Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 1 : TẬP ĐỌC

 CỬA TÙNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, chiếc lược,.Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.

 - Biết các địa danh và hiểu từ ngữ : Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim,. Hiểu ND : Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

 - HS tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS tiếp nối nhau kể lại một đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên.

 - HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó :

 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn :

 . GV chia bài thành 3 đoạn.

 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng trong các câu văn. VD :

 Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải // - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước./ /(Nghỉ hơi sau dấu gạch nối)

 . HS tìm hiểu nghĩa các từ : Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim. (HS có thể đặt câu với từ : đồi mồi)

 - Cả lớp đọc ĐT cả bài.

 

doc 50 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên riêng: Ông ích Khiêm
III. các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con : Hàm Nghi, Hải Vân.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
- Luyện viết chữ hoa
+ 1 HS tìm trong bài những chữ viết hoa I, Ô, K.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa I, Ô, K..
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ hoa I, Ô, K trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
- Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Ông ích Khiêm.
+ GV giới thiệu về Ông ích Khiêm.
+ HS tập viết từ Ông ích Khiêm. Nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: ít chắt chiu ... phung phí.
+ GV giúp HS hiểu ND câu tục ngữ: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm.
+ HS tập viết trên bảng con chữ : ít .
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa I.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. 
Chiều 
 tiết 1: tập làm văn*
 nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về nói, viết về một cảnh đẹp của đất nước ta.
 - Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày thành 1 đoạn văn ngắn.
 - HS yêu quý và giữ gìn cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Nói về cảnh đẹp đất nước
 - HS mở vở BTTV in trang 62. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - 1, 2 HS nói về cảnh đẹp ở đất nước ta theo các câu hỏi gợi ý.
 - Cả lớp và GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ2 : Viết về cảnh đẹp đất nước
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. (HS viết khoảng 6 câu - 8 câu). 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài, nhận xét.
* HĐ3 : Củng cố, dặn dò 
 - 1, 2 HS đọc bài viết của mình.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
Tiết 2: Toán *
 Luyện tập về so sánh 
 số bé bằng một phần mấy số lớn (tiếp)
I . MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Tiếp tục củng cố và khắc sâu cho HS về cách giải toán về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Rèn kĩ năng giải toán một cách thành thạo và chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú học tập.
II . Chuẩn bị:
Nội dung ôn tập.
III . Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc bảng nhân, chia 8. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ: HD HS làm bài tập
Bài 1: Lớp 3A có 32 học sinh, trong đó có 8 học sinh giỏi. Hỏi lớp 3A có số học sinh giỏi bằng một phần mấy số học sinh cả lớp ?
Bài 2 : Một đàn gà đang ăn thóc ở ngoài sân, trong đó có 7 con gà trống, số gà mái nhiều hơn số gà trống là 21 con. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái ?
Bài 3 : Một bến xe có 35 ô tô, sau đó có 5 ô tô rời bến. Hỏi số ô tô rời bến xe bằng một phần mấy số ô tô còn lại ở bến xe ? 
 - HS đọc lần lượt từng bài tập.
 - Cho HS tự làm bài vào vở + làm bảng lớp. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
 - Nhận xét, chữa từng bài.
 - Củng cố, khắc sâu về giải toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh nội dung bài .
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - VN xem lại bài. 
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Một số hoạt động ở trường (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
 - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
 - Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
 - GD HS có ý thức trong học tập.
II. chuẩn bị: - Các hình trang 48, 49 SGK.
 - Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường được dán vào một tấm bìa. - Làm việc theo cặp/ nhóm, quan sát.
III. các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các môn học HS được học ở trường. GV nhận xét.
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát theo cặp
Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học. Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia vào các hoạt động đó.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV HD HS quan sát các hình 48, 49 SGK, sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
 - Bước 2: Một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
 VD : + Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì ? 
 + Hoạt động này diễn ra ở đâu ? 
 + Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình ?
 HS, GV bổ sung, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn.
 => KL: SGV trang 72.
* HĐ2 : Thảo luận theo nhóm
Mục tiêu:Giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau :
STT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để HĐ đó đạt kết quả tốt ?
1
2
3
4
 - Bước 2: + Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 + HS khác nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của nhóm.
 + GV giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS mà các nhóm vừa đề cập tới bằng hình ảnh, đồng thời bổ sung những hoạt động nhà trường vẫn tổ chức cho các khối lớp trên mà các em chưa được tham gia.
 - Bước 3: GV nhận xét về ý thức và thái độ của HS trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khen những HS tích cực tham gia, có ý thức kỉ luật, có tinh thần đồng đội.
=> KL : SGV trang 73.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
sáng Ngày soạn : 14 - 11 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 21 - 11 - 2014.
Tiết 1 : tập làm văn
 viết thư
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.Trình bày đúng thể thức của một bức thư.
 - Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
 - Giao tiếp : ứng xử văn hóa ; thể hiện sự cảm thông ; tư duy sáng tạo.
 - HS yêu quý bạn bè.
I. chuẩn bị : - GV : Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (SGK).
 - Trình bày ý kiến cá nhân ; hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành viết thư để làm quen với bạn.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 3, 4 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta (BT2, tiết TLV tuần 12). Nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ: HD HS tập viết thư cho bạn
 * HD HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu
- 1HS đọc yêu cầu BT và các câu hỏi gợi ý ở trong SGK.
- GV hỏi :
 + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? 
 + Mục đích viết thư là gì ? 
 + Những nội dung cơ bản trong thư là gì ? 
 + Hình thức của lá thư như thế nào ? 
 - 3, 4 HS nói tên địa chỉ người các em muốn viết thư.
 * HD các em làm mẫu - nói về nội dung theo gợi ý.
 - GV mời 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư - tự giới thiệu. 
 * HS viết thư:
- HS viết thư vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ từng em.
- HS viết xong. GV mời 5 đến 7 em đọc thư.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - 2 HS đọc bài viết của mình.
 - GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS viết thư hay.
 - Dặn dò HS yêu quý bạn bè.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 không chơi các trò chơi nguy hiểm
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau...Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn. Biết xử lí khi xảy ra tai nạn : báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
 - HS có ý thức không chơi các trò chơi nguy hiểm.
II. Chuẩn bị : 
- Các hình trong SGK trang 50, 51. 
- Thảo luận nhóm, tranh luận, trò chơi.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu tên 1 số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
 * HĐ1: Quan sát theo cặp
Mục tiêu : 
- Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
Cách tiến hành :
 - Bước 1:
 GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 50, 51 SGK. Hỏi và trả lời câu hỏi với bạn. VD :
 + Bạn cho biết tranh vẽ gĩ ?
 + Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ ?
 - Bước 2: 
 + Một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp.
 + GV, HS nhận xét, bổ sung.
 => KL : SGV trang 74. 
 * HĐ2 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu : 
 - Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: 
 + Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.
 + Thư kí ghi lại tất cả các trò chơi mà các thành viên trong nhóm kể.
 + Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.
 + Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Bước 2:
 + Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
 + GV có thể phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại. 
 + Trong khi chơi trò chơi mà chẳng may xảy ra tai nạn thì em sẽ làm gì ? 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Khắc sâu nội dung bài.
- GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ và giờ ra chơi của HS lớp mình, nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm.
Tiết 3: toán
 Tiết 65 : gam 
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam. Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo kkối lượng là gam.
 - Vân dụng vào làm tính và giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1 gói hàng nhỏ để cân.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bảng nhân 9. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Giới thiệu cho HS về gam
 - GV cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam. Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. GV nêu :
 “Gam là một đơn vị đo khối lượng
 Gam viết tắt là g
 1000g = 1kg”.
 - GV cho HS nhắc lại một vài lần.
 - GV giới thiệu các quả cân thường dùng.
 - GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều cùng một kết quả.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời : "Hộp đường cân nặng 200g". 
 - GV cho HS quan sát tranh vẽ cân ba quả táo, HS nêu khối lượng ba quả táo. 
 - GV cho HS tự làm bài với hai tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài : gói mì chính cân nặng 210g ; quả lê cân nặng 400g.
 - Củng cố cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa. 
Bài 2:
 - GV cho HS quan sát kĩ hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ. GV lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ. H S có thể đếm nhẩm : 200, 400, 600, 800, rồi cho HS nêu kết quả : "Quả đu đủ cân nặng 800g".
 - GV cho HS tự làm câu còn lại của bài 2 rồi cho HS kiểm tra chéo và chữa bài.
 - Củng cố về cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đồng hồ. 
Bài 3: 
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu cách làm phép tính mẫu.
 - HS làm bài vào vở.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét chữa bài.
 - Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
 Bài 4:
 - HS đọc kĩ bài toán rồi phân tích.
 - HS nêu cách tính số gam sữa. 
 - HS tự làm bài rồi chữa bài. Củng cố về giải toán về đơn vị đo khối lượng.
Bài 5: (Nếu còn thời gian)
 HS đọc bài toán, tự tóm tắt bài rồi giải bài.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 3 HS nhắc lại : Gam là một đơn vị đo khối lượng
 Gam viết tắt là g
 1000g = 1kg.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt lớp 
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản, học chăm.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Từng tổ lên báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 a) Nề nếp :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 b) Học tập :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 c) Lao động :
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 d) Đạo đức :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Nhược điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Giữ gìn bàn ghế, trường lớp cẩn thận, sạch sẽ.
 - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm của tháng.
 Tổ trưởng kí duyệt
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 chiều thứ 2 
TIếT 2: ToáN*
 luyện tập về giải toán so sánh 
 số bé bằng một phần mấy số lớn
 I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố về giải toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS chăm chỉ học toán.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố về giải toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
 HS mở vở BT Toán in làm các BT trang 69. 
Bài 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT, 1 HS làm trên bảng lớp.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV nhận xét chữa bài. 1 vài HS nêu cách tính của một vài phép tính trên bảng. 
- Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán, nêu cách làm.
 - Cho cả lớp làm vào vở BT.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS lên bảng làm bài.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về giải toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu bài, HS phân tích mẫu.
 - Cho HS quan sát kĩ hình vẽ rồi làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS.
 - Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Số bé bằng một phần mấy số lớn.
 Bài 4:
 - HS đặt đề toán dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - HS tự tóm tắt bài rồi giải bài vào vở nháp.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu về giải toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
tiết 3: Tập đọc*
 vàm cỏ đông
I. mục đích, yêu cầu :
 - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, trang trải,... Ngắt nhịp đúng các câu thơ trong bài. Giọng đọc bộc lộ được tình cảm với dòng sông quê hương. 
 - Hiểu các từ khó : Vàm Cỏ Đông, ăm ắp. Hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. Thuộc 1 - 2 khổ thơ trong bài. (hoặc HS có thể học thuộc cả bài thơ). 
 - HS yêu quý và gìn giữ cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị : 
 - ảnh minh hoạ bài thơ trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.
III . CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài: Người con của Tây Nguyên.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.
 + Luyện đọc từng dòng thơ : Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ, HS, GV phát hiện từ đọc sai, GVchỉnh sửa rồi cho HS đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng khổ thơ : - HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. GV mở bảng phụ đã viết các câu thơ, kết hợp HD HS ngắt nghỉ hơi đúng :
 VD : ở tận sông Hồng, / em có biết /
 Quê hương anh / cũng có dòng sông /
 Anh mãi gọi / với lòng tha thiết : //
 Vàm Cỏ Đông ! // Ơi Vàm Cỏ Đông ! // 
 - GV giải nghĩa thêm : sóng nước chơi vơi, trang trải.
 - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 
* HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - GVcho HS đọc thầm khổ thơ 1, trả lời :
 + Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ thơ 1 ? 
 - HS đọc thầm khổ thơ 2, trả lời :
 + Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp ? 
 - HS đọc thành tiếng khổ thơ 3, cả lớp đọc thầm lại, trao đổi nhóm rồi trả lời : Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ ?
 - HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
=> GV chốt nội dung bài thơ: cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. 
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ
 - GV đọc lại bài thơ.
 - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
 - HS thi đọc thuộc lòng (HS đọc 1- 2 khổ thơ ; hoặc HS có thể đọc thuộc cả bài thơ).
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, thuộc nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS nói lại ý nghĩa bài thơ.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS đọc tốt.
 - Dặn dò VN tiếp tục HTL bài thơ. 
tiết 3: hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Tìm hiểu về cảnh đẹp quê hương, đất nước
i. mục đích, yêu cầu :
 - HS hiểu được nội dung đề tài, nêu tên một số cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
 - Rèn kĩ năng quan sát, làm việc theo nhóm.
 - Thêm yêu quý cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị : 
 - GV và HS sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
 - Giấy khổ to, keo dán.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Quan sát tranh
 - Cho HS xem tranh ảnh và gợi ý, dẫn dắt các em tiếp cận đề tài qua các câu hỏi:
 + Những bức tranh này vẽ về nội dung gì ?
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
 - HS quan sát tranh, ảnh nhận xét về đề tài.
 - HS nối tiếp nhau nêu tên cảnh đẹp nổi tiếng của quê hương, đất nước.
 - GV nhấn mạnh: Trên đất nước, ở quê hương ta có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như : Vịnh Hạ Long, chùa Hương, hồ Ba Bể,...
* HĐ2: Làm việc theo nhóm
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát giấy khổ to cho từng nhóm.
 - Các nhóm trưng bày tranh ảnh của nhóm mình: HS trong tổ tự giao công việc cho nhau: người chọn tranh, người dán tranh, người giới thiệu tranh,...
 - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
* HĐ3: Trình bày trước lớp
 - Các nhóm treo tranh ảnh của nhóm mình lên bảng lớp.
 - Đại diện các nhóm lên giới thiệu tranh, ảnh của nhóm mình.
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm thuyết trình tốt, sưu tầm được nhiều tranh, ảnh đẹp về quê hương, đất nước.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét về tinh thần, ý thức học tập của HS.
 - Dặn dò HS luôn yêu quý quê hương, đất nước mình.
Sáng Ngày soạn: 14 - 11 - 2013.
 Ngày dạy: Thứ 5 - 21 - 11 - 2013.
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ địa phương. dấu chấm hỏi, chấm than
 I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2); đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập đúng, nhanh. 
 - HS tự tin, hứng thú học tập.
II. chuẩn bị: Bảng lớp kẻ sẵn BT1, bảng phụ ghi BT2, BT3.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS làm miệng BT1, BT3 (Tuần 12). GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Bài 1:
 - HS nội dung BT : 
 - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài : Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ ba, mẹ/ má,...). Nhiệm vụ của các em là đặt đúng vào bảng phân loại : từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc