Giáo án Lớp 2 - Tuần 3

I/ MỤC TIÊU:

1. Đọc:

- HS đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ : chặn lối, chạy như bay, lo, gã Sói, ngã ngửa

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt giọng khi đọc đúng lời các nhân vật.

+ Lời nói Nai nhỏ : hồn nhiên, ngây thơ.

+ Lời nói của Nai bố : băn khoăn, vui mừng, tin tưởng.

+ Lời người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.

- Biết nhấn giọng ở các từ ngữ : hích vai, thật khoẻ, vẫn lo, thật thông minh.

2. Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ trong bài : ngao du thiên hạ, ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.

- Biết các đặc tính của bạn Nai nhỏ : khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

- Hiểu nội dung của bài : Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Phiếu thảo luận nhóm.

- Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1856Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể chuyện Tuần 1.
- Quan sát tranh.
- Một chú Nai và một hòn đá to.
- Gặp một hòn đá to chặn lối.
- Hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.
- Gặp lão Hổ đang rình sau bụi cây.
- Tìm nước uống.
- Kéo Nai Nhỏ chạy như bay.
- Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy.
- Gặp lão Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non.
- Lao tới, húc lão Sói ngã ngửa.
- Rất tốt bụng và khỏe mạnh.
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
- 3 HS trả lời.
- Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.
- Bạn con thật thông minh. Nhưng cha vẫn còn lo.
- Đó chính là điều tốt nhất. Con có một người bạn như thế, cha rất yên tâm.
- 3 HS tham gia đóng vai : người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ và Nai Nhỏ.
- Lưu ý giọng điệu :
+ Người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.
+ Lời cha Nai Nhỏ: băn khoăn, vui mừng, tin tưởng.
+ Lời Nai Nhỏ : hồn nhiên, ngây thơ.
- Đóng vai theo yêu cầu.
- HS nhìn sách đóng vai.
- HS không nhìn sách, mặc trang phục kể chuyện.
- Chọn theo 3 tiêu chí đã nêu.
Môn : Thủ công
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC
I/ MỤC TIÊU:
	- Hs biết cách gấp máy bay phản lực.
	- Gấp máy bay phản lực.
	- Hs hứng thú gấp hình.
II/ CHUẨN BỊ:
 Gv: Mẫu máy bay phản lực, mẫu gấp tên lửa.
	Quy trình gấp máy bay phản lực.
	Giấy màu, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
 - Gv kiểm tra dụng cụ HT của HS
3. BÀI MỚI:
 a. Giới thiệu bài:
 - Gv cho hs xem mẫu máy bay phản lực và giới thiệu. Gv ghi tựa bài lên bảng.
 b. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét:
 - Gv cho hs quan sát mẫu và hỏi nhận xét vì các phần của máy bay phản lực.
Ÿ Em có nhận xét gì về sụ giống nhau và khác nhau của máy bay phản lực và tên lửa ?.
 c. Hướng dẫn mẫu:
 Bài 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực.
 - Gấp giống như gấp tên lửa: Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy dấu giữa. Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở hình 1, được hình 2.
 - Gấp phần trên xuống theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa được hình 3.
 - Gấp theo đường dấu ở hình 3 sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa. Điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều dài như hình 4.
 - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt 2 mép gấp lên được hình 5.
 - Gấp tiếp theo đường dấu ở hình 5 được hình 6. 
Bài 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
 - Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được máy bay.
 - Gọi 1 hs thực hiện thao tác các bước gấp.
 - Gv nhận xét.
 - Hs tập gấp bằng giấy nháp.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 - Yêu cầu hs về tập gấp bằng giấy nháp.
 - Tiết sau mang giấy màu thực hiện gấp máy bay phản lực tại lớp.
 * Gv nhận xét tiết học
- Cả lớp hát vui.
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Hs quan sát mẫu.
- Tổ 1 đọc tiếp nối.
- Hs quan sát nhận xét.
- Hs chú ý theo dõi các thao tác gấp.
- 1 hs thực hiện cả lớp theo dõi.
Môn : Tập đọc
DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1, LỚP 2A
(Năm học 2003 – 2004)
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc trơn được cả bản danh sách.
- Đọc đúng theo các cột : Số thứ tự ; Họ và tên ; Nam, nữ ; Ngày sinh ; Nơi ở.
- Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn và chữ số : Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàn Khuyên, Phạm Hương Giang, 
- Biết nghỉ hơi sau nội dung từng cột.
2. Hiểu :
- Hiểu và biết cách tra tìm thông tin cần thiết trong một bản danh sách.
- Biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái đã học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ ghi sẵn bản dang sách.
- Một bản danh sách khác để HS luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bạn của Nai nhỏ. 
- Nhận xét, cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1 : Đọc to, rõ ràng. Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau nội dung từng cột. 
- Hỏi : Bản danh sách có mấy cột ? Hãy đọc tên từng cột ?
- Giới thiệu các từ cần luyện đọc.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bản danh sách và trả lời : Bản danh sách gồm những cột nào ?
- Gọi 5 HS đọc.
- Hỏi : Tên HS trong danh sách được xếp theo thứ tự nào ? 
- Cho HS thực hành xếp tên của các bạn trong tổ theo bảng chữ cái.
- Gọi HS đọc, nhận xét bạn
- Nếu lớp khá GV có thể đưa thêm một số dữ kiện để HS lập thành một bản danh sách đầy đủ nội dung. 
2.4. Luyện đọc lại bài :
- Yêu cầu HS hoạt động theo từng cặp.
- Nhận xét.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi 2 HS khá nối tiếp lại bản danh sách.
- Đọc bản danh sách ta biết được điều gì ? (Tên từng HS và thông tin về họ)
- Dặn HS về nhà tự lập một bản danh sách.
- HS 1 : Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1
- HS 2 : Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2
- HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi.
- Có 5 cột : Số thứ tư ï; Họ và tên ; Nam, nữ ; ngày sinh ; Nơi ở.
- 3 đến 5 HS đọc các nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh : Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàng Khuyên 
- Đọc thầm và trả lời : Số thứ tư ï; Họ và tên ; Nam, nữ ; Ngày sinh ; Nơi ở. 
- Mỗi HS đọc 2 hàng ngang.
- Thứ tự bảng chữ cái. 
- 2 HS lên bảng làm.
- HS dưới lớp làm vào giấy nháp.
- Đọc, nhận xét bạn sắp xếp. 
- 1 HS đọc dòng thứ tự, em còn lại đọc nội dung của dòng thứ tự đó. Sau đó đổi lại nhiệm vụ.
Môn : Tự nhiên xã hội
HỆ CƠ
I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học, hs có thể:
	 + Chỉ và nói được tên của một số cơ của cơ thể.
	 + Biết được rằng cơ có thể co và duỗi nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
	 + Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh vẽ của hệ cơ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. MỞ BÀI:
 - Hình dạng của chúng ta như thế nào nếu dưới lớp da của cơ thể chỉ có bộ xương.
 - Gv giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
 Hoạt động 1:
 + Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
 + Cách tiến hành:
 Bước 1: 
 - Gv hướng dẫn hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK chỉ và nói tên 1 số cơ của cơ thể.
 Bước 2: 
 - Gv treo tranh hình hình vẽ hệ cơ lên bảng mời hs lên vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ.
 GVKL: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể cử động được như : Chạy, nhảy, nói, cười.
Hoạt động 2:
 + Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể hoạt động được.
 + Cách tiến hành:
 Bước 1: 
 - Hs quan sát hình 2 làm động tác như hình vẽ, đồng thời quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi, khi co thay đổi như thế nào.
Bước 2:
 - Một số nhóm lên trình diễn trước lớp vừa nói về động tác, vừa trả lời, về sự thay đổi của bắp cơ khi co và giãn.
 GVKL: Khi cơ co cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn, khi cơ duỗi cơ sẽ dài ra và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
Hoạt động 3:
 + Mục tiêu: Biết được vận động và luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc.
 + Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi : chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc ?.(Tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày, lao động vừa sức, vui chơi, ăn uống đầy đủ).
 - Gv chốt lại: Nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể để cơ được săn chắc.
 * Gv nhận xét tiết học.
- Hs tự trả lời.
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- Hs làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên bảng thực hiện.
 Thực hiện nhóm đôi.
- Hs Gv quan sát làm động tác.
- Hs trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm thực hiện.
- Hs lắng nghe.
- Hs trả lời câu hỏi.
Môn : Toán
26 + 4, 36 +24
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép cộng có tổng là một số tròn chục có dạng 26 +4 và 36 + 24 ( cộng có nhớ dạng tính viết).
	- Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- 4 bó que tính và 10 que tính rời.
	- Bảng gài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. BÀI MỚI:
 a. Giới thiệu: Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
 b. Giới thiệu phép cộng 26 + 4
 - Gv giơ 2 bó que tính và hỏi :
 Ÿ Có mấy chục que tính ? ( 2 chục).
 - Gv cho hs lấy 2 bó que tính đặt trên bàn. 
 - Gv lấy tiếp 6 que tính và hỏi:
 Ÿ Có thêm mấy que tính ? (6 que).
 - Gv cho hs tự lấy 6 que tính đặt ngang với 2 chục .
 - Gv chỉ vào 2 bó và 6 que tính và hỏi:
 Ÿ Có tất cả bao nhiêu que tính ? (26 que) .
 - Có 26 thì viết vào cột đơn vị số nào ? (6) viết vào cộtchục số nào ? (2).
 - Gv lấy thêm 4 que tính và hỏi.
 Ÿ Có thêm mấy que tính ? (4 que).
 Hs lấy 4 que tính để lên bàn. Gv gài 4 que tính ngang dưới 6 que tính, có thêm 4 que tính thì viết vào cột nào ? ( cột đơn vị thẳng cốt với 6)
 - 26 cộng 4 bằng bao nhiêu ? Gv hướng dẫn hs lấy 6 que tính rời với 4 que tính rồi thành 1 bó 1 chục, bây giờ có mấy bó que tính ? ( 3 bó) có mấy chục que tính ? (3 chục) vậy 26 que tính thêm 4 que tính được 3 chục hay 30 que tính. Như vậy 26+4 bằng bao nhiêu ? (30) viết 30 vào bảng như thế nào ? ( 0 thẳng cột đơn vị, 3 cột chục).
 - Gv ghi : 26 + 4 = lên bảng cho hs lên ghi kết quả, hs đọc lại.
 * Đặt tính:
 26 Ÿ 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
 + 4 Ÿ 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 
 30
 - Gv cho hs đọc CN, ĐT.
 c. Giới thiệu phép cộng 36 + 24
 - Tương tự như trên và chuyển sang đặt tính rồi tính.
 36 Ÿ 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
 + 24 Ÿ 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6,viết 6. 
 60
 Thực hành:
 Bài 1: Hs tự làm sau đó hs lên sửa bài. Cả lớp sửa chữa nếu sai.
 a/ 35 42 81 57
 + 5 + 8 + 9 + 3 
 40 50 90 60
b/ 63 25 21 48
 + 27 + 35 + 29 + 42 
 90 60 50 90
 Bài 2: Gv gọi 1hs đọc đề bài. Gv hướng dẫn hs tóm tắt rồi tự giải.
 Tóm tắt:
 Nhà Mai : 22 con
 Nhà Lan : 18 con
 Hai nhà : . Con ?
Bài 3: Hs nêu yêu cầu của bài. Gv cho cả lớp làm. Gọi 3 hs lên viết đua phép tính.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 * Gv gọi hs nêu lại cách đặt tính .
- Hs trả lời.
- Hs lấy que tính để trên bàn.
- Hs trả lời.
- Lấy thêm 6 que tính.
- Hs trả lời câu hỏi.
- 1 hs lên bảng thực hiện vài hs đọc CN.
- Hs nêu cách tính.
 + Viết 26, viết 4 thẳng cột với 6, viết dấu +, kẻ gạch ngang.
- Hs đọc CN, ĐT.
- Hs nêu cách đặt tính.
- Hs nêu cách tính.
- Hs đọc CN, ĐT.
- Hs lên sửa bài
- 1hs đọc đề.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs làm bài vào vở.
Giải
 Hai nhà nuôi được.
 22 + 18 = 40 (con)
 Đáp số : 40 (con)
- Cả lớp cùng làm bài.
- 3 hs thực hiện.
Môn : Chính tả
BẠN CỦA NAI NHỎ 
I/ MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn : Nai nhỏ xin cha  chơi với bạn.
- Biết cách trình bày một đoạn văn theo yêu cầu ở Tuần 1.
- Biết viết hoa tên riêng.
- Củng cố quy tắc chính tả : ng/ngh; ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã.
- Viết bài từ 15 - 20 phút.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép và hai bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ mà tiết trước HS viết sai.
- Gọi 3 HS lên bảng viết chữ cái theo lời GV đọc.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này, các con sẽ chép đoạn văn tóm tắt bài Bạn của Nai nhỏ và làm một số bài tập để củng cố các quy tắc chính tả.
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- Đọc đoạn chép.
- Gọi HS đọc bài.
- Đoạn chép này có nội dung từ bài nào ?
- Đoạn chép kể về ai ?
- Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài chính tả có câu ?
- Chữ cái đầu câu viết thế nào ?
- Bài có những tên riêng nào ? Tên riêng phải viết thế nào ?
- Cuối câu thường có dấu gì ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Nêu cách viết các từ trên.
d) Chép bài
- Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e) Soát lỗi
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Dừng lại phân tích các tiếng khó.
g) Chấm bài
- Thu, chấm một số bài tại lớp. Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 :
Điền vào chỗ trống ng hay ngh ?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Ngh (kép) viết trước các nguyên âm nào ?
- Ng (đơn) viết với các nguyên âm còn lại.
Bài 3 : Tiến hành như bài 2
Đáp án : cây tre, mái che, trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở những em còn chưa chú ý học bài.
- Lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con hai tiếng bắt đầu g; 2 tiếng bắt đầu bằng gh.
- HS dưới lớp viết bảng con.
- Đọc thầm theo.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Bài Bạn của Nai Nhỏ
- Bạn của Nai Nhỏ.
- Vì bạn của Nai nhỏ thông minh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dám liều mình cứu người khác.
- 3 câu.
- Viết hoa.
- Nai Nhỏ. Tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm.
- Viết các từ : khỏe, khi, nhanh nhẹn, mới, chơi.
- Theo dõi và sửa lại nếu sai
- Nhìn bảng, chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Nêu yêu cầu bài tập và mở SGK.
- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. (Lời giải : ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp).
- Ngh viết trước các nguyên âm e, i, ê.
Môn : Tập Đọc
GỌI BẠN 
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc trơn được cả bài Gọi bạn.
- Đọc đúng các từ : xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài.
- Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, ngắt dòng theo nhịp thơ 5 chứ (3/2 hoặc 2/3)
- Đọc chậm rãi tình cảm, biết nhấn giọng ở lời gọi bạn tha thiết của Dê Trắng.
- Học thuộc lòng cả bài thơ.
2. Hiểu :
- Hiểu các từ : sâu thẳm, hạn hán, lang thang.
- Hiểu nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : Bài thơ cho ta thấy tình bạn thân thiết, gắn bó giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS đọc bản Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A và trả lời câu hỏi 1, 2. 
- Nhận xét, cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo bức tranh và hỏi : Bức tranh vẽ gì ?
- Bạn nào biết Bê thường kêu tiếng như thế nào ?
- Con biết tại sao Dê Trắng lại kêu “Bê ! Bê” không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các con biết về điều đó. 
- Ghi tên bài.
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1. 
b) Luyện phát âm :
- Treo bảng phụ viết sẵn các từ khó.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV có thể giảng thêm về nghĩa
c) Luyện ngắt giọng :
- Hướng dẫn HS ngắt giọng từng câu.
d) Luyện đọc từng khổ thơ :
- Hướng dẫn HS đọc theo nhóm.
e) Luyện đọc cả bài :
- Tổ chức cho HS thi đọc.
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1
- Hỏi : Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? 
- Câu thơ nào cho con biết đôi bạn ở bên nhau từ rất lâu ?
- Đôi bạn rất thân nhau, chuyện gì đã xảy ra mà đôi bạn phải xa nhau ? Chúng ta cùng học tiếp bài để biết điều đó.
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 2 và trả lời : Hạn hán có nghĩa là gì ? 
- Trời hạn hán thì cây cỏ ra sao ?
- Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ?
- Bê vàng đi tìm cỏ và có tìm được không chúng ta sẽ biết qua khổ thơ cuối.
- 1 HS đọc khở thơ cuối và trả lời : Lang thang nghĩa là gì ?
- Vì đi lang thang nên chuyện gì đã xảy ra với Bê Vàng ?
- Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì ?
- Đến bây giờ con thấy Dê Trắng gọi bạn như thế nào ?
- Theo con vì sao đến tận bây giờ vẫn nhớ Bê Vàng, lúc nào cũng luôn gọi bạn. Tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng thật cảm động.
- Qua bài thơ này con thích Bê Vàng hay Dê Trắng ? Vì sao ?
2.4. Học thuộc lòng :
- Chú ý rèn HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Xoá dần bài thơ để HS học thuộc.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Con có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng ?
- Dặn HS về nhà luyện đọc, học thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS dưới lớp theo dõi.
- Một con bò và một con dê đang ăn cỏ.
- Dê thường kêu Bê ! Bê !
- Mở SGK.
- Theo dõi và đọc thầm. 1 HS đọc mẫu lần 2
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
Từ xa xưa / thuở nào. 
Trong rừng xanh / sâu thẳm
Bê Vàng / và Dê Trắng
 Vẫn gọi hoài : / “Bê ! / / Bê !” //
- 3 đến 5 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc theo hình thức nối tiếp. 
- Mỗi nhóm 1 HS tham gia thi đọc.
- Các nhóm đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Trong rừng xanh sâu thẳm.
- Câu thơ : Tự xa xưa thuở nào
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi : Hạn hán nghĩa là khô cạn vì thiếu nước lâu ngày.
- Suối cạn cỏ héo khô.
- Vì trời hạn, thiếu nước lâu ngày, cỏ cây khô héo, đôi bạn không có gì ăn.
- Lang thang nghĩa là đi hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng ở điểm nào.
- Bê Vàng bị lạc, không tìm được đường về.
- Dê Trắng thương bạn, chạy đi khắp nơi tìm.
- Bê ! Bê !
- Vì Dê Trắng rất thương bạn, nhớ bạn.
- 3 đến 5 HS nói ý kiến của mình.
- Bê Vàng : tốt bụng, đi tìm thức ăn cho bạn.
- Dê Trắng : thương bạn vẫn đi tìm bạn cho đến tận bây giờ.
- Đọc từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Học thuộc.
- 3 HS thi đọc thuộc lòng.
- 1 HS đọc.
- 3 đến 5 HS trình bày theo ý hiểu của mình.
Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng làm tính cộng (nhẩm và viết, trong trường hợp tổng là số tròn chục).
	- Củng cố về toán giải và tìm tổng độ dài 2 đoạn thẳng.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. LUYỆN TẬP:
 - Hs tự làm lần lượt các bài rồi chữa bài .
 Bài 1: Tính nhẩm : Hs tự làm. Gọi hs đọc kết quả. Cả lớp theo dõi và sửa chữa.
 9 + 1 + 5 = 15 8 + 2 + 6 = 16
 9 + 1 + 8 = 18 8 + 2 + 1 = 11
 7 + 3 + 4 = 14
 7 + 3 + 6 = 16
 Bài 2: Hs làm vào vở BT
 Hs lên bángửa bài. Cả lớp nhận xét sửa chữa.
 36 7 25 52 19
 + 4 + 33 + 45 + 18 + 61 
 40 40 70 70 80 
 Bài 3: Đặt tính rồi tính.
 24 + 6 48 + 12 3 + 27 =
 24 48 3 
 + 6 + 12 + 27 
 30 60 30 
 Bài 4: Hs đọc đề bài và tự tóm tắt làm lời giải. Gv gọi 1hs lên sửa bài.
 Tóm tắt:
 Nữ : 14học sinh
 Nam : 16học sinh
 Có tất cả : . Học sinh ?
Bài 5: Hs làm vào vở.
 Hs lên sửa bài.
3/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 * Gv gọi hs nêu lại cách đặt tính .
- Hs làm vào vở BT.
 3 hs đọc kết quả
 Cả lớp nhận xét cùng sửa
- Hs làm vào vở.
- Hs lên sửa bài trên bảng.
- Hs làm vào vở.
- 3 hs lên bảng thực hiện cả lớp cùng sửa.
- 1 hs lên làm.
- Cả lớp nhận xét.
Giải
Học sinh lớp học đó có tất cả là.
 14 + 16 = 30 (học sinh)
 Đáp số : 30 (học sinh)
- Hs làm vào vở.
Môn : Luyện từ và câu
TỪ CHỈ SỰ VẬT - CÂU KIỂU : AI LÀ GÌ ?
I/ MỤC TIÊU
- Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
- Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói.
- Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu : Ai (cái gì, con gì) là gì ?
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa người, đồ vật, cây cối trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2 và 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 4.
- Nhận xét HS làm trên bảng, cho điểm.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bức tranh vẽ sẵn.
- Gọi HS làm miệng : gọi tên từng bức tranh.
- Gọi 4 HS lên bảng ghi tên gọi dưới mỗi bức tranh.
- Nhận xét.
- Yêu cầu đọc lại các từ trên.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Giảng : Từ chỉ sự vật chính là những t

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc