Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

 TIẾT 1 : TẬP ĐỌC

 VẼ QUÊ HƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng : xanh tươi, làng xóm, lượn quanh,. Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ. Học thuộc lòng 2 khổ thơ.

 - Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương, đất nước mình.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS tiếp nối nhau đọc lại câu chuyện : Đất quý, đất yêu.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc bài thơ.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng dòng thơ : Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ, HS,GVphát hiện từ đọc sai và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ : HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc ở bảng phụ. GV giúp HS hiểu nghĩa từ : sông máng, cây gạo. (HS có thể đặt câu với từ cây gạo).

 - Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

 

doc 52 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ viết thư cho ai ?
 + Dòng đầu thư, em sẽ viết thế nào ?
 + Em viết lời xưng hô thế nào để thể hiện sự kính trọng ?
 + Trong phần nội dung em sẽ hỏi thăm hoặc báo tin điều gì ?
 + Ơ phần cuối bức thư, em chúc điều gì, hứa hẹn điều gì ?
 + Kết thúc lá thư, em viết những gì ?
 - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. ( HS viết khoảng 4 câu ). 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm, nhận xét 1 số bài.
* HĐ2 : Củng cố cách ghi phong bì thư
 - 1HS đọc yêu cầu bài tập 2 tr 52.
 - HS quan sát kĩ phong bì trong vở BT.
 Cho HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. GV quan sát nhắc nhở thêm cho các em.
 - 5, 6 em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
* HĐ3 : Củng cố, dặn dò 
 - 1, 2 HS nhắc lại cách viết một bức thư, cách ghi phong bì thư. 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán *
 Luyện tập về giải bài toán bằng hai phép tính (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Tiếp tục củng cố và khắc sâu cho HS về cách giải bài toán bằng hai phép tính
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập, giải toán một cách thành thạo và chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Củng cố kiến thức
Bài toán: Bác An nuôi 42 con gà, bác bán đi 1/6 số gà đó. Hỏi bác An còn lại mấy con gà ? 
 - HS đọc bài toán.
 - HS tóm tắt bài toán, nêu cách giải bài toán, theo hai bước:
 + Bước 1: Tìm số gà đã bán (42 : 6 = 7).
 + Bước 2: Tìm số gà còn lại (42 - 7 = 35).
 - HS nhắc lại theo hai bước nêu trên
 - HS trình bày bài giải, GV chuẩn xác, củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
* HĐ2: HD HS làm bài tập
Bài 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 25 kg đường, buổi chiều bán được
số đường gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Bài 2 : Một thùng có 45 l dầu, đã lấy đi 1/5 số dầu đó. Hỏi trong thùng còn
lại bao nhiêu lít dầu ?
Bài 3 : Một người có 40 quả trứng. Lần đầu bán 10 quả, lần sau bán 16 quả.
Hỏi sau hai lần bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ? 
Bài 4 : Một đàn gà có 12 con gà mái, số gà trống nhiều hơn số gà mái 5 con.
Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con ?
 - HS đọc lần lượt từng bài tập.
 - HS làm bài vào vở. 4 HS làm trên bảng lớp. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - GV củng cố khắc sâu cách giải bài toán bằng hai phép tính theo hai bước:
 + Bài 1: Bước1(Gấp lên một số lần).
 + Bài 2: Bước 1(Giảm đi một số lần).
 + Bài 3: Bớt đi một số đơn vị.
 + Bài 4: Bước 1: (Dạng toán về nhiều hơn).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng. Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể, VD : 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),...
 - Rèn kĩ năng thực hành phân tích mối quan hệ họ hàng đúng.
 - GD HS tích cực học tập ; yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
II. chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 42, 43.
 - Phiếu học tập (HĐ1)
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tự giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với phiếu bài tập
Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
 Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình 42, 43 trong SGK trang 42 và làm việc với phiếu bài tập.
 Phiếu học tập
 Hãy quan sát hình vẽ trong SGK trang 42 và TLCH sau : 
 1. Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ?
 2. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ?
 3. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ?
 4. Những ai thuộc họ nội của Quang ?
 5. Những ai thuộc họ ngoại của Hương ?
 - Bước 2: Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài.
 - Bước 3: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trình bày trước lớp. GV khẳng định những ý đúng thay cho kết luận, nhóm nào làm chưa đúng có thể chữa lại bài của nhóm mình.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Khắc sâu nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học : yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
Sáng Ngày soạn : 31 - 10 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 07 - 11 - 2014.
 Tiết 1 : tập làm văn
 nói về quê hương
 I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
 - Nói đúng chủ đề về quê hương, dùng từ, đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm quê hương.
 - GD HS luôn yêu quý quê hương.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết sẵn phần gợí ý nói về quê hương (BT2). 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV mời 3 HS đọc lá thư đã viết ( tiết TLV tuần 10) ; nhận xét ; chấm điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ : Nói về quê hương
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- 1 HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý:
 a) Quê em ở đâu ?
 b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
 c) Cảnh vật đó có gì đáng yêu ?
 d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
 - GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn 1 HS dựa vào gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp, cả lớp nhận xét rút kinh nghiệm về cách diễn đạt.
 - HS tập nói theo cặp đôi. GV giúp HS tập nói mạnh dạn trong nhóm.
 - Gọi 1 số em trình bày bài nói trước lớp.
 - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn những HS nói về quê hương hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS liên hệ thực tế.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
 - Dặn dò HS yêu quý quê hương.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ 
 mối quan hệ họ hàng (Tiếp).
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Biết mối quan hệ họ, biết cách xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng. Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể. Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại. Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. 
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - GD HS ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
II. Chuẩn bị : 
 - GV Các hình trong SGK trang 42, 43. 3 tờ giấy khổ to, hồ dán và bút màu. 
 - HS mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp (nếu có). Vở BTTN - XH.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Những người họ nội gồm những ai ? Những người họ ngoại gồm những ai ?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Làm việc với vở BT
 Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
Cách tiến hành :
- Bước 1: Làm việc cá nhân
 + Cho HS quan sát hình 1 tr 42 SGK, chọn từ trong khung để điền vào chỗ chấm cho phù hợp.
 + HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Bước 2: 
 Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - Bước 3: Làm việc cả lớp
 Gọi một số HS trình bày trước lớp. GV khẳng định những ý đúng.
* HĐ2 : Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
Mục tiêu : HS biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Hướng dẫn
 GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
 - Bước 2: Làm việc cá nhân
 Cho HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
 - Bước 3: 
 Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
* HĐ3 : Chơi trò chơi " Xếp hình"
Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của HS về mối quan hệ họ hàng.
Cách tiến hành :
 - GV chia 3 nhóm, hướng dẫn HS trình bày dán ảnh của từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau trên giấy khổ to theo cách của mỗi nhóm và trang trí đẹp. Sau đó từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu về mối quan hệ họ hàng.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
 - Dặn dò HS ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
Tiết 3: toán
 Tiết 55 : nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. mục đích, yêu cầu:
 - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 
 - Vận dụng trong làm tính và giải toán có phép nhân đúng.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị: GV phấn màu .
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bảng nhân 8. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
 - Nhân từ phải sang trái : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; mỗi lần viết một chữ số ở tích.
 - Cách thực hiện :
 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 x 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 246 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 - Kết luận : 123 x 2 = 246.
 - GV nhấn mạnh : Đây là phép nhân không nhớ.
* HĐ2 : Giới thiệu phép nhân 326 x 3
 - Tương tự như trên. GV gọi 1 HS nêu cách thực hiện, GV viết bảng.
 326 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.
 x 3 . 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 978 . 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 .
 - Kết luận : 326 x 3 = 978.
 - Gọi 1số HS nói lại cách tính.
 - GV nhấn mạnh : Đây là phép nhân có nhớ sang hàng chục.
 - Cho HS tự nghĩ viết 1phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số rồi thực hiên phép tính ở trên bảng con. GV nhận xét chữa.
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài. 
 - Cho HS làm bài vào bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - Chữa bài, gọi 1 vài HS nêu cách tính.
Bài 2:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở (HS làm cột a).
 - 2 HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài.
 - Củng cố về nhân số có ba chữ số vói số có một chữ số.
Bài 3:
 - HS đọc bài toán.
 - HDHS phân tích bài toán, HS tự phân tích đề bài.
 - Cho HS tự tóm tắt và giải bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT.
 Bài giải
 Số người trên 3 chuyến máy bay là :
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số : 348 người.
Bài 4:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS nêu tên gọi thành phần phép tính.
 - HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài, củng cố về tìm SBC.
3. Củng cố, dặn dò 
 - 2 HS nhắc lại cách nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt lớp 
 i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức học giỏi, chăm ngoan.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Từng tổ báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 a) Nề nếp :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 b) Học tập :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 c) Lao động:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 d) Đạo đức:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 * Nhược điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Tiếp tục tập luyện tốt các nội dung thi đua để tham dự thi đạt kết quả cao.
 - Thực hiện tốt chủ điểm của tháng. 
 Tổ trưởng kí duyệt
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 Giáo án hội giảng
 Họ và tên : Nguyễn Thị Thuý Trình độ đào tạo : CĐTH
 Nhiệm vụ được giao : Chủ nhiệm lớp 3B. Chức vụ : GV + CTCĐ
 Ngày soạn : 01/11/2014. Ngày dạy : Thứ sáu ngày 07/11/2014.
 Môn dạy : Toán 
 Bài dạy : Tiết 55 : Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. mục đích, yêu cầu:
 - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 
 - Vận dụng trong làm tính và giải toán có phép nhân đúng.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị: GV phấn màu .
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV viết lên bảng 2 phép tính: 12 x 3 và 32 x 3.
 - Cả lớp làm nháp, 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
 - HS, GV chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 123 x 2
- GV viết lên bảng phép nhân 123 x 2
- Cả lớp đặt tính ra nháp.
- GV nêu: Dựa vào cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cả lớp cùng tìm kết quả của phép nhân 123 x 2.
- GV quan sát rồi gọi HS làm xong và đứng lên bảng đặt tính rồi tính. Cả lớp nhận xét. GV hỏi:
 + Khi thực hiện phép nhân ta làm theo thứ tự nào (Nhân từ phải sang trái :từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm).
- 1 HS nêu lại cách nhân.
- Cách thực hiện : GV ghi bảng :
 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 246 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
- Kết luận : 123 x 2 = 246.
+ Khi làm phép tính này ta đã thực hiên mấy lần nhân? (Ba lần nhân)
+ Mỗi lần nhân ta viết được mấy chữ số tích ? (Mỗi lần nhân ta viết được một chữ số ở tích)
+ Phép nhân này có đặc điểm gì ? ( Là phép nhân không nhớ).
 - 1, 2 HS nhắc lại cách tính.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 326 x 3
- Tương tự như trên. GV viết phép tính 326 x 3 lên bảng. HS làm nháp
- GVgọi 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, sau đó nêu cách tính.
- GV ghi bảng như SGK:
 326 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.
 3 . 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 978 . 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 .
- GV kết luận : 326 x 3 = 978.
 + ở phép nhân này ta thực hiện qua mấy lần nhân ? (Ba lần nhân)
 + Phép nhân này khác phép nhân 123 x 2 ở điểm nào ? (Đây là phép nhân có nhớ ở lần nhân thứ nhất)
+ Khi thực hiện phép nhân ta cần lưu ý điều gì ? (Cộng thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân tiếp theo)
- GV chốt: Cả hai phép nhân trên đều là phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Phép nhân 123 x 2 là phép nhân không nhớ. Phép nhân 326 x 3 là phép nhân có nhớ một lần ở lần nhân thứ nhất sang lần nhân thứ hai. Khi nhân phép nhân có nhớ ta cộng thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân tiếp theo.
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1:
 - 1 HS đọc yêu cầu bài. Tính:
 - GV phát phiếu học tập cho HS làm bài vào phiếu học tập, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - Cho HS đổi phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau. Chữa bài, gọi 1 vài HS nêu cách tính.
 - GV hỏi: Các phép nhân này có điểm gì giống nhau? (Đều là phép nhân không nhớ)
Bài 2:
 - HS xác định yêu cầu bài. GV hỏi: Bài này khác bài 1 ở điểm nào ? (Bài 1 chỉ cần tính, bài 2 phải đặt tính rồi mới làm tính).
 - HS làm bài vào bảng con (HS làm cột a).
 - 2 HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp quan sát rồi nhận xét.
 + Khi làm phép tính nhân này ta cần lưu ý điều gì ? (Đây là phép nhân có nhớ)
 + Đều nhớ ở lần nhân thứ mấy? (Đều nhớ ở lần nhân thứ nhất)
Bài 3:
 - 1 HS đọc bài toán. GV hỏi: Bài này thuộc dạng toán gì ? (Gấp lên một số lần)
 - HDHS phân tích bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt và giải bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT.
 Bài giải
 Số người trên 3 chuyến máy bay là :
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số : 348 người.
Bài 4:
 - HS xác định yêu cầu bài. GV hỏi:
 + Bài yêu cầu ta làm gì ? (Tìm x)
 + x là thành phần nào của phép tính chia ? ( x là số bị chia)
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài, củng cố về tìm SBC.
 + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV hỏi : + Hôm nay các em học bài gì ? (Nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số).
 + Muốn nhân số có ba chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào ? (Đặt tính theo cột dọc, sau đó nhân từ phải sang trái).
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài học ngày hôm nay, chuẩn bị bài sau.
 phiếu học tập
Họ và tên : ...............................................................................
Bài 1 (55): Tính :
 341 213 212 110 203
 2 3 4 5 3
 phiếu học tập
Họ và tên : ...............................................................................
Bài 1 (55): Tính :
 341 213 212 110 203
 2 3 4 5 3
 phiếu học tập
Họ và tên : ...............................................................................
Bài 1 (55): Tính :
 341 213 212 110 203
 2 3 4 5 3
chiều thứ 2
 Tiết 2: toán*
 Luyện tập về giải bài toán bằng hai phép tính
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố, khắc sâu về giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: HS : Vở BT Toán in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính
 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 59.
Bài 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV phân tích bài toán : BT cho biết gì ? BT hỏi gì ? Muốn biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg đường, ta cần phải tìm gì ?
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT, 1 HS làm trên bảng lớp.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV nhận xét chữa bài. 
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 Bài 2:
 - HS đọc bài toán.
 - GV HD HS phân tích bài toán ; HS tự phân tích bài, xác định dạng toán
 - Cho cả lớp làm vào vở BT.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1HS lên bảng làm bài.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu bài tập. 2 HS nêu miệng cách làm.
 - Cho HS làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng chữa bài.
 - Rèn kĩ năng thực hiện “gấp”, “giảm” đi một số lần và “thêm”, “bớt’ đi một số đơn vị, điền số vào ô trống.
Bài 4: (nếu còn thời gian).
 - Yêu cầu HS tự đặt đề toán giải bằng hai phép tính rồi tóm tắt, giải bài vào vở nháp.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu về giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tích cực. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: Tập đọc*
 chõ bánh khúc của dì tôi
i. Mục đích, yêu cầu : 
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng : cỏ non, lá rau, lựơt tuyết, xôi nếp,... Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả. 
 - Hiểu được các từ ngữ trong bài ; nắm được ND bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ đẹp hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang theo hương vị đồng quê Việt Nam.
 - Giáo dục HS luôn yêu quý quê hương. 
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài : Đất quý, đất yêu. 
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện từ đọc sai và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng đoạn :
 . GV chia bài thành 4 đoạn.
 . GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng các câu ở bảng phụ.
 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, kết hợp giải nghĩa từ khó : chõ, pha lê, , cây rau khúc,...
 - Cả lớp đọc ĐT cả bài.
* HĐ2: HD HS tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : Tác giả tả cây rau khúc ntn ? 
 GV : Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp, tả rất đúng về cây rau khúc.
 - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc. 
 - HS đọc thầm toàn bài, trao đổi ý kiến : Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ? 
=> GV chốt : ND bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ đẹp hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang theo hương vị đồng quê Việt Nam.
* HĐ3: luyện đọc lại
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc hết bài.
 - 3, 4 HS thi đọc những đoạn miêu tả mà mình thích nhất.
 - 1 HS đọc cả bài.
 - HS, GV bình chọn CN đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn, liên hệ quê hương mình.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc