Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Tự nhiên và xã hội

Bài 3: VỆ SINH HÔ HẤP

I. Mục tiêu

 - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp

- HS có năng khiếu: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.

*BVMT: HS hiểu được hoạt động của con người gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp.

II. Các kĩ năng sống

- Tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng giao tiếp.

III. Đồ dùng dạy- học

- Các hình trong SGK.

IV. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 em lên bảng

- Em hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp

- Tại sao không nên thở bằng mũi?

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV cho cả lớp tại chỗ thực hiện động tác hít thở.

- Chúng ta thường tập hít thở vào lúc nào trong ngày?

- Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?

- Nên làm gì và không nên làm gì để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? Câu trả lời đó sẽ nằm trong bài học hôm nay.

2. Nội dung

a) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4

* Mục tiêu: Nắm được ích lợi của việc thở buổi sáng.

* Cách tiến hành

+ B¬ước 1: các nhóm quan sát H1, 2, 3 và thảo luận câu hỏi:

- Tập thở sâu buổi sáng có lợi gì?

- Hàng ngày chúng ta phải làm gì để giữ sạch mũi họng?

+ B¬ước 2

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi nhóm khác bổ sung.

- GV chốt:

+ Tập TD buổi sáng có nhiều không khí trong lành, ít bụi.

+ Lau mũi, súc miệng bằng nước muối loãng tránh nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp

- Nên TD buổi sáng và vệ sinh mũi họng.

b) Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp

*Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

* Cách tiến hành:

- B1: Từng cặp quan sát tranh vẽ tranh 9 và trả lời câu hỏi:

- B2: Các nhóm lên trình bày.

+ Hình vẽ gì? việc làm này có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? tại sao?

- GV, HS theo dõi, nhận xét , bổ sung

Giáo viên giảng liên hệ trong cuộc sống.

* GDBVMT

 - Em biết những hoạt động nào của con người tác động đến bầu không khí?

- Để bảo vệ bầu không khí, theo em con người chúng ta cần có những hoạt động cụ thể nào?

C. Củng cố, dặn dò

- Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Thực hiện tốt vệ sinh mũi, họng hằng ngày.

- 2 HS trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS trả lời .

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm.

1. Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì: Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi.

 Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động cơ thể cần vận động để máu lưu thông, để tống được nhiều khí cac bon nic ra ngoài và hít được nhiều khí ô xy vào phổi.

2. Hằng ngày cần lau sạch mũi, súc miệng bằng nước sạch, nước muối, tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.

- HS đại diện 1 số nhóm trình bày.

- Tập thở sâu buổi sáng ,vì buổi sáng không khí trong lành và hô hấp sâu để các mạch máu lưu thông có lợi cho sức khoẻ.

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu lại y/cầu :Mỗi em phân tích một bức tranh.

- Nêu việc làm của các bạn có lợi hay có hại.

- Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung.

- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc.

- Không nên hút thuốc lá trong phòng có hại cho sức khoẻ cho mọi người.

 - Trình bày những hiểu biết về các việc làm của con người đã làm ô nhiễm bầu không khí và các việc làm cần thiết, kịp thời để bảo vệ bầu không khí, làm cho bầu không khí trong lành, có lợi cho cơ quan hô hấp và sức khoẻ.

- Nêu bổ sung một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu kk, có ahại cho cơ quan hô hấp, cần làm gì để BVMT, BV sức khoẻ.

- HS tự liên hệ: Kể nối tiếp các việc làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- HS lắng nghe.

 

doc 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BVMT, BV sức khoẻ.
- HS tự liên hệ: Kể nối tiếp các việc làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- HS lắng nghe.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA Ă, Â
I. Mục tiêu 
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng), viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng : Ăn quả mà trồng (1 lần) bằng chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
- HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp 
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L
- Mẫu chữ viết hoa về tên riêng Âu Lạc trên dòng kẻ li bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS nêu lại câu ứng dụng của bài trước?
- Cho HS viết nháp: Vừ A Dính, Anh em.
- GV kiểm tra vở ở nhà của HS.
- Nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng.
- Chữ Ă, Â có gì giống và khác chữ A? 
- GV viết mẫu từng chữ kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV yêu cầu HS tập viết từng chữ trên bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng
- GV gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa. (Nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội )
- GV viết mẫu từ.
- GV yêu cầu HS luyện viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- GV gọi 1 HS đọc câu ứng dụng. 
- Em hiểu câu tục ngữ như thế nào?
- Nhận xét chiều cao các chữ? Cách nối nét từ chữ hoa sang chữ thường?
- HS tập viết các chữ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
3. HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu Viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các con chữ.
4. Chấm chữa bài
- GV chấm 2 - 3 bài nhận xét rút kinh nghiệm cho HS.
C. Củng cố dặn dò 
- Nêu lại cách viết Ă, Â.
- Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- HS nêu lại câu ứng dụng
- HS viết.
- HS lắng nghe.
- Ă , Â , L
- HS nêu
- Theo dõi.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng: Âu Lạc
- HS lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS luyện viết trên bảng con.
- 1 HS đọc.
- Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người làm ra những thứ cho mình hưởng.
- HS nêu nhận xét.
- Ăn quả, Ăn khoai.
- Chỉnh sửa.
 - Viết chữ Ă : 1 dòng cỡ nhỏ.
 - Viết chữ Â : 1 dòng cỡ nhỏ
 - Từ ứng dụng : 2 dòng cỡ nhỏ .
 - Viết câu tục ngữ : 2 lần
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 29/8/2015
	Ngày giảng: Thứ ba ngày 01 tháng 9 năm 2015
Toán
Tiết 7: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ ).
- HS khá giỏi làm các bài 2 (b), bài 5.
II. Đồ dung dạy học 
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
 607- 372 317- 262 
 136- 82 335- 64
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- GV ghi các phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS làm vở, chữa bài.
- Trừ theo thứ tự từ đâu?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt tính và tính.
- Gọi 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng làm mỗi em làm một cột.
- Gọi HS khác nhận xét.
+ Nhận xét chung về bài làm của HS.
Bài 3 
- Treo bảng phụ đã kẻ sẵn như BT 3. 
- Yêu cầu nhìn vào bảng để nêu cách tìm ra số cần điền. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở 
- Gọi một HS lên bảng tính.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4
- Yêu cầu lớp quan sát tóm tắt đặt đề bài toán rồi giải vào vở.
- Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét, tuyên dương một số bài.
Bài 5 
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Muốn biết khối 3 có bao nhiêu HS nam ta làm như thế nào?
- GVgọi 1HS lên bảng làm bài lớp vở. 
- GV chữa bài chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng, trừ. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- HS báo cáo kết quả BTVN
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- HS lắng nghe.
- HS làm vở, 4 HS làm bảng lớp.
567
868
387
100
-
-
-
-
325
528
58
75
242
340
329
25
- Từ phải sang trái.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Một HS nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
- Đặt tính và tính
- HS nhận xét bài bạn.
- Một em nêu đề bài trong SGK.
- HS theo dõi.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm bài:
SBT
752
371
621
ST
426
246
390
Hiệu
326
125
231
- Nhận xét, chữa bài.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em làm bài vào bảng phụ. 
Bài giải
Số ki- lô- gam gạo cảhai ngày bán là :
415 + 325 = 740 (kg)
Đáp số: 740 kg
- 1 HS đọc đề.
- HS làm bài. 
Bài giải
 Số học sinh nam của khối 3 là:
 165 - 84 = 81 (học sinh)
 Đáp số : 81 học sinh
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Chính tả
AI CÓ LỖI?
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đoạn 3 trong bài “ Ai có lỗi?”. Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu.Làm các bài tập về âm dễ lẫn s /x.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
+ GV đọc bài chính tả.
- GV gọi 1 HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- Đoạn văn nói đến điều gì?
- Tìm tên riêng trong bài. Tên riêng đó được viết như thế nào?
- Tìm trong bài những chữ theo em là khó viết? 
- GV hướng dẫn viết chữ khó.
- Yêu cầu HS tập viết chữ khó vào nháp.
b. Hướng dẫn HS nghe, viết
- Đọc thong thả cho HS viết.
- Theo dừi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
c. Chấm, chữa bài 
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm 5 - 7 bài sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm trước lớp.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Tìm các từ ngữ chứa tiếng: có vần uêch, uyu.
- Chia lớp làm 4 nhóm: HS trong nhóm tìm và ghi ra giấy những chữ có chứa vần uêch/ uyu
- GV nhận xét.
Bài 3
- GV treo bảng phụ
- Yêu cầu làm nháp rồi lên điền vào vở bài tập.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng: cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
=>Phân biệt cho HS quy tắc chính tả với s/ x trong từng trường hợp cụ thể. 
C. Củng cố , dặn dò
- Nêu lại cách trình bày 1 đoạn văn?
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- Nắm nội dung yêu cầu bài.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- En - ri - cô ân hận khi bình tĩnh lại, nhìn vai áo bạn bị sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm
- Cô- rét- ti.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- HS tìm những chữ em cho là khó viết và dễ hay viết sai để luyện viết.
- HS viết nháp.
- HS viết bài
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS nêu yêu cầu .
- HS thảo luận và ghi ra giấy.
- Đại diện các nhóm lên dán kết qủa lên bảng lớp.nhận xét.
- Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
- Khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu.
- Điền vào VBT.
- 3 em đọc.
- HS làm và 1 HS lên bảng điền.
- Nghe, nắm quy tắc chính tả.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Đạo đức
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- HS khá, giỏi: biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* Giảm tải: GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
* GDTTHCM: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu, để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trong bài.
- Tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
- 1HS liên hệ: Em đã làm những việc gì thể hiện việc làm theo lời Bác Hồ dạy?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Các hoạt động
a) Hoạt động 1: HS tự liên hệ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi BT4.
- Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy?
- Còn điều nào chưa thực hiện tốt? Vì sao?
- Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- GV nhận xét, tuyên đương HS thực hiện tốt.
b) Hoạt động 2: Trình bày giới thiệu tư liệu đã sưu tầm về Bác
- Yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu mà em đã sưu tầm được
- Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?
- GV kết luận:
 Cho HS xem 1 số tranh ảnh giới thiệu về Bác Hồ.
c) Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
- Yêu cầu HS lần thay nhau lam phóng viên phỏng vấn các bạn về Bác Hồ.
- GV nhận xét đánh giá phần chơi của HS.
- Rút ra câu ghi nhớ.
- GV giảng nội dung câu thơ và giáo dục niềm tự hào là cháu ngoan Bác Hồ.
* Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu, để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?
C. Củng cố, dặn dò
- Nhắc HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài: Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
- 3 HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm cặp đôi.
- HS nêu những vệc làm cụ thể của bản thân thể hiện:
Yêu tổ quốc ,yêuđồng bào 
Học tập tốt lao động tốt 
Đoàn kết tốt ,kỉ luật tốt 
Giữ gìn vệ sinh thật tốt 
Khiêm tốn thật thà dũng cảm 
- HS nêu ý kiến của mình 
- Lớp lắng nghe.
- Từng em lên giới thiệu những tư liệu mà em đã sưu tầm được.
- HS khác bổ sung.
- HS xem tranh.
- 1 HS khá giỏi lên làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ như nội dung gợi ý trong BT6.
- HS tích cực tham gia vào trò chơi
- 3, 4 HS đọc lại câu ghi nhớ trong bài:
 “Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
- HS lắng nghe.
- Chúng ta cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp hát.
	Ngày soạn: 30/08/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 02 tháng 09 năm 2015
Toán
Tiết 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. Mục tiêu
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).
- HS khá, giỏi làm bài 2 (b).
* Giảm tải: Bài 4 : Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời.
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, bảng phụ. Vở ô li đã chuẩn bị của HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng viết 1 phép nhân, 1 phép chia rồi tính kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Thực hành luyện tập 
Bài 1
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Muốn tính nhẩm đúng ta cần phải biết gì?
- Chúng ta đã được học những bảng nhân nào?
- GV theo dõi HS làm.
- Củng cố, nhận xét, đánh giá.
Bài 2 
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- GV HD làm bài gọi 3 HS làm trên bảng lớp, HS khác làm trong vở.
- Nhận xét - chốt lại kết qủa đúng.
- Củng cố bài toán và cách thực hiện tính phép tính có dấu nhân và cộng, trừ.
Bài 3
- GV gọi 2 HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Bài toán cho biết gì? 
- Muốn biết có bao nhiêu ghế trong phòng ta làm như thế nào?
- GV gọi 1 HS giải bài trên bảng. Lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn làm bài.
- Chu vi hình tam giác là gì của hình tam giác?
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
C. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào?
- VN ôn tập các bảng nhân, bảng chia. Nhận xét, dặn dò.
- 2HS lên bảng. Lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Thuộc các bảng nhân đã học.
- HS trả lời.
- Tự làm bài 1 vào vở.
- 2 HS lên bảng làm và nêu cách nhẩm.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, nêu mẫu.
- 3 HS làm trên bảng lớp, HS khác làm trong vở.
a) 5 x 5 + 18 = 25 + 18 
 = 43
b) 5 x 7 - 26 = 35 - 26 
 = 9
c) 2 x 2 x 9 = 4 x 9
 = 36
- Nhận xét, đối chiếu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc 
Tóm tắt:
 1 phòng ăn : 8 bàn.
 1 bàn : 4 ghế.
 Có : .. ghế ?
- HS trả lời.
- 1 HS giải bài trên bảng. Lớp làm vào vở.
Bài giải
Số ghế trong phòng ăn là:
8 x 4 = 32 ( cái )
 Đáp số: 32 cái 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.
- Tính tổng độ dài ba cạnh của hình tam giác đó.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch, đọc trôi chảy cả bài.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ dài 
- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (SGK). 
- Bảng phụ ghi câu 2. 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bài thơ: Khi mẹ vắng nhà.
- Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Luyện đọc 
a. Đọc mẫu 
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- Hướng dẫn qua cách đọc cho HS.
b. Luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu 
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
 nón, ngọng líu, núng nính, trâm bầu.
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
* Đọc từng đoạn trước lớp 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn, nhận xét.
- GV chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu dài.
 Nó cố bắt chước/ dáng đi của cô giáo/ khi cô bước vào lớp.//
- Đọc và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu.
* Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Truyện có nhân vật nào?
- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi 2
- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú?
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn: Đàn em ríu rít đến hết.
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?
- Bài văn tả gì?
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc lại đoạn 1.
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV gọi 1 số HS đọc, tuyên dương một số em.
C. Củng cố, dặn dò
- Liên hệ có ai muốn làm cô giáo ...Muốn vậy em cần làm gì?
- Nhận xét, dặn dò về nhà.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS theo dõi. 
- HS đọc nối tiếp từng câu (2 lượt).
- Luyện đọc câu, chú ý ngắt, nghỉ đúng, nhấn giọng cụm từ gợi tả.
- HS luyện đọc.
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn. 
- HS luyện đọc.
- Từng HS luyện đọc, giải nghĩa từ.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 3 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét, bình bầu nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc lớp đọc thầm theo.
- Bé và 3 đứa em.
- Trò chơi lớp học.
- HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm 4.
- Cô giáo kẹp tóc. Đi khoan thai vào lớp. Bẻ nhành trâm bầu làm thước
- 1 HS đọc.
- đứng dạy khúc khích chào cô, đánh vần theo
- Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS đọc.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
Thủ công
Bài 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2)
A. Mục tiêu 
- Cách gấp tàu thủy hai ống khói. 
- Gấp được tàu thủy hai ống khói theo quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình. 
* GDSDNLTK& HQ: Giúp học sinh hiểu Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu. (Đã tích hợp ở tiết 1)
II. Đồ dung dạy học
- Mẫu tàu thuỷ lớn, Tranh quy trình gấp, giấy thủ công, bút màu, kéo.
- Giấy nháp, giấy thủ công , giấy màu, kéo.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- KT dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: Ôn lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Nêu thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói?
- GV cho HS quan sát qui trình.
b) Hoạt động 2: Thực hành
- GV gợi ý: Sau khi gấp được tàu thủy, các em có thể dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
- GV đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em chưa gấp đúng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo
C. Củng cố, dặn dò 
* Tàu thủy chạy bằng gì? Khi chạy tàu thủy chúng ta cần làm gì? 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS mang giấy thủ công, giấy nháp.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- 2 HS nêu.
- Nhìn vào qui trình HS nêu lại các bước gấp.
- B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- B2: Lấy điểm giữa và hai đường dấu.
- B3: Gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- HS theo dõi.
-Thực hành gấp theo nhóm 4.
- Trưng bày sản phảm theo nhóm.
- Nhóm cử đại diện giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác đi xem sản phẩm của nhóm bạn.
- Nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều sản phẩm đẹp nhất, sáng tạo nhất.
 - HS thu dọn giấy vụn.
- HS trả lời liên hệ.
- HS lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội
 Bài 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. Mục tiêu
 - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hơ hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
*BVMT: HS biết bảo vệ môi trường học tập cũng như nơi ở để phòng bệnh đường hô hấp.
II. Các kĩ năng sống 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng giao tiếp.
III. Đồ dung dạy học
- Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa .
IV. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể các việc em đã làm để vệ sinh cơ quan hô hấp?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ở các bài học trước chúng ta đã được làm quen với vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.Vậy theo bạn.
- Cơ quan hô hấp của người có bị mắc bệnh không?
- Những bệnh mà cơ quan hô hấp mắc phải là gì?
=> Câu trả lời cho các thắc mắc nêu trên sẽ nằm trong bài học hôm nay. 
2. Nội dung
a) Hoạt động 1 Động não.
* Mục tiêu: Kể tên một số bện đường hô hấp thường gặp?
* Cách tiến hành:
- Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
- Nêu tên bệnh thường gặp?
- Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh.
b) Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp, có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Hình 1, 2 nói về nội dung gì ?
- Nam đã nói gì với 2 bạn? em có nhận xét gì về cách ăn mặc của hai bạn?
- Chuyện gì đã xảy ra với bạn mặc áo trắng?
- Nguyên nhân nào dẫn đến bạn Nam bị viêm họng?
+ Hình 3 
- Bạn nam này cần làm gì?
+ Hình 4
- Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn HS phải mặc thêm áo ấm, đội mũ quàng khăn và đi bít tất?
+ Hình 5
- Hai bạn nhỏ đang làm gì?
+ Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh thì xảy ra chuyện gì?
- Theo em hai bạn nhỏ này cần làm gì
+ Hình 6
- Khi bị viêm phế quản nếu không chữa kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì?
- Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh đường hô hấp? 
=> Kết luận: 
- Các bệnh đường hô hấp là: viêm họng, viêm phế quản.
- Nguyên nhân: do nhiễm lạnh, nhiễm trùng.
- Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng.
c) Hoạt động 3 Chơi trò chơi:“Bác sĩ”
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã được học về phòng bệnh đường hô hấp.
* Cách tiến hành 
- B1: GV hướng dẫn cách chơi.
- GV yêu cầu 1 HS đóng vai bệnh nhân: kể được một số biểu hiện của bệnh.
- 1 HS đóng vai bác sĩ: nêu tên bệnh.
- B2: HS chơi thử trong nhóm.
- HS và GV xem và góp ý bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. Dặn dò HS có ý thức giữ vs đường hhô hấp để phòng bệnh, có một sức khoẻ tốt.
- Nêu, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi.
- Sổ mũi, ho, đau họng, sốt..
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nam đang đứng nói chuyện với 2 bạn của nam.
- 1 bạn mặc áo sơ mi, một bạn mặc áo ấm.
- Bạn bị ho và rát họng khi nuốt nước bọt.
- Bạn Nam bị lạnh. Vì không mặc áo ấm khi trời lạnh nên bị cảm lạnh dẫn đến ho và đau họng .
- Cần đi khám bác sĩ, làm theo lời khuyên của bác sĩ và nhớ mặc đủ ấm khi trời lạnh.
- HS trả lời
- Đang ăn kem.
- Có thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Hai bạn cần dừng ngay việc ăn kem và nghe theo lời khuyên của người lớn.
- Nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
- Chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất không uống đồ quá lạnh.
- Nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS chơi thử trong nhóm.
- HS xem và góp ý bổ sung.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 31/8/2015
	Ngày giảng: Thứ năm ngày 03 tháng 9 năm 2015
Toán
Tiết 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố bảng chia 2, 3, 4, 5.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4, 5 (phép chia hết).
- HS khá giỏi làm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 4 em đọc bảng nhân 2, 3 4, 5
- Hỏi bất kỳ phép nhân nào để kiểm tra HS.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu 
- GV ghi các phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS nhẩm và nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét: Từ 1 phép nhân ta được mấy phép chia tương ứng?
Bài 2
- Bài toán yêu cầu gì?
- Cách nhẩm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm hoàn thiện các phép tính còn lại.
Bài 3
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu cái cốc ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm vở. 1 HS lên bảng chữa.
- GV Nhận xét.
Bài 4 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS chơi trò chơi: Thi giải nhanh.
- GV treo 2 bảng phụ.
- Tổ chức chơ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 2 - thu - sáng.doc