Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thị Duyên

I. Mục tiêu

- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimét

- Nắm được quan hệ giữa cm, mm; giữa m, mm

- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.

- Bài tập cần làm : Bài 1; 2; 4.

II. Đồ dùng dạy học

- Thước kẻ với các cạnh chia thành trong mm

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: KTBC (3-5’)

Đổi : 1km2dm =. dm

 1000m =. km

 . m = . dm = 100 cm

Hoạt động 2: Bài mới

a. Giới thiệu bài (1-2’)

b. Bài học (13’)

- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học. - km, m, dm, cm

* Giới thiệu đơn vị đo độ dài Milimét:

- Hôm nay, các em sẽ được học thêm một đơn vị đo độ dài nhỏ hơn đơn vị cm là Milimét.

- Milimét viết tắt là: mm (ghi bảng)

- Hãy quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ. Độ dài 1cm được chia thành bao nhiêu phần nhỏ bằng nhau?

- Đọc milimét

- Quan sát

- 10 phần bằng nhau

- Mỗi phần nhỏ đó chính là 1mm

Vậy 1cm = .?mm

ghi: 1cm = 10mm

- 1m = .mm

Ghi: 1m = 1000mm

- GV đọc 1mm, 10mm, 100mm

 Đổi 1dm = .mm .mm = 1 dm

1cm = .mm .mm = 1cm

- 1cm = 10mm

- Đọc

- 1m = 1000mm

- Đọc

- HS viết bảng - Đọc lại

 - Đọc phần khung xanh SGK/153

Hoạt động 3: Thực hành (17-19’)

Bài 1

Nêu cách làm cột cuối ?

=> Chốt: mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học : cm, mm, m - Làm sách

5cm = 50mm vì 1cm =10mm

- H chia sẻ

Bài 2

Yêu cầu HS ghi luôn số đo độ dài trên đoạn thẳng - Làm sách

=> Cách xác định độ dài của đoạn thẳng bằng milimét trên thước kẻ. Mối quan hệ giữa cm và mm.

Bài 3 => Cách tính chu vi hình tam giác có đơn vị là mm

Bài 4 (sách)

Tổ chức chơi trò chơi

=> ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm. - Làm vở

- Điền vào SGK

- H chơi

* Dự kiến sai lầm:

Bài 4: HS có thể ước lượng chưa chính xác.

Hoạt động 3: củng cố - dặn dò (2-3’)

Nhận xét

 

doc 32 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................................................................................... ........................................................................................................................................ 
______________________________________________
Tiết 3	Kể chuyện
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: 
+ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
+ Biết kể bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
+ Biết kể lại câu chuyện bằng lời kể của nhân vật Tộ.
- Rèn kĩ năng nghe: HS biết nghe - nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các Slide giáo án điện tử
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Kể lại chuyện: Những quả đào
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn kể chuyện (28-30’)
Bài 1 
- Đọc thầm, nêu yêu cầu
* Tranh 1( 2, 3) vẽ gì?
- HSTL
- Nhắc lại ý chính đoạn 1(2,3) của bài tập đọc “Ai ngoan sẽ được thưởng”
- Ghi ý từng đoạn 
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ từng tranh để kể lại từng đoạn.
* GV kể mẫu đoạn 2 
- Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng
- HS kể từng đoạn
b. Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện (13-14’)
- Yêu cầu HS kể nối tiếp câu chuyện 
- 3 HS . NX 
- 2 - 3 HS kể cả câu chuyện. NX 
- Qua câu chuyện, em hiểu thêm những gì về Bác Hồ ? 
- Bác Hồ rất yêu mến, quan tâm tới các cháu thiếu niên, nhi đồng.
c. Kể lại đoạn cuối của chuyện theo lời của bạn Tộ (5-7’)
- GV kể mẫu
- 2 - 3 HS kể. NX 
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Em học được gì ở bạn Tộ?
- Nhận xét
- Tính trung thực, thật thà, dũng cảm.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
________________________________________
Tiết 4	Mĩ thuật 
( Đ/c Vân Anh dạy)
________________________________________
Tiết 5: 	 Đạo đức
Bảo vệ loài vật có ích (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Giúp học sinh hiểu:
- ích lợi của một số loài động vật đối với cuộc sống con người.
- Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2. Học sinh có kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi đúng và sai đối với loài vật có ích.
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống.
3. Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích 
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh các loài vật có ích; - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Trò chơi "Đoán xem con gì ? "
*Mục tiêu: HS biết ích lợi của một số loài vật có ích.
*Cách tiến hành
- Phổ biến luật chơi: Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh một số con vật (trâu, bò, cá, ong, lợn, voi, ngựa, gà, chó, mèo, cừu, lạc đà, ...) hỏi:
 + Đó là con gì?
 + Nó có ích gì cho con người?
- Ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng.
- GV nhận xét tổng kết, tuyên dương đội 
- HS chơi 
- Quan sát tranh, ảnh - Trả lời các câu hỏi của GV.
thắng cuộc.
=> Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm hs và nêu câu hỏi:
+ Em biết những con vật có ích nào?
+ Hãy kể những ích lợi của chúng?
+ Cần làm gì để bảo vệ chúng?
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện từng nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
=> Cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. 
 Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Chúng mang lại niềm vui, giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu. 
Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai
*Mục tiêu: Giúp hs phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật.
*Cách tiến hành
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trong BT2 / 45, 46 và phân biệt các việc làm đúng, sai.
- Quan sát tranh, thảo luận để phân biệt hành động đúng, sai 
- Từng nhóm trình bày
=> Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật.
 Các bạn trong tranh 2 đã có hành động sai: bắn súng cao su vào loài vật có ích.
4. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao chúng ta phải bảo vệ loài vật có ích ?
__________________________________________
Thứ tư ngày 5 tháng 04 năm 2017
Tiết 1 Thể dục
Tâng cầu - Trò chơi: Tung vòng vào đích
I. Mục tiêu 
- Ôn: Tâng cầu. Yêu cầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ, đón cầu đạt thành tích cao hơn giờ trước.
- Tiếp tục học trò chơi: Tung vòng vào đích. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. địa điểm - phương tiện
- Sân tập, còi, cầu
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
 Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
8 - 10’
 *G
- G giới thiệu nội dung giờ học. 
- Xoay các khớp cổ tay, vai, cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ thành 1 hàng dọc trên sân.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
1 - 2’
90 - 100m
1 - 2’
1 lần
* * * * * *
* * * * * *
2 Phần cơ bản
*Ôn: Tâng cầu.
- G nhận xét.
12 - 13’
- G giới thiệu nội dung, cách tâng cầu.
- H tập luyện theo tổ.
- Thi đua giữa các tổ.
*Ôn trò chơi: Tung vòng vào đích
9 - 10’
- G nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi.
- H chơi thử
- Cả lớp chơi
- H thua bị phạt
3. Phần kết thúc 
- Đi đều theo hàng dọc và hát.
- Làm động tác thả lỏng, hít thở sâu.
- G và H hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
2 - 3’
1’
1’
1’ 
* * * * * *
* * * * * * 
*G
__________________________________________
Tiết 2 	Tập đọc
Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
	+ Đọc trơn toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
	+ Biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Ô Lâu, cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ.
	+ Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiến mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác vị lãnh tự kính yêu của dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong sgk, ảnh Bác Hồ.
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Đọc nối tiếp bài: Ai ngoan sẽ được thưởng
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2’)
b. Hướng dẫn luyện đọc (15-17’)
- Đọc mẫu
- Bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn?
- Theo dõi sách
- 2 đoạn
Đoạn 1: 8 dòng đầu
Đoạn 2: còn lại
* Luyện đọc đoạn 1: 
Dòng 1: đêm nay, Ô Lâu, ngắt nhịp : 2/4
Dòng 2: ngắt nhịp 4/4
- Đọc mẫu 
Giải thích: Ô Lâu
=> Đoạn 1: giọng nhẹ nhàng, tình cảm 
- GV đọc.
- Đọc dòng 1,2 theo dãy. NX 
- Đọc chú giải
- 2 - 3 HS đọc. NX 
* Luyện đọc đoạn 2: 
Dòng 1: bâng khuâng
Giải nghĩa: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ
- Đọc theo dãy. NX 
- Đọc chú giải
=> Đoạn 2: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, đúng nhịp các dòng thơ - GV đọc
- 2 - 3 HS đọc. NX
- Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc cả bài
c. Tìm hiểu bài (10-12’)
- Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
- Bạn Nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ? 
Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác ? 
=> Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.......
- Bến Ô lâu
- Vì bạn nhỏ sống trong vùng bị địch tạm chiếm. Bác là người lãnh đạo nhân dân chống giặc nên nếu giặc phát hiện ra bạn nhỏ có ảnh của Bác thì bạn nhỏ sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. 
- Hãy đọc thầm đoạn 2và câu hỏi 2
- Hình ảnh Bác hiện ra qua 8 dòng thơ đầu như thế nào ? 
- Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ có tình cảm như thế nào đối với Bác?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ? 
=> GV chốt nội dung bài .
- HS trả lời. NX
- kính yêu, nhớ thương Bác....
- HS nêu 
d. Luyện đọc lại (4-5’)
- H đọc đoạn em thích
- Đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (4-6’)
Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
__________________________________________
__________________________________
Tiết 3	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố :
- Về đơn vị đo độ dài: m,dm, cm, km, mm.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải bài toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học
- Kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm : Bài 1; 2; 4.
II.Đồ dùng dạy học
	- Máy soi
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
1dm = ...m mm ...m = 100dm
5cm5mm = ...mm 1km = .......m
- Bảng con, chia sẻ
Hoạt động 2: Luyện tập (30 - 33’)
Bài 1 
- Đọc yêu cầu - Làm sách
=> Làm bài này em cần lưu ý điều gì?
-Lưu ý tên đơn vị sau kết quả 
Bài 3 
- Làm sách
=> Vì sao em khoanh vào chữ C ?
Vì may một bộ quần áo hết: 
 15 : 5 = 3 (m)
Bài 2 
- Làm vở
=> Cách trình bày bài giải có đơn vị là km
Bài 4
- Đọc yêu cầu, làm vở
Yêu cầu H đo và ghi số đo ngay trên các cạnh của hình tam giác.
=> Rèn kĩ năng đo độ dài bằng đơn vị cm và tính chu vi hình tam giác.
- Chữa bài : soi bài, chia sẻ
- 3 H nêu. NX
* Dự kiến sai lầm:
Bài 2, 4: lời giải, tên đơn vị đo của bài toán HS có thể làm chưa chính xác.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
______________________________________________
Tiết 4	Tập viết
Chữ hoa M (kiểu 2)
I. Mục tiêu
- Biết viết chữ hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng các cặp từ ứng dụng: “Mắt sáng như sao” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng
- Mẫu chữ hoa M 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
 Viết bảng : - o
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn viết chữ hoa M (5’)
- Đưa chữ mẫu
- Chữ M cao mấy dòng li? , rộng mấy ô?
- Đọc M
- cao 5 dòng li, rộng 6 ô li
Chữ M gồm 3 nét: nét cong phải, nét móc xuôi, nét lượn kết hợp nét cong trái
- Cách viết: ĐB trên ĐK5 viết nét cong phải, DB ở ĐK2. Đưa bút lên ĐK5 viết nét móc xuôi, DB ở ĐK1. Đưa bút lên ĐK5 viết nét lượng ngang chạm ĐK 6 xoay bút viết nét cong trái, DB ở ĐK2
- GV vừa viết vừa hướng dẫn lại cách viết
- Tô khan
- Viết bảng M
c. Hướng dẫn cụm từ ứng dụng (5’)
- Đọc từ ứng dụng
- Nêu độ cao của các con chữ?
- Khoảng cách giữa các con chữ?
- GV hướng dẫn viết: Mắt
- Mắt
- 5 li: M 3 li: t 2 li: ă
- Nửa thân chữ o
- Hãy đọc câu ứng dụng
Mắt sáng như sao
Giải nghĩa: Mắt sáng như sao ý nói mắt rất sáng. 
- Khoảng cách giữa các chữ?
- Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- 1 thân chữ o 
- Viết bảng: Mắt
e. Hướng dẫn viết vở (15-17’)
- Bài yêu cầu viết mấy cỡ chữ?
- Trong bài có con chữ nào viết hoa?
- Đưa vở mẫu cho HS quan sát
- 2 cỡ chữ.
- M
- Quan sát vở mẫu
- Viết từng dòng
g. Chấm - chữa (5’)
- Chấm bài. NX
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (1-2’)
Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _________________________________________________
Tiết 5	 Tự nhiên & xã hội
Nhận biết cây cối và các con vật 
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể :
- Nhớ lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật
- Biết được những cây cối con vật vừa sống dưới nước, vừa sống được ở trên không 
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
II.đồ dùng :
- Tranh ảnh, một số con vật và cây cối 
- Các Slide giáo án điện tử
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC : (3 - 5’ )
- Kể tên một số loài vật sống dưới nước ? 
- 2 - 3 HS. NX 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK (18-20)
*Mục tiêu: 
- Ôn lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật 
- Nhận biết cây cối và con vật mới
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Chia nhóm 4 thảo luận
- Giáo viên phát câu hỏi cho các nhóm
- Học sinh quan sát tranh trang 62, 63 và thảo luận trả lời các câu hỏi
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Triển lãm(10 – 12)
*Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về cây cối và các con vật 
*Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- Các nhóm thảo luận sắp xếp để trưng bày tranh ảnh sưu tầm được theo các mảng kiến thức.
Bước 2: Yêu cầu HS trưng bày các tranh ảnh đã sưu tầm của các nhóm. 
- Từng nhóm treo sản phẩm của mình lên và trình bày những hiểu biết của mình trước lớp.
- Nhóm khác nếu chưa hiểu rõ có thể đặt câu hỏi cho nhóm đang trình bày trả lời.
3. Củng cố - dặn dò (2-3)
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương nhận xét tinh thần học tập của học sinh
_____________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 04 năm 2017
Tiết 1	 Luyện từ và câu
Từ ngữ về bác hồ
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về Bác Hồ.
- Củng cố kĩ năng đặt câu.
II. Đồ dùng
- Máy soi; GAĐT
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC(3-5’)
- Yêu cầu HS hỏi - đáp về các bộ phận của cây
- Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?”
- 2 - 3 cặp HS. NX 
- 2 HS. NX 
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn làm các bài tập (28 - 30’)
*Bài 1 trang 104
- Bài 1 yêu cầu gì?
- HS nối tiếp nêu từ -> Ghi bảng
- Nhận xét 
=> Các từ "yêu thương, biết ơn" là những từ chỉ gì ?
- Nêu yêu cầu
- Làm nháp 
a) Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: thương yêu, quan tâm, yêu quý, ...
b) Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: biết ơn, kính trọng, yêu quý, ...
* Bài 2 
- Bài yêu cầu gì?
- Đọc yêu cầu
- Mỗi bạn hãy đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở bài tập 1.
- Làm miệng
- Nối tiếp nhau đặt câu. NX
-VD: Bác Hồ rất yêu quý cấc cháu thiếu nhi.
- Cả nước Việt Nam ta ai cũng kính trọng Bác Hồ.
Ghi bảng câu hay
- HS đọc lại
*Bài 3 
- Hãy quan sát tranh và ghi lại hoạt động của từng tranh :
- Đọc yêu cầu. Làm vở
- Nhân dịp sinh nhật Bác Hồ, các bạn vào lăng viếng Bác.
- Để tỏ lòng tôn kính Bác, hàng năm thiếu nhi cả nước lại dâng hoa lên tượng đài Bác.
- Vâng lời Bác dạy, các bạn thiếu nhi đã thi đua trồng và chăm sóc cây xanh.
- Chữa bài. NX 
- Đọc lại bài làm. NX
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _________________________________________________________
___________________________
Tiết 2	 Toán
Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I. Mục tiêu
- Ôn lại về so sánh các số và thứ tự các số.
- Ôn lại về đếm các số (trong phạm vi 1000).
- Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Bài tập cần làm : Bài 1; 2; 3.
II. Đồ dùng
- Bộ ô vuông của GV và HS
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
- Tính: 
18 m + 15m = 4km x 2 = 
30 mm : 5 = 32cm - 8cm =
- Làm bảng. NX 
Hoạt động 2: Bài mới(13-15)
a. Ôn lại thứ tự các số: 
- Đếm các số từ 201 -> 210; 321 -> 332; 461-> 472; 991-> 1000 .
- HS nối tiếp đếm theo dãy. NX 
b. Hướng dẫn đếm, viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 
- Biểu diễn số 357 bằng bộ ô vuông
- 357 gồm mấy trăm, chục, đơn vị?
Viết: 357 = 300 + 50 +7
- Yêu cầu HS thực hành với các số 820 và 703
- Quan sát.
- 357 gồm 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị
- HS nhắc lại
- HS biểu diễn số và phân tích số - Làm bảng : 
820 = 800 + 20 703 = 700 + 3
- Đọc phần khung xanh
* Lưu ý: Những số nào có chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị bằng 0 thì không cần viết
c. Luyện tập (17-19’)
Bài 1 
=>Dựa vào đâu em làm đúng được bài tập 1 ? 
- Làm sách
Dựa vào cấu tạo số để phân tích các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Bài 2 
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu - đọc mẫu 
- Làm bảng 
978 = 900 + 70 + 8
835 = 800 + 30 + 5
509 = 500 + 9
Bài 3 
- Để nối đúng số với tổng thích hợp em cần dựa vào đâu? 
Bài 4 
Chữa bài 
=> Nêu cách làm ? 
- Đọc yêu cầu - Làm sách 
- Dựa vào cách phân tích cấu tạo số có 3 chữ số.
- Đọc yêu cầu
- Xếp hình - Chia sẻ
- Chia hình thành 4 hình tam giác vuông cân rồi dựa vào đó để xếp hình.
* Dự kiến sai lầm: 
Bài 4: HS có thể lúng túng khi xếp hình.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
____________________________________________
Tiết 3	 Chính tả (Nghe - viết)
 Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài : “Cháu nhớ Bác Hồ” từ Đêm đêm -> Bác hôn. 
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn tr/ ch ; êt/ êch.
II. Đồ dùng
	- Máy soi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Viết bảng : chiến tranh, quả chanh.
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
- Đọc đoạn viết
- Những từ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao ? 
- Nêu từ khó: bâng khuâng, bấy lâu, chòm râu, trán , rộng
- Đọc thầm
- Bác, Bác Hồ, Ô Lâu viết hoa vì đó là các tên riêng.
- Các chữ đầu các dòng thơ cũng được viết hoa. 
- Đọc từ khó
- Phân tích
- Viết bảng
c. Hướng dẫn viết vở (13-15’)
- Kiểm tra tư thế
- Đọc cho HS viết
- Viết bài
d. Chấm, chữa (5-6’)
- Đọc bài cho HS soát, chữa lỗi
- HS soát, chữa lỗi
- Chấm bài
e. Hướng dẫn làm bài tập (5-7’)
Bài 2/106 a 
- Chữa bài
- Đọc yêu cầu
- Làm vở 
chăm sóc một trăm 
va chạm trạm y tế
Bài 3 a
- Đọc yêu cầu
- Nối tiếp nhau đặt câu với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.
VD: Mẹ chăm sóc em rất chu đáo.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
______________________________________________
Tiết 4	 Thủ công
Làm vòng đeo tay (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- H biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
- Làm được vòng đeo tay.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Đồ dùng
- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
- Giấy thủ công, keo, kéo.
- Các Slide giáo án điện tử
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HDD1 : Kiểm tra bài cũ(2-3)
- G kiểm tra đồ dùng của H 
-> Nhận xét
2. HĐ2: Thực hành (28-30)
- G y/c H nhắc lại qui trình làm vòng đeo tay theo 4 bước:
? Khi gấp, cắt, dán cần lưu ý gì ?
- G tổ chức cho H tập làm đông hồ đeo tay bằng giấy.
- G quan sát, giúp đỡ những H còn lúng túng.
3. HDD3: Trưng bày sản phẩm(3-5)
- Tổ chức cho H trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò (3-5)
- Nhận xét giờ học
- H chuẩn bị đồ dùng
- Bước 1 : Cắt thành các nan giấy
- Bước 2 : Dán nối các nan giấy
- Bước 3 : Gấp các nan giấy
- Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Lưu ý H mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông đều và đẹp. Khi dán 2 đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ cho chỗ dán lâu hơn cho hồ khô.
- H quan sát
- H thực hành
- H trưng bày
- Bình bầu sản phẩm đẹp
________________________________________________
Tiết 5: 	Âm nhạc
( Đ/c Hương dạy)
_______________________________________________
Thứ sáu ngày 07 tháng 04 năm 2017
Tiết 1 Thể dục
Tâng cầu - Trò chơi: Tung vòng vào đích
I. Mục tiêu 
- Ôn: Tâng cầu. Yêu cầu H biết tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ, đón cầu đạt thành tích cao hơn giờ trước.
- Tiếp tục học trò chơi: “Tung vòng vào đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. địa điểm - phương tiện
- Sân tập, còi, cầu
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
 Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
8 - 10’
 *G
- G giới thiệu nội dung giờ học. 
- Chạy nhẹ thành 1 hàng dọc trên sân, sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
 70 - 80m
1 lần
* * * * * *
* * * * * *
2 Phần cơ bản
* Tâng cầu
- G theo dõi, giúp đỡ H yếu.
11 - 13’
- G giới thiệu động tác.
- G làm mẫu.
- H chơi theo tổ
* *
* *
* *
* *
* G * * * * * * *
*Ôn trò chơi: Tung vòng vào đích.
- G quan sát + phân thắng - thua.
9 - 11’
- G nêu tên trò chơi
- Giải thích cách chơi
- 1tổ chơi mẫu
- H chơi chính thức.
3. Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp, vỗ tay, hát.
- Làm động tác thả lỏng, hít thở sâu.
- Nhận xét giờ học.
3 - 5’
*G
* * * * * *
* * * * * * 
______________________________________________
Tiết 2	 Tập làm văn
Nghe - trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu 
- Rèn kĩ năng nghe - hiểu: Nghe kể mẩu chuyện “Qua suối” nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
- Rèn kĩ năng viết: trả lời đúng câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc