Giáo án Lớp 2 - Tuần 9: Ôn tập kiểm tra giữa kì - Năm học 2016-2017

Tiết 1: ĐẠO ĐỨC

 Bài: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

-Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

-Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập

-Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

*HSKG: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

- KNS: Quản lý thời gian; ra quyết định; hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ 1: Củng cố kiến thức

- Đọc ghi nhớ bài trước.

*. Giới thiệu bài:

- Yêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. Xử lý tình huống

 GV nêu tình huống, yêu cầu các HS thảo luận để đưa ra cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai.

- Các nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết và chuẩn bị sắm vai.

- Một vài nhóm HS lên diễn vai. HS dưới lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, phân tích các cách ứng xử của các nhóm diễn vai và lựa chọn, tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.

-Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.

HĐ 3. Thảo luận nhóm.

- Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy khổ lớn các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân.

-GV tổng hợp, nhận xét các ý kiến của các nhóm HS.

-GV tổng kết và đưa ra kết luận dựa vào những ý kiến thảo luận của các nhóm HS.

HĐ 4. Liên hệ thực tế.

 Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận, xử lý các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí.

-Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng chương trình đang chiếu phim hay. Mẹ giục Lan đi học nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ?

-Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép được bài. Bạn Nam làm như thế có đúng không?

-Tình huống 3: Trống trường đã điểm, nhưng vì hôm nay chưa học thuộc bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao?

- Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không? Vì sao?

-Kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem nhiều ích lợi cho em như: giúp cho việc học tập đạt được kết quả tốt hơn; em được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình

HĐ 5: Hoạt động nối tiếp

-Yêu cầu: các HS về nhà xem xét lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp.

-Chuẩn bị: Thực hành

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9: Ôn tập kiểm tra giữa kì - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra đọc (7 - 8 em)
- Yêu cầu HS lên bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá.
HĐ 3. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “Làm việc thật là vui” (miệng).
- HD HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 4. Đặt câu nói về sự vật.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS phân tích tìm hiểu nội dung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HĐ 5: Hoạt động nối tiếp 
- Về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng.
- Nhận xét tiết học. 
..
Tiết 3: THỰC HÀNH TOÁN
 TUẦN 9(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU HS củng cố: 
- Phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Vở luyện tập Toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức
- 2 HS lên thực hiện phép tính: 76 + 24; 67 + 33
GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ 2: Thực hành 
Bài 1(trang 25) : HS đọc yêu cầu đề bài. HS dưới lớp làm vào vở sau đó 1 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét bài và tuyên dương.
Bài 2: HS nêu yêu cầu đề bài. HS nêu bài giải. HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
Bài 3, 4, 5 : Cả lớp làm vào vở. HS trả lời miệng. GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 6, 8: HS nêu yêu cầu. HS làm bài vào vở. HS nối tiếp đọc bài làm của mình.
Bài 7: HS nêu đề bài cho biết gì? Đề bài yêu cầu gì? HS làm bài giải vào bảng phụ. 
GV nhận xét.
HĐ 3 : Hoạt động nối tiếp
- GV củng cố bài, nhận xét , đánh giá tiết học.
.....................................................................
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2016
BUỔI SÁNG 
Tiết 1: TOÁN
Tiết 42 Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu, 
- Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ, chai, ca 1 lít, 1 thùng nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
+ HS 1: Đọc viết các số đo có đơn vị (lít).
+ HS 2: Tính:
7lít + 8lít = 	 3lít + 7lít + 4lít =
12lít + 9lít = 7lít + 12lít + 2lít =
- GV nhận xét HS.
* Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em đọc và viết các phép tính có đơn vị là lít. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm một số bài qua tiết luyện tập này.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. HD Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào bảng con.
- Yêu cầu nêu cách tính 35 lít - 12 lít.
Bài 2:
- GV hướng dẫn tranh a - Có mấy cốc nước. Đọc số đo trên cốc.
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Ta làm như thế nào để biết số nước trong cả 3 cốc.
- Kết quả là bao nhiêu?
- Yêu cầu nhìn tranh nêu bài toán tương ứng rồi nêu phép tính
Bài 3:
- HS đọc thầm bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài.
HĐ 3: Hoạt động nối tiếp 
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
.........................................................
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học.
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
- Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài CT Cân voi ( BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ /15 phút.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Phiếu viết tên bài học thuộc lòng.
 - Bút dạ; 3 tờ giấy khổ to kẻ ô chữ bài tập2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc (7 - 8 em) 
- Yêu cầu lên bắt thăm bài.
- Học sinh lên bắt thăm chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Đọc bài trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả.
- GV đọc bài chính tả.
- Giúp học sinh hiểu nội dung, kết hợp giải nghĩa từ: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.
- HD viết từ khó.
+ Nhận xét, sửa sai.
- Đọc cho HS viết vào vở.
+ Theo dõi, uốn nắn.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài, nhận xét.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp 
- Về nhà luyện viết lại các bài chính tả tuần 7,8 để chuẩn bị KT viết.
- Nhận xét tiết học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 9 Bài: ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
- Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe.
- KNS: Ra quyết định; tư duy phê phán; làm chủ bản thân; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV :Tranh SGK 20,21.
 - HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
- Để ăn sạch chúng ta cần làm gì?
- Làm thế nào để uống sạch.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Giới thiệu bài: 
Hát bài Con cò. 
Bài hát vừa rồi hát về ai? 
Trong bài hát ấy chú cò bị làm sao?
Tại sao chú cò bị đau bụng?
Chú cò trong bài hát ăn quả xanh, uống nước lã nên bị đau bụng. Bởi vì chú cò ăn uống không sạch, trong đồ ăn, nước uống có chất bẩn, thậm chí có trứng giun, chui vào cơ thể và làm cho chú cò nhà ta bị đau bụng. Để phòng tránh được bệnh nguy hiểm này, hôm nay cô sẽ cùng với các em học bài: Đề phòng bệnh giun.
HĐ 2. Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm hãy thảo luận theo các câu hỏi sau:
1.Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun.
2. Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
3.Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
Nêu tác hại do giun gây ra.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV chốt kiến thức:
Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể như: dạ dày, gan, phổi, mạch máu.
Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể.
Người bị bệnh giun sẽ có cơ thể không khoẻ mạnh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu nhiều giun quá có thể gây tắc ruột, ống mật dẫn đến chết người.
Triệu chứng của người bệnh giun là hay đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy, ngứa hậu môn
HĐ 3. Thảo luận cặp đôi 
Bước 1:
- HS thảo luận cặp đôi câu hỏi: Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun theo những con đường nào?
Bước 2:
- Treo tranh vẽ về: Các con đường giun chui vào cơ thể người.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.
Bước 3: 
- GV chốt kiến thức: Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.
- Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.
- Người ăn rau nhất là rau sống, rửa rau chưa sạch, trứng giun theo rau vào cơ thể.
HĐ 4. Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ định bất kì HS, nói 1 cách để đề phòng bệnh giun (HS được chỉ định nói nhanh)
.Bước 2: Làm việc với SGK.
- GV yêu cầu HS giải thích các việc làm của các bạn HS trong hình vẽ:
- Các bạn làm thế để làm gì?
- Ngoài giữ tay chân sạch sẽ, với thức ăn đồ uống ta có cần phải giữ vệ sinh không?
- Giữ vệ sinh như thế nào?
Bước 3: GV chốt kiến thức: Để đề phòng bệnh giun, cần:
Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,  không đại tiện bừa bãi
HĐ 5: Hoạt động nối tiếp 
Để đề phòng bệnh giun, ở nhà con đã thực hiện những điều gì?
GD-BVMT: Con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh. Như vậy hành vi giữ vệ sinh của mỗi người là vô cùng cần thiết. Các em cần phải thực hiện đi tiểu, đại tiện đúng nơi quy định , không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; thực hiện ăn chín uống sôi.
-Chuẩn bị: Ôn tập con người và sức khoẻ.
- Nhạn xét tiết học.
.................................................................
Tiết 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 TUẦN 9 ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng viết chữ:
 - Biết viết chữ G hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
 - Biết viết ứng dụng cụm từ cỡ vừa và nhỏ; chữ viết đúng mẫu,đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 GV- Mẫu chữ hoa E (như SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa : (8’)
* HD HS quan sát và nhận xét(GV) 
-Cấu tạo:Chữ hoa G cỡ vừa cao 5 li, gồm . nét......
-Cách viết:
-GV vừa viết mẫu chữ G lên bảng vừa nói lại cách viết
* HD HS viết trên bảng con. - HS tập viết 2, 3 lượt(GV giúp đỡ HS Y)
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng : (8’)
a/ GT cụm từ ứng dụng(GV)-1 HS đọc cụm từ ứng dụng
-Nêu cách hiểu cụm từ - đa ra lời khuyên 
b/HS q/s cụm từ ứng dụng , nêu nhận xét. 
c/HD HS viết chữ G vào bảng con-HS cả lớp viết 2 lượt (GV giúp đỡ HS Y)
HĐ 3: Hướng dẫn HS viết vào vở TV.(20’)
- GV nêu yêu cầu viết đối với các đối tợng HS 
 đ. Chấm,chữa bài 
- GV chấm 10 bài, nêu nhận xét.
HĐ 4: Hoạt động nối tiếp ( 2’)
- GV nhận xét chung tiết học.
.
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
BUỔI SÁNG 
Tiết 1: TOÁN
Tiết 43 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, lít.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (dòng 1, 2), Bài 3 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
- Học sinh 1: Tính: 5lít + 3lít - 4lít =
 18lít - 12lít + 4lít =
- Học sinh 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Thùng 1: 13 lít
Thùng 2: 14 lít
Hỏi cả 2 thùng....... lít ?
- GV nhận xét.
* Giới thiệu bài: 
- Tiết Toán hôm nay chúng ta sẽ học bài: ”Luyện tập chung”để củng cố lại kiến thức về phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 và về các đơn vị đo kg và lít. - GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. HD luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên viết cột 1 và cột 3 lên bảng và yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả tính.
- Cột 3, 4 làm bảng con.
- HS làm bài, sau đó nối tiếp (theo bàn hoặc theo tổ) báo cáo kết quả từng phép tính.
- GV sửa sai và nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS nhìn từng hình vẽ nêu thành bài toán rồi tính. Sau đó gọi HS nêu kết quả.
- Tranh1:
+ Có mấy bao gạo, đọc số kg trên mỗi bao gạo.
+ Bài yêu cầu ta làm gì?
+ Ta phải làm thế nào để biết số kg trong cả 2 bao?
+ Kết quả là bao nhiêu?
- Tranh 2: (Tiến hành tương tự)
Bài 3: (bỏ cột 5, 6)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Muốn tính tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- Yêu cầu đổi phiếu để kiểm tra bài cho nhau
- GV thu một số phiếu chấm điểm nhận xét.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS giải bài vào vở.
1 HS lên bảng giải.
Gọi 1 HS nhận xét bài bạn.
- Chấm 1 số bài - Nhận xét.
- Yêu cầu HS sửa bài, nếu sai.
HĐ 3: Hoạt động nối tiếp 
- GV nêu câu hỏi hệ thống bài. 
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết Kiểm tra định kì giữa kì 1.
- Nhận xét tiết học.
................................................................
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Tiết 5 )
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
- Trả lời câu hỏi về nội dung tranh (BT2).
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác, quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, tranh minh hoạ SGK.
- HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
 -Cho HS viết bảng con các từ ngữ đã viết sai ở bài chính tả “Cân voi”.
 -GV nhận xét.
 * Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
 HĐ 2. Kiểm tra đọc (các học sinh chưa được kiểm tra).
-Cho HS bắt thăm chọn bài.
-Nêu câu hỏi tương ứng với nội dung bài đọc.
-Nhận xét, ghi điểm
*HĐ 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn làm bài tập 2.
- Đính tranh lên bảng.
- HS làm việc theo cặp. Nêu câu hỏi về nội dung của từng tranh; trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp 
-Cho HS nêu lại nội dung của từng tranh.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
.
BUỔI CHIỀU 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
-Biết caùch noùi lôøi caûm ôn, xin loãi phù hợp với tình huống cụ thể (BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ chấm hay dấu phấy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện (BT3)
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phiếu ghi tên các bài HTL đã học, bảng phụ chép BT3.
- HS: Vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
-Cho HS nêu lại nội dung các bức tranh bài tập 2, tiết 5.
-GV nhận xét, đnáh giá.
* Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra đọc (những học sinh chưa được kiểm tra) 
-Cho HS bắt thăm chọn bài.
-Nêu câu hỏi ứng với nội dung bài đọc.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ 3. Nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HD HS làm bài vào giấy nháp.
- Yêu cầu HS lần lượt trình bày.
- GV nhận xét, ghi câu đúng lên bảng.
Bài tập 3: 
Neu yêu cầu: Dùng dấu chấm hay dấu phẩy.
- GV đính BT lên bảng
-Gợi ý hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- GV nêu câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
HĐ 4: Hoạt động nối tiếp 
-Cho HS nêu lại lời cảm ơn hay xin lỗi theo các tình huống ở BT2.
- Nhận xét tiết học.
.
Tiết 2: HĐGDNGLL
GDKNS : KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
I. MỤC TIÊU 
- Giáo dục học sinh biết lắng nghe mọi người trong mọi tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vở thực hành kĩ năng sống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* GV Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu đề bài
? Trong các tình huống mỗi tranh bạn nào biết lắng nghe? Bạn nào không biết lắng nghe. Vì sao?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 2, 3, 4: 
HS đọc yêu cầu đề bài
GV hướng dẫn HS làm bài.
HS tự làm bài. HS trả lời
Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 5: HS tự đánh giá xem mình đã biết lắng nghe tích cực hay chưa.
HS tự nêu. GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 6: HS thực hành lắng nghe tích cực trong các trường hợp
GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ2: Hoạt động nối tiếp 
GV nhận xét tiết học.
Củng cố bài và chuẩn bị cho bài học sau.
.
 Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2016
BUỔI SÁNG 
Tiết 1: TOÁN
Tiết 39 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU 
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác.
- Giải bài toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn, liên quan tới đơn vị: kg.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : (Đề bài do GV ra).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Bài 1: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái chỉ kết quả đúng: 
1) Số 52 được viết thành các số tròn chục và đơn vị.
 A. 5 + 2	 B. 50 + 2	 C. 60 + 0
2) Số 45 là kết quả của phép tính nào?
 A. 23 + 32 	 B. 15 + 25	 C. 39 + 6
3) Đề - xi - mét được viết tắt là:
	A. dm	 B. cm	 C. m
4) 7 dm = .. cm . Số cần điền vào chỗ chấm là:
 A. 7	 B. 70 C. 70cm
5) Số thích hợp điền vào ô trống là: 9 > 58
 A. 5	 B. 4	 C. 3 
6) 10 chục là:
 A. 1 	 B. 10	 C. 100
Bài 2: (2 điểm) 
a/ Viết số: 
 Bảy mươi mốt: ....................	Sáu mươi tư: ....................	
b/ Đọc số: 
 65: ...............................................	82: .................................................
Bài 3: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: 
 27 + 68	 40 + 30	 59 – 25 	 72 – 30
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
Bài 4: (1 điểm) Điền dấu , = thích hợp vào ô trống
25kg + 5kg 40kg	 8kg + 7kg 13kg
76kg – 22kg 40kg + 13kg 45kg + 5kg 56kg
Bài 5: (2 điểm) Đoạn thẳng AB dài 3 dm, đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB 10 cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng – ti – mét.
Giải
 ..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
Hướng dẫn chấm toán lớp 2 - (2016 – 2017)
Bài 1: (3 điểm) Khoanh đúng mỗi phần cho 0,5 điểm 
Bài 2: (2 điểm) Viết đúng mỗi số 0,5 điểm)
Bài 3: (2 điểm) Mỗi phép tính 0,5 điểm (đặt tính đúng 0,25 điểm; kết quả đúng 0,25 điểm)
Bài 4: (1 điểm) Điền đúng mỗi số (0,25 điểm)
Bài 5 : (2 điểm) 
- Viết đúng câu lời giải (0,5 điểm)
- Viết phép tính đúng (1 điểm)
	- Viết đáp số đúng (0,5 điểm)
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
-Biết cách tra mục lục sách .(BT2) 
-Nói đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3).
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; giao tiếp; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phiếu ghi tên các bài HTL.
- HS: Vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
- Cho HS nói lời cảm ơn, xin lỗi ở BT2 tiết 6.
-GV nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra đọc (những học sinh chưa được kiểm tra).
-Cho HS bắt thăm chọn bài.
-Nêu câu hỏi tương ứng với nội dung bài đọc.
-Nhận xét.
HĐ 3. Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách. 
Bài tập 2 : 
- Cho HS đọc yêu cầu .
-Yêu cầu HS mở mục lục ở cuối sách, nêu các bài đã học ở tuần 8.
-Nhận xét, đánh giá.
HĐ 4. Ghi lại lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho thảo luận nhóm đôi.
-GV nêu các tình huống SGK.
-Yêu cầu HS nói lời mời, nhờ, đề nghị.
-Nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp 
-Cho HS nêu lại lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống ở BT3.
-Nhận xét tiết học.
.
BUỔI CHIỀU 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỌC (Tiết 8)
I. MỤC TIÊU 
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
- Kiểm tra đọc hiểu (đề kiểm tra trong VBT Tiếng Việt).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu ghi các thăm ghi tên bài học sinh sẽ bắt thăm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhắc nhở học sinh về:
- Đọc kĩ đề bài.
- Làm bài vào nháp (nếu cần).
- Kiểm tra trước khi nộp bài.
- Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ...
3. Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã.
4. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2016
BUỔI SÁNG 
 Tiết 1: TOÁN
Tiết: 45 Bài: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG.
I. MỤC TIÊU 
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3).
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình vẽ trong phần bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ 1: Củng cố kiến thức 
- Trả bài kiểm tra tiết trước, nhận xét chung, sửa sai.
* Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Giới thiệu kí hiệu chữ và tìm số hạng trong tổng: 
Bước 1: Treo lên bảng hình vẽ 1 trong phần bài học
- có tất cả bao nhiêu ô vuông? được chia mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông?
- 4 cộng 6 bằng mấy? 6 bằng 10 trừ mấy? 6 là số ô vuông của phần nào?
- 4 là số ô vuông của phần nào
- Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận.
- Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ôp vuông của phần thứ hai.
- Treo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_9_Lop_2.doc