Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết mô tả sơ qua quang cảnh xung quanh và ở các gian trong chùa.

- Biết được tên chùa và nó có từ khi nào. Nằm ở làng Mậu Xương, xã Quảng Lưu.

- Giáo dục HS lòng tôn kính và bảo vệ quang cảnh của chùa

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.Dạy học bài mới:

HĐ1(2) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi

HĐ2(18) Quan sát , nhận xét, mô tả quang cảnh chùa ,mậu xương

GV tập hợp lớp cho HS đi quan sát quang cảnh bên ngoài và các gian phòng bên trong chùa. GV hướng dẫn cho HS quan sát sau đó GV nêu một số câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.

Chùa mang tên gì? Nằm ở thôn nào của xã Quảng Lưu ?

Mô tả quang cảnh bên ngoài của chùa? Có những loài cây gì? có tượng gì?

Các gian trong chùa được sắp xếp như thế nào?

Hằng năm có nhiều người tham quan không?

Các nhóm cở đại diện trả lời, HS ở các nhóm khác theo dõi, nhận xét- GV bổ sung.

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện phát âm: Nước ta, ngang ngược, sáng nay, thuyền rồng, liều chết
4 HS đọc cá nhân, GV nhận xét- sửa sai, lớp đọc đồng thanh.
c. Luyện đọc theo đoạn: chia 4 đoạn
HS đọc từng đoạn, GV hướng dẫn HS cách ngắt giọng
Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// ...
HS đọc nối tiếp đoạn 1, 2, 3, 4 ( đọc 2 vòng) 
d. Thi đọc: Tổ chức các nhóm thi đọc đồng thanh , cá nhân. GV nhận xét- ghi điểm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh: Lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
C.(5) Củng cố- dăn dò: Chuẩn bị tiết 2.
Tiết 2.
HĐ2(33’) Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu toàn bài lần 2, 1 HS đọc lại phần chú giải
GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiểm nước ta
Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
.........................
Câu hỏi 4: ( Dành cho HS khá- giỏi)
Vì sao không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
- Vì vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung bài
Chuẩn bị bài sau.
Toán:
 ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc ,viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2 viết trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’)Kiểm tra kĩ năng đặt tính rồi tính: 456 + 323 ; 357 + 621
GV gọi 2 HS lên bảng làm, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Củng cố kĩ năng viết các số ( dòng 1, 2, 3 )
GV gọi 2 HS lên bảng viết, mỗi HS làm một cột, lớp làm vào vở, GV nhận xét
Bài2: Củng cố kĩ năng điền các số ( câu a, b ) 
a.
380
381
383
386
390
b.
500
502
507
509
c.( Dành cho HS khá- giỏi )
700
710
720
790
1 HS đọc đề, HS làm bài, nối tiếp nhau báo cáo kết quả, GV nhận xét
Bài4: Củng cố kĩ năng điền dấu
1 HS đọc đề, HS làm bài, 3 HS lên làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét
Bài5: Củng cố kĩ năng viết số bé nhất, lớn nhất có ba chữ số, viết số liền sau của 999
1 HS đọc đề, 3 HS nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Toán:
 ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại. - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học: Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền dấu 372 > 299 ; 708 < 807.
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Củng cố kĩ năng đọc số
307 : Ba trăm linh bảy 650 : Sáu trăm năm mươi.....
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm,1 HS đọc số, 1 HS viết số, lớp làm vào vở.
Bài2: Củng cố kĩ năng viết số (theo mẫu)
842 = 800 + 40 + 2 800 + 90 + 5 = 895
1 HS đọc đề, HS làm bài, 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
Bài3: Củng cố kĩ năng viết các số từ lớn đến bé, từ bé đến lớn : 285, 279, 297.
1 HS đọc đề, HS làm bài, 2 HS lên làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài4: Củng cố kĩ năng viết số ( làm câu a, b ) ( Dành cho HS khá- giỏi)
462 ; 464 ; 466 ; ...
353 ; 355 ; 357 ; ...
1 HS đọc đề, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tiếp sức, lớp nhận xét, GV nhận xét, khuyến khích đội làm tốt.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Chính tả: 
nghe- viết: bóp nát quả cam.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam.
- Làm được BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết : Lặng ngắt, núi non, lao công,...
GV gọi 2 HS lên viết, lớp nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(20’) Hướng dẫn viết chính tả:
a.Ghi nhớ nội dung :
1 HS đọc bài, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng,...
2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con, GV nhận xét
d. Viết chính tả: GV đọc bài, HS viết bài
e. Soát lỗi: GV đọc lại bài, HS soát bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(8’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài2: Củng cố kĩ năng phân biệt s/ x ; iê/ i
1 HS đọc đề, 4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của nhóm mình, GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên – xã hội:
Mặt trăng và các vì sao.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm
- Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào 
( Dành cho HS khá- giỏi ).
II. Đồ dùng dạy học: Giấy vẽ, bút màu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra bài cũ: Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạyhọc bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(10’) Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
Bước1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng.
Bước2: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp . Từ các bức vẽ, GV yêu cầu HS nói những gì các em biết về Mtặt Trời
Tại sao các em lại vẽ Mặt Trăng như vậy?
GV kết luận, HS lắng nghe.
HĐ3(14’) Thảo luận về các vì sao
Từ các bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của HS, GV khai thác những hiểu biết của HS về các vì sao.
HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc lại các lời ghi chú trong SGK để nói về các vì sao, GV kết luận.
Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào( Dành cho HS khá- giỏi).
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Tập đọc:
Lượm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng các câu thơ 4 chữ, biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu ND: Bài thơ ca ngợi chư bứ liên lạc đáng yêu và dũng cảm.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 2 khổ thơ đầu)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc bài : “ Bóp nát quả cam”
2 HS đọc bài, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
( 2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài thơ, 1 HS đọc bài
b. Luyện phát âm: loắt choắt, huýt sáo, thoăn thoắt, vụt qua,...
HS luyện phát âm các từ khó, GV hướng dẫn HS luyện đọc
Đọc từng câu: Mỗi HS đọc 1 câu thơ theo hình thức nối tiếp
c.Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc từng khổ thơ
d.Thi đọc: Các nhóm thi đọc, cá nhân thi đọc.
e. Cả lớp đọc đồng thanh: lớp đọc đồng thanh
HĐ2(10’) Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu lần 2, 1 HS đọc chú giải, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?
Lượm làm nhiệm vụ gì? ......
Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu : GV gọi 3 HS lên đọc , GV nhận xét
Học thuộc lòng bài thơ : 5- 7 HS đọc bài( dành cho HS khá- giỏi) GV nhận xét- ghi điểm.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: về học thuộc lòng bài thơ.
Chính tả:
nghe- viết: lượm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe và viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể thơ 4 chữ.
- Làm được BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2 viết sẵn lên bảng
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết: Lao xao.làm sao, tiếng chim, cô tiên
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(20’) Hướng dẫn viết chính tả:
a.Ghi nhớ nội dung đoạn thơ: GV đọc đoạn thơ, gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, đội lệch,...
3 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét
d. Viết chính tả: GV đọc lại bài, HS soát bài
e. Soát lỗi: GV đọc lại bài, HS soát bài, GV nhận xét
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(8’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài2: Củng cố kĩ năng phân biệt s/ x.
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, GV nhận xét, HS làm vào vở
a. Hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say sưa, cư xử, lịch sử
b. con kiến, kin kít, cơm chín, trái tim,..
Bài3: Củng cố kĩ năng phân biệt in/ iên ( Dành cho HS khá- giỏi).
Gỗ lim, liêm khiết, nhịn ăn, tín nhiệm.
GV gọi 1 HS đọc đề, 2 HS lên làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Toán:
 ôn tập về phép cộng và phép trừ.
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền dấu : 372 > 299 ; 708 < 807
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(29’) Luyện tập - thực hành:
Bài1: Củng cố kĩ năng tính nhẩm
30 + 50 = 80 20 + 40 = 60 70 – 50 = 20 60 – 10 = 50.......
1 HS đọc đề, HS làm bài nối tiếp nhau nêu kết quả, GV nhận xét
Bài2: ( Làm cột 1, 2, 4 ) MT: Củng cố kĩ năng tính
1 HS đọc đề,GV gọi 4 HS lên làm, lớp làm vào vở, nêu kết quả, GV nhận xét
Bài3: MT: Củng cố kĩ năng giải toán nhiều hơn.
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, 1 HS lên giải, lớp làm vào vở. Bài giải:
 Trường Tiểu học có số HS là:
 265 + 234 = 499 ( học sinh)
 Đáp số : 499 học sinh
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.Mĩ thuật:
vẽ theo mẫu : vẽ cái bình đựng nước
(Vẽ hình)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
- Biết cách vẽ bình đựng nước theo mẫu.
- Vẽ được cái bình đựng nước.
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Cái bình đựng nước, hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Bài cũ: Tìm hiểu về tượng
GV nêu câu hỏi : Hình tượng vua Quang Trung như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét - ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(4’) Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết
Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau.
GV yêu cầu HS nhìn các bình đựng từ nhiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau
HĐ2(4’) Cách vẽ cái bình đựng nước
GV vẽ phác hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi, GV nhắc HS cách bố cục.
HĐ3(12’) Thực hành
HS vẽ bình đựng nước vào giấy A4, GV quan sát hướng dẫn HS vẽ.
Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu ( Dành cho HS khá- giỏi). 
HĐ4(5’) Nhận xét- đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét những bài vẽ đẹp, khen ngợi một số HS có bài vẽ tốt.
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài vẽ.
 Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu: 
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp ( BT1, BT2 ); , nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ( BT3).
- Đặt được một câu ngắn với một từ được trong BT3 ( BT4). 
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: đẹp, lạnh, khen, tốt.
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Rèn kĩ năng tìm từ chỉ nghề nghiệp của người được vẽ trong SGK
1 HS đọc đề, GV cho HS quan sát tranh trong SGK, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV ghi các từ chỉ nghề nghiệp lên bảng , vài HS đọc, GV nhận xét- ghi điểm. ( công nhân, công an, nông dân, bác sĩ, lái xe,...)
Bài2: Rèn kĩ năng tìm từ chỉ nghề nghiệp
1 HS đọc đề, GV chia lớp 4 nhóm, phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm từ, nhóm nào tìm được nhiều từ là nhóm thắng cuộc. ( thợ may, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, kĩ sư,... )
Bài3: Rèn kĩ năng tìm từ có sẵn nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta
1 HS đọc đề, HS tự tìm từ, GV gọi HS đọc các từ tìm được, GV nhận xét.
Bài4: MT: Rèn kĩ năng đặt 1 câu với 1 từ vừa tìm được trong bài3
1 HS đọc đề, 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm những HS đặt câu văn hay.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Đặt câu với từ anh dũng ?
Giao bài tập về nhà.
Kể chuyện:
Bóp nát quả cam.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự
- Dựa vào tranh và gợi ý của GV kể lại từng đoạn của câu chuyện ( BT2,BT2)
- HS khá- giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể câu chuyện : “ Chuyện quả bầu”
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể. Mỗi HS kể 1 đoạn
1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
(28’) Hướng dẫn kể chuyện
HĐ1.Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1, HS quan sát tranh. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, GV gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự, GV chốt lại lời giải đúng
HĐ2.Kể lại từng đoạn câu chuyện :
Bước1: Kể trong nhóm: HS kể chuyện trong nhóm, HS khác nhận xét bổ sung
Bước2: Kể trước lớp
Mỗi HS kể một đoạn, HS kể nối tiếp thành câu chuyện, GV gợi ý các câu hỏi theo nội dung từng đoạn
HĐ3.Kể lại toàn bộ câu chuyện ( Dành cho HS khả- giỏi)
3 HS kể theo vai, GV nhận xét
2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Toán:
ôn tập về phép cộng và phép trừ 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A,(5’) Kiểm tra kĩ năng tính : 765 – 315 ; 286 + 701 ; 600 + 99
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Luyện tập – thực hành:
Bài1: Củng cố kĩ năng tính nhẩm ( cột 1, 3 )
500 + 300 = 800 ; 800 – 500 = 300 ; 400 + 200 = 600 ; 600 – 400 = 200
1 HS đọc đề, HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, GV nhận xét.
Bài2: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính ( cột 1, 3 )
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 3 HS lên làm, lớp nêu kết quả.
a. 65 + 29 ; 55 + 45 ; 100 – 72
b. 345 + 422 ; 674 – 353 ; 517 + 360
Bài3: Củng cố kĩ năng giải toán ít hơn
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài5: Củng cố kĩ năng tìm số bị trừ, tìm số hạng trong một tổng ( Dành cho HS khá- giỏi )
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 2 HS lên làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Tập viết:
Chữ hoa : v ( kiểu 2 )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng, đẹp chữ hoa V - kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa và nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Việt ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Nam thân yêu 3 lần.
- Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng : Việt Nam thân yêu
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa V kiểu2
Cụm từ ứng dụng viết mẫu trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết Q ( kiểu 2 ) và chữ “Quân”
GV gọi 2 HS lên bảng viết, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(4’) Hướng dẫn viết chữ hoa.
a.Quan sát số nét, quy trình viết chữ V hoa ( kiểu 2 )
GV treo mẫu chữ lên bảng giới thiệu, HS quan sát, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét hướng dẫn cách viết
b.Viết bảng: HS viết bảng con, GV nhận xét- sửa sai
HĐ2(5’) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
1 HS đọc cụm từ, GV giải nghĩa cụm từ
b. Quan sát và nhận xét: HS quan sát , nhận xét
c. Viết bảng : HS viết từ “Việt”vào bảng con, GV nhận xét- uốn nắn HS viết
HĐ3(20’) Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
HS viết bài, GV quan sát HS viết
Thu và chấm bài : GV thu vở chấm, GV nhận xét.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010.
Thể dục:
Chuyền cầu - trò chơi “ ném bóng trúng đích”
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người.
- Trò chơi “ Ném bóng trúng đích”. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: chuẩn bị như bài 61
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(8’) Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, nhảy của bài thể dục phát triển chung
B. HĐ2(20’) Phần cơ bản:
Chuyền cầu theo nhóm hai người
Trò chơi “ Ném bóng trúng đích”
HS chơi trò chơi, GV quan sát, GV quan sát hướng dẫn HS chơi
C.HĐ3(7’) Phần kết thúc:
Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát
Một số động tác thả lỏng
Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010.
Tập làm văn: 
đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2) 
- Biết viết một đoạn văn ngắn kể về 1 việc tốt của em hoặc của bạn em( BT3)
II. Đồ dùng dạy- học: Các tình huống viết vào giấy nhỏ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng thực hành hỏi- đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập2 ( SGK)
3 cặp HS thực hành hỏi- đáp trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Hướng dẫn làm bài
Bài1: Rèn kĩ năng biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp
1 HS đọc đề, HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK , HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV khen những HS nói tốt.
- Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi
- Cảm ơn bạn/ bạn tốt quá,...
Bài2: Rèn kĩ năng nói
1 HS đọc đề, HS nhắc lại tình huống, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GVgọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm cặp nói tốt.
Bài3: Rèn kĩ năng biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể, HS làm bài, gọi 5 HS đọc bài làm của mình trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm
C.(5’) Củng cố – dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thủ công:
ôn tập- thực hành thi khéo tay 
làm đồ chơi theo ý thích
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học, có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo( Dành cho HS khéo tay )
II. Đồ dùng dạy – học: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra: Nêu các bước làm con bướm
GV gọi 2 HS nêu, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(10’) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu một số mẫu đồ chơi gấp bằng giấy mà HS đã học các tiết trước, HS quan sát và nhận xét, GV đưa ra 1 số câu hỏi, HS trả lời
HĐ2(12’) HS thực hành:
HS thực hành gấp đồ chơi mà mình yêu thích
GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
 Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học, có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo( Dành cho HS khéo tay )
HĐ3(4’) Trưng bày sản phẩm:
Các nhóm trưng bày sản phẩm, GV quan sát- nhận xét, GV tuyên dương nhóm làm tốt sản phẩm có giá trị
C.(2’) Củng cố- dặn dò: Về nhà hoàn thành làm đồ chơi theo ý thích.
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010.
Toán:
 ôn tập về phép nhân và phép chia
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia, nhân , chia trong phạm vi bảng tính đã học.)
- Biết tìm số bị chia , tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đặt tính rồi tính : 65 + 29 ; 55 + 45.
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(2’) Luyện tập- thực hành
Bài1: MT: Củng cố kĩ năng tính nhẩm ( câu a)
a. 2 8 = 16 12 : 2 = 6 2 9 = 18 ......
b. ( Dành cho HS khá- giỏi) 20 4 = 80 30 3 = 90 20 2 =40
 80: 4 = 20 90 : 3 = 30 40 : 2 = 20 ..........
1 HS đọc đề, HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, GV nhận xét.
Bài2: Củng cố kĩ năng tính ( dòng 1 )
4 6 + 16 = 20 : 4 6 = 5 7 + 25 = 30 : 5 : 2= 
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài , GV nhận xét- ghi điểm.
Bài3: Củng cố kĩ năng giải toán
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
Bài5: Củng cố kĩ năng tìm số bị chia, thừa số chưa biết.
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, nêu cách làm, GV nhận xét- ghi điểm.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thể dục:
Chuyền cầu : trò chơi “ con cóc là cậu ông trời”
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người.
- Trò chơi “ Con cóc là cậu ông Trời”. Biết cách choei và tham gia được trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.3.doc