Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017

Chính tả Tiết 55: (Nghe viết) Kho báu

I. Mục tiêu.

- Hiểu nội dung và nghe - viết một đoạn bài Kho báu.

- Nghe - viết chính xác và làm đúng các bài tập chính tả.

- HS yêu quý đất đai, yêu những người lao động.HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ - HS: VBT, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài

- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Kho báu, và làm một số bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn

- Gọi HS nhắc tựa bài

- HS lắng nghe

- HS nhắc tựa bài

3.2. Hướng dẫn viết.

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc bài 1 lần, tóm tắt nội dung bài viết

- Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn viết

 - HS lắng nghe -2 HS đọc lại đoạn viết

- Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.

- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS - HS viết vào bảng con các từ: :nông dân, sương, cuốc bẫm, cày sâu, ặn, mặt trời, cấy, gặt hái,.

b. Đọc cho HS viết bài. - HS viết bài vào vở

- Đọc cho HS soát lỗi. - HS nghe - soát lỗi chính tả.

c. Chấm chữa bài.

 - GV chấm 8 bài nhận xét. - HS lắng nghe

3.3. H¬ướng dẫn làm bài tập. HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.

Bài 1. Điền ua hoặc uơ vào chỗ trống

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc

- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS, cho HS làm vào bảng con - Cả lớp làm vào vở, đọc kết quả:

voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua.

- GV nhận xét

Bài 2a. Điền l hoặc n vào chỗ trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

 - HS nhận xét

- HS đọc

- HS theo dõi

- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở

- Đại diện các nhóm trình bày:

Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu

Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

- GV nhận xét

4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học. - HS nhận xét

- HS nhắc lại nội dung bài viết

5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho HS nhận xét câu ứng dụng:
+ Những chữa nào có độ cao 4 ô li?
- HS quan sát nhận xét:
+ Chữ Y
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Chữ nào có độ cao 1,25 ô li?
+ Các chữ cái:l,g,y 
+ Chữ t
+ Chữ r
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Yêu”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con (2 lần) Yêu
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 “Yêu lũy tre làng.”
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Tập đọc	 Tiết 84:	 Cây dừa
I. Mục tiêu.
- Đọc, hiểu một số từ ngữ trong bài: tỏa, tàu, canh, đủng đỉnh. Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh. 
- Đọc được toàn bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Biết đọc thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có giọng điệu. Học thuộc lòng bài thơ.
- HS yêu cảnh vật thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. 
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Kho báu
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong lớp mình, bạn nào đã nhìn thấy cây dừa?
- GV giảng: Cây dừa là một loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở miền Nam, miền Trung. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiể bài thơ “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa để xem cây dừa có gì đặc biệt.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS giơ tay
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: đậm nhạt, xanh non, lụa đào, lung linh, phượng vĩ, ửng hồng,...
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- GV chia đoạn: chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3: 6 dòng còn lại
- HS lắng nghe
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//
 Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /
Quả dừa- / đàn lợn con nằm trên cao. //
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải thích từ: tỏa, tàu, canh, đủng đỉnh
- GV giải nghĩa thêm từ bạc phếch (bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu) đánh nhịp (động tác đưa tay lên xuống đều đặn)
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
- HS lắng nghe
+ Đọc đoạn trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm đôi.
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
+ Đọc đồng thanh: đọc cả bài
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ?
Câu 2.Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?
- Với gió:
- Với trăng:
- Với mây:
- Với nắng
- Với đàn cò:
Câu 3. Em thích những câu thơ nào? vì sao?
+ Qua bài em hiểu được điều gì ?
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
+ Lá/ tàu dừa: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Ngọn dừa: Như các đầu của người biết gật gật để gọi trăng.
+Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời.
+ Quả dừa: như đàn lợn con như những hũ rượu.
- Dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo.
- Gật đầu gọi trăng.
- Là chiếc lược chải vào mây xanh.
- Làm dịu mát nắng trưa.
- Hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp,bay vào bay ra.
- HS phát biểu 
+ Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh
3.4. Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
+ Hướng dẫn HS học thuộc từng phần của bài thơ: 4 dòng đầu, 4 dòng tiếp theo và 6 dòng cuối.
+ Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng cả bài
- HS nghe và đọc thuộc lòng 
- 3 HS đọc
- 2 HS đọc
4. Củng cố. - Qua bài thơ, chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên, cây cối?
- Em đã làm được những việc gì và thực hiện như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS liên hệ
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Học thuộc bài thơ
Đạo đức	Tiết 28:	 Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
- HS hiểu mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
+ KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật; ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật; thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật.
- HS có thái độ cảm thhông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học - GV: Thẻ đúng sai - HS: Bảng nhóm	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : - Vì sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác?
- GV nhận xét
- 3 HS trả lời
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Ở nơi em ở có người khuyết tật hay không? Những người đó được giúp đỡ như thế nào?
- Như các em biết mọi người đều cần phải giúp đỡ và hỗ trợ cho người khuyết tật. Vậy để giúp đỡ những người khuyết tật như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Giúp đỡ người khuyết tật”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Nội dung.
* Hoạt động 1. Phân tích tranh
GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật; ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 48 VBT.
+ Tranh vẽ gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần phải giúp đỡ những bạn khuyết tật để các bạn có quyền được học tập.
* Hoạt động 2. Thảo luận nhóm.
GDKNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật.
- GV phát bảng nhóm, nêu yêu cầu, giao việc cho các nhóm:
+ Nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận: Tuỳ theo khả năng. điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau: đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc,
* Hoạt động 3. Bày tỏ ý kiến
GDKNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật 
- GV phát thẻ đúng sai cho HS, lần lượt nêu từng ý kiến.
a, Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm của mọi người nên làm. 
b, Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
c. Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
d. Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khă, thiệt thòi của họ
- GV nhận xét, kết luận: Các ý a, c, d là đúng. ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
4. Củng cố: 
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
- HS nghe.
- HS thảo luận và trả lời:
-Một số HS đứng đẩy xe cho 1 bạn bị bại liệt đi học
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi và trình bày:
+ Bạn nhỏ đã được đi học.
- HS trả lời
- HS nhận xét
* Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Các nhóm thảo luận, viết vào bảng những việc có thể giúp đỡ người khuyết tật
- Đại diện các nhóm trình bày: đẩy xe lăn, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường
- HS nhận xét
* Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách đưa thẻ đúng hoặc sai.
- Đúng.
- Sai.
- Đúng
- Đúng.
- Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS: Sưu tầm tư liệu về chủ đề giúp đỡ người khuyết tật
- Thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2017
Toán	 Tiết 138:	 So sánh các số tròn trăm 
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh: Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
- So sánh được các số tròn trăm. Điền được các số tròn trăm vào các vạch tia số .
- HS yêu thch môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Các tấm hình vuông to biểu diễn 100, ô vuông nhỏ (1 chục), bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. Gọi HS đọc, viết số: một trăm; ba trăm; năm trăm 
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học trước các em đã biết đọc và viết số tròn trăm, để giúp các em so sánh số tròn trăm, chúng ta cùng nhau bước vào bài học hôm nay: “So sánh các số tròn trăm”
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2.Nội dung:
*So sáng các số tròn trăm
- GV gắn 2 hình vuông biểu diễn 100 ô lên bảng, gọi HS đọc và viết số tương ứng
- GV gắn tiếp 3 hình vuông biểu diễn 100 ô lên bảng (trình bày như SGK), cho HS đọc và viết số tương ứng.
- Yêu cầu HS so sánh hai số vừa nêu
- Gọi HS lên điền dấu so sánh tương ứng
- Cho HS đọc
- GV viết bảng, gọi HS so sánh:
500.....400, 200....100
- GV nhận xét
3.3. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nhắc tựa bài
- HS quan sát, lên bảng đọc và viết: hai trăm: 200
- HS lên bảng đọc và viết số: ba trăm: 300
- Số 200 bé hơn số 300
- 1 HS lên điền dấu: 200 < 300
 300 > 200
- Hai trăm bé hơn ba trăm, ba trăm lớn hơn hai trăm.
- HS so sánh: 500>400, 200>100
- HS nhận xét
Bài 1. Viết (theo mẫu):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét .
Bài 2. ><=?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài:
+ 300300
+ 700>600, 600<700
+ 700700
- HS nhận xét 
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài
400700
600>400 700>500
500<800 400=400
1000>900 900<1000
300500
200=200 500>200
- HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 28:	Từ ngữ về cây cối – Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
 – Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu.
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? 
- Mở rộng vốn từ về cây cối. Biết đặt, trả lời câu hỏi với cụm từ: Để làm gì ? Ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ - HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nói câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- GV nhận xét.
- 2 HS nói
- HS nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em biết thêm nhiều từ về cây cối, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? , chúng ta cùng tìm hiểu qua bài:“Từ ngữ về cây cối – Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? – Dấu chấm, dấu phẩy”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập:
Bài 1. Viết tên những loài cây mà em biết vào từng nhóm cho phù hợp:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV hướng dẫn, cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào nháp
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, bổ sung 
- HS thảo luận nhóm, làm bài vào nháp
- HS trình bày kết quả:
Cây lương thực, thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
Lúa, ngô, khoan, sắn, đỗ tương, đỗ xanh, lạc vừng, khoai tây, rau muống , bắp cải, xu hào, rau cải, bí.
Cam, quýt, xoài, táo, ổi, na, mận, roi, lê, dưa hấu, nhãn, vải.
Xoan, lim, gụ, táu, sến, mít, tre, thông
Bàng, phượng, bằng lăng, đa, si, xà cừ
Cúc, đào, mai, lan, huệ, hồng, lay-ơn, cẩm chướng...
- HS nhận xét
Bài 2. Dựa vào bài tập 1 đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS làm bài. Cho 2 HS lên bảng đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Theo mẫu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi đặt và trả lời câu hỏi.
- Cho các nhóm trình bày
- HS đọc
- 2 HS lên bảng
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
- HS nhận xét
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS đọc bài làm trên bảng
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc
- HS theo dõi làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ
- HS đọc bài làm:
Chiều qua Lan nhận được thư bố Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về 
Bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
- HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
 Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Toán	Tiết 139: Các số tròn chục từ 110 đến 200
I. Mục tiêu.
- Nhận biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục, đơn vị 
- Đọc và viết được thành thạo các số trong chục từ 110 đến 200. So sánh được các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số tròn chục đã học.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Các tấm hình vuông biểu diễn trăm và các hình chữ nhật biểu diễn chục, bảng nhóm
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS1 ghi các số tròn chục đã học
- HS2 lên bảng so sánh:600  900 1000 800
 400 700 900300
- Gọi HS đọc các số tròn trăm mà em đã học
- HS lên bảng viết: 10,20,30,40,50,60,70,80,90
- HS làm bảng lớp: 600 800
 400 300
- HS đọc
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Các em đã biết các số tròn chục từ 10 đến 90, để giúp các em biết cách đọc và viết các số tròn chụ từ 110 đến 200 và so sánh các số đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Các số tròn chục từ 110 đến 200”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Nội dung:
* Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200
- GV gắn bảng tấm bìa hình vuông biểu diễn 100, và hình chữ nhật biểu diễn chục để bên phải tấm bìa hình vuông.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời: Có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- GV viết bảng
- Gọi HS nêu cách viết số có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị.
- GV nhận xét
- Gọi HS lên bảng viết
- GV hướng dẫn HS đọc: đầu tiên đọc chữ số hàng trăm trước (100) tiếp theo đọc chữ số hàng chục (10) : Một trăm mười
- Cho HS nhắc lại
- HD HS nhận xét: Số 100 có mấy chữ số? Gồm những số nào?
+ Một trăm là mấy chục?
+ Vậy 110 có tất cả bao nhiêu chục?
+ Có lẻ đơn vị nào không?
- Vì hàng đơn vị bằng 0 nên số 110 là số tròn chục
- GV phát phiếu, cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách đọc các số còn lại
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét
* So sánh các số tròn chục.
- GV gắn mô hình lên bảng: Dựa vào kiến thức vừa học lên bảng viết số vào chỗ chấm
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS dựa vào mô hình so sánh hai số
- Cho HS điền dấu vào ô trống
- Ngoài cách so sánh dựa vào mô hình, chúng ta còn cách so sánh khác đó là dựa vào các chữ số ở từng hàng
- Cho HS nhận xét chữ số hàng trăm, hàng chũ của hai số
- GV nêu nhận xét: Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì bé hơn, số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.
3.3.Thực hành:
Bài 2. Viết (theo mẫu):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu học tập
- 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị
- Viết chữ số 1 ở hàng trăm, chữ số 1 hàng chục viết ở bên trái chữ số hàng trăm, cuối cùng viết chữ số 0 ở hàng đơn vị
- HS nhận xét
- HS lên bảng viết
- HS theo dõi
- HS đọc CN, ĐT
- Số 110 có 3 chữ số - chữ số 1 chỉ rằng có 1 trăm; chữ số 1 ở hàng chục chỉ rằng có 1 chục; chữ số 0 chỉ rằng có 0 đơn vị .
+ 100 là 10 chục
+ 110 có 11 chục
+ Không lẻ đơn vị nào
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS lên bảng: 120......130
- HS nhận xét
- HS so sánh, lên bảng điền dấu: 120<130
- HS lên bảng điền vào ô trống:
120120
- HS nhận xét: Chữ số hàng trăm đều là 1
 Hàng chục 3 > 2 cho nên 130 > 120 
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS thảo luận làm bài vào phiếu
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét
Bài 3. Viết (theo mẫu):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS làm bài nhanh nhất, nối tiếp lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4. Điều dấu >, <, =
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở
- GV cho HS sửa bài bằng trò chơi “Tiếp sức”
- GV chia lớp thành 2 đội: Đội A là các bạn nữ và đội B là các bạn nam, phổ biến luật chơi: Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng bạn trong đội sẽ lên điền dấu sao cho đúng, đội nào điền đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng. 
- GV cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng
 - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
Viết số
Đọc số
Viết số
Đọc số
130
Một trăm ba mươi
180
Một trăm tám mươi
120
Một trăm hai mươi
110
Một trăm mười
150
Một trăm năm mươi
160
Một trăm sáu mươi
170
Một trăm bảy mươi
190
Một trăm chín mươi
140
Một trăm bốn mươi
200
Hai trăm
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS nối tiếp lên bảng sửa bài:
140160
170>140 160<180
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
150<170 180<190
160>140 150=150
120>170 190>130
- HS nhận xét
4. Củng cố: 
- Gọi HS nêu các số tròn chục từ 110 đến 200
- Nhận xét giờ.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 56:	 (Nghe viết) Cây dừa
I. Mục tiêu.
- Hiểu và nghe - viết 8 dòng đầu trong bài Cây dừa. Viết đúng những tiếng có âm, vần dê lần s/x. Viết đúng các tên riêng Việt Nam
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn thơ. 
- HS yêu cảnh đẹp của đất nước. HS viết cẩn thận, nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con
- HS viết bảng con: búa liềm, thuở bé, quở trách
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết 8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn thơ 1 lần
- HS nghe - 2 HS đọc.
- Cho HS nêu nội dung đoạn viết
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn cách trình bày
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
- Tả các bộ phận lá, thân, ngọn, quả của cây dừa; làm cho cây dừa có hình dáng, hành động như con người.
- HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS viết bảng con: tỏa, đón gió, bạc phếch, tàu dừa, hũ rượu.
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1a. Viết vào chỗ trống tên các loài cây 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, phát bảng nhóm cho HS làm bài vào bảng, 2 nhóm nhanh nhất gắn bảng trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 2. Hãy gạch dưới những tên riêng trong đoạn thơ mà bạn học sinh quên viết hoa. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài.
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
+Bắt đầu bằng s: sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, so đũa,...
+ Bắt đầu bằng x: xoan, xà cừ, xà nu,...
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên
- HS nhận xét
4. Củng cố: Cho HS nhắc lại quy tắc viết tên riêng Việt Nam
- Nhận xét giờ học
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Kể chuyện	 Tiết 28:	 Kho báu
I. Mục tiêu .
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, kể được câu chuyện Kho báu. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ai yêu qúy đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Rèn kĩ năng nghe. Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn đã kể.
KNS: Xác định giá trị bản thân, tự nhận thức, lắng nghe tích cực
- HS yêu quý đất đai, yêu những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép gợi ý
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Kho báu
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn kể chuyện.
+ GV kể mẫu, tóm tắt nội dung
- HS nghe.
Bài 1. Dựa vào các gợi ý dưới đây , kể lại từng đoạn câu chuyên Kho báu. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cho đọc các gợi ý
- GV cho HS dựa vào gợi ý, kể lại câu chuyện trong nhóm
GDKNS: lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_2_tuan_28_CKTKN_20162017.doc