Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và cộng đồng phù hợp với phả năng.

- Không đồng tình với những thái độ xa lánh kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tư liệu về những người khuyết tật

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.(5) Kiểm tra: nêu những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật?

GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm

B. Dạy học bài mới:

(2) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi

HĐ1( 20) Xử lí tình huống

- GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận lớp, GV kết luận.

HĐ2(5) Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật

- GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được , HS trình bày tư liệu, GV tổ chức cho HS thảo luận, GV kết luận

C.(3) Củng cố- dặn dò: Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?

Giao bài tập về nhà.

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn qủa đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc bài “ cây dừa”. Nêu nội dung bài
GV gọi 2 HS đọc bài, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu lần 1, 1 HS đọc, lớp đọc thầm
b. Luyện phát âm: Qủa đào, tấm lòng, tiếc rẻ,...
HS tìm từ khó, HS luyện đọc đồng thanh, cá nhân
c. Luyện đọc đoạn: 1 HS đọc chú giải, GV chia bài thành 4 đoạn
HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn ( đọc 2 vòng )
Chia nhóm: Lần lượt từng HS đọc trước nhóm mình, GV nhận xét
Thi đọc: Tổ chức các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân, GV nhận xét, khuyến khích điểm
e. Cả lớp đọc đồng thanh: Lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đoạn 1
Chuẩn bị tiết 2.
Tiết 2 :
HĐ2(23’) Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu toàn bài, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
Người ông dành những quả đào cho ai?
Dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ
Xuân làm gì với những quả đào ông cho?
.............................
Em thích nhất nhân vật nào nhất? Vì sao?
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
GV kết luận và giáo dục HS biết cách chăm sóc, bảo vệ MT luôn trong sạch.
HĐ3(10’) Luyện đọc lại bài
4 HS lần lượt nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn
5 HS đọc bài theo vai, GV nhận xét- ghi điểm
B. Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Toán :
 các số từ 111 đến 200
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200 .
- Biết cách đọc , viết các số từ 111 đến 200
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200 .
- Biết thứ tự của các số từ 111 đến 200.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các HCN biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị
- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra về đọc, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110
GV gọi 2 HS lên bảng làm, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(8’) Giới thiệu các số từ 101 đến 110 có mấy trăm?
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Gắn thêm 1 HCN biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, HS thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, 3 HS lên bảng làm, 1 HS đọc số, 1 HS viết số. Cả lớp đọc các số vừa lập được.
HĐ2(21’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng viết ( theo mẫu)
HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: a) Rèn kĩ năng viết thứ tự các số từ 111 đến 200
HS nêu yêu cầu bài tập, gọi 2 HS lên điền T/c nhận xét. 
Bài3: Rèn kĩ năng điền dấu
1 HS đọc đề, GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện 5 bạn lên điền dấu, đội nào làm đúng – nhanh là đội thắng cuộc, GV nhận xét.
C.( 4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Toán:
 các số có ba chữ số
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm , số chục, số đơn vị.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.( 5’) Kiểm tra về thứ tự và so sánh các số từ 111 đến 200
GV gọi 3 HS lên bảng làm , GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(6’) Giới thiệu các số có 3 chữ số
a.Đọc và viết số theo hình biểu diễn
- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi, HS trả lời , GV gắn tiếp 4 HCN biểu diễn 40 và hỏi , HS trả lời
Yêu cầu HS đọc số vừa viết, đọc cá nhân
b. Tìm hình biểu diễn cho số: GV đọc số, HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.
HĐ2(22’) Luyện tập- thực hành
Bài2: Rèn kĩ năng mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS làm bài, GV nhận xét 
Bài3: Rèn kĩ năng viết ( theo mẫu)
GV kẻ sẵn bảng có ghi trăm, chục, đơn vị lên bảng lớp, 2HS lên bảng làm, HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Thi đọc và viết số có 3 chữ số
Giao bài tập về nhà.
Chính tả:
Tập chép : những quả đào
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được BT(2) a/b, hoặc BT CT do phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết: sắn, xà cừ, sáng, xâu kim
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(20’) Hướng dẫn viết chính tả.
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết: 3 HS đọc đoạn viết, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: xong, trồng, bé dại,...
2 HS lên bảng viết, GV nhận xét, HS đọc các từ viết trên bảng
d. Viết bài: HS nhìn bảng viết bài vào vở
e. Soát lỗi: HS soát bài
HĐ2(10’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài2: Rèn kĩ năng điền vào chỗ trống s hay x
2 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở, GV nhận xét
Bài3: Rèn kĩ năng điền vào chỗ trống in hay inh
GV chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 HS lên làm, nhóm nào điền nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc.
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2009
Tự nhiên- xã hội:
Một số loài vật sống dưới nước
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được tên và ích lơị của một số động vật sống dưới nước đối với đời sống con người.
II. Đồ dùng dạy học:
 Sưu tầm tranh, ảnh của các con vật sống ở sông, hồ và biển.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kể tên 1 số loài vật sống trên cạn. Nêu ích lợi của chúng.
GV gọi 2HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói tên: Nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ
- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong SGK. GV khuyến khích HS tự đặt thêm câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu về các con vật được giới thiệu trong SGK, GV đi tới các nhóm giúp đỡ.
HĐ2(7’) Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HĐ3(12’) Làm việc với tranh, ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ: Yêu cầu các nhóm có tranh sưu tầm được phân loại và trình bày : Loài vật sống ở nước ngọt, loài vật sống ở nước mặn
Bước2: Hoạt động cả lớp
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.GV khen những nhóm có tranh , ảnh đẹp.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Cây đa quê hương
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu ND: Tả vẻ dẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.(trả lời được CH 1, 2, 4)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi sẵn các từ, câu luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc: “ Những quả đào”, nêu nội dung bài.
GV gọi 2 HS đọc bài, nêu nội dung bài, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu:GV đọc mẫu lần 1, 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm
b. Luyện phát âm: gắn liền, quái lạ, xuể, giận dữ,...
HS tìm các từ khó trong bài, lớp luyện đọc, GV nhận xét- sửa sai.
c. Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc theo từng đoạn
GV chia HS thành các nhóm nhỏ, HS luyện đọc theo nhóm.
d. Thi đọc: Các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân
e. Cả lớp đọc đồng thanh: Lớp đọc đồng thanh đoạn1
HĐ2(10’) Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu lần 2, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung bài
Chuẩn bị bài sau.Chính tả: 
Nghe- viết : hoa phượng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe – viết chính xác bài bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT(2) a/b, hoặc Bt CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết: xâu kim, chim sâu, cao su,...
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(21’) Hướng dẫn viết chính tả
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết: GV đọc mẫu bài thơ, 2 HS đọc, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, kết luận giáo dục HS biết bảo vệ cây cối.
b. Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực,...
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét
d. Viết chính tả: GV đọc, HS viết bài
e. Soát lỗi: GV đọc bài, HS soát bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ3(9’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài2: Rèn kĩ năng điền s/x vào chỗ trống
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, 2 HS lên bảng làm,lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm
a. Bầu trời xám xịt như sà xuống tận chân trời. Sấm rền vang chớp loé sáng. Cây sung già trước cửa sổ như trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác,...
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Tìm tiếng có âm s/x
Giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2010.
Toán:
 so sánh các số có 3 chữ số
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số ( không quá 1000)
II. Đồ dùng dạy học: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc và viết số có 3 chữ số: 221 ; 222; 223; 224;....
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(5’) Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số
a.So sánh 234 và 235
GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi, HS trả lời, GV tiếp tục gắn hình biểu diễn bên phải như phần bài học và nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét. GV hướng dẫn HS cách so sánh 2 số, GV giới thiệu tương tự như trên, GV rút ra kết luận, HS đọc thuộc lòng kết luận.
HĐ3(23’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng điền dấu
127 > 121; 124 < 129 ; 865 + 865 ; 648 < 684 ;....
1 HS đọc đề, HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau, yêu cầu HS giải thích về kết quả so sánh, GV nhận xét.
Bài2:ấ) Rèn kĩ năng tìm số LN trong các số sau.
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 2 HS lên làm, GV nhận xét.
Bài3: ( dòng 1) Rèn kĩ năng điền số
2 HS làm bài, lớp làm vào vở, GV nhận xét
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.Mĩ thuật:
tập nặn tạo dáng : nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
( Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm con vật
- Nặn được con vật theo trí tưởng tượng
- Giáo dục HS yêu mến con vật nuôi trong nhà.
HS khá, giỏi: Hình vẽ hoặc nặn cân đối, vẽ màu phù hợp.(Nừu là vẽ hoặc xé dán)
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm tranh các con vật có hình dáng khác nhau
HS: Bút chì, giấy màu, đất nặn, màu vẽ, giấy A4, hồ dán
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Trả bài: Vẽ trang trí: Vẽ thêm vào hình có sẵn ( vẽ gà) và vẽ màu. GV trả bài, HS nhận bài, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(4’) Quan sát- nhận xét
GV hướng dẫn HS xem hình ảnh ở bộ đồ dùng dạy học hình ảnh con gà trống , gà mái , gà con và các con vật khác
HĐ2(4’) Cách nặn con vật
GV gợi ý HS nhận xét về cấu tạo, hình dáng của con vật, HS mô tả theo sự quan sát của mình, GV có thể hướng dẫn 2 cách nặn: có thể nặn các bộ phận nhỏ rồi tạo thành con vật có hình dáng đẹp. Cách vẽ, xé dán như đã hướng dẫn ở tiết trước.GV kết luận và giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ con vật
HĐ3(11’) Thực hành
HS thực hành , GV theo dõi, quan sát
HĐ4(5’) Nhận xét- đánh giá
GV cùng HS chọn 1 số bài đã hoàn thành gợi ý để các em quan sát và nhận xét,HS quan sát và liên hệ với sản phẩm của mình.
GV thu sản phẩm của HS chấm, GV nhận xét từng sản phẩm
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu: 
Từ ngữ về cây cối- đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
( Phương thức tích hợp giáo dục BVMT: Trực tiếp)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng thực hành hỏi đáp theo mẫu câu có từ “ để làm gì?”
GV gọi 3 HS lên bảng thực hành , HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài1: Rèn kĩ năng kể tên các bộ phận của 1 cây ăn quả
Nhóm 1: Các từ gợi tả gốc cây, ngọn cây
Nhóm 2: Các từ gợi tả thân cây, cành cây
Nhóm 3:Các từ tả rễ cây, tả hoa
Nhóm 4: Các từ tả lá, tả quả.
GV chia lớp 4 nhóm, HS hoạt động theo nhóm. Cử đại diện lên bảng viết các từ tả theo sự phân công của GV. Các nhóm nhận xét- bổ sung
Bài2: Rèn kĩ năng tìm từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây
1 HS đọc đề, HS nối tiếp nhau trả lời, GV nhận xét,kết luận giúp HS phải biết chăm sóc và bảo vệ cây cối để giữ cho MT luôn trong lành. HS làm bài vào vở.
Bài3: Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “ Để làm gì?”để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh.
1 HS đọc đề, lớp theo dõi, HS thực hành hỏi đáp, GV nhận xét- ghi điểm
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Đặt câu hỏi với cụm từ để làm gì?
Giao bài tập về nhà.
Kể chuyện:
Những quả đào
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc một câu (BT1).
- Kể lại được từng câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
HS khá giỏi biết phân vai để đựng lại câu chuyện(BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể nối tiếp câu chuyện “ kho báu”
3 HS lên bảng kể, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Hướng dẫn kể chuyện
a.Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
1 HS đọc yêu cầu bài tập1, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
Bước1: Kể trong nhóm
GV cho HS đọc thầm, gợi ý trên bảng phụ. Kể lại trong nhóm , các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
Bước2: Kể trước lớp
Các nhóm cử đại diện mỗi HS trình bày 1 đoạn, 6 HS tham gia kể chuyện, GV tuyên dương các nhóm kể tốt.
HĐ2(10) Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện
HS khá giỏi: tập kể lại toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét, kết luận giáo dục HS biết chăm sóc , bảo vệ cây cối để giữ cho MT luôn trong sạch .
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung câu chuyện?
Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2010.
Toán:
 luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cấch đọc, viết các số có ba chữ số .
- Biết so sánh các số có ab chữ số.
Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng so sánh các số có 3 chữ số
567 117 ; 833 = 833
GV gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(29’) Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Củng cố năng viết, đọc số
1 HS đọc đề, HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, 2 HS đọc kết quả, GV nhận xét.
Bài2: Củng cố kĩ năng viết số.
400 ; 500; 600; 700; 800 ; 900 ; 1000
.................
1 HS đọc đề, 4 HS lên bảng làm, GV nhận xét, lớp đọc dãy số trên.
Bài3 (cột 1 ) Củng cố kĩ năng điền dấu
GV cho HS đọc đề, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện 3 bạn thi, mỗi bạn chỉ được điền 2 phép tính, GV tuyên dương đội làm tốt
Bài4: Củng cố kĩ năng viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở, GV nhận xét.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Bài tập bồi dưỡng HS giỏi
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
435 + .... 356 ; 721 + .... = ..... + 721
Tập viết: 
Chữ hoa :A ( Kiểu 2 )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng chữ hoa A – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ A hoa đặt trong khung chữ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng: Ao liền ruộng cả.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết chữ Y hoa : Yêu luỹ tre làng
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(5’) Hướng dẫn viết chữ hoa
Quan sát số nét, quy trình viết chữ A hoa
GV giới thiệu mẫu chữ, HS quan sát mẫu chữ, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
b.Viết bảng: HS viết bảng con , GV nhận xét
HĐ2(4’) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng: 1 HS đọc cụm từ, GV giải nghĩa cụm từ
b. Quan sát và nhận xét: GV cho HS quan sát mẫu chữ
c. Viết bảng : HS viết vào bảng con, GV nhận xét.
HĐ3(20’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết
HS viết bài, GV quan sát , uốn nắn từng HS viết kém
Thu và chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2010
Thể dục:
 trò chơi: “ con cóc là cậu ông Trời” và “chuyền bóng tiếp sức”
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 26 quả bóng
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(8’) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Xoay các khớp cổ tay, vai, cổ chân, đầu gối, hông
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình sân trường
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
B. HĐ2(20’) Phần cơ bản:
- Trò chơi “ Con cóc là cậu ông Trời”
GV nêu tên trò chơi, cho HS tìm hiểu về lợi ích , tác dụng và động tác nhảy của con cóc.
- Trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”
C.HĐ3(7’) Phần kết thúc: Đi đều và hát
Giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010.
Tập làm văn: 
đáp lời chia vui . nghe . trả lời câu hỏi.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1)
- Nghe Gv kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Câu hỏi gợi ý bài tập 1, 2 trên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng thực hành hỏi –đáp cảm ơn của người khác theo các tình huống
2 HS thực hành, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Rèn kĩ năng nói lời đáp của em trong các trường hợp
1 HS đọc đề, 1 HS nêu tình huống, GV nêu câu hỏi, 2 HS lên làm mẫu, GV chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên đóng vai 2 tình huống còn lại, nhóm nhận xét- ghi điểm
Bài2: Rèn kĩ năng biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi 
1 HS đọc đề, GV kể chuyện, HS lắng nghe, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét. Yêu cầu HS thực hành hỏi, đáp trước lớp, cả lớp theo dõi , GV nhận xét, 1 HS kể lại câu chuyện, GV nhận xét- ghi điểm.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Kể chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”
Giao bài tập về nhà.
Thủ công:
Làm vòng đeo tay ( tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. Giấy thủ công, giấy màu , kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng nêu các bước làm đồng hồ đeo tay
2 HS nêu, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(8’) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát.
HĐ2(15’) GV hướng dẫn mẫu:
Bước1: Cắt thành các nan giấy
Bước2: Dán nối các nan giấy
Bước3: Gấp các nan giấy
Bước4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
HS theo dõi các bước, GV hướng dẫn HS cách gấp
GV tổ chức cho HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Toán:
mét
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề – xi – mét, xăng – ti – mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học : Thước mét
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra: Kể tên các đơn vị đo độ dài mà em biết đã học
2 HS kể tên, HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(6’) Giới thiệu mét (m)
GV đưa ra một chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu, GV vẽ đoạn thẳng dài 1m lên bảng và giới thiệu. 
Yêu cầu HS dùng thước loại 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. 
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng công thức trên.
HĐ3(19’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng điền số
1 HS đọc đề, GV yêu cầu HS tự làm bài, nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài3: Rèn kĩ năng giải toán
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, 1 HS lên giải, lớp làm vào vở, GV nhận xét
Bài4: Rèn kĩ năng viết cm, m vào chỗ chám
1 HS đọc đề, HS nối tiếp nhau nêu kết quả, GV nhận xét
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Nêu mối quan hệ giữa m với cm, dm
Giao bài tập về nhà.
Thể dục:
Tâng cầu.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện:Chuẩn bị một còi cùng HS chuẩn bị đủ mỗi em có 1 quả cầu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(8’) Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên
Ôn các động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung
B. HĐ2(20’) Phần cơ bản:
Tâng cầu: GV có thể cho các em lấy bảng con, hoặc vợt gỗ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 . 2.doc