Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Tự nhiên và xã hội

Bài 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu

- Hiểu khái niệm về các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân học sinh.

- Có kĩ năng phân biệt gia đình một thế hệ, hai thế hệ trở lên. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.Yêu quý gia đình của mình.

- HS có năng khiếu biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.

* GDBVMT: HS có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình gìn giữ môi trường sạch, đẹp. Mối gắn kết các thành viên trong gia đình, thuận hoà , hạnh phúc là góp phần làm cho môi trường xã hội thêm bền vững, tốt đẹp.

II. Các kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp; trình bày, diễn đạt thông tin.

III. Đồ dùng

- Một số ảnh chụp gia đình 2 - 3 thế hệ. Học sinh mang ảnh của gia đình mình.

IV. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Từ tuần 1 - tuần 8 các con đã học chủ đề gì?

- Muốn cho con người luôn khỏe mạnh các con cần làm gì?

- Trong các thời gian trong ngày các con học vào thời điểm nào tốt nhất?

- GV nhận xét.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung chính của chủ đề

- GV giới thiệu chủ đề : Xã hội

- Ở nhà em có những ai? Hãy kể tên những người trong gia đình em?

- Thế nào là gia đình 2 thế hệ và thế nào là gia đình 3 thế hệ? Chúng ta sẽ học bài hôm nay để tìm ra câu trả lời.

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Động não

* Mục tiêu: HS kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Yêu cầu từng cặp hỏi và trả lời

- Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một số cặp HS hỏi đáp trước lớp.

- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.

b. Hoạt động 2: Quan sát tranh

* Mục tiêu: Nhận biết được gia đình 2 thế hệ và GĐ 3 thế hệ.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV giao việc cho từng nhóm.

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh SGK và thảo luận câu hỏi

- Gia đình bạn Minh / bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào?

- Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?

- Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?

- Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?

- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?

- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?

- Đối với những GĐ chỉ có hai vợ chồng chung sống thì được gọi là gđ có mấy thế hệ?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Gọi 1 số HS lên chỉ tranh vẽ và trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có gia đình có 3 thế hệ, có gia đình có 2 thế hệ, cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.

- Gia đình con có mấy thế hệ?

c. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gđ mình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 vở BT.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS dùng ảnh gia đình giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình. (theo nội dung BT2)

Bước 3: Làm việc cả lớp

- Gọi 1 số HS lên giới thiệu trước lớp

GDBVMT: Tại sao cần giữ gìn không khí và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đầm ấm?

- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.

C. Củng cố, dặn dò

- Gia đình em có mấy thế hệ?

- Nhận xét giờ học. Về nhà chuẩn bị ảnh chụp về họ nội, họ ngoại, tìm hiểu kĩ về họ nội, ngoại

- HS phát biểu.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung chính của chủ đề

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp.

- Cả lớp theo dõi.

- HS lắng nghe

- HS chia nhóm 4.

- Các nhóm quan sát tranh SGK và thảo luận câu hỏi.

 Ông , bà

GĐ Minh : bố, mẹ

 Minh và em Minh

GĐ Lan : bố , mẹ Lan.

 Lan và em Lan

- Là ông bà Minh – người nhiều tuổi nhất.

- Là thế hệ thứ 2

- Là thế hệ thứ nhất.

- Là thế hệ thứ 3.

- Là thế hệ thứ 2.

- Là gia đình 1 thế hệ.

- 1 số HS lên chỉ tranh vẽ và trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- Lắng nghe.

- HS phát biểu.

- HS làm bài tập 2 vở BT

- HS dùng ảnh gia đình giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình. (theo nội dung BT2)

- 1 số HS lên giới thiệu trước lớp.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- Nhiều HS trả lời.

- HS lắng nghe.

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V giúp HS hiểu bài mẫu.
- Yêu cầu lớp làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Nhận xét, dánh giá.
b. Cho HS thảo luận, nêu cách tìm ra bạn cao nhất, thấp nhất.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng, yêu cầu HS ghi vào vở.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài toán.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Gọi HS báo cáo.
- Khen ngợi các nhóm tổ chức tốt.
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu hai em nêu về cách đo chiều cao các bạn?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một số HS đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS thảo luận cặp:
+ Cách 1: Đổi số đo chiều cao về cm.
+ Cách 2: Chỉ cần so sánh các số đo theo cm.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm:
+ HS dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm.
+ Thực hành đo chiều cao của từng bạn.
+ Thảo luận để sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao.
+ Mỗi HS ghi kết quả đo vào phần bài làm của mình.
- Từng nhóm báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
Chính tả
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2).
- Làm được BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
* GDBVMT: GD tình cảm yêu quý quê hương.
* BĐ: GD HS yêu thiên nhiên trên đất nươc ta từ đó yêu môI trường xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ HS thi tìm tiếng chứa vần oai/oay, bảng lớp viết câu văn BT3.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc toàn bài 1 lượt.
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại.
- Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
* GDBVMT: Yêu quê hương chúng ta có thể làm gì để bảo vệ quê hương? Bảo vệ môi trường sống của quê hương?
* BĐ: Mỗi một miền quê trên đất nước đều có những cảnh đẹp thiên nhiên khác nhau. Chúng ta cần phải biết yêu quý và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên ấy. Đó là việc làm góp phần bảo bảo vệ môi trường.
- Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài, vì sao phải viết hoa các chữ ấy?
- GV đọc cho HS viết ra giấy những từ dễ viết sai. chốn này, trái sai, da dẻ, nơi này.
b. Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV nhắc HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút,
- Đọc thong thả cho HS viết.
- GV quan sát động viên, uốn nắn HS
c. Nhận xét, chữa bài.
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- GV thu 5-7 vở nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thi làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng và công bố nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 2
- GV gọi 1 HS nêu yâu cầu bài tập.
- HS thi đọc theo nhóm câu văn trong bài tập.
- Đại diện nhóm đọc.
- GV gọi 3 HS viết bảng, HS viết câu văn vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cách viết các tiếng có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài. 
- Nắm quy tắc chính tả, vận dụng khi viết bài.
- HS tìm, phát biểu. Nhận xét bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe, theo dõi SGK.
- 1, 2 HS đọc lại.
- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru con của mẹ chị và của chị.
- Liên hệ, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa: Quê, Chị, Sứ, Chính, Và
- Tập viết ra giấy các tiếng khó viết.
- Lắng nghe, chỉnh sửa.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự soát và chữa lỗi ra lề vở.
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu: Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa vần oay.
- HS làm bài nhóm 4.
- Các nhóm dán kết quả.
- Oai: khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, điện thoại, toại nguyện...
- Oay: xoay, gió xoáy, ngoáy, hí hoáy, loay hoay...
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nêu yâu cầu bài tập: Thi đọc đúng, đọc nhanh
- Thi đọc trong từng nhóm
- Nhóm cử đại diện bạn đọc đúng và nhanh thi đọc 
- 3 HS viết bảng, lớp viết câu văn vào vở.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội
 Bài 20: HỌ NỘI - HỌ NGOẠI
I. Mục tiêu
- Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình, xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ.
- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt hộ nội, họ ngoại.
II. Các kĩ năng sống 
- Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình.
- Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
III. Đồ dùngdạy học
- Các hình trong SGK trang 40, 41.
- Mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp nếu có.
- Mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là gia đình hai thế hệ, gia đình 3 thế hệ?
- Gia đình em có mấy thế hệ? Kể từng người ở mỗi thế hệ?
- Nhận xét.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Bài hát nói về điều gì ?
- GV giới thiệu và ghi bảng.
2. Nội dung
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm quan sát H1(SGK) và thảo luận câu hỏi:
- Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
- Ông ngoại của Hương đã sinh ra những ai trong ảnh?
- Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
- Ông bà nội của Quang đã sinh ra những ai?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Những người thuộc họ nội gồm những ai?
- Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- GV kết luận: Cả 4 bạn có chung ông bà nhưng Hồng, Hương phải gọi là ông bà ngoại vì mẹ hai bạn là con gái ông bà. Quang và Thuỷ phải gọi là ông bà nội vì bố hai bạn là con trai ông bà. Như vậy ,ông bà nội, bố Quang, Thuỷ, được gọi là họ nội. Còn ông bà ngoại, mẹ, Hồng, Hương là họ ngoại.
b. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại
* Mục tiêu: Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- HS làm BT 2 - VBT
- Dán ảnh và giới thiệu với các bạn về họ hàng của mình hoặc kể cho nhau nghe về họ hàng của mình)
- Nói cho nhau nghe về cách xưng hô của mình đối với anh chị em của bố mẹ cùng các con của họ.
- GV hướng dẫn thêm từng nhóm.
Bước 2: làm việc cả lớp 
- Từng nhóm treo ảnh và cử một vài đại diện giới thiệu về họ hàng của mình và cáh xưng hô
- GV giúp HS hiểu: Mỗi người ngoài bố mẹ và anh chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
c. Hoạt động 3: Đóng vai 
* Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- GV chia nhóm, thảo luận đóng vai theo 1 trong các tình huống.
- Các nhóm thảo luận phân công nhau đóng vai.
Bước 2: Thực hiện
- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi?
-Nếu em ở tình huống đó em ứng xử ra sao?
- Tại sao phải yêu quý những người họ hàng của mình?
- GV kết luận. Ông bà nội, ngoại cùng các cô, dì, chú, bác cùng các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. Lớp nghe, nhận xét bổ sung.
- Cả lớp hát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và thảo luận.
- Ảnh ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và bác ruột của Hương.
- Mẹ và bác ruột (anh trai mẹ).
- Ông bà nội, bố và cô ruột của Quang.
- Sinh ra bố Quang và cô ruột (em gái bố) của Quang.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Ông, bà nội sinh ra bố, anh chị em ruột của bố và các con của họ.
- Ông bà ngoại (sinh ra mẹ) và các anh chị em ruột và các con của họ.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Kể cho các bạn trong nhóm nghe.
- Họ nội: Ông nội, bà nội, bác, bá, cô, chú, thím, anh, chị, em.
- Họ ngoại: Ông ngoại, bà ngoại, bác, bá, dì, cậu, mợ, chú, anh, em
- Lắng nghe.
- Thảo luận đóng vai theo 1 trong các tình huống.
- Các nhóm thảo luận phân công nhau đóng vai.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác quan sát, nhận xét
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
.
- HS lắng nghe.
	Ngày soạn: 25/10/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
Toán
Tiết 48: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết nhân, chia trong bảng tính đã học.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- HS có năng khiếu: Làm bài tập 2 (cột 3)
- Giảm tải: 
+ Không làm dòng 2 ở bài tập 3.
+ Không làm ý b ở bài tập 5.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phiếu.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu và viết chiều dài gang tay và bước chân của em?
- Tự so sánh độ dài gang tay, bước chân của em với bạn 
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS nêu kết quả. Lớp nhận xét. 
- Củng cố phép nhân chia trong phạm vi bảng nhân, chia đã học.
Bài 2: 
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
- GV gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- HS có năng khiếu làm hết bài.
- GV chữa bài, chốt lại cách làm.
Bài 3
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn điền được số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giảm tải không làm dòng 2 BT này.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài bằng sơ đồ đoạn thẳng
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu lại đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài (nếu sai)
Bài 5
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
- Yêu cầu 1 HS đo độ dài đoạn thẳng AB.
C. Củng cố dặn dò 
- Giờ toán hôm nay chúng ta đã ôn lại những kiến thức nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Ôn lại bài. 
- HS nêu
- HS nêu 
- Theo dõi
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài.
6 x 9 = 54 28 : 7 = 4 7 x 7 = 49
7 x 8 = 56 36 : 6 = 6 6 x 3 = 18
6 x 5 = 30 42 : 7= 6 7 x 5 = 35
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS nhắc lại cách tính nhân, tính chia.
- 4 HS đại diện nhóm lên bảng làm. Lớp làm vào vở
- HS thực hiện.
a,
 15
 30
 28
 42
x
x
x
x
 7
 6
 7
 5
 105
 180
 196
210
b,
24
2
 93
3
 69
3
2
12
 9
31
 6
21
04
 03
 09
 4
 3
 9
 0
 0
 0
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS làm bài. 
4m 4dm = 44dm
2m14cm = 214cm
- Lắng nghe, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
- HS trả lời.
	25 cây
Tổ Một :
Tổ Hai : 
 ? cây
- HS nhìn và nêu lại bài toán.
- Gấp một số lên nhiều lần.
- HS nêu: Lấy số đó nhân với số lần.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở
Bài giải
Tổ Hai trồng được số cây là:
25 x 3 = 75 (cây)
Đáp số: 75 cây
- Theo dõi, chữa bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
- Đoạn thẳng AB dài 12 cm
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
THƯ GỬI BÀ
I. Mục tiêu
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quí bà của người cháu (trả lời được các CH trong SGK).
II. Các kĩ năng sống:
- Tự nhận thức bản thân.
- Thể hiện sự cảm thông.
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Giọng quê hương và trả lời câu hỏi về nội dung của truyện.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Em đã từng viết thư cho người thân chưa? Viết cho ai?
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
b. Luyện đọc kết giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc 1 câu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm một số từ: lâu rồi, khoẻ, năm nay, sống lâu,
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia đoạn và yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Theo dõi, hướng dẫn ngắt giọng đúng:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó: cổ tích,  
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu đọc từng đoạn theo cặp.
- GV theo dõi, nhắc HS đọc đúng.
- Mời 2 nhóm thi đọc toàn bộ bức thư.
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Mời 1 HS đọc cả bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Đức viết thư cho ai?
- Dòng đầu thư, bạn viết như thế nào.
- GV: Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư bao giờ người viết cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
- Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?
- Đức kể với bà điều gì?
- Tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
- GV chốt nội dung bài.
4. Luyện đọc lại
- Hướng dẫn HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Đã bao giờ em nhận được thư hoặc viết thư cho ai chưa?
- Khi nhận thư, gửi thư em thấy như thế nào?
- Sắp tới, em có muốn gửi thư thăm hỏi ai không?
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện đọc lại bài.
- 3 HS lên bảng kể chuyện. Lớp nhận xét.
- 2 -3 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc 2 lượt.
- HS luyện đọc từ.
- HS đọc từng đoạn kết hợp tập ngắt giọng đúng theo hdẫn của GV.
“Cháu vẫn nhớánh trăng//”
- 3 HS đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
 - Từng nhóm luyện đọc sau đó cử đại diện đọc trước lớp.
- 2 nhóm đọc.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS đọc bài và trả lời.
- Đức viết thư cho bà.
- Bạn viết: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.
- Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Dạo này bà có khoẻ không ạ?
- Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân bạn.
- Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
- Lắng nghe, đọc lại.
- HS nghe.
- HS luyện đọc.
- 3, 4 HS thi đọc.
- HS phát biểu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA G
I. Mục tiêu 
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), Ô, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Gióng
 (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa  Thọ Xương (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu G, tên riêng: Ông Gióng.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS và nhận xét một số bài.
- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
- Cho HS viết vào bảng con Gò Công.
- Nhận xét sửa sai.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
 a. Luyện viết chữ hoa
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV đưa mẫu các chữ hoa, yêu cầu HS nêu cấu tạo từng chữ.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Luyện viết từ ngữ ứng dụng
- Gọi HS đọc tên riêng: Ông Gióng
+ Nêu những hiểu biết về Ông Gióng?
- GV treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho HS quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
- Những chữ nào viết hoa?
- Chữ nào viết một li?
- Chữ nào viết 2,5 ô li?
- Đọc lại từ ứng dụng
- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ.
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Luyện viết câu ứng dụng 
- GV cho HS đọc câu ứng dụng: 
- GV: Giải thích: Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình ..
- GV treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho HS quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa?
- GV hướng dẫn viết.
- Lớp và GV nhận xét sửa sai.
3. Hướng dẫn viết vào vở
- GV nêu yêu cầu của bài viết.
- GV uốn nắn, giúp đỡ HS viết bài.
4. Nhận xét, chữa bài
- Nhận xét bài viết của HS.
C. Củng cố, dặn dò 
- Tuyên dương những HSviết bài đẹp. Chữa 1 số vởi viết sai.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại
- HS viết bảng con.
- Lắng nghe.
- HS tìm.
- HS quan sát và nhận xét các chữ hoa.
- Theo dõi và lắng nghe.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
- Là người giúp dân đánh giặc Ân.
- HS theo dõi và nhận xét.
- Các chữ viết hoa: Ô, G.
- Các chữ 1li :o, i, n.
- Chữ 2,5 li: G, Ô.
- 2 HS đọc.
- HS viết bảng con.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS đọc câu ứng dụng 
- HS quan sát và nhận xét.
- Theo dõi nhận xét.
- Câu tục ngữ có chữ được viết hoa là:Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.
- HS viết bảng con.
- HS viết vở.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 26/10/2015
	Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015
Toán
Tiết 49: KIỂM TRA
I. Mục tiêu Ôn tập về: 
- Kỹ năng nhân chia trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia 6; 7.
- Kỹ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lợt chia). 
- Biết so sánh số đo độ dài có hai tên đơn vị đo (với một số đơn vị đo thông dụng). - Đo dộ dài đoạn thẳng, vẽ độ dài đoạn thẳng cho trước. 
- Kỹ năng giải toán Gấp một số lên nhiều lần; Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
- HS làm bài trên giấy.
II. Đồ dùng dạy - học
- Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học 
Bài 1: Tính nhẩm 
 6 x 3 = 24 : 6 = 7 x 2 = 42 : 7 = 
 7 x 4 = 35 : 7 = 6 x 7 = 54 : 6 = 
 6 x 5 = 49 : 7 = 7 x 6 = 70 : 7 = 
Bài 2: Tính 
 1 2 2 0 96 3 48 4 
 x 7 x 6 
Bài 3: 
 > 4m 50 cm .. 450 cm 3m 5 cm .. 300 cm 
 < ?
 = 6m 60 cm .. 6m 62 cm 1m 10 cm .. 110 cm
Bài 4: Chị nuôi được 15 con gà , mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị.
 Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà?
Bài giải:
...
Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm 
 b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB. 
...
Chính tả
QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần et/oet (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho HS viết: quả xoài, xoáy nước.
đứng lên, thanh niên
- Nhận xét, chỉnh sửa.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn thơ.
- Gọi HS đọc lại.
- Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào.
- Em có cảm nhận gì về quê hương với các hình ảnh đó.
- Các khổ thơ được viết như thế nào.
- Chữ cái đầu mỗi dòng thơ ta viết như thế nào.
- GV đọc cho HS viết: trèo hái, rợp bướm vàng bay cầu tre, nghiêng che
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
b. Hướng dẫn HS nghe - viết
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở,
- Đọc cho HS viết 3 khổ thơ vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS. 
c. Nhận xét, chữa bài.
- Đọc lại cho lớp dò và kiểm tra lỗi cho nhau lỗi.
- GV nêu nhận xét 5-7 bài rút kinh nghiệm
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi lên bảng trình bày. 
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu câù lớp làm theo cặp.
- Dán tranh, gọi một số cặp lên trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách trình bày một đoạn văn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết lại bài cho đúng, đẹp bài chính tả nếu chưa đạt.
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết nháp.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- 4 HS đọc thuộc lòng lại. Lớp theo dõi.
- Bạn vẽ làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì bạn rất yêu quê hương.
- Các khổ thơ viết cách nhau một dòng.
- Phải viết hoa và lùi vào 2 ô.
- 3 HS viết bảng lớp, Lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc các từ trên bảng.
- Lắng nghe, chỉnh sửa.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở, kiểm tra lỗi cho nhau.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu ở SGK.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa. Lớp nhận xét, bổ sung.
Lời giải
- Toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
- HS đọc.
- HS trao đổi cặp.
- Một số cặp lên hỏi đáp.
- Lớp nhận xét.
Lời giải
 nặng - nắng lá - là.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu
SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Mục tiêu
- Biết thâm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
* GDBVMT: HS các câu thơ, câu văn tả cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương. Việt Bắc, nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. 
* TTHCM: Bác Hồ là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện lý tưởng cao đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết khổ thơ BT 1.
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 3.
- Tờ phiếu khổ to làm BT2.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS làm BT 2, 1 HS làm BT3 tiết 1 bài ôn tập giữa kì.
- HS nhận xét, củng cố hiểu biết về so sánh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gọi 3 HS đọc khổ thơ.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ cây cọ với chiếc lá rất to, rộng để giúp HS hiểu hình ảnh trong bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi 1 HS chữa bài trên bảng giải thích. 
Bài 2
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày trên bảng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Nói giảng qua về nội dung câu thơ, câu văn và liên hệ đến việc bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Những câu thơ trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ những cảnh đẹp đó?
* TTHCM: Bài thơ “Cảnh khuya” giúp em học tập được đức tính cao quý gì của Bác?
- Bài thơ “cảnh khuya” được Bác sáng tác trong lúc Người đang ở chiến khu Việt Bắc ... bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Bác (thơ Bác là thơ của một thi sĩ - chiến sĩ) chúng ta học tập được tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên, vượt khó khăn, gian khổ của Bác.
Bài 3
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- K

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10 - thu - sáng.doc