Giáo án lớp 2 – Tuần 5 - Học kì I - Nguyễn Thị Bích Vân

I-Mục đích, yêu cầu

 * Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ : nức nở, loay hoay, ngạc nhiên .

 - Biết nghỉ hợp lý sau dấu chấm, dấu phảy ở giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.(cô giáo, Mai, Lan)

II- Đồ dùng dạy học:

 GV tự làm : - Tranh minh họa bài tập đọc.

 Sẵn có : - Bảng phụ ghi các câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III-Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1 :Kiểm tra bài đọc :”Trên chiếc bè”

Mục tiêu : Giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài .

 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi.

• Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?

• Trên đường đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?

* Nhận xét bài cũ:

 

doc 42 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 – Tuần 5 - Học kì I - Nguyễn Thị Bích Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp số:54 cái kẹo.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò:
Mục tiêu : Qua trò chơi HS nắm kỹ về đạt tính + tính .
-Trò chơi :Ai nhanh nhất.
- 2 đội mỗi đội 2 bạn – mỗi bạn 1 phép tính.
- Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống.
 	37	43	54	 47 
	 + 54 + 19 + 38 + 26	
	81₣ º 	62 º	 93	º	 73 º
- Nhận xét – Tuyên dương.
-Dặn về nhà sửa bài.
-Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ tư ,ngày 30 tháng 9 năm 2009
THỂ DỤC
CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC
THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI 
ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I-Mục tiêu:
	- Ôn 4 động tác : vươn, thở, tay, chân, lườn.
 - Yêu cầu thực hiện được từng động tác tương đối chính xác 
	-Học cách chuyển đổi hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. 
 - Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự.
	- Giáo dục HS vệ sinh khi tập luyện .
II - Địa điểm, phương tiện:
	-Trên sân trường 
	- GV Sẵn có : 1 Còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Mục tiêu : 
Nội dung
Đ. lượng
Phương pháp
1-Phần mở đầu:
Mục tiêu : HS khởi động
-GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 
-Kiểm tra 4 động tác đã học : vươn, thở, tay, chân, lườn.
2- Phần cơ bản:
Mục tiêu : Giúp HS thực hiện tốt đội hình , đội ngũ 
-Chuyển đội hình 4 hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
+Ôn 4 động tác : vươn thở, tay, chân, lườn.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
3-Phần kết thúc
Mục tiêu : Giúp HS thư giãn tốt .
-Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
-Nhảy thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
 1 - 2phút
 1- 2phút
1 lần 
8 nhịp
 7-8 phút
2 lần x 8 nhịp
4-5 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
-Cán sự tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng dọc. chuyển đội hình sang 4 hàng ngang.
-Cán sự lớp điều khiển HS 
thực hành, ôn tập
-GV giải thích và hô khẩu lệnh chỉ dẫn: “4 hàng dọc chuyển thành hàng ngang.
- Lần 1:GV làm mẫu.
- Lần 2 :Cán sự lớp điều khiển.
- HS chơi theo tổ.
- HS thực hiện 3-4 lần.
- GV thuyết trình.
- Gv thuyết trình.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
MỤC LỤC SÁCH
I-Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê , biết ngắt hơi và chuyển giọng khi đọc tên tác giả , tên truyện trong mục lục.
2-Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ ngữ mới
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. 
- Chủ yếu rèn HS yếu đọc va 2trả lời câu hỏi . 
II- Đồ dùng dạy học:
- GV Sẵn có : Tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi tập 6 (Trần Hoài Dương tuyển chọn )
- Bảng phụ .
III- Các hoạt đông dạy học : 	
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài : Chiếc bút mực 
Mục tiêu : Giúp HS luyện đọc +tìm hiểu nội dung bài .
-HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Chiếc bút mực”
Vì sao cô giáo khen Mai ?
Câu chuyện này nói về điều gì ?( bạn bè thương yêu giúp đỡ lẫn nhau )
* Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2 : Luyện đọc bài 
Mục tiêu : GV giới thiệu bài và rèn kỹ năng đọc cho HS . 
 1-Giới thiệu bài.
 - Yêu cầu HS mở mục lục của tập truyện thiếu nhi ( hoặc trang đầu mục lục SGK)
- GV giới thiệu:Phần cuối (đôi khi ở phần đầu)của mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài (truyện ) gì,ở trang nào , bài (truyện ) ấy của ai. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đọc mục lục sách ,biết tra mục lục tìm nhanh tên bài.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc 
1- GV đọc mẫu toàn bài: giọng rõ dàng, rành mạnh 
2- GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
a- Đọc từng mục kết hợp luyện phát âm.
- GV giúp HS hiẻu nghĩa các từ: mục lục, tuyển tập, tác giả , tác phẩm 
- Hướng dẫn HS đọc hai dòng đầu trong mục lục, đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ ràng )
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc và ngắt nghỉ.
	Một.// Quang Dũng.//Mùa quả cọ.//trang 7.//
	Hai.// Phạm Đức.//Hương đồng cỏ nội.// trang28.// 
- HS tiếp nối nhau đọc từng mục, GV chú ý : 
+Luyện đọc các từ : Phùng Quán , Vương Quốc , Huy phượng.
+ HS đọc chú giải: Hương đồng cỏ nội ,Vương Quốc 
b- Đọc từng mục lục trong nhóm:
- Lần lượt HS thay phiên nhau đọc 
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
c- Thi đọc giữa các nhóm (từng mục, cả bài)
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Giúp HS tìm hiểu nội dung bài 
 a- 1HS đọc câu hỏi – Cả lớp đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi:	
+ Câu 1: HS nêu
Tuyển tập này có những truyện nào?
 ( 2,3 HS nêu tên từng truyện )
 + Câu 2:HS nêu
Truyện “người học trò cũ” ở trang nào? (trang 52.)
- GV nêu : Trang 52 là trang bắt đầu truyện “Người học trò cũ.”GV mở tập truyện cho HS xem. 
 +Câu3: GV nêu
Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào? (Quang Dũng )
 +Câu 4: GV nêu.
Mục lục sách dùng để làm gì ?
(Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì , có những phần nào , trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó nhanh chóng tìm được những mục cần đọc.
 	b- GV hướng dẫn HS đọc , tập tra mục lục sách : Tiếng việt 2 tập 1, tuần 5 
	-HS mở mục lục trong SGK TV2, tập 1 tìm tuần 5.
	- 1 HS đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang
 (Tuần –Chủ điểm - Phân môn - Nội dung - Trang).
	* Ví dụ: Tuần 5: Chủ điểm- Trường học.
	Tập đọc. Chiếc bút mục, trang 40 
	Kể chuyện: Chiếc bút mực ,trang 41
	Tập viết : Chữ hoa D , trang 45..
Cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục. 
Ví dụ :
	+ HS 1 : Bài tập đọc “Chiếc bút mục “ở trang nào ?
	+ HS 2 : Trang 40.
	+ HS 2: Tuần 5 có những bài chính tả nào? 
	+ HS 3 : Có 2 bài chính tả . Bài 1:Tập chép : Chiếc bút mực, phân biệt . .Bài 2:Nghe viết : Cái trống trường em, phân biệt . 
	+ HS 3: Luyện từ và câu ở tuần 5 ,học bài gì ? ở trang nào ?
	+ HS 4: Tên riêng và cách viết hoa tên riêng –Câu kiểu Ai là gì ?Trang 44 . Hoạt động 5 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : Giúp HS luyện đọc lại 
	- 2 HS Thi đọc lại toàn văn bài mục lục sách 
	- GV nhắc học sinh đọc với giọng rõ ràng , rành mạch . 
Hoạt động 6 :Củng cố , dặn dò : 
Mục tiêu : Giúp HS liên hệ thực tế
* GV nêu : Khi mở một cuốn sách mới , em phải xem trước mục lục để biết sách viết về những gì, có những mục nào , muốn đọc một truyện hay một mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào.
- Nhận xét tiết học , nhắc HS thực hành :Tra mục lục .
- Chuẩn bị bài:Mẩu giấy vụn.
	RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
TÊN RIÊNG - CÂU KIỂU “AI LÀ GÌ?”
I- Mục đích yêu cầu:
- Phân biệt các từ chỉ sử vật nói chung và tên riêng của từng sự vật. 
- Biết viết hoa tên riêng
- Rèn kĩ năng đặt câutheo mẫu : Ai ( Cái gì, con gì ?, là gì?)
- Bài 1 : Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu . Bài 2+3 : cả 3 đối tượng , Bài 3 : dành cho HS khá – giỏi làm viết ; HS trung bình – yếu chỉ trả lời . 
II- Đồ dùng dạy học :
	- Sẵn có : Bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ . 
Mục tiêu : Kiểm tra HS làm bài ở tiết trước . 
	- 1 HS làm bài tập 3 / 35.
	- 2 HS làm bài tập 2: 1 em đặt câu hỏi- 1 em trả lời.
	- GV chấm 1 số vở.
	- Nhận xét bài cũ. 
	Hoạt động 2 : Dạy bài mới:
Mục tiêu : Hướng dẫn HS phân biệt tên riêng và cách viết .
 1 - Gíới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Rèn kỹ năng đặt câu theio mẫu .
 2-Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: ( Miệng) Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu
	- 1 HS đọc yêu cầu:
	- GV hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài: Các em phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở (nhóm 2)
(1)
(2)
sông
núi 
thành phố
học sinh 
( sông ) Cửu Long
(núi) Ba Vì
( thành phố) Huế
( học sinh) Trần Phú Bình.
HS phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét.
 Kết luận:
	+ Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa
	+ Các từ ở cột 2 là tên riêng của 1 dòng sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố hay 1 người. Những tên riêng đó phải .
- GV hỏi : Vậy tên riêng của người, sông ,núi ,thành phốphải viết như thế nào?
- 2 HS đọc câu ghi nhớ SGK.
Bài tập 2: ( Viết) cà 3 đối tượng . 
	- 1 HS đọc yêu cầu bài.
	- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài. Mỗi em chọn tên 2 bạn trong lớp, viết chính xác đầy đủ họ và tên hai bạn đó,sau đó viết tên một dòng sông (hoặc suối ,kênh , hồ, núi)ở địa phương em .
 -Cả lớp làm vào vở – 1 HS viết vào bảng phụ.
 - GV kiểm tra một số HS – Nhận xét bảng phụ.
Bài tập 3(viết) 1 HS đọc yêu cầu bài. Dành cho HS khá – giỏi làm .
 - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập: Đặt câu theo mẫu ai hoặc cái gì, con gì? Là gì? Để giới thiệu trường em, môn học em yêu thích và khu phố của em .
- HS làm vào giấy nháp .
- 1 số HS đọc kết quả- Cả lớp nhận xét.
* Ví dụ 
	+ Trường em là trường tiểu học Phan Chu Trinh. 
	+ Môn học em yêu thích là môn toán.
	+ Phường em là phường Trảng Dài.
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò.
Mục tiêu : Trò chơi củng cố kỹ năng viết tên riêng .
- Thi ai nhanh, ai đúng.
- 4 bạn đại diện 4 tổ- Mỗi tổ viết họ tên một bạn trong lớp mà em thích.
- Nhận xét – Tuyên dương.
* GV hỏi : Tên riêng của người ,sông ,núi phải viết như thế nào?( Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau: 
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TOÁN
HÌNH CHỮ NHẬT –HÌNH TỨ GIÁC
I-Mục tiêu : GiúpHS:
-Nhận dạng được hình chữ nhật , hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình )
-Bước đầu vẽ được hình tứ giác , hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn trên giấy kẻ ô li ).
- Bài 1+2 : Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu
- Bài 3 : HS khá – giỏi làm thêm ở vở .
II- Đồ dùng dạy học: 
	- GV tự làm : Bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
	- Vẽ hình SGK lên bảng phụ .
III- Các hoạt đông dạy học 
	 A-Kiểm tra bài cũ : Luyện tập
Mục tiêu : Kiểm tra HS làm bài ở tiết trước và dạng tóan đã học . 
	- GV chấm vở tốn 1 số HS.
	- Cả lớp làm vào bảng con - 1HS làm vào bảng lớp .
 Đặt rồi tính : 58 + 15 48 + 18 88 + 9 18 + 37
	* Nhận xt chung. 
	B- Dạy bài mới:
 Hoạt động 1 : Giới thiệu hình chữ nhật 
Mục tiêu : GV giúp HS nhận dạng hình chữ nhật và đọc tên hình . 
	-GV đưa một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật hỏi: “Em nào biết đây là hình gì ?”
 -GV đưa ra 3 hình có kích thước khác nhau để HS nhận dạng.
 - HS tự lấy hình chữ nhật trong hộp thực hành 
 -GV treo bảng phụ , ghi tên hình và đọc : hình chữ nhật ABCD.
 - HS nhìn hình đọc.
 - GV ghi tên hình 2 :MNPQ , HS nhắc lại.
 -HS ghi tên vào hình 3 ,rồi đọc tên hình đó.
 - Liên hệ thực tế : Tìm ra các đồ vật có dạng hình chữ nhật trong lớp : (mặt bàn , mặt bảng đen, bàn cô giáo,khung ảnh Bác Hồ,quyển sách ,quyển vở..)
 Hoạt động 2 : Giới thiệu hình tứ giác :
Mục tiêu : GV giúp HS nhận dạng hình tứ giác và đọc tên hình 
 - GV đưa hình trực quan: hỏi “ Đây là hình gì ?”
	- GV vẽ hình tứ giác lên bảng phụ và ghi tên hình.
	- GV hướng dẫn HS đọc hình: hình tứ giác CDEG, hình tứ giác PQRS.
	- 1 HS lên bảng ghi tên vào hình thứ 3 rồi đọc tên hình.
	- HS liên hệ một số đồ vật có dạng hình tứ giác trong lớp học.
 Hoạt động 3 : Thực hành .
Mục tiêu : giúp HS vẽ được hình tứ giác và đọc tên hình 
Bài 1: -1 HS đọc yêu cầu bài. Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu 
2 HS làm trên bảng lớp nối các điểm có hình chữ nhật:ABDE Và hình tứ giác: MNPQ rồi đọc tên hình.
	- Cả lớp vẽ hình vào bảng con rồi ghi tên hình.
 - 1 số HS đọc tên 2 hình trên.
	- Nhận xét bảng con – bảng lớp. 	
 A B M N
 . C
 Q P
 E D 
Bài 2: Yêu cầu HS nhận dạng hình. Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu
Đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình đã cho :
HS nhìn SGK đếm trả lời miệng 
 Hình a, :1 hình b,:2 
 > Bài 3 : Dành cho HS khá giỏi làm vào vở . 
 Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
Mục tiêu : củng cố về hình chữ nhật và hình tứ giác .
Thi : Ai nhanh ai đúng.
4 tổ mỗi tổ 1 bạn thi vẽ: mỗi em vẽ 1 hình chữ nhật, 1 hình tứ giác và ghi tên hình. 
Nhận xét – Tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 01 tháng 10 năm 2009
THỦ CÔNG
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI
 ( Tiết 1)
I- Mục tiêu: 
	- HS biết cách gấp máy bay đuôi rời 
	- Gấp được máy bay đuôi rời.
	- Yêu thích gấp hình.
	- Giáo dục HS giữ vệ sinh môi trường lớp học ( phần họat động 3 ) 
II- Chuẩn bị:
	 - GV tự làm : Máy bay mẫu ( gấp giấy A4)
	 - Sẵn có : Quy trình gấp máy bay có hình vẽ minh họa.
	 - GV tự làm : Giấy thủ công – giấy nháp khổ A4.
	 - Gv tự làm : Kéo , thước màu , thước kẻ.	
III- Các hoạt động dạy học:	
	A-Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại các bước gấp máy bay phản lực và cách gấp 
 - 1 ,2 HS nêu các bước gấp máy bay phản lực.
 - 2 HS thực hiện gấp máy bay phản lực.
 - GV kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học của HS.
 	B- Dạy bài mới:
 Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Mục tiêu : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét máy bay đuôi rời . 
	 -GV giới thiệu máy bay mẫu – gợi ý HS nhận xét về hình dáng: đầu, cánh, thân, đuôi.
Máy bay đuôi rời gồm những bộ phận nào?
(.đầu, 2 cánh, thân và đuôi) (1HS lên chỉ)
Máy bay đuôi rời khác máy bay phản lực như thế nào?(đầu và đuôi rời)
 - Hỏi :
Đầu máy bay như thế nào ? (nhọn )
Cánh máy bay như thế nào ? ( 2 cánh dài đều nhọn )
Thân máy bay thế nào ? ( thân dài )
Đuôi máy bay ra sao ? ( giống như hình chữ nhật )
-GV mở phần đầu, cánh máy bay mẫu cho đến khi trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông để HS quan sát.
Bộ phận đầu và cánh của máy bay được gấp bằng giấy có hình gì ?
 (Hình vuông)
+ GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khác, yêu cầu HS nhận xét. 
Để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình gì ? ( hình chữ nhật.)
* GV giải thích: Để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó gấp thành 2 phần : Phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, phần hình chữ nhật còn lại làm thân và đuôi máy bay.
 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS gấp máy bay đuôi rời .
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành hình vuông và một hình chữ nhật.
-Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b (chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp). Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật. (H 2) 
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
 -Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác H.3a’. gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở H.3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được H3b.
-Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A được H 4.
 -Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A được H 5.
 -Lấy 2 ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang 2 bên được H6 .
-Gấp 2 nữa cạnh đáy H 6 vào đường dấu giữa được hình 7.
 -Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dâu giữa như hình 8a và 8b.
-Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp (H9a) được mũi máy bay được hình 9b. 
-Gấp theo đường dấu gấp ở hình 9b về phía sau được đầu và cánh máy bay như H10 
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
-Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
-Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi 1 lần nữa để lấy dấu. Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp như hình 11 được thân.
-Tiếp tục gấp đôi 2 tờ giấy chữ nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng1/4 chiều dài để làm đuôi máy bay.
- Gạch chéo các phần thừa H 11b.
-Dùng cắt bỏ phần gạch chéo được hình 12. 
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng:
- Mở phần đầu và cánh máy bay ra như hình 9b , cho thân máy bay vào trong được hình 13, gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh. H 14. 
 - Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được 15a. Bẻ đuôi máy bay ngang sang 2 bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như hình 15b và phóng chếch lên không gian.
Hoạt động 3 : Thực hành nháp.
Mục tiêu : Giúp HS thực hành gấp máy bay đuôi rời.
- Nhắc nhỡ HS giữ vệ sinh môi trường học tập của lớp .
+ GV gọi 2 HS thao tác lại các bước gấp máy bay – Cả lớp quan sát.
+ HS thực hành gấp bằng giấy nháp – GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò.
* GV nhận xét tiết học.
* Dặn về nhà tập gấp lại, chuẩn bị tiết sau tờ giấy màu ,kéo, hồ dán tiết sau thực hành.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT : CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I- Mục đích yêu cầu
 	- Nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài: “ Cái trống trường em”.
	- Biết trình bày một bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ 
	- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống có âm đầu là l/n
	- GDMT ở phần ghi bảng con . 
II- Đồ dùng dạy học
	- GV sẵn có : Bảng phụ Nhà trường 
III- Các hoạt động dạy học 
	Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu : Chấm một số vở và rèn những chữ HS viết sai ở tiết trước . 
	-GV chấm một số vở 
	- 1 HS viết bảng lớp - Cả lớp viết bảng con (chia quà, đêm khuya, cây mía, tia nắng.) GV nhắc HS lau bảng bằng khăn .
* Nhận xét bài cũ.
	Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết bài 
Mục tiêu : Giúp HS trình bày viết đúng bài chính tả và làm bài tập . 
 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 2-Hướng dẫn nghe viết :
 a-Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc toàn bài chính tả - 1HS đọc lại bài viết SGK.
 - GV gíúp HS nắm nội dung bài chính tả.
Hai khổ thơ này nói gì ?(. cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè)
Trong 2 khổ thơ đầu, có mấy dấu câu ? là những dấu gì ?( hai dấu câu: 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi )
Có bao nhiêu chữ viết hoa ? Vì sao viết hoa ? ( có 9 viết hoa, vì đó là những chữ đầu của tên bài và của mỗi dòng thơ )
 b- HS viết vào bảng con: Trống, ngẫm nghĩ, buồn, nghỉ, tiếng ve. GV nhắc HS lau bảng bằng khăn . 
 c- HS viết bài vào vở : 
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết - Lưu ý cách trình bày : lùi vào 3 ô từ lề đỏ.
d- Chấm ,chữa bài.
- GV đọc lại bài- HS soát bài .
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì( mỗi lỗi sai viết lại cả từ, viết 1 dòng.)
- GV chấm 5 bài, nhận xét từng bài về nội dung – cách trình bày bài.
 3-Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu.
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a,c 
 - Cả lớp làm vào vở – 2 HS làm vào bảng phụ. 
 - Cả lớp và GV nhận xét bảng phụ chốt lời giải đúng:
 a)	 Long lanh đáy nước in trời 
	Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
	Nguyễn Du
 c)
	Cây bàng lá nõn xanh ngời
	Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiêu
	Đường xa gánh nặng sớm chiều
	Kê cái đò

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc