Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 (Thứ sáu) - Năm học 2016-2017

Tiết 3 Tập làm văn

NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC

I. Mục tiêu:

Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh(hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý BT1

Viết được những điều nói ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu)

GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Ảnh chụp biển Phan Thiết trong SGK (phóng to

 - Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS kể lại chuyện : Tôi có đọc đâu.

- Gọi 2 HS nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.

- Nhận xét.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn kể chuyện:

- Kiểm tra các bức tranh ảnh của HS

- Treo bảng phụ viết các câu hỏi gọi ý và yêu cầu HS quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết

 *Bài tập 1 : - Gọi HS đọc bài tập.

- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết .

- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh .

- Mời một học sinh giỏi lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh .

- Yêu cầu học sinh tập nói theo căp .

- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói .

- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.

Bài tập 2 :

- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.

- Nhắc HS có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng và những điều đã nói để viết thành đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu ).

- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở .

- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho HS .

- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết.

- Chấm điểm 1 vài em viết hay.

3.Củng cố - dặn dò :

- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.

- 1 HS kể lại chuyện Tôi có đọc đâu.

- 2 em lên bảng nói về quê hương hoặc nơi em ở.

- Cả lớp theo dõi.

- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn .

- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.

- Đọc thầm và kết hợp quan sát tranh minh họa

- Lắng nghe GV hướng dẫn để tập nói về một cảnh đẹp của đất nước ( đó là tranh chụp biển Phan Thiết )

- Một học sinh giỏi làm mẫu.

- Cả lớp nhìn tranh tập nói theo cặp.

docx 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 (Thứ sáu) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2016
Ngày giảng: Thứ sáu/25/11/2016
Tiết 1 Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu :
Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán.
Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi làm bài.
Làm các bài tập: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4
II. Đồ dùng dạy học: SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KT Bài cũ :
- KT về bảng chia 8. 
- Gọi 1HS làm lại BT2 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện tính vào vở. 
- Gọi 4 em lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột .
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
- Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 3 . Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tính nhẩm.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
3.Củng cố;dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 8.
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập 
- 3 HS đọc bảng chia 8.
- 1HS lên bảng làm BT2.
- Cả lớp theo dõi nhận xé.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 1 em nêu yêu cầu bài 1: Tính nhẩm.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung. 
 8 x 6 = 48 16 : 8 = 2 
 48 : 8 = 6 16 : 2 = 8 
- 1 HS nêu yêu cầu bài 2: Tính nhẩm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- 2 HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp theo dõi bổ sung.
Bài giải
Số thỏ còn lại là :
42 – 10 = 32 ( con )
Số thỏ trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4 (con)
Đ/S : 4 con thỏ
- 1 HS nêu đề bài: Tìm 1/ 8 số ô trong hình mỗi hình.
- Tự làm nhẩm dựa vào hinhf vẽ.
- 3 HS nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 Hình a: 16 : 8 = 2(ô vuông)
 Hình b: 24 : 8 = 3 (ô vuông)
- 2 HS đọc bảng chia 8.
Tiết 2 Hát nhạc (GVC)
Tiết 3 Tập làm văn 
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu: 
Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh(hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý BT1 	
Viết được những điều nói ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu)
GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
II.Đồ dùng dạy học: 
	- Ảnh chụp biển Phan Thiết trong SGK (phóng to
	- Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS kể lại chuyện : Tôi có đọc đâu.
- Gọi 2 HS nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- Kiểm tra các bức tranh ảnh của HS
- Treo bảng phụ viết các câu hỏi gọi ý và yêu cầu HS quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết
 *Bài tập 1 : - Gọi HS đọc bài tập.
- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết .
- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Mời một học sinh giỏi lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Yêu cầu học sinh tập nói theo căp .
- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói .
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc HS có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng và những điều đã nói để viết thành đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu ).
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở .
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho HS .
- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết. 
- Chấm điểm 1 vài em viết hay.
3.Củng cố - dặn dò : 
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- 1 HS kể lại chuyện Tôi có đọc đâu.
- 2 em lên bảng nói về quê hương hoặc nơi em ở.
- Cả lớp theo dõi.
- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Đọc thầm và kết hợp quan sát tranh minh họa 
- Lắng nghe GV hướng dẫn để tập nói về một cảnh đẹp của đất nước ( đó là tranh chụp biển Phan Thiết )
- Một học sinh giỏi làm mẫu.
- Cả lớp nhìn tranh tập nói theo cặp.
- 2 – 3 HS lên nối tiếp nhau thi tập nói 
- Cả lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay
- Một HS đọc đề bài tập 2: Viết những điều đã nói thành đoạn văn từ 5 - 7 câu.
- Cả lớp làm bài.
- HS đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 5 - 6 em.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2HS nhắc lại nội dung bài học. 
Tiết 4 Tự nhiên và xã hội 
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
 I. Mục tiêu:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như học tập, vui chơi , văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. 
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức 
- GDHS Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần bảo vệ môi trường như làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 46 và 47. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Phòng cháy khi ở nhà “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
 Bước 1 - Tổ chức học sinh quan sát hình thảo luận theo gợi ý .
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ?
+ Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời. 
 Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Giáo viên kết luận: SGV.
Bước 3 : -Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm ? 
+ Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ... 
- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp .
- Theo dõi và khẳng định nhóm đúng để thay cho kết luận .
Hoạt động 2 : Làm việc theo tổ học tập.
*Bước 1 : Hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Nêu các câu hỏi như sách giáo viên .
- Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu các tổ nhận xét câu trả lời của bạn .
- Giáo viên nhận xét kết luận .
Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung 
- Liên hệ thực tế.
 3. Củng cố - dặn dò :
- Xem trước bài mới .
- Trả lời về nội dung bài học trong bài: “ Phòng cháy khi ở nhà “.
- Lớp theo dõi.
- Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên 
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của giáo viên 
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung .
- Lớp tiếp tục làm việc theo nhóm .
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên .
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp .
- Cả lớp theo dõi nhận xét rồi thảo luận đi đến kết luận 
- Các nhóm trình bày tên các môn học mình đạt điểm cao và nói cho nhau nghe về sở thích từng môn học của mình .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Nêu những việc làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Tiết 5 Ngoại ngữ (GVC)
Tiết 6 Ôn Toán:
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8)
- Hoàn thành 4 bài tập
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ HS làm bài tập
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
* Bài tập 2: Tính nhẩm
* Bài 3: Có 48 con thỏ nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con thỏ?
* Bài tập 4: Có 48 con thỏ nhốt vào các chuồng, mỗi chuồng có 8 con thỏ. Hỏi có mấy chuồng thỏ
- HS yếu chỉ làm bài 2 và bài 3
2 Củng cố - Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập đã làm và thuộc nhuần nhuyễn bảng chia 8.
- Kết quả số thương lần lượt ở từng ô là:
1, 2, 3 , 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Kết quả từng cột tính là:
16, 2, 8; 32, 4, 8; 56, 7, 8; 40, 5, 8.
- Mỗi chuồng có số con thỏ là:
 48 : 8 = 6 (con)
 Đáp số: 6 con thỏ
- Số chuồng thỏ là: 
 48 : 8 = 6 (chuồng)
 Đáp số: 6 chuồng thỏ
- Một số HS đọc thuộc bảng chia 8
Tiết 7
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 5; KĨ NĂNG ĐẢM NHIỆM TRÁCH NHIỆM
I.MỤC TIÊU
Qua chủ đề này các em biết được tác dụng của việc hoàn thành trách nhiệm của mình được giao . Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của mình .
II.ĐỒ DÙNG
Vở BT kĩ năng sống
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT 1:
- HS đọc truyện “ Chiếc khăn trải bàn “
- HS thảo luận nhóm 2 .
- ? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Nga ?
- ? Em đã bao giờ được giao và làm một việc gì đó nhưng không thực hiện được và điều đó đã gây hậu quả xấu gì ? Em đã rút ra bài học gì và kể chuyện đó cho các bạn nghe .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- GV theo dõi , tổng kết .
HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2:
- HS đọc tình huống và quan sát tranh trả lời câu hỏi .
- ? Theo em , bạn Nam nên làm gì trong trường hợp này ?
- HS trả lời 
- HS khác bổ sung ,nhận xét .
- GV kết luận .
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét giờ học
Tiết 7 Giáo dục kĩ năng sống
Bài 5: TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Hiểu tầm quan trọng của việc tạo cảm hứng trong lớp học.
- Thực hành các cách tạo sự hào hứng trong lớp cùng các bạn.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: SGV thực hành kỹ năng sống.
- HS: SGK thực hành kỹ năng sống.
III/ Tiến trình dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hhọc sinh
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể những việc làm thể hiện sự yêu thương, chia sẻ.
3/ Bài mới:
a) Khám phá:
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ em thấy thích thú trong học tập chưa?
+ Đó là lúc nào?
- Các em cũng đã hiểu được về hứng thú học tập rồi! Để hiểu rõ hơn về hứng thú học tập cũng như cách tạo ra nó thì bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời: Tạo cảm hứng học tập
b) Kết nối:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được cách tạo hứng thú học tập.
- GV cho HS đọc truyện: Chuyện ở lớp 3A
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1) Vì sao khi bạn lớp trưởng nghỉ học, Bình và các bạn trong lớp lại caảm thấy mệt mỏi, không hào hứng học tập?
2) Nêu cách tạo sự hứng thú trong học tập
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để đạt kết quả tốt nhất trong mỗi tiết học, các em cần phải có sự hứng thú học tập. Để có được điều đó, các em có thể hát một bài hát hay chơi một trò chơi.
*Hoạt động 2: Nhóm đôi
Mục tiêu: HS nhận biết cách thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học.
- GV cho HS quan sát ảnh
- GV hỏi:
+ Hình ảnh nào thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học:
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Có rất nhiều cách thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học như:
+ Hát tập thể.
+ Thảo luận nhóm.
+ Kể chuyện vui.
b/ Thực hành:
*Hoạt động 3: Cá nhân
Mục tiêu: HS biết cách thể hiện việc tạo cảm hứng trong học tập
- GV cho HS đọc đề:
- GV cho lớp thi đua:
- Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để mỗi tiết học thú vụ, đạt kết quả cao, các em cần bắt bài hài, kể 1 câu chuyện trước mỗi tiết học.
c/ Vận dụng:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể lại một số việc làm thể hiện việc tạo cảm hứng học tập.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Tạo cảm hứng học tập(Tiết 2)
- HS hát.
+ Em kể chuyện cho bố mẹ nghe
+ Em tưới cây
+ Em chào hỏi người lớn
- HS trả lời câu hỏi.
+ Dạ! rồi
+ Đó là lúc, em gặp bài khó, được thầy hướng dẩn. Sau đó, em tự làm được và thấy rất thích thú
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài:
Tạo cảm hứng học tập 
- HS đọc truyện: Chuyện ở lớp 3A
HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời:
1) Vì bạn lớp trưởng nghỉ không còn ai bắt nhịp bài hát và tổ chức các trò chơi vui nhộn.
2) Trước mỗi tiết học, cả lớp sẽ cùng nhau hát 1 bài hát hoặc chơi một trò chơi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát ảnh
- HS trả lời:
+ Hình ảnh thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học:
þ Hát tập thể.
þ Thảo luận nhóm.
þ Kể chuyện vui.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS đọc đề: Em chủ động đứng lên hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện vui cho cả lớp nghe vào đầu buổi học. Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
- HS thi đua
- Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy sáng khoái, vui vẻ và thích thú.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Hôm nay, chúng ta học bài: Tạo cảm hứng học tập.
- HS trả lời: Hát một bài hát, kể một câu chuyện vui
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxthứ 6 tuần 12.docx