Giáo án Lớp 2 - Tuần 29

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc:.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Hiểu nội dung của bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn ,khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi SGK).

3.Thai độ :GD HS học tập đức tính tốt của việt.

II. ĐỒ DÙNG: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1218Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 đến 200 và nắm được thứ tự các số này.
II. Đồ dùng:
- Các hình vuông. Mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Viết các số từ 101 đến 110
1 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số từ 111 đến 200
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi:
+ Có mấy chục, mấy đơn vị?
Có 1 chục và 1 đơn vị
Viết: 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết 111.
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự
Học sinh thảo luận để viết các số.
- Học sinh đọc và viết các số còn lại trong bảng: 118; 120; 121; 122; 135.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở bài tập - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm
+ Nêu cách làm: Trước tiên ta so sánh hàng trăm, nếu hàng trăm = nhau ta so sánh tiếp hàng chục, nếu hàng chục = nhau ta so sánh tiếp hàng đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Thứ 3ngày 30 tháng 3năm 2010
Chính tả: ( Tập chép ) Những quả đào
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện “ Những quả đào”
- Học sinh phân biệt s/x
-Rèn ý thức giữ vở sạch,viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng:
- Chép sẵn bài chép
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Viết: xà cừ, súng, xâu kim
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Đọc đoạn chép
2 em đoạn
+ Người ông chia quà gì cho các cháu?
Mỗi cháu một quả đào
+ Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
+ Người ông đã nhận xét gì về các cháu?
Xuân thích làm vườn, Vân thơ dại, Việt là người nhân hậu.
b. Hướng dẫn các trình bày:
- Trong bài những chữ nào viết hoa?
Tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt
c. Viết từ khó
Viết vào bảng con
d. Viết bài
Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở
- Đọc khảo bài
Dùng bút chì để khảo
e. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
 Làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm
Toán: Các số có ba chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Nhận biết được các số có 3 chữ số ,biết cách đọc ,iết chúng 
- Nắm chắc cấu tạo thập phân của các số có 3 chữ số là gồm các trăm, chục, đơn vị.
II. Đồ dùng: Thẻ trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy – học:
A.Bài cũ:
- Viết các số: 11; 134; 145; 180; 171
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số có 3 chữ số:
a. Đọc viết các số theo hình biểu diễn:
- Gắn lên bảng 2 hình vuông và hỏi:
+ Có mấy trăm? 
2 trăm
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật và hỏi:
+ Có mấy chục?
4 chục
- Gắn 3 hình vuông nhỏ và hỏi: có mấy đơn vị?
Có 3 đơn vị
- Học sinh viết số gồm 2 trăm 4 chục và 3 đơn vị?
243
- Đọc số vừa viết
Học sinh đọc: hai trăm bốn mươi ba
- Tương tự: 235; 310; 340; 411; 205; 252
b. Tìm hình biểu diễn số:
- GV đọc số yêu cầu học sinh lấy hình biểu diễn số tương ứng với mỗi số
Học sinh thực hiện trên đồ dùng của mình
3. Luyện tập:
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
+ Nhận xét kết quả
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Kể chuyện: Những quả đào
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu hoặc một cụm từ.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên.
- Biết nghe và nhận xét bạn kể.
II. Đồ dùng:
- Bộ tranh
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ
- Kể chuyện “ Kho báu”
3 em kể
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
Đọc yêu cầu BT1
1 em
- Đọc đoạn 1
1 em
+ SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
Chia đào ( Quả đào của ông) 
Chuyện của Xuân hoặc Người trồng vườn tương lai 
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
Cô bé ngây thơ ( chuyện của Vân)
+ Nội dung đoạn 4 là gì?
Tấm lòng nhân hậu của Việt.
- GV nhận xét
b. Kể lại từng đoạn.
- Học sinh kể
Kể theo nhóm 4
+ Các nhóm lên kể
+ Nhận xét bạn kể
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Đọc yêu cầu BT3
1 em
+ Câu chuyện này có những vai nào?
Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Việt và Vân.
- Các nhóm lên kể
Thi giữa các nhóm ; Mỗi nhóm 5 em
+ Nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Về tập kể lại cho mọi người cùng nghe.
Tập viết: Chữ hoa a ( Kiểu 2)
I. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết chữ.
 1. Biết viết chữ hoa a theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ “ao liền ruộng cả” theo cỡ nhỏ.
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
3.Rèn ý thức giữ vở sạch ,viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ a đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy –học: 
A. Bài cũ: Viết chữ Y Học sinh viết vào bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ V 
- Chữ a hoa kiểu 2cao mấy dòng? Rộng mấy li? Gồm có mấy nét?
- Nét cong kín giống chữ gì đã học
Học sinh trả lời: cao 5 li,rộng 5 li gồm có 2 nét cong kín và nét móc ngược phải
Chữ 0
- Giáo viên hướng dẫn cách viết
Học sinh theo dõi.
b. Học sinh viết chữ a 
Viết vào bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
2 em
+ Em hiểu: “Ao liền ruộng cả ” là ntn?
Là nói lên sự giàu có ở nông dân thôn nhà có nhiều ao, nhiều ruộng
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng:
- Nhận xét độ cao của các con chữ 
Học sinh nêu
- Nêu khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào?
c. Viết vào bảng con:
- Viết chữ “ Ao”
Viết bảng con
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Viết 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết 1 dòng chữ “ Ao ” cỡ nhỏ
- 1 dòng thành ngữ “ Ao liền ruộng cả ”
 + Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh viết bài.
5. Chấm và chữa bài.
6. Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện viết thêm
Thứ 4 ngày 31 tháng 3năm 2010.
Tập đọc: Cây đa quê hương
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trơn được cả bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết giọng đọc nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2- Hiểu nội dung của bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương. Qua đó cho ta thấy tình thương yêu quê hương của tác giả (trả lời câu hỏi 1,2,4-HS khá giỏi trả lời câu hỏi 3).
II. Đồ dùng: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc.
-Tranh về cây đa
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc bài “ Những quả đào”
+Qua bài văn cho ta biết điều gì?
3 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh để giới thiệu
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc:Chú ý giọng nhẹ nhàng, sâu lắng.
Học sinh theo dõi
c. Luyện đọc đoạn
- Giáo viên chia đoạn
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-Rút từ khó cho HS đọc 
2 đoạn
2 HS đọc 
- Đọc đoạn 1
Hướng dẫn ngắt giọng: Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói.//
1 em
- Đọc lại đoạn 1
+Em hiểu “ li kì” là ntn?
1 em đọc
Lạ và hấp dẫn
- Đọc đoạn 2: chú ý nhấn giọng: lúa vàng gợn sóng, nặng nề, lững thững.
2 em
+ Em hiểu “lững thững” là ntn?
Là ( đi ) chậm, từng bước một
d. Đọc đoạn nối tiếp
2 em
e. Luyện đọc theo nhóm
Đọc theo nhóm 2
g. Thi đọc
Các nhóm đọc thi đoạn 2
3. Tìm hiểu bài:
1HS đọc toàn bài 
- Đọc đoạn 1
1 em đọc
+ Những từ ngữ cho biết cây đa đã sống rất lâu?
Cây đa nghìn năm  thân cây
+ Em hiểu “ thời thơ ấu” là ntn?
 lúc còn là trẻ con
+ Cũ và có vẻ trang nghiêm được gọi là gì?
Trang nghiêm
+ Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?
Thân, cành, ngọn, rễ
+ Các bộ phận đó được tác giả so sánh bằng những hình ảnh nào?
Thân cây như một toà lâu đài cổ kính, chín mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể, cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn cây chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những con rắn hổ mang giận dữ
+ Em hiểu “ chót vót” là ntn?
( cao ) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
- Đọc câu hỏi 3
2 em
+ Nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa?
Thảo luận nhóm đôi
+ Đại diện nhóm trả lời
Thân cây rất lớn/ to/
Cành cây rất to/ lớn/ 
Ngọn cây rất cao/ cao vút/ 
Rễ cây ngoằn ngoè/ kì dị/ 
- Đọc đoạn 2
Lớp đọc thầm
+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Lúa vàng gợn sóng, xa xa giữa cánh đồng, đàn trâu ra về lững thững bước từng bước nặng nề.
+ Em hiểu “ quê hương” là ntn?
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại cả bài
2 em đọc thi
+ Qua bài học cho em biết điều gì?
+Tình cảm của em đối với quê hương ntn?
Em sẽ làm gì để xây dựng quê hương của mình?
Học thật giỏi,.
+ Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
Toán: So sánh các số có ba chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số 
- Biết được thứ tự các số trong phạm vi 1000(làm B1 ,B2a,B3 dòng 1)
II. Đồ dùng: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Học sinh viết các số sau: 221; 222; 223; 224; 225
Viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu cách so sánh số có 3 chữ số
a. So sánh 234 và 235
- Gv gắn hình biểu diễn số 234 và hỏi:
+ Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
234 hình vuông
- Gv gắn tiếp 235 và hỏi:
+ Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
235
+ 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào ít hình vuông hơn, bên nào có nhiều hình vuông hơn?
234 có ít hình vuông hơn 235; 235 có nhiều hình vuông hơn 234.
+ 234 và 235 số nào bé hơn, số nào lớn hơn?
234 bé hơn 235
235 lớn hơn 234
- Dựa vào số hình vuông chúng ta so sánh được 2 số 234 và 235. Trong toán học dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng chúng ta sẽ thực hiện so sánh 234 và 235 như sau:
+ Số trăm của 2 số đó
Cùng là 2
+ Số chục của 2 số đó
Cùng là 3
+ Số đơn vị của 2 số đó
4 bé hơn 5; 5 lớn hơn 4
Như vậy khi đó ta nói: 234 nhỏ hơn 235 và viết 234 234.
b. So sánh 194 và 139
- Hd học sinh so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông.
+194 hình vuông và 139 hình vuông bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn
194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông.
139 hình vuông ít hơn 194 hình vuông.
- HD học sinh so sánh các chữ số cùng hàng
Hàng trăm cùng là 1
Hàng chục 9 > 3
Hàng đơn vị 4 < 9
Nên 194 > 139 hay 139 < 194
c. So sánh 199 và 215
- Tương tự như so sánh 234 và 235
Hàng trăm 2 > 1 nên 215 > 199
- So sánh các chữ số cùng hàng
d. Kết luận:
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau chúng ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
Học sinh phát biểu
3. Bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm vào bảng phụ
+ Nhận xét bài làm
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Để tìm số lớn nhất ta phải làm gì?
Phải so sánh các số với nhau.
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
+ Nhận xét bài làm
a.675; b.751; c.979
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vàovở – 1 em lên bảng làm
+ Nhận xét bài làm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách so sánh
 Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2010 
Toán: Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết cách đọc ,viết các số có ba chữ số 
- Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
-Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (B1 B2a,b,B3 cột 1,B4).
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-So sánh các số: 126 ..125 
 207 207
Lớp làm vào bảng con
 186  196 749 549
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn lại cách so sánh số có ba chữ số:
GV ghi: 567 và 569.
- Nêu cách so sánh: số trăm cùng là 5, số chục cùng là 6; Số đơn vị 7 < 9.
 Nên 567 < 569
- 375 và 369
Học sinh so sánh: 375 > 369
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vàovở – 1 em lên bảng làm
+ Nhận xét và chữa bài
 +Củng cố lại cách đọc, viết, cấu tạo các số có ba chữ số.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời
+ Nhận xét dãy số
a.Dãy số tròn trăm bắt đầu từ 400 đến 1000
a.400; 500; 600; 700; 800; 900; 1000;
b.Dãy số tròn chục bắt đầu từ 910 đến 1000
b.910; 920; 930; 940; 950; 960; 970; 980; 990,1000
c. Dãy số tự nhiên liên tiếp.
c.212; 213; 214; 215; 216; 217; 218;219; 220; 221
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở-1em lên bảng làm
+ Chấm và chữa bài
+ Học sinh nắm được cách so sánh các số có ba chữ số.
4. Củng cố, dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Luyện từ và câu: Từ ngữ về cây cối.
 Đặt và trả lời câu hỏi “ Để làm gì?”
I.Mục tiêu: 
-Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,BT2)
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi có cụm từ “ Để làm gì?”(Dựa theo tranh )
-GDHS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên 
II. Đồ dùng: Tranh vẽ 1 cây ăn quả.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Học sinh thực hiện hỏi đáp theo mẫu để làm gì?
1 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Quan sát cây ăn quả
Học sinh quan sát
+ Học sinh lên chỉ và nói các bộ phận của cây
Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
Rễ cây: dài, ngoằn ngoè, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, đen xì, 
Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, 
Thân cây: to, cao, chắc, bạc thếch, xù xì,
Cành cây: xum xuê, um tùm, trơ trụi, 
Lá:xanh biếc, tươi xanh, xanh non,
Hoa: vàng tươi, đỏ tươi, đỏ ối,
Quả: vàng rực, vàg tươi, đỏ ối, 
Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mảnh dẻ, mập mạp,..
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Quan sát tranh SGK và làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm bàn
+ Đại diện nhóm trả lời
- Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươI tốt.
- Bạn nhỏ bắt sâu để làm gì?
Bạn nhỏ bắt sâu để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá cây.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà ôn lại bài
-
 Thứ 6ngày 2 tháng 4 năm 2010.
Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – Trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu: 
-Tiếp tục rèn luyện cách đáp lời chia vui.
- Biết nghe và trả lời câu hỏi về truyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”
- Biết nhận xét lời đáp, nhận xét lời của bạn.
II. Đồ dùng:
- Tranh BT2
III. Các hoat động dạy – học:
A. Bài cũ:
- 2 học sinh lên thực hành đáp lời cảm ơn của người khác theo các tình huống ở tiết trước.
Học sinh thực hành hỏi đáp
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh nêu tình huống 1
1 em
- Học sinh lên đóng vai
2 em
a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
HS1: chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật.
HS2: Mình cảm ơn bạn rất nhiều
- Học sinh thực hành các tình huống còn lại
Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
b. HS1: Năm mới bác sang chúc tết gia đình, chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khỏe, công tác tốt; chúc cháu học giỏi ,chăm học để bố mẹ vui lòng
HS2: Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc gia đình bác sang năm mới luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.
c. HS1: Cô rát vui mừng và rất tự hào vì lớp ta năm học này đã đoạt giải về mọi mặt hoạt động. Chúc các em giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năm học tới.
HS2: Chúng em xin cảm ơn cô ạ.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- GV treo tranh
Học sinh quan sát tranh
+ GV kể
Học sinh theo dõi
- Học sinh trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm bàn
- Đại diện các nhóm trả lời
Học sinh trả lời
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
2 em lên kể
+ Qua câu chuyện cho em biết điều gì?
Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
- Liên hệ: học sinh kể những việc các em đã làm đối với những người đã giúp các em
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
Chính tả: ( Nghe – viết) Hoa phượng
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết lại đúng bài thơ “ Hoa phượng”
- Làm đúng các bài tập phân biệt s/x.
-Rèn ý thức giữ vử sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng: Chép sắn BT2
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Viết: xâu kim, chim sâu, cao su
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung viết:
- Đọc bài thơ
2 em
+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
Tả về hoa phượng
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng?
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ thơ?
3 khổ thơ
- Chữ đầu mỗi câu thơ viết ntn?
Viết hoa
c. Viết từ khó
Học sinh viết bảng con
d. Viết chính tả
- Giáo viên đọc 
Học sinh viết vàovở
- Đọc khảo bài
Dùng bút chì để sửa lỗi chính tả
g . Chấm và chữa bài
3. Luyện tập:
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm
Toán: Mét.
I. Mục tiêu:
-Biết mét là một đơn vị đo độ dài biết đọc viết , kí hiệu .
- Làm quen với thước mét.
- Hiểu được mối liên quan giữ mét ( m ) với đề xi mét , xăng ti mét.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo độ dài mét.
- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
II. Đồ dùng: Thước mét
III. các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học?
cm; dm
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiếp đơn vị đo độ dài đó là “ Mét”
2. Giới thiệu thước mét.
- GV chỉ cho học sinh thấy vạch 0, vạch 100.
Giới thiệu độ dài đo từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Gv vẽ đoạn thẳng dài 1 mét lên bảng:
Giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 mét
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là: m
- Học sinh dùng thước để đo lại đoạn thẳng trên dài bao nhiêu dm
Học sinh thực hành đo: dài 10 dm
Gv: 1m bằng 10 dm, viết 1m = 10 dm
Học sinh đọc lại
- Học sinh dùng thước mét đo đoạn thẳng trên dài bao nhiêu cm?
DàI 100 cm
- Nêu 1m bằng 100cm
Viết: 1 m = 100 cm
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
+ Nhận xét và chữa bài
1 dm =  cm cm = 1 m
1 m =  cm dm = 1m 
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
+ Nêu kết quả
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
- Tổ chức trò chơi “ tiếp sức”
2 nhóm lên tham gia chơi, mỗi nhóm 2 em. Nhóm nào làm đúng và nhanh là thắng cuộc chơi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Thể dục: Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời; 
 chuyền bóng tiếp sức
I. Mục tiêu: Làm quen với trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi.
- Ôn trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng cho trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên sân trường: 90 – 100m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
B. Phần cơ bản:
- Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”: 8 – 10 phút.
+ Học sinh chơi theo tổ.
+ Các nhóm thi đua với nhau.
C. Phần kết thúc:
- Đi đều và hát: 2 phút
- Một số động tác thả lỏng: 1 – 2 phút
- Củng cố, dặn dò: về nhà ôn lại bài
Tự nhiên và Xã hội: Một số loài vật sống dưới nước.
I. Mục tiêu: Học sinh biết được một số loài vật sống dưới nước, kể tên được tên chúng và nêu được ích lợi của chúng.
- Biết được loài vật sống dưới nước gồm nước ngọt, nước mặn.
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả và nhận xét.
- Học sinh có ý thức bảo vệ loài vật và yêu quí con vật sống dưới nước.
II. Đồ dùng: 1 số tranh con vật sống dưới nước.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước.
- Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
Cách tiến hành:
- Quan sát SGK
Học sinh quan sát
+ Chỉ, nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ?
Thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trả lời
+ Con nào sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước mặn?
Hình 1: con cua
Hình 2: cá vàng
Hình 3: cá quả
Hình 4: trai
Hình 5: tôm đồng
Hình 6: các loại cá, tôm và sò sống ở nước mặn.
Kết luận: ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống. Nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống ở nước mặn ( sống ở biển ), sống ở nước ngọt ( sống ở ao , hồ, ) Muốn cho các loài vật ở dưới nước phát triển chúng ta cần phải giữ sạch nguồn nước.
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước.
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả:
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm vừa
+Các nhóm đưa tranh ảnh đã sưu tầm được phân loại và dán vào tấm bìa của nhóm
Nhóm loài vật sống dưới ngọt
Nhóm loài vật sống dưới nước mặn
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố bài: Thi kể tên các con vật sống ở dưới nước.
- GV chia làm 2 đội: các đội lên bắt thăm xem đội nào sẽ chơi kể tên các con vật - Đội kia nêu tên con vật sống dưới nước ngọt hay nước mặn.
+ Đội nào nói được nhiều tên con vật hơn đội đó thắng.
 Thứ 6 ngày 10 tháng 4 năm 2009.
Thể dục: Trò chơi: Con cóc là cậu ông Trời; Tâng cầu
I. Mục tiêu: Tiếp tục học trò chơi “ Con cóc là cậu ông Trời”. Yêu cầu biết cách chơi, biết cách đọc vần điệu và tham gia chơi có kết hợp vần điệu ở mức độ ban đầu.
- Ôn tâng cầu. Yêu cầu biết thực hiện động tác và đạt số tâng cầu liên tục nhiều hơn giờ trước.
II. Đồ dùng:
- Chuẩn bị một còi; 34 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông ,vai: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 29.doc