc lại cả bài thơ.
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt, dặn dò HS VN học thuôc bài
chiều Ngày soạn: 21 - 8 - 2013.
 Ngày dạy: Thứ 3 - 27 - 8 - 2013.
 tiết 3: hoạt động ngoài giờ lên lớp (atgt)
 bài 2: giao thông đường sắt
i. mục đích, yêu cầu:
 - HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định đảm bảo an toàn giao thông.
 - HS biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ (có rào chắn và không có rào chắn).
 - Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
ii. chuẩn bị:
Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hoả, phiếu BT.
iii.các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống ĐSVN.
Cách tiến hành:
 - GV hỏi HS:
 + Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào ? 
 + Em hiểu thế nào là đường sắt ? 
 - GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hoả để giới thiệu.
 +Vì sao tàu hoả phải có đường riêng ? 
* HĐ2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta
Mục tiêu: HS biết nước ta có đường sắt đi những đâu.Tiện lợi của GTĐS.
Cách tiến hành:
 - GV hỏi HS: Em nào biết nước ta có đường sắt đi tới những đâu, từ Hà Nội đi được những tỉnh nào?
 - GV dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yếu ở nước ta từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố.
 - GV: Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện vì :
 + Chở được nhiều người và hàng hoá.
 + Người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu. Đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu.
* HĐ3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
Mục tiêu:
 -HS nắm chắc quy định đi trên đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn.
 - Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt. Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt. Không ném đát đá lên tàu.
Cách tiến hành:
 - GVhỏi HS:
 + Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa ? ở đâu ? 
 + Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không ? 
 + Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh ntn ? 
=> KL: không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đá đất vào đoàn tàu gây tai nạn cho ngời trên tàu.
* HĐ4: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố nhận thức về đường sắt và đảm bảo an toàn GTĐS.
Cách tiến hành: GVphát phiếu BT cho HS và yêu cầu ghi chữ Đ(đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.
 - HS làm bài, GV bao quát lớp.
 - Gọi HS nêu kết quả . (HS phân tích lí do em vừa chọn).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
sáng Ngày soạn: 23 - 8 - 2013.
 Ngày dạy: Thứ 5 - 29 - 8 - 2013.
Tiết 1 : luyện từ và câu
Từ ngữ về thiếu nhi. ôn tập câu Ai là gì ?
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1; tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi : Ai (cái gì, con gì) ? Là gì ? (BT2); đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
 - Vận dụng vào làm các BT theo yêu cầu một cách chính xác.
 - HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT1, BT2.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ sau : 
 Sân nhà em sáng quá
 Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Bài 1
 - HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp làm bài vào vở sau đó trao đổi theo nhóm để hoàn chỉnh bài làm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
 - GV treo bảng phụ, chia lớp thành 2 nhóm lớn, mời 2 nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc