Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Luyện Toán

ÔN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC

I. Mục tiêu

- HS nắm được cách thực hiện biểu thức dạng có phép cộng, trừ, phép tính nhân, chia.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng nhóm, VBT.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Tính giá trị của biểu thức:

 105 + 35 - 20 ; 81 : 9 x 3.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trực tiếp

2. Luyện tập

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS thực hành tính giá trị của biểu thức

- Lớp làm vở.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Các biểu thức này có những phép tính nào? nêu cách thực hiện?

=> Tính giá trị của biểu thức (có các phép tính cộng, trừ ,nhân chia).

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS thực hành - Chữa bài.

+ Các bt này có gì giống nhau? Nêu cách thực hiện ?

=> Tính giá trị của biểu thức(có các phép tính cộng trừ ,nhân, chia).

Bài 3: <;> =?

- Đọc đề bài.

- Bài toán yêu cầu gì?

+ Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì?

- Hướng dẫn: Tính giá trị của biểu thức, rồi so sánh và điền dấu.

- HS làm bài và chữa.

=> Tìm kết quả từng vế rồi so sánh .

Bài 4

- Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- Ta phải tìm thành phần nào trước?

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.

- Nhận xét, chữa bài.

 => Giải toán bằng hai phép tính.

C. Củng cố, dặn dò

- GV gọi 2 HS đọc lại quy tắc SGK

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- 2 HS đọc yêu cầu

- 2 HS làm bảng phụ, đổi chéo kiểm tra nhận xét.

a) 172 + 10 x 2 = 172 + 20

 = 192

 b) 69 - 54 : 6 = 69 - 9

 = 60

c) 10 x 2 + 300 = 20 + 300

 = 320

 d) 900 + 9 x 10 = 900 + 90 = 990

- HS trả lời

- 2 HS đọc yêu cầu – 2 HS làm bảng phụ - đổi vở kiểm tra – nhận xét.

a) 927 - 10 x 2 = 927 -20

 = 907

b) 163 + 90 : 3 = 163 + 30

 = 193

c) 90 + 10 x 2 = 90 + 20

 = 110

 d) 106 - 80 : 4 = 106 - 20

 = 86

- HS trả lời

- 1 HS đọc

- HS trả lời

- HS trả lời

- 1 HS làm bảng phụ, lớp tự làm, đọc lại nhận xét .

55 : 5 x 3 > 32

47 = 84 – 34 – 3

20 + 5 <40 :="" 2="" +="">

- 2 HS đọc yêu cầu

- HS trả lời

- HS trả lời

- 1 HS làm bảng phụ - đổi vở - nhận xét.

Bài giải :

Hai gói mì cân nặng là:

80 x 3 = 160 (g)

Cả hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là:

160 + 455 = 615 (g)

 Đáp số: 615 g

- 2 HS đọc lại quy tắc SGK

- HS lắng nghe

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
	Ngày soạn: 04/12/2015
 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2015
Luyện Tiếng Việt
BA ĐIỀU ƯỚC
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết sống cuộc sống có ích, không mơ tưởng viển vông .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, tranh SGK
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS kể lại câu chuyện: "Đôi bạn ” và trả lời câu hỏi
 + Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài (giọng kể thong thả, nhẹ nhàng , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm.)
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc từng câu:
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- Theo dõi nhận xét, sửa sai phát âm 
- Ghi từ khó: sung sướng, tấp nập, lần kia, lò rèn, dân làng
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Mời 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn 
- Theo dõi, nhắc HS nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp:
- Mời HS đọc lại từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ trong chú giải.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm tổ
- Theo dõi hướng dẫn từng nhóm đọc
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Điều ước của Rít
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi
- Nêu 3 điều ước của Rít ? 
* Điều ước không làm Rít hạnh phúc
- Vì sao ba điều ước không mang lại hạnh phúc cho chàng ?
*Điều ước đáng mơ nhất là sống có ích.
- Cuối cùng, chàng hiểu điều gì đáng mơ ước?
* GV chốt ND
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- GV yêu cầu HS luyện đọc cá nhân, nhóm 
- GV yêu cầu HS thi đọc 
C. Củng cố, dặn dò
+ Nếu có ba điều ước em sẽ ước gì? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
- 4 HS kể lại câu chuyện
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi SGK
- Đọc nối tiếp, mỗi em một câu, lớp theo dõi (đọc 2 lượt)
- HS luyện đọc cá nhân
- 1 HS đọc lại toàn bộ từ
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn
- HS nêu cách ngắt và luyện đọc câu vừa ngắt
- HS đọc lại từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Đọc nhóm 
- 3 - 4 nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn
- 1 HS có năng khiếu đọc
- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi
+ Rít ước làm vua, ước có nhiều tiền bạc , ước được thành mây bay đi khắp nơi ngắm cảnh trên trời dưới biển .
+ Rít làm vua nhưng chỉ được mấy ngày , cảnh ăn không ngồi rồi làm anh chán và bỏ ra đi .Sau đó ,Rít ước có nhiều tiền bạc nhưng khi có nhiều tiền bạc anh lại bị bọn cướp rình rập và chẳng được vui . Cuối cùng anh ước được thành mây bay đi khắp nơi ngắm cảnh trên trời dưới biển nhưng mãi rồi cũng chán .Vậy là cả 3 điều ước chẳng làm anh hạnh phúc . 
+ Chàng trở về quê , sống giữa mọi người , chàng làm việc và được mọi người quý trọng . Khi đó chàng hiểu , sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
- 2 HS đọc lại ND.
- HS lắng nghe, nêu cách đọc (giọng kể thong thả, nhẹ nhàng , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . )
- HS luyện đọc cá nhân , nhóm 
- HS thi đọc 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
	Ngày soạn: 06/12/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2015
Luyện Toán
ÔN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách thực hiện biểu thức dạng có phép cộng, trừ, phép tính nhân, chia.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị của biểu thức:
 105 + 35 - 20 ; 81 : 9 x 3.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp
2. Luyện tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS thực hành tính giá trị của biểu thức
- Lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Các biểu thức này có những phép tính nào? nêu cách thực hiện?
=> Tính giá trị của biểu thức (có các phép tính cộng, trừ ,nhân chia).
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS thực hành - Chữa bài.
+ Các bt này có gì giống nhau? Nêu cách thực hiện ?
=> Tính giá trị của biểu thức(có các phép tính cộng trừ ,nhân, chia).
Bài 3: =?
- Đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu gì?
+ Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì?
- Hướng dẫn: Tính giá trị của biểu thức, rồi so sánh và điền dấu.
- HS làm bài và chữa.
=> Tìm kết quả từng vế rồi so sánh .
Bài 4
- Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Ta phải tìm thành phần nào trước?
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
 => Giải toán bằng hai phép tính.
C. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 2 HS đọc lại quy tắc SGK
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS đọc yêu cầu
- 2 HS làm bảng phụ, đổi chéo kiểm tra nhận xét.
a) 172 + 10 x 2 = 172 + 20
 = 192
 b) 69 - 54 : 6 = 69 - 9
 = 60
c) 10 x 2 + 300 = 20 + 300
 = 320
 d) 900 + 9 x 10 = 900 + 90 = 990
- HS trả lời
- 2 HS đọc yêu cầu – 2 HS làm bảng phụ - đổi vở kiểm tra – nhận xét.
a) 927 - 10 x 2 = 927 -20
 = 907
b) 163 + 90 : 3 = 163 + 30
 = 193
c) 90 + 10 x 2 = 90 + 20
 = 110
 d) 106 - 80 : 4 = 106 - 20 
 = 86
- HS trả lời 
- 1 HS đọc 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- 1 HS làm bảng phụ, lớp tự làm, đọc lại nhận xét .
55 : 5 x 3 > 32
47 = 84 – 34 – 3
20 + 5 <40 : 2 + 6
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- 1 HS làm bảng phụ - đổi vở - nhận xét. 
Bài giải :
Hai gói mì cân nặng là:
80 x 3 = 160 (g)
Cả hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là:
160 + 455 = 615 (g)
 Đáp số: 615 g
- 2 HS đọc lại quy tắc SGK
- HS lắng nghe
Luyện Tiếng Việt
ÔN SO SÁNH , DẤU CHẤM
I. Mục tiêu:
- Củng có cho học sinh biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu:
+ Rèn cho HS chưa hoàn thành: Tìm các hình ảmh so sánh trong câu, cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy
+ Bồi dưỡng HS có năng khiếu: Luyện cho HS các đặt câu có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt 2 câu theo mẫu: Ai - làm gì? để nói về:+ Bác nông dân
 + Bạn học sinh
-> Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Nội dung
* Rèn học sinh chưa hoàn thành.
Bài 1: Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a) Người xe đi như gió thổi
 Ngước lên mới thấy mái nhà
b) Nhà cao sừng sững như núi
 Mấy trăm cửa sổ gió reo
 Đường lên đi vào trong ruột
 Quanh co như Páo leo đèo.
c) Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài
-> Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2: Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết hoa chữ cái đầu câu xuống dòng dưới:
 Mưa rả rích đêm ngày mưa tối tăm mặt mũi mưa thối đất thối cát trận này chưa qua trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS làm bài
-> Nhận xét
-> Lưu ý cách sử dụng dấu chấm.
* Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
Bài 3: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh:
a) mùa hè, cây bàng tỏa bóng mát mọt góc sân trường.
b)Đôi mắt em bé tròn xoe
c) Hai má em bé lúc nào cũng hây hây đỏ
d) Những chùm cà chua chín mọng
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài
-> Nhận xét, gọi HS đọc nhiều câu khác nhau
C. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đặt câu:
VD: 
+ Bác nông dân đang gặt lúa
+ Các bạn học sinh đang viết bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc các câu thơ và bài tập
- HS tự làm bài tập cá nhân
- 1 HS làm bảng phụ: Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu
- HS chữa bài
-> Nhận xét, bổ sung
a) Người, xe đi như gió thổi
 Ngước lên mới thấy mái nhà
b) Nhà cao sừng sững như núi
 Mấy trăm cửa sổ gió reo
 Đường lên đi vào trong ruột
 Quanh co như Páo leo đèo.
c) Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ
- HS nối nhau đọc đoạn văn đã làm đúng
-> Nhận xét, bổ sung
 Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận cặp đôi làm bài tập
- Đại diện cặp phát biểu
-> Nhận xét, bổ sung
VD:
+ Mùa hè, cây bàng xòe rộng tán lá như một chiếc ô xanh khổng lồ để tỏa bóng mát cả một góc sân trường.
+ Những chùm cà chua chín mọng trông như những chùm đèn trong các lùm cây xanh.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 08/12/2015
	Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015
Thực hành kiến thức
ÔN: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- HS kể được làng bản, khu phố nơi em đang sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK T62,63.
- Một số tranh, ảnh vẽ cảnh làng quê, đô thị.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1 Làm việc theo cặp đôi
Bước1: Làm việc theo nhóm đôi.
- GV giúp HS thảo luận đầy đủ, đúng với 3 ý đó.
Bước2: Trình bày.
- Kết luận: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở.
a. Hoạt động 2: Thảo luận theo tổ
Bước 1: Nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời.
Bước 2: Trình bày:
- GV và HS nhận xét.
Bước: Liên hệ.
- GV cho HS liên hệ về nơi mình sống.
+ Kết luận: Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...
- Liên hệ đến nghề nghiệp cuộc sống của con người nơi em đang sinh sống
3. Củng cố, dặn dò
- Nhân dân nơi em sống chủ yếu làm nghề gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục hoàn chỉnh bức tranh, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- 2 HS ngồi cạnh nhau, quan sát tranh SGK thảo luận qua 3 câu hỏi SGK: Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị.
+ Phong cảnh nhà cửa.
+ HĐ sinh sống chủ yếu của ND.
+ Đường xá, HĐ giao thông.
- Một số cặp lên trình bày 1 câu cặp khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS căn cứ vào kết quả thảo luận ở HĐ1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị.
- Một số nhóm trả lời.
- Lắng nghe.
- HS liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của người dân nơi các em đang sống.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16 - thu - chiều.doc