Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thị Duyên

Tiết 1 Toán

PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân.

- Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia.

- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

6 mảnh nhựa hình vuông bằng nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: KTBC (3-5)

- Nhận xét bài kiểm tra của HS

Hoạt động 2: Bài mới

a.Giới thiệu bài (1-2)

b. Nhắc lại phép nhân (3- 4)

GV thao tác trực quan. Đồng thời nêu bài toán:

Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần như vậy có mấy ô vuông? Tính kết quả bằng phép nhân?

- 3 x 2 = 6

c. Giới thiệu phép chia cho 2 (3- 4)

- 6 ô vuông, chia thành 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông?

. mỗi phần có 3 ô vuông

=> Ta đã thực hiện một phép tính mới là “phép chia” “ sáu chia hai bằng ba” viết là 6 : 2 = 3-> Ghi bảng

- nhắc lại

Dấu “ : ” gọi là dấu chia - Viết bảng dấu chia

d. Giới thiệu phép chia cho 3 (2-3)

- Có 6 ô vuông chia đều thành các phần sao cho mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi có mấy phần?

Ta có phép chia: 6 : 3 = 2

Đọc là: sáu chia 3 bằng hai

- Có 2 phần

- Đọc lại

đ. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia (2)

- Nhìn vào 3 phép tính

3 x 2 = 6 => 6 : 2 = 3 ; 6 : 3 = 2

- Em có nhận xét gì? - Đọc lại

- Từ phép nhân 3 x 2 = 6 có 2 phép chia tương ứng: 6 : 2 = 3

 6 : 3 = 2

=> GV chốt : Giữa phép nhân và phép chia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Từ 1 phép nhân có thể lập được 2 phép chia tương ứng.

e. Luyện tập (15-17)

- HS đọc lại

- Đọc phần khung xanh SGK /107

Bài 1

=> Từ 1 phép nhân ta có thể viết được mấy phép chia ? Bằng cách nào? - Đọc yêu cầu

- Đọc mẫu

- Làm bảng

- HS trả lời. NX

Bài 2 - Làm vở

=> Dựa vào đâu em tìm được kết quả của phép chia?

Em có kết luận gì về phép chia ? - Dựa vào phép nhân em tìm được kết quả của phép chia

- Phép chia là ngược lại của phép nhân.

* Dự kiến sai lầm:

- HS có thể lúng túng khi nêu cách thực hiện ở bài 1 và nêu kết luận ở bài 2.

Hoạt động 3: củng cố - dặn dò (2-3)

- Trũ chơi: chọn hỡnh đoán nhanh kết quả.

-Nhận xét giờ học

 

doc 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Đặt tên được cho từng đoạn truyện. Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể, nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời bạn kể.
II. Đồ dùng
	- Mặt nạ Chồn và Gà Rừng
Các Slide giáo án điện tử
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Kể lại chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn kể chuyện (28-30’)
*Bài 1: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện (6-8’)
- Đọc yêu cầu
- Đọc mẫu
- GV yêu cầu HS nêu tên các đoạn còn lại.
Gợi ý: tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Hãy đọc thầm đoạn 3 và đặt tên cho đoạn
- HSTL
- Trí khôn của Gà Rừng 
- Đọc thầm đoạn 4 và đặt tên cho đoạn 4
- Đôi bạn gặp lại nhau sau lần suýt chết ấy.
*Bài 2: Kể từng đoạn của câu chuyện (12-14’)
- GV đưa ra một số gợi ý để kể lại từng đoạn.
- GV kể mẫu
- Gọi HS kể lại từng đoạn của câu chuyện
- GV nhận xét đánh giá.
- HS kể
*Bài 3: Thi kể lại toàn bộ câu chuyện (8-10’)
GV kể mẫu
- Theo dõi
- Nhận xét.
- HS kể
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
________________________________________
Tiết 4	Mĩ thuật 
( Đ/c Vân Anh dạy)
________________________________________
Tiết 5: 	 Đạo đức
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, thể hiện được sự tôn trọng người khác.
- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
ii. đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa
- H: VBT
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC (3-5’)
Khi nói lời yêu cầu, đề nghị em cần chú ý gì?
- Lịch sự, tôn trọng
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ (7 - 10’)
+ Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. 
+ Cách tiến hành: 
- Bạn nào trong lớp ta đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ? 
- Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể.
- Tuyên dương những HS đã biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
- Học sinh tự liên hệ 
Hoạt động 2: Đóng vai (10 - 12’)
*Mục tiêu: HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn người khác giúp. 
*Cách tiến hành: 
- GV nêu tình huống:
TH1: Em muốn bố mẹ cho đi chơi. 
TH2: Em muốn hỏi thăm chú công an 
đường đi đến nhà một người thân. 
TH3: Em muốn nhờ một em bé lấy hộ chiếc bút. 
- Yêu cầu HS lên đóng vai 
- HS đóng vai theo từng tình huống. 
=> Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp. 
3. Hoạt động 3: Trò chơi "Văn minh lịch sự" (8 – 10’)
+ Mục tiêu: HS thực hành nói lời đề nghị lịch sự và phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
+ Cách tiến hành: 
- Phổ biến luật chơi " 1 bạn lên bảng nói to lời yêu cầu đề nghị nào đó đối với cả lớp. Nếu lời nói lịch sự thì các bạn thực hiện theo còn không lịch sự thì cả lớp sẽ không thực hiện yêu cầu đó. 
- HS chơi thử
- HS chơi thật
=> Kết luận: Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng là tôn trọng người khác. 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò : 
- GV nhận xét đánh giá. 
__________________________________________
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
Tiết 1 Thể dục
Ôn một số bài tập đi thường theo
 vạch kẻ thẳng - Trò chơi: Nhảy ô
I. Mục tiêu 
- Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. địa điểm - phương tiện
- Sân tập, còi
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
 Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
6 - 8’
 *G
- G giới thiệu nội dung giờ học. 
- Chạy nhẹ thành 1 hàng dọc trên sân, sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
1 lần
* * * * * *
* * * * * *
2 Phần cơ bản
*Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng.
- Lưu ý: Đi tự nhiên, tay chân phối hợp nhịp nhàng, đặt bàn chân trùng lên vạch kẻ thẳng, thân người thẳng, mắt nhìn xuống dưới đất cách chân 3 - 4m.
- G quan sát + sửa sai (nếu có)
22 - 25’
4 - 5 lần
- G làm mẫu + giải thích
- Cán sự làm mẫu
- H tập luyện.
- Thi đua giữa các tổ.
*Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
4 - 5 lần
- G nhắc lại cách chơi
- Cả lớp chơi
- H thua bị phạt
3. Phần kết thúc 
- Đi thường theo vòng tròn vỗ tay, hát.
- Làm động tác thả lỏng, hít thở sâu.
- Nhận xét giờ học.
4 - 5’
__________________________________________
Tiết 2 	Tập đọc
Cò và Cuốc
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	+Đọc trơn toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
	+Biết đọc với giọng tươi vui, nhẹ nhàng. Biết phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật Cò và Cuốc.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	+ Hiểu nghĩa các từ khó: Cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
	+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải lao động vất vả mới có lúc được thảnh thơi, sung sướng.
ii. đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa SGK
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Đọc nối tiếp bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- 4 HS. NX
Hoạt động 2: Bài mới
a. Hướng dẫn luyện đọc (15-17’)
- Đọc mẫu
- Bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn?
- Theo dõi sách
- 2 đoạn : + Đoạn 1: từ đầu -> hở chị
 + Đoạn 2: đến hết
* Luyện đọc đoạn 1: 
Câu 1 : 
- Đọc đúng : lội . Đọc mẫu 
Câu 2 : 
- Đọc lời của Cuốc: giọng ngây thơ, ngạc nhiên, lên cao giọng cuối câu hỏi.
- Đọc theo dãy. NX
- Đọc theo dãy. NX
- Lời Cò dịu dàng vui vẻ. Đọc mẫu
- Giải nghĩa: Cuốc
- Đọc theo dãy. NX
- Đọc chú giải
=> Đoạn 1 : Ngắt nghỉ đúng dấu câu. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Đọc mẫu.
- 2 - 3 HS. NX
* Luyện đọc đoạn 2:
- Câu nói của Cuốc dài nên chú ý ngắt hơi đúng dấu phẩy. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc mẫu.
- Giải nghĩa: trắng phau phau, thảnh thơi
- Đọc theo dãy. NX
- Đọc chú giải
=> Đoạn 2 : Ngắt nghỉ đúng dấu câu. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc mẫu.
- 2 - 3 HS. NX
- Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc cả bài
- 2 nhóm
- 1- 2 HS. NX 
c. Tìm hiểu bài (10-12’)
- Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao ? 
- Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
- Cò trả lời Cuốc như thế nào ?
- Câu trả lời của Cò chứa 1 lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
- Vì thấy chị Cò lúc nào cũng thảnh thơi, vui vẻ” thấy các anh chị....này”.
- Phải có lúc...
- Khi lao động không ngại khó khăn, vất vả mới có lúc được thảnh thơi, sung sướng.
d. Luyện đọc lại (4-5’)
=> Lời của Cuốc cần đọc với giọng ngạc nhiên, ngây thơ và lên cao giọng ở cuốc câu hỏi.
Giọng của Cò : dịu dàng, vui vẻ.
- HS luyện đọc phân vai
- Đọc nối tiếp bài.
- Đọc cả bài.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (4-6’)
Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ____________________________________________________________
Tiết 3	 Toán
Bảng chia 2
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Lập bảng chia 2.
- Thực hành chia 2.
- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng
	- 4 tấm nhựa mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Cỏc Slide giỏo ỏn điện tử
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : ( 3 - 5’)
Lập phép chia từ phép nhân:
3 x 4 = 12
- Làm bảng. NX
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia 2 và lập bảng chia 2 
a. Nhắc lại phép nhân 2: 
- Mỗi tấm nhựa có 2 chấm tròn. Có 4 tấm như thế. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn? 
Em làm thế nào ? 
Chốt cách tính nhanh nhất. 
Ghi 2 x 4 = 8
8 chấm tròn 
- Nêu các cách tìm kết quả 
- 2 x 4 = 8
b. Nhắc lại phép chia
- Các tấm nhựa có tất cả 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm nhựa.
- Em làm thế nào?
- Có 4 tấm nhựa
- 8 : 2 = 4
- Nhận xét về mối quan hệ giữa 2 phép tính: 2 x 4 = 8 và 8 : 2 = 4 ? 
- Phép chia là ngược lại có phép nhân. Từ phép nhân 2 x 4 = 8 ta có thể lập được phép chia 8 : 2 = 4
- Tương tự, dựa vào bảng nhân 2 để hoàn thiện bảng chia 2 . 
- Làm sách/ 109
- Ghi bảng chia 2
- Xoá dần cho HS học thuộc bảng chia 2
- HS đọc kết quả
- Để lập bảng chia 2 em cần dựa vào kiến thức nào ? 
=> Muốn lập được bảng chia 2 phải dựa vào bảng nhân 2 vì bảng chia 2 là ngược lại bảng nhân 2.
Hoạt động 3: Luyện tập (15-17’)
*Bài 1, 3 trang 109
- Đọc yêu cầu
- Làm sách.
- Để làm đúng bài 1 em dựa vào đâu ? 
- Bảng chia 2
- Nêu cách làm bài 3 ? 
*Bài 2 :
- Đọc lại kết quả và phép tính bài 3.
- Thực hiện qua 2 bước: 
Bước 1 : Tính kết quả các phép tính.
Bước 2 : Nối phép tính với kết quả đúng.
- Đọc yêu cầu
- Làm bài
Chấm, nhận xét
- Phép tính của bài toán thuộc bảng nào ? 
- Chữa bài
- Bảng chia 2.
* Dự kiến sai lầm:
- HS có thể tính sai kết quả do chưa thuộc bảng chia 2
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ____________________________________________________________
Tiết 4	Tập viết
Chữ hoa S
I. Mục tiêu
- Biết viết chữ hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng các cặp từ ứng dụng: “Sáo tắm thì mưa” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng
- Mẫu chữ hoa S
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
b. Viết: R- Ríu
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn viết chữ hoa S (5’)
- Đưa chữ mẫu:
- Chữ S cao mấy dòng? Rộng mấy ô?
- So sánh chữ hoa S với chữ hoa C, L đã học
- Chữ S gồm 1 nét liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái kết hợp nét thắt và nét móc ngược trái.
- Đọc S
- cao 5 dòng li, rộng 3 ô rưỡi.
- HS nêu 
- Nghe, quan sát
- Viết mẫu + hướng dẫn viết: Đặt bút trên ĐK6 viết nét cong trái kết hợp nét thắt (như cách viết chữ L) nối liền nét móc ngược trái, ĐB ở ĐK 2.
- Quan sát
- Tô khan
- Viết bảng S
c. Hướng dẫn cụm từ ứng dụng (5’)
- Đọc từ ứng dụng
- Nêu độ cao của các con chữ?
- Khoảng cách giữa các con chữ?
- 2,5 li: S - 1 li: a, o
- Nửa thân chữ o
- Hãy đọc câu ứng dụng
- Nêu độ cao các con chữ?
2,5 li:S, h
1.5 li: t
còn lại: 1 li
- Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Viết bảng: Sáo
e. Hướng dẫn viết vở (15-17’)
- Kiểm tra tư thế 
- Đọc nội dung bài viết
- Đưa vở mẫu cho HS quan sát
- 1 HS
- Quan sát vở mẫu
- Viết từng dòng
g. Chấm - chữa (5’)
- Chấm bài. NX
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (1-2’)
Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ____________________________________________________________
Tiết 5	 Tự nhiên & xã hội
 Cuộc sống xung quanh (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
Học sinh biết: 
- Kể tên một số nghề nghiệp và những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. 
- Học sinh có ý thức gắn bó với quê hương. 
II. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’)
- Kể tên một số nghề nghiệp của người dân địa phương nơi em sinh sống? 
- 4 - 5 HS kể
Hoạt động 2: Thi hát (8 -10’)
* Mục tiêu: 
 - Giúp HS cảm nhận và tự hào về quê hương đất nước mình.
* Cách tiến hành: 
 - HS thi hát những bài hát về quê hương. 
Hoạt động 3:. Thi vẽ tranh (17 -20’)
*Mục tiêu: Biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- Giáo viên gợi ý đề tài: Chợ quê, nhà văn hóa, cảnh vật như cơ quan xí nghiệp. 
Bước 2: 
- Một số học sinh dán tranh lên bảng
- Giới thiệu tranh của mình. 
- Giáo viên nhận xét chung khuyến khích động viên học sinh 
- Học sinh thực hành vẽ tranh
- 4 - 5 HS 
________________________________________________
Thứ năm ngày 09 tháng 02 năm 2017
Tiết 1	 Luyện từ và câu
Từ ngữ về chim chóc
Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về chim chóc, biết thêm một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim.
- Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng
	- Tranh ảnh về một số loài chim.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
- Nêu đặc điểm của một số loài chim mà em biết ? 
- Thực hành hỏi - đáp với cụm từ : ở đâu ? 
- 3 - 4 HS nêu.
- 2 cặp HS. NX
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn làm các bài tập (28-30’)
*Bài 1 trang 35 
- Bài yêu cầu gì? 
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát tranh. Có mấy loài chim?
- 7 loài chim
- Đọc thầm tên các loài chim trong ngoặc đơn.
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi lần lượt nêu tên của 7 loài chim theo thứ tự
Gọi nhiều HS nhắc lại 
1. chào mào 2. chim sẻ 
3. cò 4. đại bàng
5. vẹt 6. sáo sậu
7. Cú mèo 
=> Chốt: Các em quan sát các đặc điểm nổi bật của từng loài chim để điền tên thích hợp.
- Kể thêm tên một số loài chim khác mà em biết
- 4 - 5 HS 
*Bài 2 trang 36 
- Đọc yêu cầu
- 1 HS 
- Làm sách - Đọc bài làm.
a. Đen như quạ b. Hôi như cú
c. Nhanh như cắt d. Nói như vẹt
e. Hót như khướu
=> Mỗi loài chim đều có một đặc điểm đặc trưng riêng. Đây là những thành ngữ tiêu biểu để miêu tả về một số loài chim.
*Bài 3 :
- Bài yêu cầu gì?
- Thay các ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
- Chép lại đoạn văn vào vở.
Tại sao em lại điền như vậy? 
- GV giúp đỡ thêm những HS yếu.
- Chấm bài. NX 
- ô thứ nhất: dấu chấm
- ô thứ hai: dấu phẩy
- ô thứ ba: dấu phẩy
- ô thứ tư: dấu chấm
- Viết bài. Đọc lại bài làm
- HS trả lời. NX
=> Để chọn dấu chấm, dấu phẩy điền vào ô trống. Các em cần đọc nội dung của câu, cụm từ, hoặc chú ý dấu hiệu về câu để điền dấu cho đúng.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
_________________________________________
Tiết 2	 Toán
Một phần hai
I. Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết “một phần hai”, biết đọc và viết .
- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các mảnh nhựa hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
Đọc bảng chia 2 theo dãy
- Mỗi HS đọc 2 phép tính
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Giới thiệu “Một phần hai” (10-12’)
- Yêu cầu HS lấy 1 tờ giấy hình vuông cạnh 3 ô. 
- Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau .
- HS thực hành (nhiều cách)
- Tô màu vào1 phần của hình vuông đó
- Tô màu
=> Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau, tô màu 1 phần được hình vuông. Mỗi phần hai viết là (ghi bảng)
 còn gọi là một nửa.
=> Chia 1 vật hoặc 1 hình thành 2 phần bằng nhau thì 1 phần gọi là hay còn gọi là một nửa.
- Gọi HS đọc các hình tam giác, hình chữ nhật.
- HS đọc - viết bảng
- Nhắc lại
- 1 - 2 HS
c. Luyện tập (17-20’)
Bài 1trang 110 
- Làm sách
- Đã tô màu 1/2 hình nào ? 
- Vì sao không khoanh vào B ? 
Nhận xét
Bài 2 : 
Có gì khác bài 1? 
Phần A: của 4 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ? 
- A, C, D
- Vì hình B chia thành 2 phần không đều nhau. 
- Đọc yêu cầu
- Làm sách
- Bài 1: Tìm của 1 hình
Bài 2: Tìm của1 hình gồm nhiều hình nhỏ.
- HS nêu
Bài 3 
Vì sao không khoanh vào a?
Làm sách
- Hình ở phần a chia thành 2 phần không bằng nhau
* Dự kiến sai lầm: 
Bài 2, 3 HS có thể khoanh chưa chính xác.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
____________________________________________
Tiết 3	 Chính tả (Nghe viết)
 Cò và Cuốc
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng chính tả đoạn từ đầu đến ngại gì bẩn hả chị ? trong bài “Cò và Cuốc”
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn r/d/gi, thanh hỏi, thanh ngã.
ii. đồ dùng dạy học:
- G: bảng phụ
- H: SGK
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (2-3’)
Đọc : giả, hẻm, ngoằn ngoèo, ngẩn ngơ
- Viết bảng. NX
Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
Đọc bài viết.
- Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào?
- Cuối các câu hỏi có dấu gì?
- Nêu từ khó: lội ruộng, Cuốc, bắt tép, bụi rậm, lần ra.
- Dấu hai chấm và gạch đầu dòng
- Dấu chấm hỏi
- Đọc - Phân tích tiếng khó
- Viết bảng
c. Hướng dẫn viết vở (13-15’)
- Kiểm tra tư thế
- Đọc cho HS viết
- Viết bài
d. Chấm, chữa (5-6’)
- Đọc bài cho HS soát, chữa lỗi
- HS soát, chữa lỗi
- Chấm bài
e. Hướng dẫn làm bài tập (5-7’)
 Bài 2a trang 38
- Đọc yêu cầu- Làm vở
- Đọc bài làm. NX
- Chấm, chữa
Bài 3a : 
Làm miệng
Chữa bài. NX 
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Tuyên dương HS viết đúng đẹp
- Nhận xét
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 
______________________________________________
Tiết 4	 Thủ công
Gấp, cắt dán phong bì (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán phong bì 
- Gấp, cắt, dán được phong bì 
- Thích làm phong bì để sử dụng 
II. Giáo viên chuẩn bị 
- Phong bì có khổ đủ lớn. 
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán phong bì. 
- 1 tờ giấy khổ A4 thước kẻ, bút, chì. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 
Hoạt động 2: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán phong bì (30-32’)
- Học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, quan sát giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
*Lưu ý HS : dán cho thẳng, miết phẳng, cân đối. 
- Học sinh trình bày sản phẩm, giáo viên chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
- Đánh giá sản phẩm của học sinh. Tuyên dương những em làm đẹp.
- 1 - 2 HS 
Bước 1: Gấp phong bì 
Bước 2: Cắt phong bì 
Bước 3: Dán thành phong bì 
- Cả lớp thực hành 
- Trang trí và trưng bày sản phẩm.
3. Nhận xét dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh 
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau mang giấy màu, kéo, hồ dán.
________________________________________________
Tiết 5 	Âm nhạc
( Đ/c Hương dạy)
__________________________________________
Thứ sáu ngày 10tháng 02 năm 2017
 Tiết 1 Thể dục
Đi kiễng gót, hai tay chống hông 
 Trò chơi: Nhảy ô 
I. Mục tiêu 
- Bước đầu thực hiện được đi thường theo vạch kẻ hẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Ôn trò chơi: Nhảy ô. H biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. địa điểm - phương tiện
- Sân tập, còi
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
 Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
3 - 5’
 *G
- G giới thiệu nội dung giờ học. 
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc.
* * * * * *
* * * * * *
- Xoay khớp chân, tay, hông.
- Làm động tác thả lỏng, hít thở sâu.
2 Phần cơ bản
*Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
- Lưu ý: Trọng tâm ở tư thế đặt bàn chân theo đường kẻ thẳng.
+ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang.
- Lưu ý: Đưa tay dang ngang và đi thẳng hướng.
+ Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Lưu ý: Trọng lực của cơ thể dồn vào mũi bàn chân, các ngón chân bấm mạnh xuống đất, 2 tay dang ngang giữ thăng bằng.
- G quan sát, sửa sai (nếu có).
25 - 27’
1 - 2 lần
 1 - 2 lần
3 - 4 lần
- G hô - H tập
- Các tổ luyện tập.
- G tiến hành tương tự như trên
- H luyện tập
- Thi đua giữa các tổ.
- G nêu tên động tác + làm mẫu
- G hô chậm + H tập
- G hô + H tập
- Tập theo tổ.
- Thi đua giữa các tổ.
*Ôn trò chơi: Nhảy ô
6 - 8’
- G nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
- H chơi thử 
- Cả lớp chơi
- H thua bị phạt
3. Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp, vỗ tay, hát.
- Làm động tác thả lỏng, hít thở sâu.
- Nhận xét giờ học.
3 - 5’
* * * * * *
* * * * * * 
*G
__________________________________________
Tiết 2	 Tập làm văn
Đáp lời xin lỗi - Tả ngắn về loài chim
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nghe, nói: Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
- Rèn kĩ năng viết: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí.
ii. đồ dùng dạy học:
- G: Tranh SGK
- H: SGK
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
- Yêu cầu HS nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn theo các tình huống ở bài 2/30
- 3 cặp HS . NX
Hoạt động 2: Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dãn làm các bài tập (28-30’)
*Bài 1 trang 39
- Bức tranh vẽ gì ? 
- Hãy quan sát tranh và đọc lời nhân vật
- Quan sát - đọc thầm yêu cầu 
- HS nêu
- Thực hành đọc lời nhân vật theo nhóm đôi. 
*Bài 2
- Đọc yêu cầu và tình huống
- Cho 1 cặp HS khá làm mẫu phần a. Nhận xét. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi
thực hành nói lời xin

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc