Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Luyện Toán

LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

I. Mục tiêu

- Học thuộc bảng nhân 9.

- Vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài tập đúng và nhanh .

- Giải bài toán so sánh số lớn bằng một phần mầy số bé .

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ + nháp .

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra bài cũ “đọc thuộc lòng bảng nhân 9 ”

- Chữa bài nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trực tiếp

2. Nội dung

Bài 1

- Cho HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu nối tiếp - Lớp nhận xét

- GV ghi.

=>Củng cố bảng nhân 9

Bài 2

- Cho HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở (GV hướng dẫn thêm cho HS yếu )- 2 em lên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

 Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Bài 3

- Cho HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải.

- Lớp làm vở, 1 em lên bảng

- Nhận xét.

 Củng cố giải bài toán vận dụng bảng nhân 9.

C. Củng cố dặn dò

- Gọi 1, 2 em đọc lại bảng nhân 9.

- Nhận xét giờ. Chuẩn bị giờ sau.

- 3, 4 HS đọc

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS nêu: Tính nhẩm:

9 x 1 = 9 9 x 2 = 18 9 x 4 = 36

1 x 9 = 9 2 x 9 = 18 4 x 9 = 36

9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 8 = 72

5 x 9 = 45 6 x 9 = 54 8 x 9 = 72

- 1 HS nêu: Tính

9 x 4 + 9 = 36 + 9 9 x 6 +9 = 54 +9

 = 45 = 63

9 x 5 + 9 = 40 + 9 9 x 7 + 9 = 63 + 9

 = 49 = 72

- 1 HS đọc

Tóm tắt:

Xếp: 8 hàng

Mỗi hàng: 9ghế

? trong phòng có .ghế?

Bài giải

Trong phòng đó có số ghế là:

9 x 8 = 72 (ghế)

 Đáp số: 72 ghế

- 1, 2 HS đọc

- Lắng nghe

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
	Ngày soạn: 13/11/2015
 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2015
Luyện Tiếng Việt
ÔN VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
 - Tìm được các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn. Cung cấp vốn từ về cảnh vật quê hương.
 - Rèn cảm thụ văn học cho HS qua các hình ảnh so sánh trong câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Em hiểu thế nào là từ chỉ hoạt động? Lấy ví dụ từ chỉ hoạt động?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Bài 1:
 Tìm các từ chỉ hoạt động trong các câu thơ sau:
a) Khi em bé khóc 
 Anh phải dỗ dành
 Nếu em bé ngã
 Anh nâng dịu dàng.
b) Hôm qua em tới trường
 Mẹ dắt tay từng bước
 Hôm nay mẹ lên nương
 Một mình em tới lớp. 
Bài 2: 
 Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê hương.
 - .......lồng lộng - ............um tùm
 - .......nhởn nhơ - ...........rập rờn
 - ........bay bổng - ............cổ kính.
 - ........uốn lượn - ............trải rộng
 - ........xa tắp - ............mát rượi
 -..........rì rào trong gió
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
-> Chốt kết quả đúng.
Bài 3. Tìm các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ, câu văn sau. Các hình ảnh so sánh này đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?
a) Nắng vàng tươi rải nhẹ
 Bưởi tròn mọng trĩu cành
 Hồng chín như đèn đỏ
 Thắp trong lùm cây xanh.
b) Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đền lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
- Các hình ảnh so sánh đó góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi tả thế nào?
-> GV lưu ý cho HS cách cảm nhận cái hay, cái đẹp, giàu hình ảnh qua các hình ảnh so sánh
C. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS tìm và nêu các từ chỉ hoạt động: chạy, ăn, đi, đá bóng, viết bài...
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS làm bảng phụ: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong các câu thơ 
- Lớp làm vở ô li
- HS chữa bài.
+ Từ chỉ hoạt động: khóc, dỗ dành, ngã, nâng, tới, dắt, lên, tới.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập cặp đôi: Tìm từ ngữ thích hợp để nói về cảnh vật quê hương.
- Đại diện cặp báo cáo.
-> Nhận xét, bổ sung.
- Trời cao lồng lộng - Cây cối um tùm
- Mây trắng nhởn nhơ 
- Bướm bay rập rờn
- Cánh diều bay bổng
- Mái đình cổ kính.
- Dòng sông uốn lượn 
- Cánh đồng trải rộng 
- Con đường xa tắp
- Đường làng mát rượi
- Luỹ tre rì rào trong gió 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập
- HS chữa bài.
-> Nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Hồng chín như đèn đỏ
+ Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đền lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
+ Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để vẽ lên một bức tranh giàu màu sắc, trong đó chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh toả sáng khắp lùm cây.....
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe
	Ngày soạn: 15/11/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2015
Luyện Toán
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP 
I. Mục tiêu
- Học thuộc bảng nhân 9.
- Vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài tập đúng và nhanh .
- Giải bài toán so sánh số lớn bằng một phần mầy số bé .
II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ + nháp .
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài cũ “đọc thuộc lòng bảng nhân 9 ”
- Chữa bài nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Nội dung 
Bài 1
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu nối tiếp - Lớp nhận xét 
- GV ghi.
=>Củng cố bảng nhân 9
Bài 2
- Cho HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở (GV hướng dẫn thêm cho HS yếu )- 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
 Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3
- Cho HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở, 1 em lên bảng
- Nhận xét.
 Củng cố giải bài toán vận dụng bảng nhân 9.
C. Củng cố dặn dò
- Gọi 1, 2 em đọc lại bảng nhân 9.
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị giờ sau.
- 3, 4 HS đọc 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe 
- 1 HS nêu: Tính nhẩm:
9 x 1 = 9 9 x 2 = 18 9 x 4 = 36
1 x 9 = 9 2 x 9 = 18 4 x 9 = 36
9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 8 = 72
5 x 9 = 45 6 x 9 = 54 8 x 9 = 72
- 1 HS nêu: Tính
9 x 4 + 9 = 36 + 9 9 x 6 +9 = 54 +9
 = 45 = 63
9 x 5 + 9 = 40 + 9 9 x 7 + 9 = 63 + 9 
 = 49 = 72
- 1 HS đọc
Tóm tắt:
Xếp: 8 hàng
Mỗi hàng: 9ghế
? trong phòng có .ghế?
Bài giải
Trong phòng đó có số ghế là:
9 x 8 = 72 (ghế)
	 Đáp số: 72 ghế
- 1, 2 HS đọc
- Lắng nghe
Luyện Tiếng Việt
Rèn đọc: VÀM CỎ ĐÔNG 
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ.
- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông , một con sông nổi tiếng ở Nam Bộ. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương qua hình ảnh dòng sông quê hương .
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ sgk.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Người con của Tây Nguyên.
- Nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Luyện đọc 
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu cả bài 1 lần.
b. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đọc câu:
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV theo dõi và sửa sai ngay.
* Đọc đoạn: 
- GV chia đoạn: 3 đoạn ( như SGK ...)
- Cho HS đọc đoạn lần 1: Luyện đọc, giải nghĩa từ đọc lại đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp.
* Đọc nhóm:
- Cho HS đọc nhóm.
- Gọi vài nhóm thi đọc.
- Nhận xét.
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
* Tình cảm yêu quê hương tha thiết của tác giả .
- HS đọc khổ thơ 1:
+ Tìm câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với dòng sông ?
* Vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ.
- Khổ thơ 2 &3:
+ Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp?
+ Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét,.
C. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc 
- 1 HS nêu
- HS nhận xét, đánh giá
- HS lắng nghe
- Theo dõi SGK.
- 1 em đọc 1 câu nối tiếp ( 2 lần ).
- HS đánh dấu chia đoạn.
- Đọc từng đoạn: Như GV hướng dẫn
- HS đọc nhóm 2.
- 2, 3 nhóm.
- 1 HS đọc 
+ Anh mãi gọi với lòng tha thiết 
Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông!
+ Trên sông Vàm Cỏ Đông bốn mùa mùa soi từng mảnh mây trời ; gió đưa ngọn dừa phe phẩy ; bóng dừa lồng trên sóng nước chơi vơi .
+ Vì dòng sông đưa nước về nuôi dưỡng ruộng lúa, vườn cây, nuôi dưỡng quê hương. Mặt khác, dòng sông ăm ắp nước như dòng sữa yêu thương của người mẹ .
- 1 em đọc - Nhận xét.
- Vài em đọc.
- 3, 4 em thi đọc.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 17/11/2015
	Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2015
Thực hành kiến thức
ÔN: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như: đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
III. Đồ dùng dạy học	
- Hình minh hoạ SGK/ 50 - 51, phiếu học tập.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu 1 số hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường?
- Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
- GV yêu cầu HS kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 50, 51 trong SGK thảo luận xem các bạn đang chơi trò gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác và giới thiệu vì sao.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét.
=> Sau giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động, giải trí bằng cách chơi trò chơi song không nên chơi những trò chơi nguy hiểm.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV chốt.
=> Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp.
C. Củng cố, dặn dò 
- Tổng kết nội dung bài học, nhận xét tiết học.
- Dặn nên chơi những trò chơi có ích.
- Chuẩn bị bài: Tỉnh ( thành phố) nơi bạn đang sống.
- 2 - 3 HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- HS kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu
- HS quan sát.
- Các bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh nhau, đánh gụ 
- Trong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ, đánh nhau là rất nguy hiểm. Vì quay gụ nếu không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, thậm chí có thể chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân, của cả những bạn xung quanh mình.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV.
- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13 - thu - chiều.doc