Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Tô Thành Vĩnh

THỨ MÔN TIẾT BÀI DẠY

THỨ HAI Chào cờ 3 Sinh hoạt dưới cờ

 Tập đọc 7 Bạn của nai nhỏ

 Tập dọc 8 Bạn của nai nhỏ

 Thể dục Giáo viên chuyên

 CHIỀU

 Toán 11 Kiểm tra

 Luyện TV Rèn đọc bài " Bạn của nai nhỏ "

 Luyện Toán Rèn toán "Luyện tập "

THỨ BA Chính tả 5 Bạn của nai nhỏ

 Âm nhạc 3 Giáo viên chuyên

 Toán 12 Phép cộng có tổng bằng 10

 Kể chuyện 3 Bạn của nai nhỏ

THỨ TƯ Thể dục 6 Giáo viên chuyên

 Tập đọc 9 Gọi bạn

 Toán 13 26 + 4 ; 36 + 24

 Mĩ thuật 3 Giáo viên chuyên

 CHIỀU

 Thủ công 3 Gấp máy bay phản lực (tiết 1)

 Luyện TV Rèn TC bài " Bạn của nai nhỏ "

 Luyện Toán Rèn toán "26 + 4 ; 36 + 24"

THỨ NĂM Chính tả 6 Gọi bạn

 Toán 14 Luyện tập

 LT & C 3 Từ chỉ sự vật (danh từ) Câu kiểu ai là gì?

 TNXH 3 Hệ cơ

THỨ SÁU TLV 3 Sắp xếp câu trong bài.lập danh sách học sinh

 Toán 15 9 cộng với một số: 9+5

 Đạo đức 3 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)

 Tập viết 3 B – Bạn bè sum họp

 CHIỀU

 Luyện TV Rèn đọc bài " Gọi bạn "

 Luyện Toán Rèn toán "9 cộng với một số: 9+5"

 SHL Sinh hoạt lớp tuần 3

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Tô Thành Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10=7+3
10=1+9	10=2+8	10=3+7
Bài 2: - 1 HSCHT đọc
 7 5 2 1
 + 3 + 5 +8 + 9
 10 10 10 10
Bài 3:-Học sinh làm bài vào bảng con .
7+3+6=16 9+1+2=12
6+4+8=18 4+6+1=11
5+5+5=15 2+8+9=19
Bài 4:- Chia thành 3 nhóm chơi trò chơi 
-2 đội lần lượt thay nhau đọc các giờ trên mô hình mà đội bạn quay
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
KỂ CHUYỆN
BẠN CỦA NAI NHỎ
I/MỤC TIÊU :
1/ Rèn kĩ năng nói :- Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình (BT1); nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2). 
-Biết kể nối tiếp được từng đọan của câu truyện dựa theo tranh minh họa ở bài tập 1.
(HS HTTT thực hiện được yêu cầu của BT3 phân vai dựng lại câu chuyện.
2/ Rèn kĩ năng nghe : Biết lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3/ Giáo dục học sinh biết giúp đđỡ người khác.
II/ CHUẨN BỊ 
- Gv : tranh, các trang phục của Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ 
 - Học sinh : sgk 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐGV
HĐHS
1/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh kể nối tiếp 3 đđoạn của câu chuyện “Phần thưởng” 
- Nhận xét cho đđiểm 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
- Hãy nêu tên bài tập đọc học đầu tuần 3. 
- Theo con , thế nào là người bạn tốt ?
→ Bạn của Nai nhỏ 
Hướng dẫn kể chuyện 
Bài 1+2 :Nhìn tranh , nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ và lời cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn. 
Bước1: Kể trong nhóm 
- Yêu cầu học sinh chia nhóm , dựa vào tranh minh hoạ và các gợi ýđđể kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe 
Bước2: Kể trước lớp 
- Yêu cầu các nhóm cử đđại diện lên trình bày trước lớp 
- Yêu cầu học sinh nhận xét sau mỗi lần học sinh kể
Bài 3: ( HS HTTT Phân vai dựng lại câu chuyện) 
- Gọi học sinh tham gia 
- Kể lại chuyện 
+ lần 1 : Gv là người hướng dẫn 
+ lần 2 : 3 học sinh tham gia 
- hướng dẫn học sinh chọn bạn kể hay 
3/Củng cố: 
-Qua câu chuyện này em rút ra điều gì?
4/Dặn dò: Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: Bím tóc đuôi sam.
- Nhận xét chung tiết học.
- 3 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
- Nhận xét bạn kể 
- Bài “bạn của Nai nhỏ “
- Là người luôn sẵn sàng giúp người , cứu người 
Bài 1+2 :- HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia nhóm , mỗi nhóm 4 em lần lượt kể từng đđoạn của truyện .Khi một em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn, nhận xét lời kể của bạn. 
-Đại diện các nhóm trình bày , mỗi em chỉ kể 1 đđoạn truyện 
Bài 3: - 3 học sinh tham gia đóng vai : người dẫn chuyện , nai nhỏ và cha Nai nhỏ 
- Đóng vai theo yêu cầu 
- Học sinh nhìn sách đóng vai 
- Học sinh không nhìn sách , mặc trang phục kể chuyện 
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
TẬP ĐỌC
GỌI BẠN
I\MỤC TIÊU :
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:- Đọc đúng các từ ngữ: thuở nào ,sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo.-Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
2/Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong bài ( sâu thẳm, hạn hán, lang thang )
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng .
3\Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài thơ.
4\Giáo dục học sinh biết quý trọng tình bạn.
II\CHUẨN BỊ:-Gv: tranh, bảng phụ, SGK -Học sinh: SGK.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ:
Hai học sinh đđọc bài Bạn của Nai Nhỏ và trả lời câu hỏi.
Nhận xét cho đđiểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Luyện đọc.
a/Đọc mẫu toàn bài.
b/Luyện phát âm.Yêu cầu hs đọc từng dòng thơ.
-Treo bảng phụ và viết các từ khó.
c/Luyện ngắt giọng 
Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp từng câu.
d/ Đọc bài theo nhóm: Tổ chức cho hs luyện đọc.
e/ Thi đọc bài: yêu cầu các nhóm cử đại diện đọc bài.
 Tìm hiểu bài.
1.Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
·Câu thơ nào cho biết đôi bạn sống bên nhau rất lâu ?
·Đôi bạn rất thân nhau, chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn .
·Trời hạn hán cây cỏ thế nào?
2.Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
·Vì đi lang thang nên chuyện gì đã xảy với Bê Vàng?
3.Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?
·Đến bây giờ Bê Vàng gọi bạn như thế nào?
4.Theo con vì sao đến bây giờ Dê trắng vẫn gọi bạn?
-Qua bài thơ con thích Bê Vàng hay Dê trắng?Vì sao?
 Học thuộc lòng
- Cho hs tự học thuộc bài
- Xoá dần bài thơ để học sinh học thuộc 
- Nhận xét cho điểm 
3/ Củng cố - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài
- Con có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê trắng ?
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ. 
Chuẩn bị bài: Bím tóc đuôi sam.
- Nhận xét chung tiết học.
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi , lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- theo dõi và đđọc thầm 
- hs đọc từng dòng thơ.
- 3→5 đọc cá nhân , lớp đồng thanh 
- 1 học sinh đọc to , lớp đọc thầm 
- học sinh ngắt nhịp từng câu.
- Tự xa xưa/thuở nào , trong rừng xanh/ sâu thẳm . Đôi bạn/sống bên nhau . Bê Vàng / và Dê Trắng 
- 3→5 học sinh đọc cá nhân, lớp đồng thanh 
-1.trong rừng xanh sâu thẳm 
- tự xa xưa thuở nào 
- vì trời hạn hán nên đôi bạn phải xa nhau. 
- suối cạn , cỏ héo khô.
2. vì trời hạn hán thiếu nước lâu ngày , cỏ héo khô, đôi bạn không có gì ăn 
- Bê Vàng bị lạc , không tìm đđược đđường về 
3. DêTrắng thương bạn chạy đi khắp nơi tìm - Bê! Bê!
4. Vì thương bạn nhớ bạn 
- 3→5 học sinh nêu ý kiến riêng của mình 
- đọc lại từng khổ thơ và cả bài. 
- học thuộc 
- 3 học sinh thi đọc thuộc 
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
TOÁN
26 + 4, 36 + 24
I\MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+4, 36+24.
-Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.( HS HTTT làm thêm bài 3).
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II\CHUẨN BỊ:-Gv: 4 bó que tính và 10 que rời; bảng gài. 
 -Học sinh: bộ thực hành toán, que tính, vở BT.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập đặt tính rồi tính: 2+8, 3+7, 4+6. 
 -Nhận xét: 
2. Bài mới Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 26+4.
-Nêu bài toán.
-Ngoài cách dùng để đếm thêm ta còn có cách nào khác nữa?
-Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 26+4.Vừa thao tác vừa yêu cầu học sinh làm theo.
-Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. Các học sinh khác làm bài vào bảng con .
- Em đã thực hiện cộng như thế nào?( cho nhiều học sinh nêu cách thực hiện tính )
Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 36+24.
-Tiến hành như phép cộng 26+4.
- Nêu bài toán.
-Gọi một học sinh lên bảng đặt tính và tính→học sinh nêu cách tính→nhiều học sinh lặp lại.
Thực hành .
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con. 
-Nêu cách thực hiện tính 42+8, 63+27,
Bài 2:Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải toán.Lớp làm vào vở.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét.
Bài 3: (HS HTTT tự làm và nêu cách làm).
3/Củng cố: 
Yêu cầu hs nêu cách thực hiện phép tính 26+4; 36+24.
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét chung tiết học.
- 2 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- hs nghe và đọc lại bài toán.
- 2,3 hs trả lời: Thực hiện phép tính theo cột dọc.
- Thực hiện phép cộng 26+4 theo cột dọc.
 26
 + 4
 30
-6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1, 2 thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục. 
-Lắng nghe , nhắc lại cách tính.
- 1 hs làm bài trên bảng lớp làm bảng con.
 36
 + 24
 60
-Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 1:- 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 HSCHT lên bảng làm bài.
a) 35 42 81 57
 + 5 + 8 + 9 + 3
 40 50 90 6 0
b) 63 25 21 48
 + 27 + 35 + 29 + 42
 90 60 50 90
- nhiều học sinh trả lời
- Bài 2: 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 hs phân tích đề toán.
Tóm tắt: Bài giải:
Nhà Mai: 22con Cả hai nhà nuôi được là:
Nhà Lan: 18 con 22 + 18 = 40(con)
Cả hai nhà: con? Đáp số: 40 con.
Bài 3:(Dành cho HS HTTT)
12+8=20	18+2=20
15+5=20	17+3=20
CHIỀU
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
THỦ CÔNG
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:-HS biết cách gấp máy bay phản lực.
-Gấp đựơc máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
-HS hứng thú gấp hình
II/ Chuẩn bị: GV: mẫu giấy bay phản lực được gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ giấy A4 và mẩu gấp tên lửa bài 1.Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh họa cho từng bứơc gấp -HS: giấy nháp
III/ Hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐHS
1/KTBC:GV kiểm tra dụng cụ học tập của Hs (chuẩn bị dụng cụ để trên bàn) 
-Nhận xét
2/Bài mới: Giới thiệu bài: các em hãy quan sát bức tranh trên bảng có vật gì?
-Máy bay phản lực đang bay ở đâu?
-Máy bay phản lực màu gì?
-Máy bay phản lực có mấy phần?
-GV cho Hs quan sát mẫu gấp bài 1 tên lửa và máy bay phản lực, rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của 2 mẫu gấp.
-Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp máy bay phản lực
-GV mời 1 Hs lên mở mẫu gấp máy bay phản lực và cho biết được gấp từ tờ giấy thủ công hình gì?
2/ Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bứơc 1: Gấp tạo mũi , thân , cánh máy bay phản lực.
-Giáo viên treo hình vẽ từ 1 đến 6 ,nêu cách gấp máy bay phẩn lực theo hình vẽ.
Bứơc 2: tạo máy bay phản lực và sử dụng
-Bẻ nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được máy bay phản lực như hình 7
-Cầm vào nếp gấp giữa, cho 2 cánh máy bay ngang sang 2 bên hướng máy bay chếch lên phía trên để phóng như phóng tên lửa hình 8
-GV gọi 1 Hs lên bảng thao tác các bứơc gấp máy bay phản lực bằng giấy nháp
-GV nhận xét , kết luận.
3/Củng cố.- Gọi hs lên gấp hoàn chỉnh cái máy bay.
4/Dặn dò: Về nhà luyện thực hành gấp máy bay phản lực. - Nhận xét chung tiết học.
Quan sát tranh
-Có máy bay phản lực
-Bay trên bầu trời
-Màu hồng
3 phần: mũi, thân, cánh
Hs nhận xét 
+Tên lửa mũi nhọn
+Máy bay phản lực mũi phẳng
+Tên lửa có 2 phần
+Máy bay phản lực có 3 phần
-1Hs lên mở và cho biết máy bay phản lực đựơc gấp từ tờ giấy thủ công HCN
Hs quan sát cô làm mẫu
Bước 1: Gấp tạo mũi , thân , cánh máy bay phản lực
Bước 2: tạo máy bay phản lực và sử dụng
Cả lớp cùng làm nháp
- 1 hs gấp và nêu các bước gấp.
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
RÈN CHÍNH TẢ: BẠN CỦA NAI NHỎ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HĐGV
 HĐHS
1.Bài cũ: Gọi hs đọc bài tập đọc : “Mục lục sách”
- Nhận xét,đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu –ghi đề.
Ôn viết chính tả:
- Giáo viên đọc cho hs viết bài: Chiếc bút mực.
- Gọi hs đọc đoạn viết.
Yêu cầu hs nêu từ khó viết có trong đoạn viết.
- Cho hs luyện viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài cho hs viết bài.
 Đọc từng cụm từ,câu ngắn cho hs viết bài.
 Nhắc hs tư thế ngồi viết.
- Đọc bài cho hs soát lỗi chính tả.
- Thu vở nhận xét một số bài.
3/Củng cố:
- Gọi học sinh đọc lại 2 bài tập đọc vừa ôn.
4/Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài tuần 6.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS đọc bài.
- Nhận xét bài đọc của bạn.
- hs đọc đoạn viết.
- hs nêu từ khó viết có trong đoạn viết.
- hs luyện viết từ khó vào bảng con.
- nghe viết bài.
- Dùng bút chì soát lỗi chính tả.
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh thực hiện yêu cầu sau: thực hiện tính và đđặt tính 42+8, 21+39, 73+7, 16+24.
2. Bài mới:-Giới thiệu bài.
Luyện tập.
Bài1 : Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
-Nhận xét.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào bảng con.
- Nhậhn xét.
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
 -Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở.
-Gọi hs nhận xét,sửa bài(nếu có)
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải toán.Lớp làm vào vở.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét.
3. Củng cố: Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính và đặt tính các phép tính sau: 25+14; 12+33.
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
-Học sinh t/hiện, lớp làm bài vào bảng con, bổ sung, sửa bài.
Bài1 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào bảng con
6+4+5=15 4+6+6=16 7+3+7=17
5+5+8=18 3+7+1=11 1+9+6=16
Bài2 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào bảng con.
 36 5 35 42
 + 4 + 35 + 35 +18
 40 40 70 60
Bài3 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 3 học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở.
 44 58 7
 + 6 + 12 + 33
 50 70 40
 Bài4 : 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 hs phân tích đề toán.
Tóm tắt: Bài giải:
trâu: 14 con Có tất cả số con là:
bò: 16 con. 1 4 + 16 = 30 (con)
Tất cả: con? Đáp số: 30 con.
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
CHÍNH TẢ( NGHE VIẾT)
GỌI BẠN
I/MỤC TIIÊU: 1.Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng hai khổ cuối bài thơ Gọi bạn.
2.Làm được BT2; BT3 a/b.
3.Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/CHUẨN BỊ:
-Gv: SGK, bảng phụ, bảng nam châm. 
 -Học sinh: vở, bảng con, VBT.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ:-1 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ sai.
-Nhận xét .
2. Bài mới:-Giới thiệu bài.
 Hướng dẫn nghe viết.
a\Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.
-Treo bảng phụ, đọc đoạn thơ cần viết.
·Bê Vàng đi đâu?
·Vì sao Bê vàng phải đi tìm cỏ?
b\Hướng dẫn cách trình bày.
·Đoạn viết có mấy khổ thơ?
 ·Trong bài những từ nào viết hoa? Vì sao?
·Thơ năm chữ viết thế nào cho đđẹp?
c\Hướng dẫn viết từ khó:
-Cho học sinh nêu từ khó.
-Phân tích cho học sinh viết vào bảng con.
-Chỉnh và sửa lỗi cho học sinh.
d\Viết chính tả.
-Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
e\Soát lỗi, chấm bài.
 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 :-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài
-Cho hai học sinh làm mẫu.
-Nhận xét.
Bài 3:-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Cho hai học sinh làm miệng.
-Cho học sinh nhận xét đúng / sai.
3/Củng cố: -Yêu cầu hs tìm những tiếng có âm ch/tr.
4/Dặn dò:-Về nhà viết những lỗi sai thành một dòng đúng
Chuẩn bị bài: Bím tóc đuôi sam
- Nhận xét chung tiết học.
-1 HS lên bảng viết các từ đã viết sai: trung thành, chung sức, mái che, cây tre.
-Lớp đồng thanh.
 -Bê Vàng đi tìm cỏ.
-Vì trời hạn hán, suối cạn, cỏ héo khô. 
-Có 2 khổ thơ.
-Đọc các chữ viết hoa, chữ đầu dòng thơ, tên riêng viết hoa.
-Viết cách lề lỗi 1 ô.
-nẻo,đđường, hoài.
-Viết vào bảng con.
-Nghe viết bài.
-2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- hai học sinh làm mẫu.
- Hs tự làm bài vào bảng con. ngh viết trước e, ê, i 
 -Đọc đề bài.
-Làm miệng.
-Đúng/sai sau đó cho học sinh làm bài vào vở BT. trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ.
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
I\MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Biết cộng nhẩm dạng 9+1+5 
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+4; 36+24..
-Biết giải toán bằng một phép cộng. (HS HTTT làm thêm bài 1 dòng 2 và bài 5)
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II\CHUẨN BỊ: 
 -Học sinh: vở, que tính, Bộ thực hành toán.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh thực hiện yêu cầu sau: thực hiện tính và đặt tính 32+8, 41+39, 83+7, 16+24.
2. Bài mới:-Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài.
Bài1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
-Nhận xét.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
 -Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở.
-Gọi hs nhận xét,sửa bài(nếu có)
-Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính 24+6,48+12,3+27.
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải toán.Lớp làm vào vở.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét.
Bài 5:-(HS HTTT tự làm và nêu cách làm)
3. Củng cố: Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính và đặt tính các phép tính sau: 25+14; 12+33.
4/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bài 9 cộng với một số 9+5
- Nhận xét chung tiết học.
-Học sinh t/hiện, lớp làm bài vào bảng con, bổ sung, sửa bài.
Bài1 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào bảng con
9+1+5=15 8+2+6=16 7+3+4=14
9+1+8=18 8+2+1=11 7+3+6=16
Bài2 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 HSCHT lên bảng làm bài,lớp làm bài vào bảng con.
 36 7 25 52
 + 4 + 33 + 45 + 18
 40 40 70 70
Bài3 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 3 HSCHT lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở.
 24 48 3
 + 6 + 12 + 27
 30 60 30
Bài4 : - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 hs phân tích đề toán.
Tóm tắt: Bài giải:
Nữ: 14 HS Có tất cả số học sinh là:
Nam: 16 HS. 14 + 16 = 30(học sinh)
Tất cả: HS? Đáp số: 30 học sinh.
Bài 5:-Đoạn AO:7cm
-Đoạn OB:3cm.
Đoạn AB=1dm hoặc 10cm.
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I\MỤC TIÊU:1/Nhận biết được các từ chỉ sự vật(danh từ).tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (bài tập 1, bài tập 2)
2/Biết đặt câu theo mẫu Ai(hoặc cái gì ,con gì) là gì?( bài tập3)
3/Giáo dục học sinh yêu tiếng việt.
II\CHUẨN BỊ:-Gv: tranh minh họa, bảng phụ. -Học sinh: vở BT.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng tìm những từ chỉ tính nết của hs.
-Nhận xét.
2 . Bài mới:Giới thiệu bài.
Hướng dẫn làm bài tập.
 Tìm từ về chỉ sự vật.
BT1:-Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Treo tranh vẽ sẵn.
-Gọi học sinh làm miệng, gọi tên từng bức tranh.
-Cho 4 học sinh lên bảng ghi tên gọi dưới mỗi bức tranh.
-Nhận xét.
-Yêu cầu đọc lại các từ.
BT 2:-Yêu cầu học sinh đọc đề.
-Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vật.
-Học sinh suy nghĩ làm bài, cho 2 nhóm lên bảng thi gạch chéo những từ không chỉ sự vật.
-Nhận xét và cho đđiểm.
-Mở rộng: xắp xếp các từ thành 3 loại: con vật, cây cối, người và vật.
●Chốt ý: Từ chỉ sự vật là từ chỉ: người, loài vật, con vật, cây cối.
 Đặt câu theo mẫu.
BT3:Viết cấu trúc của câu lên bảng.
-Đặt một câu mẫu và yêu cầu học sinh đọc.
-Cho học sinh đọc câu.
-Nhận xét cách đặt câu của học sinh.
3. Củng cố:-Yêu cầu học sinh đọc theo mẫu Ai ( cái gì, con gì ) là gì?
4/Dặn dò:- Về nhà thực hiện đặt câu theo mẫu câu vừa học.
Chuẩn bị bài: Từ chỉ sự vật . Từ ngữ về ngày, tháng, năm..
- Nhận xét tiết học.
- hs lên bảng tìm những từ chỉ tính nết của hs.
- cả lớp làm bài vào bảng con. 
BT1:-1 học sinh đđọc to, lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh.
-Học sinh nêu miệng.
-Lên bảng, lớp làm vào vở.
BT 2:-Tìm các từ chỉ sự vật.
-Nghe giảng.
-2 nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ 3→5 học sinh.
BT 3:
-Đọc câu mẫu của Gv.
-Từng học sinh đặt miệng câu của mình.
-3 học sinh thực hiện.
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HỆ CƠ
I\MỤC TIÊU :-Sau bài học học sinh có thể:
-Nêu được tên và chỉ được các vùng cơ chính:Cơ đầu, cơ ngực , cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân của cơ thể.
-(HS HTTT biết đđược sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động).
-Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II\CHUẨN BỊ: 
 -Gv: tranh vẽ hệ cơ. -Học sinh: SGK, vở BT.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi học sinh lên chỉ tên của các xương.
-Nhiệm vụ của xương làm gì?
2. Bài mới:-Giới thiệu bài.
HĐ1: Quan sát hệ cơ
Bước1: Làm việc theo cặp.
-Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK.
-Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể.
-Theo dõi và giúp đđỡ.
Bước2: Làm việc cả lớp.
-Treo hình vẽ cơ cho học sinh chỉ vào các cơ,nêu tên -Bổ sung và sửa chữa ý kiến chưa đúng.
KL: trong cơ thể có nhiều loại cơ, mỗi loại có vai trò khác nhau, cần năng tập thể dục cho cơ săn chắc.
HĐ2: Thực hành co và duỗi tay
Bước1: Làm việc cá nhân và theo cặp.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 2/SGK và làm đđộng tác giống hình vẽ, sờ nắn, mô tả bắp cơ cánh tay khi co.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Cho một số nhóm lên trình diễn trước lớp vừa làm vừa nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi.
KL: Cơ có nhiệm vụ làm cho xương cử đđộng đđược.
HĐ3:Thảo luận.
-Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?
3/. Củng cố: -Nhờ đâu cơ thể cử đđộng đđược?
-Muốn cho cơ săn chắc ta phải làm gì?
4/Dặn dò: - Về nhà thực hành lại những gì đã học.
Chuẩn bị bài: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
Nhận xét tiết học.
-Học sinh chỉ-lớp nhận xét
-Quan sát và trả lời, nhóm làm việc.
-Học sinh thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung.
-Nhắc lại.
-Quan sát và làm việc theo lời Gv.
-Học sinh thực hành →lớp quan sát, nhận xét.
- Nêu một số ý kiến.
- 2hs trả lời
- 3 hs trả lời.
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI- LẬP DANH SÁCH HỌC SINH
I\MỤC TIÊU:
-Sắp xếp đúng thứ tự các tranh. Kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn ( BT1 ).
-Xếp đúng thứ tự các câu trong chuyện Kiến và Chim Gáy (BT2).
 -Lập được danh sách từ 3 đến 5 học sinh theo mẫu (BT3).
- Giáo dục học sinh yêu thích tiếng việt.
* BHĐĐ: -Tư duy sáng tạo: khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ.
	- Hợp tác.
II\CHUẨN BỊ:-Gv: tranh minh họa, 4 băng giấy ghi 4 câu, một tờ giấy Roki khổ nhỏ. 
-Học sinh: vở bài tập.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Ổn định: Cho học sinh hát bài “Đàn gà con”.
2. Bài cũ:
-Cho ba học sinh đọc bảng tự thuật về mình.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:-Giới thiệu bài .
-Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: -Cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Treo tranh.
*Muốn sắp xếp tranh và kể truyện kết nối theo các sự việc em cần chú ý điều gì?
-Cho ba em lên bảng, xếp tranh lại theo đúng trình tự.
-Cho học sinh nhận xét xem treo đúng trình tự chưa.
-Cho học sinh nói lại nội dung mỗi bức tranh.
-Cho một học sinh kể lại câu truyện đôi bạn.
-Ai đặt tên khác cho câu chuyện này ?
Bài 2:
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Nói lại yêu cầu cho học sinh hiểu.
-Chia lớp thành hai đội, mỗi đội 2 học sinh lên bảng.
-Cho lớp nhận xét.
·Vì sao con chọn câu hai là a?
-Cho học sinh đọc lại câu chuyện đã được xếp hoàn chỉnh.
-Cho học sinh làm vào vở.
Bài 3:-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài
·Bài tập này giống bài tập đọc nào?
- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc Danh sách tổ 1- Lớp 2A
*Cho học sinh thảo luận, chia lớp thành 6 tổ. Cần lưu ý cho học sinh xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
-Cho 1 học sinh từng nhóm đọc bài làm của nhóm.
-Cho học sinh làm bài vào vở.
4/Củng cố: yêu cầu hs xếp tên các bạn trong bàn của mình theo bảng chữ cái.
5/Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Chuẩn bị bài: Cảm ơn, xin lỗi.
- Nhận xét chung tiết học.
-Ba học sinh đọc, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
Bài1: -Đọc bài.
-Quan sát.
* Em cần biết quan sát tranh suy nghĩ các sự việc diễn ra theo nội dung các tranh để sắp xếp theo đúng nội du

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc