Giáo án Lớp 2 - Tuần 5

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết).

 - Củng cố phép tính cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 5 bó que tính (1 chục) và 13 que tính lẻ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1191Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Mai thế nào ?
+ Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút nhỉ?
Bức tranh 3 :
+ Bạn Mai đã làm gì ?
+ Mai đã nói gì với Lan ?
Bức tranh 4 :
+ Thái độ của cô giáo thế nào ?
+ Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào ?
+ Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì ?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- GV có thể chọn một trong hai hình thức sau :
Kể độc thoại :
- Gọi 4 HS kể nối tiếp từng bức tranh.
- Gọi 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
Kể phân vai :
- Hướng dẫn HS nhận vai.
- HS kể lại chuyện 2 lần.
Lần 1 : GV là người dẫn chuyện.
Lưu ý : sử dụng các đồ dùng trực quan.
Lần 2 : 4 HS phối hợp với nhau để kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Trong câu chuyện này, con thích nhân vật nào? Vì sao ?
- Theo con, ai là người bạn tốt ?
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 4 HS kể heo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo). HS theo dõi bạn kể.
- Nhận xét.
- Một hôm, ở lớp 1A, học sinh đã bắt đầu viết bút mực, chỉ còn có Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
- Cô gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
- Mai hồi hộp nhìn cô.
- Mai rất buồn vì cả lớp chỉ còn một mình em viết bút chì.
- Một số HS kể lại. Cả lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần có bạn kể.
+ Lan không mang bút.
+ Lan khóc nức nở.
+ Mai đang loay hoay với cái hộp bút.
+ Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa không muốn.
+ Mai đã đưa bút cho Lan mượn.
+ Bạn cầm lấy, mình đang viết bút chì.
+ Cô giáo rất vui.
+ Mai thấy hơi tiếc.
+ Cô cho em mượn, em thật đáng khen.
- Người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.
- Cô giáo : giọng dịu dàng, thân mật.
- Lan : giọng buồn.
- Mai : giọng dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
Môn : Thủ Công
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI
I/ MỤC TIÊU:
	- Hs biết cách gấp máy bay đuôi rời.
	- Gấp được máy bay đuôi rời.
	- Hs yêu thích gấp hình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mẫu máy bay đuôi rời.
	- Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
	- Giấy màu, kéo, bút màu, thước.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
 - Gv gọi các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của hs
3. BÀI MỚI:
 a. Giới thiệu bài:
 - Gv cho hs xem mẫu máy bay đuôi rời và giới thiệu. 
 b. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét:
 Ÿ Máy bay đuôi rời gồm những bộ phận nào ? (đầu,cánh, thân, đuôi).
 Ÿ Được làm bằng loại giấy gì ? (giấy màu).
 - Gv mở phần đầu, cánh máy bay, thân trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông.
 - Đặt tờ giấy làm thân đuôi máy bay, và tờ giấy gấp đầu cánh máy bay để hs quan sát và hỏi:
 Ÿ Để gấp máy bay đuôi rời ta phải chuẩn bị giấy hình gì ? ( hình chữa nhật ).
 Ÿ Sau đó là làm gì ? (cắt thành 2 phần 1 hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, phần chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
 c. Gv hướng dẫn mẫu:
 Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
 - Gv giới thiệu các thao tác , hs quan sát.
 Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
 - Gv thực hiện từng thao tác như hình vẽ trong quy trình. Vừa làm vừa hỏi học sinh.
 Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
 Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
 - Gv gọi 3 hs thao tác lại các bước gấp đầu và cánh máy bay.
 - Cả lớp thực hiện.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 - Hs nhắc lại các bước gấp máy bay đuôi rời.
 - Gv nhận xét tiết học
 - Tiết sau mang giấy màu, kéo, hồ, bút màu để thực hiện gấp máy bay đuôi rời tiếp.
- Tổ trưởng kiểm tra tổ mình.
- Hs quan sát hình mẫu và trả lời câu hỏi.
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
- 3 hs thực hiện thao tác cả lớp theo dõi.
Môn : Tập Đọc
MỤC LỤC SÁCH
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc đúng bản Mục lục sách.
- Nghỉ hơi sau mỗi cột.
- Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : mục lục, tác giả, tác phẩm, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
- Biết xem mục lục sách để tra cứu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa trong SGK.
- Quyển sách : Tuyển tập truyện thiếu nhi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng đọc 4 đoạn của bài tập đọc Chiếc bút mực.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo bức tranh va hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Để biết xem mục lục sách có ý nghĩa như thế nào, lớp mình cùng học bài Mục lục sách.
- Ghi tên bài
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1. Giọng to, rõ ràng, rành mạch, đọc từ trái sang phải. 
b) Luyện đọc :
- Giớùi thiệu các từ cần luyện đọc và cho HS đọc.
- Giải thích các từ tác giả : người viết sách, vẽ tranh, vẽ tượng  cổ tích : chuyện kể về ngày xưa.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau và đọc từng câu theo thứ tự.
- Gọi 2 đến 3 HS đọc lại cả bài
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài tập đọc.
- Hỏi : Tuyển tập này có tất cả bao nhiêu truyện?
- Đó là những truyệnï nào ?
- Tuyển tập có bao nhiêu trang ?
- Tập Bốn mùa của tác giả nào ?
- Truyện Bây giờ bạn ở đâu ở trang nào ?
- Mục lục sách để làm gì ?
- Kết luận : Đọc mục lục sách chúng ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào,  để ta nhanh chóng tìm được những gì cần đọc.
- Đưa ra Tuyển tập truyện thiếu nhi và yêu cầu HS tra cứu mục lục theo yêu cầu cụ thể của GV. 
- Khen những HS hiểu bài, biết tra cứu.
2.4. Luyện đọc lại bài :
- Gọi 3 HS đọc lại bài và hỏi một số câu về nội dung. 
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Muốn biết cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị luyện từ và câu.
- HS đọc và trả lời câu hỏi :
+ Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Lan ?
+ Thái độ của Mai lúc Lan quên bút ra sao ?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Ba bạn nhỏ đang đọc mục lục sách.
- Mở SGK
- 3 đến 5 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh các từ : truyện, Quang Dũng, cỏ nội, vương quốc, nụ cười, Phùng Quán. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài : Ví dụ :
Một. // Quang Dũng. // Mùa quả cọ. //Trang 7.
- HS đọc nối tiếp đến hết bài.
- Đọc bài
- 7 câu chuyện.
- Mùa quả cọ, Hương đồng nội; Bây giờ bạn ở đâu ?, Người học trò cũ, Bốn mùa, Vương quốc vắng nụ cười, Như con cò vàng trong cổ tích.
- 96 trang.
- Băng Sơn.
- Trang 37
- Tìm được truyện ở trang nào, của tác giả nào.
- 5 – 7 HS tập tra cứu.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
CƠ QUAN TIÊU HÓA
I/ MỤC TIÊU:
 Sau bài học, hs có thể:
 - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
	 - Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to.
- Các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KHỞI ĐỘNG :
 - Trò chơi chế biến thức ăn.
 a. Mục tiêu: Giới thiệu và giúp hs hình dung 1 cách sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non.
 b. Cách tiến hành:
 Bước 1: Gv hướng dẫn trò chơi gồm 3 động tác.
 + Nhập khẩu : Tay phải đưa lên miệng.
 + Vận chuyển : Tay trái đưa lên cổ rờ kéo dẫn xuống ngực.
 + Chế biến : Hai bàn tay để trước bụng làm động tác nhào trộn.
Bước 2: Tổ chức cho hs chơi.
 - Khi bắt đầu chơi Gv nói chậm sau đó hô nhanh dần và đảo thứ tự của khẩu lệnh với động tác . Hs nào làm sai sẽ phạt hát 1 bài.
 - Gv hỏi ?.
 Ÿ Các em học được gì qua trò chơi này.
 - Gv nêu đầu bài.
2. HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ tiêu hóa.
 * Mục tiêu : Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
 * Cách tiến hành : 
 - Gv yêu cầu 2 hs quan sát hình 1 đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng thực quản, dạ dàytrên sơ đồ cùng thảo luận câu hỏi, thức ăn sau khi ăn vào miệng được nhai rồi đi đâu ?.
 - Gv treo tranh vẽ ống tiêu hóa lên bảng 2 hs lên bảng gắn đua tên các cơ quan ống tiêu hóa vào hình.
 - Gọi 1 hs lên chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
 GVKL : Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày ruột non và biến thành chất bổ dưỡng, ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm máu đi nuôi cơ thể. Các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
 3. HOẠT ĐỘNG 2 : Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
 * Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
 * Cách tiến hành : 
 Bước 1: Gv giảng : Thức ăn vào miệng rồi đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột nonđược biến thành chất bổ nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan tiết ra, dịch tụy do tụy tiết ra. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan, túi mật.
 Bước 2: Gv yêu cầu hs quan sát hình 2 và chỉ tuyến nước bọt, gan túi mật, tụy.
 - Kể tên các cơ quan tiêu hóa ?. 
 GVKL : Cơ quan tiêu hóa gồm có : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và các tuyến tiêu hóa, nước bọt, gan, tụy.
 4. HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi ghép chữ vào hình.
 * Mục tiêu : Nhận biết và nhớ các cơ quan tiêu hóa.
 * Cách tiến hành : 
 Bước 1: Mỗi nhóm 1 bộ tranh gồm hình vẽ, các phiếu rời các cơ quan tiêu hóa
 Bước 2: Gv yêu cầu hs gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa tương ứng cho đúng.
 Bước 3: Các nhóm làm bài tập.
 - Các nhóm dán sản phẩm lên bảng.
 - Gv cùng hs nhận xét qua bài tập.
 - Gv nhận xét và tuyên dương các nhóm.
 * Gv nhận xét tiết học.
- Hs cùng thực hiện .
- Hs chú ý theo dõi.
- Hs thực hiện trò chơi.
- Hs tự liên hệ trả lời.
- Hs làm việc theo cặp. 
- 2 hs thực hiện.
- 1 hs thực hiện cả lớp theo dõi nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát hình và chỉ nói các cơ quan tiêu hóa.
- Hs lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe nhận nhiệm vụ.
Hs làm theo nhóm .
 - Đại diện nhóm lên dán sản phẩm trên bảng.
- Lớp nhận xét.
Môn : Toán
HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nhận dạng được hình CN, hình tứ giác.
	- Bước đầu vẽ hình chữ nhật, hình tứ giác (nối các điểm cho sẵn).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Gv : Một số miếng bìa hình CN, hình tứ giác.
	Hs : ĐD học toán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. BÀI MỚI:
 a. Giới thiệu:
 - Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
 b. Giới thiệu hình chữ nhật :
 - Gv đưa một số hình có dạng hình chữ nhật rồi giới thiệu. Gv nói đây là hình chữ nhật.
 - Gv vẽ hình lên bảng ghi tên và đọc hình chữ nhật.
 - Gv vẽ 2 hình và yêu cầu hs ghi tên và đọc.
 c/ Giới thiệu hình tứ giác :
 - Gv giới thiệu tương tự, gv giới thiệu hình tứ giác.
 - Hs tìm những vật có dạng hình CN, hình tứ giác.
 d/ Thực hành :
Bài 1 : Hs nối các điểm để được hình CN, hình tứ giác.
Bài 2: Hs nhận dạng hình trả lời miệng.
Bài 3 : Hs tự kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được số hình theo đề bài ở SGK. Ghi thêm chữ vào hình
 2 hs lên bảng thực hiện.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 
 - Gv chỉ 1 số hình và hỏi.
 Ÿ Hình này là hình gì ? .
 * Nhận xét tiết học .
- Hs nhắc lại tựa bài.
- Hs quan sát.
- Hs ghi tên và đọc 2 hình còn lại.
- Hs tìm những vật có hình CN, hình tứ giác.
- Hs nối các điểm vào vở.
- Hs quan sát BT 2 trong SGK và trả lời.
- Hs thực hiện vào vở bài tập toán.
-Hs thực hiện trên bảng con.
Môn : Chính Tả
CHIẾC BÚT MỰC
I/ MỤC TIÊU :
- Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn tóm tắt câu chuyện Chiếc bút mực.
- Trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi : Viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn lùi vào một ô, tên riêng phải viết hoa.
- Củng cố quy tắc chính tả : ia/ya; l/n; en/eng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hôm nay các con sẽ cùng viết bài Chiếc bút mực và ôn lại một số quy tắc chính tả.
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- Đọc đoạn văn.
- Gọi 1 HS đọc lại.
- Hỏi : Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào ?
- Đoạn văn này kể về chuyện gì ?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào ?
- Khi viết tên riêng, chúng ta phải lưu ý điều gì ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết bảng từ các từ khó, dễ lẫn.
d) Chép bài
- Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 : Điền vào chỗ trống ia hay ya.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
Bài 3 :
a) Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu là l hoặc n :
- Đưa ra các đồ vật.
- Đây là cái gì ?
- Bức tranh vẽ con gì ?
- Người rất ngại làm việc gọi là gì ?
- Trái nghĩa với già là gì ?
b) Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng :
Tiến hành tương tự bài 3a.
Lời giải : xẻng, đèn, khen, thẹn.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm 5 từ chứa tiếng có vần en, eng; 5 từ chứa tiếng có âm l, n.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ : da, ra, gia.
- HS dưới lớp viết bảng con : khuyên, chuyển, chiều.
- Đọc thầm theo GV.
- Đọc, cả lớp theo dõi.
- Bài Chiếc bút mực.
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Dấu chấm.
- Viết hoa. Chữ đầu dòng lùi vào một ô.
- Viết hoa.
- Viết các từ : cô giáo, lắm, khóc, mượn, quên.
- Nhìn bảng chép bài.
- Đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở bài tập. (Lời giải : tia nắng, đêm khuya, cây mía).
- Cái nón.
- Con lợn.
- Người lười biếng.
- Là non.
Môn : Tập Đọc
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc trơn được cả bài Cái trống trường em.
- Đọc đúng các từ : trống, nằm, ngẵm nghĩ, trong, nghiêng, 
- Ngắt đúng nhịp thơ, biết nhấn giọng vào một só từ gợi tả.
- Hai khổ đầu đọc chậm rãi, hai khổ sau đọc hào hứng.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : ngẫm nghĩ, giá, năm học mới.
- Hiểu nội dung bài thơ : Tình cảm gắn bó của các bạn HS đối với trường, lớp.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa của bài Tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn bài thơ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng đọc mục lục sách và trả lời câu hỏi 3, 4, 5 trong SGK
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Trống trường là đồ vật rất quen thuộc và gắn bó với các bạn học sinh. Để hiểu được tâm trạng của cái trống khi mùa hè đến, hiểu tình cảm của bạn HS với ngôi trường và cái trống chúng ta cùng học bài tập đọc Cái trống trường em.
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1. 
b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn :
- Gạch chân dưới các từ khó trên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV kết hợp giải nghĩa các từ mới
+ Ngẫm nghĩ : suy nghĩ kĩ lưỡng.
+ Giá trống : đồ dùng để đặt trống lên.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Theo dõi và chỉnh sửa các lỗi phát âm nếu có.
c) Hướng dẫn ngắt giọng :
- Hướng dẫn HS ngắt giọng một số câu khó trong bài.
d) Luyện đọc từng khổ và cả bài :
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
e) Thi đọc :
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm đọc bài tốt.
g) Đọc đồng thanh :
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.	
- Hỏi : Cái trống mùa hè có phải làm việc không ?
- Suốt ba tháng hè trống làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2
- Bạn HS xưng hô và trò chuyện với cái trống như thế nào ?
- Mùa hè cái trống làm bạn với ai ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3.
- Tìm những từ ngữ gợi tả tình cảm, hoạt động của cái trống ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4.
- Bài nói lên tình cảm gì của bạn HS đối với ngôi trường ? 
2.4. Học thuộc lòng :
- Xoá dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng.
- Lưu ý giọng đọc cho HS
- Nhận xét, cho điểm.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hãy nói lên tình cảm của em về mái trường ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Quan sát và trả lời : Bác bảo vệ đang đánh trống, các bạn HS đang rảo bước đến trường.
- Mở SGK trang 45.
- 3 HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
- 5 đến 7 em luyện đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh các từ khó dự kiến ở phần mục tiêu. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Thực hành ngắt giọng theo hình thức cá nhân, tổ, cả lớp.
Buồn không / hả trống //
Nó / mừng vui quá ! //
Kìa / trống đang gọi : //
Tùng ! / Tùng ! / Tùng ! / Tùng ! //
Vào / năm học mới //
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử HS tham gia thi đọc.
- Các nhóm thi đọc đồng thanh. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Mùa hè trống cũng nghỉ hè.
- Trống nằm ngẫm nghĩ.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Xưng là bọn mình và hỏi có buồn không ?
- Trống làm bạn với tiếng ve.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- Nghĩ, ngẫm, lặng im, nghiêng đầu, mừng, vui quá, giọng tưng bừng.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Bạn rất yêu trường học, yêu mọi vật trong trường, vui mừng khi vào năm học mới, được gặp lại thầy cô, bạn bè và các đồ vật thân quen trong trường, đặc biệt là cái trống.
- Học thuộc lòng từng khở thơ.
- Thi đọc thuộc cả bài thơ.
- 3 HS nói về ý nghĩ của mình.
Môn : Toán
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố khái niệm nhiều hơn biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
	- Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng gài.
	- Hình các quả cam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
3. BÀI MỚI:
 a. Giới thiệu:
 - Gv để 2 trồng sách lên bàn, yêu cầu hs lên đếm trồng 1 và trồng 2.
 - Gv hỏi.
 Ÿ Trồng sách nào nhiều hơn ? và nhiều hơn bao nhiêu ?.
 - Gv ghi tựa bài lên bảng.
 b. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn :
 - Gv gài lần lượt các quả cam và nói : Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Tức là đã có như hàng trên rồi thêm 2 quả nữa.
 - Hs nhắc lại bài toán.
 - Gv hướng dẫn Hs nêu phép tính và lời giải.
Bài giải.
 Số quả cam ở hàng dưới là.
 5 + 2 = 7 (quả)
 Đáp số : 7 quả
 c/ Thực hành :
 Bài 1: Gv hướng dẫn hs.
 Ÿ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?.
 Tóm tắt :
 Hòa : 4 bông hoa
 Bình nhiều hơn Hòa : 2 bông hoa
 Bình có : bông hoa ?
Bài giải .
 Số bông hoa Bình có là. 
 4 + 2 = 6 (bông )
 Đáp số : 6 bông
 Bài 2 : Hs tự làm, 1 hs lên sửa bài.
 Tóm tắt :
 Nam có : 10 viên bi
 Bảo nhiều hơn Nam : 5 viên bi
 Bảo có : .viên bi
Giải.
Số viên phấn Bảo có là:
10 + 5 = 15 ( viên bi)
Đáp số : 15 viên bi
 Bài 3 : Hs tự làm, sau đó 1 hs lên sửa gv cùng hs nhận xét.
 Tóm tắt :
 Mận cao : 95 cm
 Đào cao hơn Mận : 3 cm
 Đào cao : cm
Giải .
Chiều cao của Đào là.
95 + 3 = 96 (cm)
Đáp số : 96 cm
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 
 * Nhận xét tiết học .
- 2 hs lên thực hiện.
- Hs quan sát.
- Hs nhắc lại bài toán.
- Hs làm miệng.
- Hs làm bài vào vở.
- 1 hs lên sửa bài.
- Cả lớp cùng sửa.
- Hs làm bài vào vở.
- 1 hs lên sửa bài.
- Cả lớp cùng sửa chữa.
Môn : Luyện Từ Và Câu
TÊN RIÊNG 
VÀ CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG – AI LÀ GÌ ?
I/ MỤC TIÊU
- Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật.
- Biết vi

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc