Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*

 MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : Sủng Thài, lặn lội, SùngTờDìn,. Biết đọc phân biệt lời kể của vị khách với lời Dìn trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu tên địa danh và các từ ngữ : Sủng Thài, trường nội trú,. Hiểu tình hình sinh hoạt và học tập của HS một trường nội trú vùng cao qua lời giới thiệu của một HS.

 - Giáo dục HS học tập bạn và yêu quý trường lớp của mình.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - GV : Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài Người liên lạc nhỏ.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GV đọc toàn bài.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng câu : GV viết bảng : Sủng Thài, Sùng Tờ Dìn ; 1, 2 HS đọc ; cả lớp đọc đồng thanh. HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn :

 . GV chia bài thành 3 đoạn.

 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

 . GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ : Sủng Thài, trường nội trú,.

 - + Một HS đọc đoạn đối thoại giữa Sùng Tờ Dìn và vị khách.

 + Cả lớp đọc ĐT đoạn 1.

 + 1 HS đọc cả bài.

 

doc 48 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tập viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn : Đức Thanh, Kim đồng,chống gậy trúc,...
 GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, HS viết chậm, chữ viết chưa đẹp.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 
 - 1HS đọc yêu cầu bài. 
 - Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài, làm BT vào vở BT. GV theo dõi từng HS làm bài để phát hiện lỗi của HS.
 - 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp ; sau đó, đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - GV giải nghĩa từ đòn bẩy, sậy.
 - Nhiều HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. GV sửa lỗi phát âm cho HS nếu có. Củng cố các từ chứa tiếng có vần ay/ây.
Bài 3:
 - GV chọn cho HS làm phần a), gọi 1HS đọc yêu cầu bài. HS làm bài vào vở BT. 1 HS làm trên bảng lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, cho 3, 4 em đọc lại bài. 
 - Củng cố về l/n.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT, viết lại những lỗi sai trong bài.
Tiết 3 : Toán
 tiết 67 : bảng chia 9
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - HS lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9. Bước đầu thuộc bảng chia 9.
 - Vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).
 - HS ham học hỏi, sáng tạo.
II. chuẩn bị : GV : Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn, phấn màu. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc bảng nhân 9. 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9
 - Nêu phép nhân 9.
 Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
 9 x 3 = 27
 - Nêu phép chia cho 9. 
 Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.Hỏi có mấy tấm bìa ?
 27 : 9 = 3
 Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9.
 Từ 9 x 3 = 27 ta có 27 : 9 = 3.
 * HĐ2 : Lập bảng chia
 - HS chuyển từ phép nhân sang phép chia :
 9 x 1 = 9 thì 9 : 9 = 1
 9 x 2 = 18 thì 18 : 9 = 2
 .....
 9 x 10 = 90 thì 90 : 9 = 10
 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 9.
 * HĐ3 : Thực hành
Bài 1:
 - Cho HS tính nhẩm dựa vào bảng chia 9.
 - HS tiếp nối nhau nêu kết quả. GV ghi bảng.
Bài 2: 
 HS tính nhẩm theo từng cột, dựa vào bảng nhân 9 để tính kết quả phép nhân,
 rồi suy ra kết quả hai phép chia tương ứng.
Bài 3:
 - HS đọc bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt bài rồi giải bài vào vở. 1HS làm bảng lớp. 
 - HS, GV nhận xét chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có phép chia 9.
Bài 4: 
 - Cách làm tương tự bài 3. GV theo dõi giúp đỡ HS. 
 - Nhận xét, chữa bài. 
 - Rèn kĩ năng giải toán có phép chia 9.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT, HS đọc bảng chia 9.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
sáng Ngày soạn: 20 - 11 - 2014.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 26 - 11 - 2014.
Tiết1: toán
 Tiết 68: luyện tập 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Thuộc bảng chia 9.
 - Vận dụng được vào trong tính toán, giải các bài toán (có một phép chia 9) nhanh, chính xác.
 - Tích cực, tự tin trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc bảng chia 9. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Củng cố kiến thức 
 - HS đọc thuộc bảng nhân 9, chia 9.
 - 1 HS trả lời: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm ntn ?
 - 1 HS tự lấy VD minh hoạ.
 - GV chuẩn xác kiến thức.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT 
 - HS thực hiện từng cặp 2 phép tính. Chẳng hạn : 9 x 6 = 54
 54 : 9 = 6
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố bảng nhân 9, bảng chia 9
Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương.
 - HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách tìm số bị chia, số chia, thương.
Bài 3:
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng cách tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nêu cách tìm một phần mấy của một số.
 - HS làm bài vào vở. GV thu chấm một số bài. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
Tiết 3: đạo đức
Bài 7: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 1)
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Kỹ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm thể hiện sự cảm thông với hàng xóm .
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những công việc vừa sức .
- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II chuẩn bị : 
 - Vở bài tập Đạo đức.
- Thảo luận, trình bày 1 phút. 
III. Các hoạt động dạy học:
1 . Kiểm tra bài cũ: 
2 . Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Kể chuyện "Chị Thuỷ của em"
Mục tiêu: Biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Cách tiến hành: 
- GV kể câu chuyện "Chị Thuỷ của em "
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
- Thuỷ làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
- Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm?
=> GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhữn llúc đó rất cần sự cảm thông và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
* Hoạt động 2: Đặt tên tranh.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 1 tranh: Đặt tên cho tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- Mời các nhóm báo cáo.
=> Kết luận: GV kết luận về nội dung của từng tranh.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, làng giềng.
Cách tiến hành: 
- GV nêu từng ý kiến, HS bày tỏ ý kiến Đ, S bằng cách giơ thẻ.
=> Kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa K
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng : Khi đói . . . chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa K, Y . Tên riêng: Yết Kiêu
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng lớp + bảng con chữ hoa Ông ích, Khiêm.GV nhận xét.
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm trong bài những chữ viết hoa : K, Y
+ 1 HS nhắc lại cách viết chữ hoa K, Kh, Y
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ hoa K, Y trên bảng con .
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+1 HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu
 + GV giới thiệu về Yết Kiêu
+ HS tập viết từ Yết Kiêu. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Khi đói . . . chung một lòng.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ của dân tộc Mường.
+ HS tập viết trên bảng con chữ: Khi.
* HĐ2: HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ viết chưa đẹp.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa K.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết chữ đẹp.
- Dặn dò HS học thuộc câu ứng dụng.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 viết thư
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về cách viết một bức thư ngắn. 
 - Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư . 
 - HS yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: HD HS làm bài tập
 - HS mở vở BTTV in trang 62. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - 1, 2 HS nêu hình thức một lá thư.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
 - 1, 2 HS nói mẫu phần lí do viết thư - tự giới thiệu.
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. (HS viết khoảng 6 câu - 8 câu). 
 - GV theo dõi giúp đỡ từng em .
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm những lá thư viết đủ ý, hay, giàu tình cảm.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò 
 - 1, 2 HS nói lại hình thức một lá thư. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập tổng hợp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố, khắc sâu về cộng, trừ, nhân, chia; so sánh các số có kèm theo đơn vị đo khối lượng ; bảng nhân 9; bảng chia 9 ; tìm thành phần chưa biết trong phép tính ; cách giải toán có lời văn.
 - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú học tập.
II. chuẩn bị: Vở Ôn luyện và KT Toán 3. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9. HS và GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - HS đọc thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9.
 - HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia, số chia chưa biết trong phép tính.
 - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV chuẩn xác kiến thức.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở Ôn luyện và KT Toán 3. 
 - HS mở vở Ôn luyện và KT Toán 3 trang 66, 67 .
 - HS làm lần lượt từng bài1, 2, 3, 4. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 1: - Củng cố, khắc sâu về cộng, trừ, nhân, chia các số có kèm theo đơn vị đo khối lượng .
Bài 2: Củng cố, khắc sâu về so sánh các số có kèm theo đơn vị đo khối lượng
tính.
Bài 3: Củng cố về bảng chia 9.
Bài 4:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nêu miệng cách tìm thừa số, số bị chia, số chia chưa biết trong phép tính.
 - HS làm bài vào vở BT rồi chữa bài.
 - Củng cố cách tìm thừa số, số bị chia, số chia chưa biết trong phép tính.
 Bài 5: (Nếu còn thời gian)
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm vào vở. 1 HS lên bảng giải bài. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò VN học thuộc bảng nhân, chia 9.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... ở địa phương.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
 - Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Chuẩn bị: 
- Các hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55. 
- Quan sát thực tế.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu tên xã, huyện, tỉnh của mình đang sinh sống.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55 và nói về những gì các em quan sát được.
 + GV có thể đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý : Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... cấp tỉnh có trong các hình.
 - Bước 2: 
 + HS ở các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. 
 + HS và GV nhận xét, bổ sung.
= > KL : ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan : hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất tinh thần và sức khoẻ nhân dân. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh, họa báo nói về các cơ quan văn hóa giáo dục, hành chính, y tế. 
sáng Ngày soạn : 21 - 11 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 28 - 11 - 2014.
Tiết 1 : tập làm văn
 giới thiệu hoạt động
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.
 - Rèn kĩ năng giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin.
 - HS yêu quý bạn bè.
I. chuẩn bị : 
- Bảng lớp viết gợi ý làm bài tập 2. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 3, 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác. Nhận xét.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HD HS làm bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV chỉ bảng lớp đã viết sẵn các gợi ý, nhắc HS : Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình....
- GV mời 1 HS làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ - từng em (dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK) tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Đại diện các tổ (trình độ tương đương) thi giới thiệu về tổ mình trước lớp. GV cho một nhóm HS đóng vai các vị khách đến thăm lớp để tạo tình huống tự nhiên. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực- đầy đủ- gây ấn tượng nhất về các bạn trong tổ mình.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 Tỉnh(thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương. (HS có thể nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương).
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
 - HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Chuẩn bị : 
- HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá giáo dục, hành chính, y tế của địa phương.
- Quan sát thực tế, đóng vai.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên 1 số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
Mục tiêu : 
 HS có hiểu biết về cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống.
Cách tiến hành :
 - Bước 1:
 GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá giáo duc, hành chính, y tế.
 - Bước 2: 
 HS tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
 - Bước 3:
 HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh mình.
* HĐ2: Vẽ tranh
Mục tiêu : 
 - Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế,... của tỉnh nơi em đang sống.
Cách tiến hành :
- Bước 1: 
 GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá,...khuyến khích trí tưởng tượng của HS
- Bước 2:
 Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số HS mô tả tranh vẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HSVN xem lại bài.
Tiết 3: toán
 Tiết 70: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Biết giải toán có phép chia và xếp hình tạo thành hình vuông.
 - Vân dụng vào làm tính, giải toán, vẽ hình, xếp hình đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : HS : 8 hình tam giác vuông.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính : 60 : 4 ; 98 : 3 
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4
 - GVnêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia. (Tương tự phần bài học của SGK).
 - Cho HS nêu lại cách thực hiện từng bước chia của chép chia và nêu kết quả phép chia.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài một vài HS nói lại cách chia.
 - Củng cố cách thực hiện phép chia.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán. 
 - Cho HS tự làm bài, tự tìm cách trình bày bài bài giải rồi trao đổi theo nhóm để tìm cách trình bày hợp lí.
 Bài giải
 Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1)
 Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa cần có thêm 1 bàn nữa.
 Vậy số bàn cần có ít nhất là :
 16 + 1 = 17 (cái bàn)
 Đáp số : 17 cái bàn.
 Bài 3: (Nếu còn thời gian)
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS vẽ hình vào vở.
 - Chữa bài nên cho HS đối chiếu với hình vẽ của bạn để nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vông.
 - Rèn kĩ năng vẽ hình tứ giác có 2 góc vông.
Bài 4: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - GV HD HS lấy 8 hình tam giác rồi xếp thành hình vuông.
 - HS xếp hình. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Rèn kĩ năng xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 2, 3 HS nhắc lại cách chia của phép chia 78 : 4. 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần:
 - Từng nhóm trưởng lên báo cáo.
 - Sao trưởng nhận xét chung.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 a) Nề nếp :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 b) Học tập :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 c) Lao động :
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 d) Đạo đức :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Nhược điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Giữ gìn bàn ghế, trường lớp cẩn thận, sạch sẽ.
 - Thực hiện tốt chủ điểm của tháng. 
 Tổ trưởng kí duyệt
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
tiết 3: hoạt động ngoài giờ lên lớp
 hát, múa về chủ đề chú bộ đội
i. mục đích, yêu cầu : 
 - HS biết hát, múa về chủ đề chú bộ đội.
 - Rèn kĩ năng hát hay, múa dẻo, tự nhiên, đúng chủ đề.
 - HS yêu quý chú bộ đội.
II. chuẩn bị : HS: Các bài hát, múa về chú bộ đội.
III. các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Hát, múa về chủ đề chú bộ đội
 - Cho HS nêu tên 1 số bài hát về chú bộ đội .
 - GV giới thiệu thêm 1 số bài hát nếu HS không nhớ tên, đồng thời giới thiệu tên tác giả, một số tác phẩm của tác giả đó: Chú bộ đội (Hoàng Hà), Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý) , ...
 - Cho HS từng tổ lên hát, múa các bài về chủ đề chú bộ đội: Các tổ tự chọn tiết mục đơn ca, tốp ca.
 - HS thể hiện bài hát, múa.
 - GV theo dõi, nhận xét, uốn sửa cho HS.
* HĐ2: Thi hát, múa về chủ đề chú bộ đội
 - HS đại diện cho các tổ lên biểu diễn. 
 - HS, GV theo dõi, nhận xét, bình chọn cá nhân, tổ hát hay, múa dẻo, hát đúng chủ đề tuyên dương trước lớp.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò 
 - Cả lớp hát bài : Chú bộ đội. 
 - GV nhận xét về tinh thần, ý thức học tâp của HS, khen ngợi HS hát hay, múa dẻo.
 - Dặn dò HSVN luyện tập các bài hát về chủ đề chú bộ đội.
 sáng Ngày soạn: 21 - 11 - 2013.
 Ngày dạy: Thứ 5 - 28 - 11 - 2013.
Tiết 1: luyện từ và câu
 ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu ai thế nào ? 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1); xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2); tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì ) ? Thế nào ? (BT3).
 - Vận dụng vào làm các BT theo yêu cầu một cách chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: - Bảng lớp viết câu thơ trong bài tập 1 ; 3 câu văn ở BT3.
 - Bảng phụ chép BT2.
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 1 HS làm BT2.(tiết LTVC- tuần 23

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc