Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết : Trể em có bổn phận tham gia những việc làm phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà ,cha mẹ .

- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các phiếu thảo luận nhóm tình huống1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.(4) Kiểm tra bài cũ:Việc của bạn nhỏ thể hiện tình cảm ntn đối với mẹ?

 GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét –ghi điểm

B.Dạy học bài mới:

(2) GVgiới thiệu bài :Ghi đầu bài lên bảng

HĐ1(9) Tự liên hệ :GV nêu câu hỏi:

Ở nhà, em đã tham gia những việc gì? Kết quả của các công việc đó?

Bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào về những việc làm của em?

Sắp tới em muốn được làm những công việc gì?

HS thảo luận nhóm đôi, đại diện HS trả lời trước lớp.GV khen những em chăm chỉ làm việc nhà

Kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năngvà bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với bố mẹ.

HĐ2(16) Trò chơi: “Nếu . thì”.:mt: Cần làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm đối với công việc gia đình.GV giao nhiệm vụ , các nhóm chơi thử , sau đó chơi chính thức , nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng là nhóm thắng cuộc. Đánh giá chung:Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II:Đồ dùng dạy học: Giấy ghi sẵn nội dung các từ , ngữ cần luyện đọc
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu
A(5’)Kiểm tra bàicũ:Đọc bài “Thời khóa biểu”
GV gọi 3HS đọc nối tiếp , nêu câu hỏi HS trả lời , nhận xét, ghi điểm
B.Dạy học bài mới:
(2’)GV giới thiệu bài:Ghi đầu bài lên bảng
 HĐ1(30’) Luyện đọc 
a.Đọc mẫu:GV đọc mẫu toàn bài, gọi HS khá đọc , lớp đọc thầm
b.Hướng dẫn phát âm:Giới thiệu các từ cần luyện phát âm, HS đọc :ra chơi, chỗ tường thủng, cố lách ra,...GV sửa sai
HS nối tiếp nhau đọc từng câu, từ đầu đến hết bài mỗi HS chỉ đọc một câu, 
c.Hướng dẫn ngắt giọng:Cô xoa đầu Nam /và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi:// “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không”// .“Ngoài phố có gánh xiếc.// Bọn mình ra xem đi”// 
Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
 d.Thi đọc giữa các nhóm.HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2 ,3 ,4.GV nghe và chỉnh lỗi cho các em
Các nhóm thi đọc , thi đọc cá nhân, HS nhận xét.
g.Đọc đồng thanh: Cả lớp đọc đồng thanh một lượt
- HS đọc trơn đuợc cả bài, đọc đúng các từ ngữ :vùng vẫy , cổ chân, lấm lem
Tiết 2
HĐ2(24’)Tìm hiểu bài:
MT:Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi và hiểu nội dung bài
Đoạn 1:Gọi HS đọc đoạn 1,cả lớp đọc thầm, GV nêu câu hỏi , 
- Gìơ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
 ( đi ra ngoài phố xem xiếc)
- Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào?( hai bạn chui qua một lỗ tờng thủng)
Đoạn 2, 3:Gọi HS đọc đoạn 2, 3 GV nêu câu hỏi HS trả lời, nhận xét
Ai đã phát hiện ra Nam và Minh chui qua chỗ tường thủng?
(Bác bảo vệ).những việc làm của cô giáo cho em thấy cô là người ntn?(Cô rất dịu dàng và thương yêu HS)
Người mẹ hiền trong bài là ai? (là cô giáo)
HĐ3(9’)Thi đọc truyện:
MT:Giúp HS đọc thể hiện đúng theo vai từng nhân vật .GV tổ chức cho các nhóm đọc truyện theo vai, sau đó nhận xét , ghi điểm các nhóm đọc tốt, động viên khuyến khích các em đọc chưa tốt
C(5’) Củng cố dặn dò: Cho HS hát bái hát , hoặc đọc câu thơ về thầy ,cô.
 Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009
Toán:
Tiết36: 36 + 15
I:Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng ,36+15 
-Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
II:Đồ dùng dạy học: 4 bó một chục que tính và 11 que tính rời III:các III.hoạt động dạy học chủ yếu:
A(4’)Kiểm tra bài cũ: 56+7 , 49+9
GV gọi 2 HS lên làm , HS dưới lớp làm giấy nháp, nhận xét ghi điểm
B.Dạy học bài mới:
(2’)GV giới thiệu bài mới: GV ghi bảng
HĐ1(6’)Giới thiệu phép tính cộng 36+15
Bước1:GV nêu bài toán, HS đọc và phân tích đề toán 3 6
Bước2:GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính để tìm kết quả +
Bước3: HS đặt tính và thực hiện phép tính 1 5
 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 5 1
HĐ2(26’)Luỵên tập thực hành:
Bài1: (dòng 1)MT:Luyện kĩ năng thực hiện tính cộng có nhớ
Gọi HS đọc đề , HS làm vào vở , HS đổi chéo vở tự kiểm tra kết quả 
Bài3:MT:Luyện kĩ năng giải toán theo hình vẽ .Gọi HS đọc đề toán theo tóm tắt, Bài toán hỏi ta cái gì? , HS lên bảng giải , lớp làm vào vở,nhận xét
Bài4:MT:Củng cố phép cộng có nhớ. Giúp HS nhận biết bằng cách cộng nhẩm kết quả từng phép tính tổng bằng 45
C(3’)Củng cố dặn dò: GV giao bài tập về nhà.
 Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009
Toán:
TIếT37 :Luyện tập
I:Mục tiêu: Giúp HS :
- Thuộc bảng 65,7,8,9 cộng với một số .
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 .
- Biết giải toán về nhiều hơn cho dươí dạng sơ đồ .
- Biết nhận dạng hình tam giác .
II:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A(4’)Kiểm tra bài cũ:Giải bài toán về nhiều hơn
Bài giải:Lớp 2A có số HS là: 28+6 =34(học sinh) Đáp số:34hs
 .GV gọi HS đọc đề, HS lên làm , HS nêu kết quả , nhận xét.GV ghi điểm
B.Dạy học bài mới:
 (2’)GV giới thiệu bài:Ghi đầu bài
 (31’)Luyện tập thực hành
HĐ1:Bài1: Củng cố kĩ năng tính nhẩm:6+4=, 6+10 =, 6+7=,...
HS tự làm bài , GV gọi HS lần lượt nêu kết quả, nhận xét
HĐ2:Bài2: Củng cố tính tổng hai số hạng đã biết:
-Gọi HS nêu yêu cầu HS làm vào vở, nối tiếp nhau đọc kết quả, GV nhận xét. 
HĐ3:Bài4: Củng cố kĩ năng giải toán theo tóm tắt.
1 HS đọc đề, nêu câu hỏi, HS trả lời, 1 HS lên giải, lớp làm vào vở.
HĐ4:Bài5 a): Củng cố nhận dạng hình tam giác
GV vẽ hình lên bảng, HS quan sát và nêu kết quả, HS nhận xét
C(3’) Củng cố dặn dò: Giao bài tập về nhà. Trong VBT. 
 Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
 ôn tập 3 bài hát : Thật là hay , xoè hoa , múa vui
I .Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai đIệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản .
II. Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ quen dùng 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A: Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng
HĐ1(8’), Ôn bài hát Thật là hay:
- Cả lớp hát đồng thanh bài hát.
- Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ .
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách – Hát thầm , tay gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
HĐ2(8’)Ôn bài hát Xoè hoa:
 - Hát kết hợp động tác múa đơn giản.
- Hát thầm , tay gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
HĐ3(8’)Ôn bài hát Múa vui:
- Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ .
- GV gõ đệm theo tiết tấu lời ca và đố HS nhận ra đó là câu nào của bài hát ..
B (8’): Phân biệt âm thanh cao- thấp , dài – ngắn:
- GV dùng đàn hoặc giọng hát để thể hiện âm thanh cao – thấp , dài ngắn.
- HS phân biệt , 
(3’)C. Củng cố – Dặn dò : Cho HS hát lại 3 bài hát đã được ôn.
	Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009
Chính tả: 
Tập chép: NgƯời mẹ hiền
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nói nhân vật . 
- Làm được BT2;BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(3’) Kiểm tra viết đúng: đồi núi, lũy tre, lũy tre, con kiến
GV gọi HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài:Ghi đầu bài.
HĐ1(23’) Hướng dẫn tập chép:
a.Ghi nhớ nội dung đoạn chép: treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn chép, GV :Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn ntn? HS trả lời
b. Hướng dẫn cách trình bày:GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ ngữ khó: xấu hổ, nghiêm giọng, giảng bài,...
GV đọc từ khó, 3 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, HS nhận xét
d. Tập chép: HS nhìn bảng chép bài vào vở 
e. Soát lỗi:HS soát bài theo lời đọc của GV
g. Chấm bài: GV thu nửa số vở chấm, nhận xét kết quả
HĐ3(7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài1: MT: Rèn kĩ năng tìm từ
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét
Bài2; 3: MT: Củng cố kĩ năng điền d/ r/ gi, uôn/ uông, ao/ au
1 HS đọc đề, HS làm vào vở , lần lượt nêu k/q GV nhận xét, kết luận.
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau
	Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tự nhiên xã hội:
ăn, uống sạch sẽ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như : ăn chậm nhai kĩ không uống nước lã , rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại,tiểu tiện .
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra bài cũ:ăn, uống đầy đủ
Em thích ăn gì, uống gì? vì sao? GV nêu câu hỏi, 2HS trả lời, HS nhận xét GVghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV cho HS hát bài :Thật đáng chê .Giới tthiệu bài: Ghi đầu bài
HĐ1(11’) Làm việc với SGK và thảo luận.ăn uống sạch sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì?
Bước1: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS nêu lên 1 ý và ghi nhanh ý kiến của các em lên bảng, HS chốt lại toàn bộ ý kiến các bạn vừa nêu ra.
Bước2: Làm việc với SGK theo nhóm
HS quan sát hình vẽ SGK trang 18.GV:Rửa tay ntn là hợp vệ sinh? Rửa quả ntn là đúng?...
Bước3: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trình bày kết quả quan sát hình vẽ phân tích tranh. Các nhóm khác bổ sung.GV:Để ăn sạch bạn phải làm gì?
HĐ2(10’) Làm việc với SGK và thảo luận: Phải làm gì để ăn uống sạch ?
Bước1:Làm việc theo nhóm, từng nhóm trao đổi nêu những đồ uống ưa thích
Bước2:Làm việc cả lớp, đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến
Bước3:Làm việc với SGK, cho HS quan sát hình 6,7,8 và cho ý kiến
HĐ4(5’) Thảo luận về ích lợi của việc ăn , uống sạch sẽ
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác bổ sung.
C(2’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau
 Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009
Tập đọc:
Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ngắt nghỉ hơI đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: TháI độ ân của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn ,không phụ lòng tin yêu của mọi người (TL được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra bài cũ :GV gọi 2 HS đọc bài “ Người mẹ hiền”
 Ai là người mẹ hiền? Vì sao? GV nêu câu hỏi, HS trả lời GV nh/ x ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài mới: Ghi đầu bài lên bảng
HĐ1(18’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu lần1 giọmg đọc thong thả ,nhẹ nhàng, tình cảm, gọi HS giỏi đọc, cả lớp đọc thầm trong SGK
b. Hướng dẫn luyện phát âm:nỗi buồn, âu yếm, tốt lắm,...
 HS đọc các từ khó trên bảng, 
c.Hướng dẫn ngắt giọng:Gọi HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu
d. Đọc cả đoạn: Giảng từ: âu yếm, mới mất, đám tang, 
HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn cho đến hết bài, 
e. Thi đọc giữa các nhóm:thi đọc cá nhân.HS thi đọc đồng thanh theo nhóm,
g. Cả lớp đọc đồng thanh: lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
HĐ2(8’) Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài ,GV nêu câu hỏi, HS trả lời,
HĐ3(4’) Thi đọc theo vai: Chia nhóm tập luyện và thi đọc theo vai.
C.(3’) Củng cố dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009
Toán:
Tiết 38: Bảng cộng
I:Mục tiêu: Giúp HS: 
- Thuộc bảng cộng đã học .
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về nhiều hơn .
II:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A(5’)Kiểm trabài cũ: 36+5 , 56+15
GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp nêu kết quả, nh/x
B.Dạy học bài mới:
 (2’)GV giới thiệu bài mới : Ghi đầu bài
(33’) Củng cố bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20
 HĐ1:Bài1:MT:Rèn kĩ năng tính nhẩm , tự lập bảng cộng
Tổ chức cho HS ôn lại bảng cộng : “9 cộng với một số”, “8 cộng với một số”
HS nối tiếp nhau đọc bảng cộng ,cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng. 
HĐ2: Bài 2( 3phép tính đầu ) 
 15 26 36
 + 9 +17 +8
- GV ghi phép tinh lên bảng gọi HS lên bảng thực hiện.
- HS dưới lớp làm vào bảng con – Tổ chức nhận xét 
 Bài3:MT:Củng cố kĩ năng giải toán về nhiều hơn. Gọi HS đọc đề nêu phân tích bài toán, lớp làm vào vở ,HS lên bảng giải, lớp nhận xét
Mai cân nặng số kg là:
 28 +3 =31kg 
 Đáp số: 31kg
 C(4’)Củng cố dặn dò: Giao bài tập về nhà.Trong VBT.
 Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009
Mĩ thuật :
 Thường thức mĩ thuật :xem tranh “Tiếng đàn bầu”
I:Mục tiêu: Giúp HS :
Làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ .
Mô tả được các hình ảnh,các hoạt động và màu sắc trên tranh.
II:Đồ dùng dạy học . GV:Chuẩn bị vài bức tranh về phong cảnh, sinh hoạt, chân dung. 
HS:vở tập vẽ, bút màu các loại 
III:Hoạt động dạy học chủ yếu:
A(4’)Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của HS
 -HS trình bày đồ dùng để GV kiểm tra
B.Dạy học bài mới:
(2’)Giáo viên giới thiệu bài:Ghi đầu bài
 HĐ1(24’)Xem tranh: HS quan sát tranh , GV nêu câu hỏi, HS trả lời ,GV nhận xét
Em hãy nêu tên bức tranh và tên của họa sĩ? Các hình ảnh, màu sắc trong tranh như thế nào?Các hình ảnh chính , phụ có rõ không?Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì?
Em có thích tranh tiếng đàn bầu của họa sĩ Sĩ Tốt không?
Em thấy có những màu nào trong tranh mà họa sĩ đã sử dụng? Các màu này gợi cho em cảm giác gì? Sau đó GV bổ sung về quê quán , đề tài , nội dung của bức tranh
HĐ2(5’)Nhận xét , đánh giá:
Cảm xúc của em khi xem bức tranh tiếng đàn bầu ?GV nhận xét giờ học , khen ngợi một số HS có ý kiến xây dựng bài.
C(3’)Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thêm các bức tranh của các họa sĩ 
 Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu: 
Từ chỉ hoạt động , trạng thái. Dấu phẩy
I:Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động,trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (BT1,BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
II.đồ dùng dạy học: Giấy to ghi sẵn bài tập 1
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A(5’)Kiểm tra bài cũ:điền từ chỉ hoạt động , trạng thái của ngời.
GV gọi HS lên điền từ chỉ hoạt động , trạng thái còn thiếu trong các câu, nhận xét ghi điểm
B.Dạy học bài mới
(2’)GV giới thiệu bài:Ghi đầu bài
(31’)Hướng dẫn làm bài tập
HĐ1:Bài1 :Rèn kĩ năng tìm từ chỉ hoạt động , trạng thái của loài vật , sự vật trong câu.GV treo bảng phụ gọi HS đọc đề,GV : từ nào là từ chỉ loài vật trong câu a? Con trâu đang làm gì?....
HS làm xong cho các em đọc lại GV chốt từ đúng: a.ăn ,b. uống ,c. tỏa
Bài2: Củng cố kĩ năng điền các từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ trống
Gọi HS đọc yêu cầu, HS tìm tự làm bài . Gọi HS đọc bài làm, nhận xét, chốt nội dung. điền đúng các từ :đuổi , giơ, nhe , chạy , luồn.
HĐ2Bài3: Rèn kĩ năng đặt dấu phẩy trong câu
Gọi HS đọc yêu cầu, HS tìm từ gọi HS lần lượt lên bảng điền dấu, HS làm bài vào vở, nhận xét .
C(4’) Củng cố dặn dò: Giao bài tập về nhà. Làm trong VBT.
 Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009
Kể chuyện : 
Người mẹ hiền
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào tranh minh họa , kể lại đợc từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện :Người mẹ hiền.
- HS khá,giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học : ghi sẵn gợi ý nội dung từng tranh vào bảng lớp
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
(5’)Kiểm tra bài cũ: GV gọi đồng thời 4 HS lên bảng dựng lại đoạn 2 câu chuyện: Người thầy cũ, nhận xét -ghi điểm
B.Dạy học bài mới:
(2’):GV giới thiệu bài mới :GV ghi đầu bài
HĐ1(18’) GV hướng dẫn HS kể từng đoạn truyện
MT: Giúp HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.Dựa theo tranh vẽ , kể lại từng đoạn
Bước1: Kể trong nhóm:GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh đọc lời nhân vật trong tranh nhớ lại nội dungvà tập kể trong nhóm
Bước2: Kể trước lớp
Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết câu chuyện, HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Hai cậu trò chuyện với nhau điều gì?
 HĐ2(14’) Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 HS khá, giỏi phân vai dựng lại câu chuyện theo các nhân vật, HS thực hành kể theo vai. HS kể toàn bộ câu chuyện, n/x động viên HS
C(3’) Củng cố – dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho nhiều người cùng nghe.
 Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009
Toán:
Tiết39: luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có một phép cộng.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(4’) Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng đọc, GV nhận xét- Ghi điểm
B.Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
(30’) Luyện tập- thực hành:
HĐ1:Bài1: Luyện kĩ năng tính nhẩm
 2 + 9 = 11; 4 + 8 = 12 , 9 + 6=15, 7 + 7=14
GV gọi 1 HS yêu cầu, HS tự làm, nêu kết quả nối tiếp,HS nhận xét
HĐ2:Bài3: Củng cố kĩ năng tính trong phạm vi 100
 36 35 69 9 27
 + + + + +
 36 47 8 57 18
GV gọi 2 HS lên làm, lớp làm vào vở nêu kết quả từng phép tính, nhận xét
HĐ3: Bài 4: Củng cố giải bài toán có một phép cộng
- Gọi HS đọc đề toán . GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- GV gọi 1 HS lên bảng giải cả lớp làm vào trong vở. Quan sát giúp đỡ HS yeeuH. Tổ chức nhận xét bài trên bảng
C(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà. 
 Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009
Tập viết:
Chữ hoa g
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết viết chữ G hoa (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ ) “ Góp sức chung tay” (3 lần )
II.Đồ dùng dạy- học: Mẫu chữ G hoa
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng viết chữ E, Ê và cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em. HS nhận xét ,GV nhận xét- ghi điểm
B .Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài mới: Ghi đầu bài lên bảng
HĐ1(5’) Hướng HS dẫn quan sát và nhận xét chữ G hoa
a.Quan sát, cấu tạo và quy trình viết chữ G hoa
GV treo mẫu chữ GV giới thiệu cấu tạo nét trên bìachữ mẫu, HS quan sát, mẫu chữ nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Viết bảng: HS viết vào chữ G hoa. HS viết bảng con, hoặc giấy nháp,HS nhận xét
HĐ2(5’) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a.GV giới thiệu cụm từ ứng dụng, gọi HS đọc cụm từ ,GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nêu nghĩa cụm từ ứng dụng
b. Hướng dẫn quan sát và nhận xét
c. Viết bảng: HS viết bảng lớp, GV nhận xét
HĐ3(21’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết:Nhắc HS viết đúng mẫu , cỡ chữ
HS viết bài, GV quan sát và uốn nắn, GV thu vở chấm, GV nhận xét
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài viết.
 Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009
Thể dục :
Động tác điều hòa
Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
I:Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay ,chân ,lườn, bụng, toàn thân , nhảy của bài TD phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài TD phát triển chung
II:Địa điểm phương tiện 
Địa điểm:Trên sân trường
Phương tiện:Một số chiếc khăn để chơi trò chơi và 1 cái còi
III:CáC hoạt động dạy học chủ yếu:
A.HĐ1:(7’) Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu học tập.HS chạy nhẹ nhàng trên sân tập
 - Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung
B.HĐ2(23’) : Phần cơ bản: Học động tác điều hòa
 - MT:Giúp HS tập đúng động tác, đúng nhịp hô chậm và thả lỏng
 - GV nêu tên động tác, ý nghĩa của động tác, sau đó giải thích và làm mẫu cho HS tập bắt chước theo nhịp hô chậm .
- GV cho cán sự hô , cả lớp tập , GV đi quan sát uốn nắn, sửa sai
 - Ôn bài thể dục :2 lần mỗi lần 28 nhịp
 Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi
 Cả lớp cùng chơi trên sân trường
C.HĐ3:(5’) Phần kết thúc:
 Cho HS đi đều và thả lỏng
Giao bài tập về nhà Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2008
Tập làm văn:
 Mời , nhờ , yêu cầu, đề nghị .Kể ngắn theo câu hỏi
I:Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị yêu cầu bạn phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản(BT1). 
- Trả lời câu hỏi về thầy giáo (cô giáo ) lớp 1 của em(BT2),viết được khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo(thầy giáo) lớp 1(BT3)
II:Các hoạt động dạy học chủ yếu
A)(4’)Kiểm tra bài cũ: Nêu tên tiết học của ngày hôm sau của lớp em.
Em hãy nêu những tiết học của ngày mai?Em cần mang những quyển sách nào đến trường? Gọi HS đọc thời khóa biểu, HS khác trả lời, nhận xét ghi điểm.
B.Dạy học bài mới
(2’) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
HĐ1(30’)Hướng dẫn làm bài tập 
HĐ1:Bài1: Rèn kĩ năng tập nói những câu mời , nhờ , yêu cầu, đề nghị đối với bạn .
-Gọi HS đọc yêu cầu, học sinh đọc đóng vai bạn đến chơi nhà cặp 2 bạn cùng bàn với nhau đóng vai tình huống này, mời một số nhóm lên trình bày ,lớp làm VBT các nhóm khác nhận xét , GV kết kuận
HĐ2:Bài2: Luyện kĩ năng trả lời câu hỏi
Gọi HS đọc yêu cầu GV mở bảng phụ mời HS nêu lần lượt 4 câu hỏi , nối tiếp nhau trả lời. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?(Nhiều HS nối tiếp nhau t/ l)
HĐ3:Bài3: Luyện kĩ năng viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo hoặc thầy giáo cũ của em.
 Nhắc HS viết lại những điều vừa kể ở bài tập 2 thành lơì văn sao cho trôi chảy, không viết thành bài văn hoàn chỉnh. HS viết bài vào vở, lần lượt HS nêu kết quả trước lớp, nhận xét.GV cho điểm một số em làm tốt.
C(5’) Củng cố dặn dò: Sắp đến sinh nhật em , em hãyđưa ra lời mời bạn?
 Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2009
Thủ công:
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (Tiết2)
I:Mục tiêu: Giúp HS: 
 - HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
II:Đồ dùng dạy học: -Mẫu thuyền gấp bằng giấy thủ công.
 - Quy trình gấp có hình vẽ minh họa 
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.(5’)Kiểm tra : quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui
 - Gọi 1 HS nêu quy trình gấp, 1 HS thao tác 1 bước gấp nhận xét.
B.Dạy học bài mới:
(2’)GV giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng
HĐ1(16’) HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui
MT:Giúp HS gấp đúng, đẹp thuyền phẳng đáy không mui
Bước1: Gấp các nếp cách đều
Bước2:Tạo thuyền phẳng đáy không mui:
GV treo bảng quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui lên bảng và nhắc lại các bước gấp.
GV yêu cầu 1 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp mà đã học ở tiết1
HĐ2(8’)Trình bày sản phẩm:
MT:Giúp HS trình bày sản phẩm và biết đánh giá sản phẩm của bạn.
Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó chọn ra sản phẩm đẹp để trưng bày với cả lớp .Các nhóm cử đại diện đi quan sát , đánh giá sản phẩmvà cùng với GV nhận xét đánh giá theo các mức độ A+ , A
C.(4’) Củng cố dặn dò: Nêu các bước gấp của thuyền phẳng đáy không mui
Giao bài tập về nhà
 Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2009 
Toán:
Phép cộng có tổng bằng 100
I:Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròng chục.
- Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu
A(4’)Kiểm tra bài cũ: Tính nhẩm với các số tròn chục 50+10+10= , 60+20+10=, 10+30+40=
GV gọi 3 HS lên làm, dưới lớp tự làm nêu kết quả , nhận xét
B.Dạy học bài mới
(2’)GV giới thiệu bài mới: Ghi đầu bài lên bảng
HĐ1(8’) Gíơi thiệu phép cộng 83+17
- GV nêu bài toán trong SGK ? HS đọc và phân tích đầu bài 8 3
 - Gọi HS lên bảng đặt tính , lớp tự đặt tính vào giấy nháp + 
 - HS nhắc lại cách tính ,nêu cách thực hiện phép tính 1 7 
 -HS khác nhận xét 1 0 0
HĐ2(22’) Luyện tập – thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng đặt tính và làm tính có tổng bàng 100
1 HS đọc yêu cầu GV gọi 4 HS lên làm, lớp làm vào vở , đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.GV hỏi để nắm lại cách cộng của HS
Bài2: Rèn kĩ năng tính nhẩm
GV gọi 3 HS lên làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét
70 + 30 = 100 ; 90 + 10 = 100, 50 + 50 = 100 ,...
 Bài4: Rèn kĩ năng giải toán nhiều hơn
- GV gọi HS đọc yêu cầu , HS lên bảng giải, lớp tự làm vào vở. Tổ chức nhận xét
 C.(4’) Củng cố dặn dò: Giao bài tập về nhà
 Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2008 
Thể dục :
Bài16: Ôn bài thể dục phát triển chung.
I:Mục tiêu: Giúp HS: 
-Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu biết và thực hiện tương đối chính xác từng động tác .
II:Địa điểm , phƯơng tiện 
Địa điểm:Trên sân trường
Phương tiện:GV chuẩn bị 5 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan8,2.doc