Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu

I.MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.(5) Kiểm tra kĩ năng: Em đã làm gì khi giúp đỡ người khuyết tật?

GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm.

B. Dạy học bài mới:

(2) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi

HĐ1(7) Trò chơi đố vui: Đoán xem con gì? Đó là con gì?

GV phổ biến luật chơi, tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc, GV giơ tranh về các loài vật, yêu cầu HS trả lời, GV kết luận: giáo dục HS biết yêu quý con vật.

HĐ2(8) Thảo luận nhóm

- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm, đại diện từng nhóm lên báo cáo, GV kết luận.

Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích( dành cho HS giỏi)

HĐ3(9) Nhận xét đúng- sai

GV cho HS quan sát tranh và phân biệt các việc làm đúng- sai

HS thảo luận nhóm, các nhóm trình bày, GV kết luận.

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sau.
Tập đọc:
 Ai ngoan sẽ được thưởng ( tiết 1 )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháI ngoan Bác Hồ.( trả lời được CH 1,3,4,5).HS khá giỏi TL được câu hỏi 2.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc bài: Cây đa quê hương
GV gọi 2 HS lên đọc bài, nêu nội dung bài, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu 1 lần, 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm
b. Luyện phát âm: quây quần, reo lên, tắm rửa,...HS tìm từ khó, HS luyện đọc cá nhân, đọc cả lớp, HS nối tiếp nhau đọc cả bài, mỗi HS đọc 1 câu
c. Luyện đọc đoạn:
GV chia 3 đoạn, HS đọc theo từng đoạn, GV hướng dẫn HS cách đọc
GV chia nhóm lần lượt HS đọc trước lớp, GV nhận xét- sửa sai.
d. Thi đọc: GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm, cá nhân
e. Cả lớp đọc đồng thanh: Lớp đọc đồng thanh
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Đọc đoạn 1 trong bài.
Chuẩn bị tiết2.
HĐ2(28’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV đọc mẫu lần1, 1 HS đọc chú giải, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa
Bác Hồ hỏi thăm các em điều gì? ( câu hỏi2 dành cho HS khá - giỏi )
- Các cháu chơi có vui không? các cháu ăn có no không? các cô có mắng phạt các cháu không? các cháu có thích kẹo không?.
Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
......................
HĐ3(5’) Luyện đọc theo vai
8 HS thi đọc theo vai, GV nhận xét- ghi điểm.
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy
HS thi đọc , tuyên dương HS đọc tốt
Chuẩn bị bài sau.
Toán:
 ki- lô- mét
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ki - lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc ,biết viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
- Biết rính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền số: 1m = ...cm ; 1m = .....dm
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm giấy nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Giới thiệu ki lô mét (km)
Ki lô mét viết tắt : km 1km = 1000m
GV giới thiệu km bằng cách nêu các câu hỏi, giới thiệu để HS biết 
HS đọc 1km = 1000m , 1 HS đọc phần bài học trong SGK
HĐ2(24’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng điền số
1km= 1000m ; 1m = 10dm ; 1000m = 1km ; 10dm = 1m
HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau, 2 HS lên bảng làm.
Bài2: Rèn kĩ năng nhìn hình và trả lời câu hỏi
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, GV nhận xét- kết luận, gọi HS nhắc lại kết luận của bài.
Bài3: Rèn kĩ năng nêu số đo thích hợp ( theo mẫu)
HS quan sát lược đồ trong SGK, yêu cầu HS tự quan sát , GV giới thiệu, HS tự làm bài, gọi HS đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường, GV nhận xét- ghi điểm.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010.
Toán:
 mi – li – mét
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
- Biết được mối quan hệ giữa đơn vị mi-li- mét,với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét.
- Biết ước lượng, độ dài theo đơn vị cm,mm trong một số trường hợp đơn giản
II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ HS với từng vạch chia mm
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền dấu > , < , = 
267 km 322 km
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
 (2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Giới thiệu mi li mét ( mm )
GV giới thiệu mm, yêu cầu HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và nêu câu hỏi, HS trả lời, cả lớp đọc , 1 HS đọc bài học.
HĐ2(24’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng điền số
HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau, nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài2: Rèn kĩ năng nhận dạng hình để biết dài bao nhiêu mm?
1 HS đọc đề, HS quan sát hình vẽ, gọi HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, GV nhận xét
Bài4: Rèn kĩ năng viết cm hoặc mm
1 HS đọc đề, GV tổ chức cho HS quan sát, tập ước lượng và trả lời câu hỏi.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Bài 3 BD HS giỏi.
 Giao BTVN
Chính tả: 
Nghe – viết : ai ngoan sẽ được thưởng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng chép sẵn các bài tập chính tả
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết : cái xắc, xuất sắc, đường xa, sa lầy
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(22’) Hướng dẫn tập chép
a.Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc đoạn viết, HS theo dõi, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh,...
GV đọc các từ khó, 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét.
d. Chép bài: GV đọc đoạn chép, HS chép bài vào vở
e. Soát lỗi:HS soát lại bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài2: a,b. Rèn kĩ năng chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
1 HS đọc đề, GV chia lớp 2 đội, mỗi đội cử 3 HS lên điền, đội nào điền đúng, nhanh là đội thắng cuộc, HS làm vào vở
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Tìm tiếng có âm tr/ ch
Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên- xã hội:
Nhận biết cây cối và các con vật
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’)Kiểm tra kĩ năng kể tên 1 số loài vật sống ở dưới nước
2 HS kể tên , HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(13’) Làm việc với SGK
Bước1: Làm việc theo nhóm
Hãy chỉ và nói : Cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước, cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, cây nào sẽ hút hơi nước và các chất khác trong không khí
Hãy chỉ và nói tên: Con vật sống trên cạn, con vật nào sống dưới nước, con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước
HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi, HS lên điền, GV kết luận giáo dục HS biết bảo vệ cây cối và các con vật.
Bước2: Làm việc cả lớp
HS nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối ( thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá , hoa ) và con vật ( di chuyển được, có đầu, mình , chân, một số loài có cánh ). ( Dành cho HS khá- giỏi )
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét
HĐ2(11’) Triển lãm
GV chia lớp 6 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao băng dính giao nhiệm vụ cho các nhóm , mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. Các nhóm làm việc từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả của nhóm, HS nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời, GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010.
Tập đọc:
Cháu nhớ bác hồ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhành, tình cảm.
- Hioeeur được ND : Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.(trả lời được CH 1,3,4; thuộc 6 dòng thơ cuối)
HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ; trả lời được CH2
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc bài thơ: Ai ngoan sẽ được thưởng
GV gọi 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới: 
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu 1 lần, 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm
b. Luyện phát âm: Ô Lâu, bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ,...
HS tìm khó trong bài, GV ghi bảng , lớp luyện đọc, HS đọc cá nhân.
c. Luyện đọc đoạn: GV hướng dẫn HS luyện ngắt giọng các câu dài, HS nối tiếp nhau đọc bài theo từng đoạn.
d. Thi đọc giữa các nhóm: Lần lượt từng HS đọc trong nhóm, HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
e. Đọc đồng thanh: Cả lớp đọc đồng thanh
HĐ2(11’) Tìm hiểu bài
1 HS đọc bài, 1 HS đọc chủ giải, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?..............
Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
- HS khá - giỏi học thuộc lòng cả bài thơ, trả lời được câu hỏi 2.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung bài.
Chính tả: 
Nghe – viết : cháu nhớ bác hồ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng câu thơ lục bát.
- Làm được BT (2) a / b hoặc BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng viết sẵn bài tập2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng tìm những tiếng có chứa âm đầu ch/ tr
2 HS lên bảng viết, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Hướng dẫn viết chính tả
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
GV đọc 6 dòng thơ cuối , nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: Bâng khuâng, giở xem, chòm râu,...
GV đọc từ khó, 2 HS lên bảng viết, lớp vở nháp, GV nhận xét
d. Viết chính tả: GV đọc, HS viết bài, GV quan sát, uốn nắn
e. Soát lỗi: GV đọc lại bài, HS soát bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(11’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài2: Rèn kĩ năng điền ch/ tr , êt/ êch vào chỗ trống
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
Bài3: Rèn kĩ năng thi đặt câu
GV chia lớp thành 2 nhóm, GV tổ chức cho 2 nhóm bốc thăm giành quyền nói trước...mỗi câu nói nhanh, đúng nhiều câu là nhóm thắng cuộc, GV kết luận
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010.
Toán:
luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến số đo theo đơn vị đo độ dài đã học.
- Biết dùng thước để đo độ dài của các cạnh hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm.
II. Đồ dùng dạy- học: Thước kẻ học sinh với từng vạch chia mm
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền số : 1 cm = 10 mm ;1000 mm =1m
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Củng cố kĩ năng tính
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét
13 m + 15 m = 28 m ; 5 km 2 = 10 km ; 18 m : 3 = 6m,...
Bài2: Củng cố kĩ năng giải toán
Bài giải: 
người đó đã đi số km là:
 18 + 12 = 30 ( km )
Đáp số: 30 km
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV gọi 1 HS lên bảng giải, lớp nêu kết quả, GV nhận xét
Bài4: Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tam giác
1 HS đọc đề, yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, 1 HS đọc xong rồi tính chu vi hình tam giác, GV nhận xét
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Mĩ thuật :
vẽ tranh : đề tài vệ sinh môi trường
( Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : Toàn phần )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu về đề tài vệ sinh môi trường.
- Biết cách vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường.
- Vẽ được tranh đề tài đơn giản về vệ sinh môi trường.
- Giáo dục HS có ý thức BVMT luôn trong sạch.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài màu sắc phù hợp
II. Đồ dùng dạy học: GV : một số tranh vẽ về vệ sinh môi trường
 HS: Bút chì, màu vẽ, giấy A4
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Trả bài tập nặn tạo dáng tự do: nặn hoặc vẽ, xé dán các con vật
GV trả bài, nhận xét 1 số bài , HS nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận biết, GV đặt câu hỏi để HS nhận biết, HS thấy được những công việc phải làm gì để cho môi trường xanh, sạch đẹp.
HĐ2(4’) Cách vẽ tranh.
GV gợi ý để HS có thể vẽ theo nội dung , GV gợi ý HS tìm ra những hình ảnh vẽ người đang làm việc , vẽ thêm nhà, đường, cây,... cho sinh động, GV gợi ý HS cách vẽ tranh. 
- HS khá- giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
HĐ3(10’) Thực hành.
HS vẽ vào giấy A4, GV quan sát hướng dẫn HS vẽ
HĐ4(5’) Nhận xét- đánh giá:
Nội dung tranh, vẽ về hoạt động nào?
GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và hướng dẫn các em nhận xét. Yêu cầu HS tìm ra những bài vẽ đẹp , khuyến khích để các em học tập
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Sưu tầm tranh phong cảnh.
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu: 
Từ ngữ về bác hồ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1)); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1(BT2).
- Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn(BT3)
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận
3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(29’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Rèn kĩ năng tìm những từ ngữ
1 HS đọc đề, GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 từ giấy to, yêu cầu nhóm 1, 2 tìm từ theo yêu cầu câu a, nhóm 3, 4 tìm từ theo yêu cầu câu b. Đại diện các nhóm lên dán trên bảng sau đó đọc to các từ tìm được, GV chốt các từ đúng, tuyên dương nhóm tìm được từ đúng, hay.
Bài2: Rèn kĩ năng đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài1
HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự làm bài, HS nối tiếp nhau đọc câu của mình, GV tuyên dương HS đặt câu hay, HS làm vào vở.
Bài3: Rèn kĩ năng nhìn tranh ghi lại hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ.
1 HS đọc đề, HS tự quan sát tranh và tự đặt câu, HS làm bài cá nhân. HS trình bày bài làm của mình, GV nhận xét- ghi điểm các câu hay, GV nhận xét tuyên dương HS nói tốt
C.(4’) Củng cố- dặn dò: HS tự viết lên cảm xúc của mình về Bác.
 Kể chuyện:
Ai ngoan sẽ được thưởng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS khá giỏi biết kể lại câu chuyện(BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời kể của bạn Tộ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi sẵn gợi ý của từng đoạn
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể chuyện “ Những quả đào”
GV gọi 5 HS kể chuyện theo vai, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
(28’) Hướng dẫn kể chuyện
HĐ1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm, HS kể trong nhóm, HS khác lắng nghe,bổ sung cho bạn, GV nhận xét.
HĐ2: Kể trước lớp
Mỗi nhóm cử đại diện 2 HS kể trước lớp, HS nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm
HĐ3: Kể lại toàn bộ câu chuyện ( dành cho HS khá - giỏi )
Mỗi HS lần lượt 3 HS thi kể, mỗi HS kể 1 đoạn, 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét- ghi điểm.
* Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ ( Dành cho HS khá- giỏi )
Đóng vai Tôi, HS kể lại đoạn cuối câu chuyện
1 HS kể mẫu, HS khác lắng nghe
3 HS kể, GV nhận xét- ghi điểm
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Qua câu chuyện em học tập bạn Tộ đức tính gì
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010.
Toán:
 viết số thành tổng các số trăm , chục,
 đơn vị
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số dơn vị và ngược lại.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng điền số
a. 220 ; 221 ; ...; ...; 224 ; ...; ...; ...; ...; 229
b. 551 ; 552 ; ...; ...; ...; ...; ...; ...; 559 ; ...
GV gọi 2 HS lên làm, lớp làm vào vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Hướng dẫn viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị .
375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.
375 = 300 + 70 + 5 456 = 400 + 50 + 6,....
GV viết bảng số 375 và nêu câu hỏi, HS trả lời dựa vào phân tích số 375 thành các trăm, chục , đơn vị ta có thể viết số này thành tổng, yêu cầu HS phân tích số, GV kết luận
HĐ2(24’) Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1, 2: Rèn kĩ năng viết theo mẫu
1 HS đọc đề, HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra , lớp đọc các tổng vừa viết được.
271 = 200 + 70 +1 509 = 500 + 9
Bài3: Rèn kĩ năng nối các số được viết thành tổng sao cho đúng
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn lên nối , GV nhận xét, khuyến khích đội thắng cuộc
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Tập viết: 
Chữ hoa : m
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng chữ M – kiểu 2( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Mắt( 1 dòng cờ vừa , 1 doàng cỡ nhỏ) , Mắt sáng như sao(3 lần)
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ M hoa được đặt trong khung chữ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ, viết mẫu cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết chữ hoa Y : Yêu luỹ tre làng
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(6’) Hướng dẫn viết chữ hoa
a.Quan sát số nét, quy trình viết chữ M 
GV cho HS quan sát mẫu chữ, giới thiệu HS lắng nghe, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Viết bảng: HS viết bảng con, GV nhận xét- sửa lỗi cho HS
HĐ2(4’) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng: HS đọc cụm từ, GV giải nghĩa cụm từ
b. Quan sát và nhận xét: GV giới thiệu mẫu chữ, HS quan sát mẫu 
c. Viết bảng: GV cho HS viết bảng con, GV nhận xét
HĐ3(19’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết
HS viết bài, GV theo dõi và chỉnh lỗi cho HS
Thu và chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Thể dục:
 tâng cầu .
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
II. Địa điểm- phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và vật đích, cùng HS chuẩn bị đủ số quả cầu cho các em chơi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(7’) Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Xoay các khớp cổ tay, vai, đầu gối, hông
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
B. HĐ2(20’) Phần cơ bản:
Ôn tâng cầu
Từ đội hình vòng tròn sau khởi động, GV cho HS giãn cách 1sải tay hoặc cho điểm số 1- 2; 1- 2,...sau đó cho Số 2 bước về trước 4- 5 bước tạo thành 2 vòng tròn đồng tâm để tâng cầu
Trò chơi “ tung bóng vào đích”
GV nhắc lại cách chơi, chia tổ để từng tổ tự chơi trong 5- 6 phút, GV tổ chức cho HS thi theo tổ , tổ nào ném trúng đích nhiều nhất là tổ thắng cuộc
C. HĐ3(8’) Phần kết thúc:
Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát
Một số động tác thả lỏng
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010.
Tập làm văn: 
Nghe, trả lời câu hỏi
I.Mục tiêu: Giúp HS:
– Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối(BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1(BT2)
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”, 3 HS kể lại truyện, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Rèn kĩ năng nghe kể chuyện “ Qua suối” và trả lời câu hỏi
GV cho HS quan sát tranh trong SGK, GV kể chuyện lần 1, HS lắng nghe nội dung, GV đọc câu hỏi trong SGK, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
Bài2: Rèn kĩ năng viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1
2 HS thực hành hỏi đáp
HS1: Đọc câu hỏi
HS1: Trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Qua câu chuyện “ Qua suối” em rút ra bài học gì?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau.
Thủ công:
Làm vòng đeo tay ( tiết 2 )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm được vòng đeo tay.Các nan làm vòng tương đối đều nhau.Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau.Các nếp gấp phẳng.Vòng tay có màu sắc đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu làm vòng đeo tay
Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước, giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra : Nêu các bước làm vòng đeo tay?
2 HS nêu , GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Hướng dẫn HS thực hành làm vòng đeo tay
Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay
Bước1: Cắt thành các nan giấy
Bước2: Dán nối các nan giấy
Bước3: Gấp các nan giấy
Bước4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
Khi HS thực hành GV quan sát và giúp đỡ các em còn lúng túng
HĐ2(5’) Đánh giá sản phẩm của HS
GV thu sản phẩm chấm, GV nhận xét 1 số sản phẩm.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Hoàn thành sản phẩm
Chuẩn bị bài sau.
Toán:
 phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách làm tính cộng(không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị
III. Các hoat động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
234 , 230 , 405
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp,GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(10’) Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ)
a.Giới thiệu phép cộng
Bài toán: Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông? GV nêu bài toán, gắn hình biểu diễn số, HS phân tích bài toán, GV nêu câu hỏi, HS trả lời,GV nhận xét
b. Đi tìm kết quả: Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và nêu câu hỏi. HS trả lời, GV nhận xét
c. Đặt tính và thực hiện phép tính: 
2 HS lên bảng làm, GV hướng dẫn HS cách đặt tính và tính
HĐ2(20’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng tính (làm cột 1, 2, 3)
Lớp làm bài, 4 HS lên bảng làm, HS nối tiếp nhau nêu kết quả,GV nhận xét
Bài2: Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính ( làm câu a)
4 HS lên bảng làm, nêu cách đặt tính rồi tí

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.2.doc