I/ Mục tiêu:
-Giúp Hs hiểu và nắm vững bảng nhân 2, 3, 4, 5.
-Cách giải các bài toán đơn.
II/ Đề bài:
1/ Tính:
3 x 2 = ? 4 x 2 = ? 4 x 4 = ?
4 x 3 = ? 4 x 5 = ? 4 x 3 = ?
5 x 2 = ? 3 x 1 = ? 4 x 7 = ?
2/ Điền dấu >, <, =="" vào="" chỗ="">,>
2 x 3 . . . . . . 3 x 2 4 x 9 . . . . . . 5 x 9
4 x 6 . . . . . . 4 x 3 5 x 2 . . . . . . 2 x 5
5 x 8 . . . . . . 5 x 4 3 x 10 . . . . . 5 x 4
3/ Toán đố: Mỗi Hs được mượn 5 quyển truyện. Hỏi 3 Hs mượn được mấy quyển truyện?
eo vai. -Em thích nhất nhân vật Gà Rừng vì Gà Rừng là con vật thông minh. -----------------ặb----------------- MÔN: THỦ CÔNG. GẤP CẮT DÁN PHONG BÌ. I/ Mục tiêu: -Hs biết cách, gấp, cắt, dán phong bì. -Gấp, cắt, dán hoàn chỉnh được một cái phong bì. -Hứng thú với môn học. II/ Chuẩn bị: -Như tiết 1 -Thước, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán. -Giấy khổ to bốn tờ để Hs trình bày sản phẩm. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Kiểm tra: -Cho Hs kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3/ Bài mới: Thực hành gấp, cắt, dán phong bì. -Yêu cầu Hs nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì. -Gv tổ chức cho Hs thực hành -Gv phát giấy khổ to để Hs trình bày sản phẩm. *Đánh giá sản phẩm của Hs . -Hát vui. -Từng tổ kiểm tra. -Hs nhắc lại quy trình +Bước 1: Gấp phong bì. +Bước 2: Cắt phong bì. +Bước 3: Dán phong bì. -Hs thực hành. -Các tổ, Hs trình bày sản phẩm. IV/ Nhận xét, dặn dò: -Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị, kĩ năng thực hành và nhận xét sản phẩm của học sinh. -Dặn dò Hs giờ học sau mang giấy thủ công, giấùy vở Hs, giấy trắng, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ để làm bài kiểm tra: “Phối hợp gấp, cắt, dán hình”. -----------------ặb----------------- Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2006. Môn: Tập viết CHỮ HOA S I/ Mục đích, yêu cầu: Rèn luyện kĩ năng viết chữ. 1/ Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ. 2/ Biết viết ứng dụng “Sáo tắm thì mưa” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định. II/ Đồ dùng dạy – học: -Mẫu chữ S đặt trong khung chữ . -Vở tập viết. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ: cả lớp viết bảng con. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học. b/ Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét chữ S. -Gv đính chữ S lên bảng, chữ S có độ cao 5 li, gồm 1 nét, viết liền, được viết kết hợp 2 nét cơ bản. Cong dưới móc ngược (trái) nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ cuối nét móc lượn vào trong. + Gv viết mẫu: S + Gv yêu cầu Hs viết chữ S vào bảng con -Gv nhận xét. c/ Gv hướng dẫn Hs viết ứng dụng: Sáo tắm thì mưa. -Gv hướng dẫn Hs quan sát câu ứng dụng và nhận xét. -Độ cao các chữ cái. -Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào? -Gv viết mẫu chữ Sáo vào bảng con. 4/ Gv hướng dẫn học sinh chép bài vào vở tập viết. 5/ Gv chấm bài, chữa bài. 6/ Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những em viết đẹp. Nhắùc Hs viết thêm vào vở tập viết. -Hát vui. -Ríu rít. -Hs quan sát và nhận xét. -Hs quan sát Gv viết bảng và nêu quy trình viết. -Cả lớp viết bảng con 2 lần S -Hs quan sát và nhận xét. -Chữ S, H cao 2,5 li. -Chữ T cao 1,5 li. -Các chữ còn lại cao một li. -Khoảng cách giữa các con chữ bằng khoảng cách viết chữ O. -----------------ặb----------------- Môn: Toán. PHÉP CHIA. I/ Mục tiêu: Giúp Hs : -Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân -Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. II/ Đồ dùng dạy – học: -Các mảnh bìa kình vuông bằng nhau. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài mới: Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6. -Gv hỏi: Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô? -Gv yêu cầu Hs viết phép tính: 3 x 2 = 6. *Giới thiệu phép chia cho 2. Gv đính lên bảng 6 ô vuông và dùng thước gạch ngang chia thành 2 phần bằng nhau. Vậy mỗi phần có mấy ô? -Hs quan sát hình vẽ rồi trả lời 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau vậy mỗi phần có 3 ô. -Ta có phép tính: 6 : 2 = 3. *Giới thiệu phép chia cho 3: -Có 6 ô vuông, chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có 3 ô. Hỏi có mấy phần? Ta có phép chia: “Sáu chia ba bằng hai” Viết là: 6 : 3 = 2. *Nêu nhận xét về quan hệ giữa phép nhân và phép chia. -Gv giới thiệu: Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô ta viết: 3 x 2 = 6. -Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau vâïy mỗi phần có mấy ô? Ta ghi là: 6 : 2 = 3. -Có 6 ô chia mỗi phần thành 3 ô thì được mấy phần? : 3 = 2. -Vậy từ một phép nhân ta có thể lập thành hai phép chia tương ứng: 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2 4/ Thực hành: Bài 1: Gv gợi ý Hs tự làm sau đó chữa bài. Bài 2: Học sinh tự giải sau đó tự chữa bài. 5/ Củng cố dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Hát Vui. 6 ô: -Có 3 ô. -Hs nhắc lại phép tính: Sáu chia hai bằng ba. -Có hai phần. -Có 3 ô -2 phần. -Hs làm bài sau đó sữa bài: +4 x 2 = 8. 3 x5 = 15. +8 : 2 = 4. 15 : 5 = 3. +8 : 4 = 2. 15 : 3 = 5 -Hs tự giải sau đó tự chữa bài: a/ 3 x 4 = 12. b/ 4 x 5 = 20. 12 : 3 = 4. 20 : 4 = 5. 12 : 4 = 3. 20 : 5 = 4. -----------------ặb----------------- Môn: Kể chuyện. MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN. I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Rèn luyện kĩ năng nói: +Đặt tên được cho từng đoạn truyện +Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. 2/ Rèn luyện kĩ năng nghe. II/ Đồ dùng dạy học: -Mặt nạ Chồn và Gà Rừng để Hs kể chuyện theo cách phân vai. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ: -2 Hs đọc nối tiếp nhau kể lại câu chuyện chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Gv nêu MĐ, YC của tiết học. b/ Hướng dẫn kể chuyện: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. -Hs đọc theo yêu cầu bài. -Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi. -Đoạn 1: Chú chồn kiêu ngạo. -Đoạn 2: Trí khôn của chồn. *Gv yêu cầu Hs kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm. -Hs nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. *Gv cho Hs kể thi: -Gv nhận xét cho điểm. 4/ Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét tiết học. -Về nhà tập kể lại nhiều lần câu chuyện. -Hát vui. -1 Hs đọc yêu cầu bài: Đặt tên cho từng đoạn truyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn.” -Hs thảo luận nhóm chọn tên cho mỗi đoạn câu chuyện. -Đoạn 1: Chú Chồn hợm hĩnh. -Đoạn 2: Trí khôn của chồn đâu? -Hs nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện. -Mỗi nhóm đại diện 1 em thi nhau kể chuyện. -----------------ặb----------------- Môn: Đạo đức. BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TIẾT 2). Hoạt động dạy. Hoạt động học. Hoạt động 1: Mục tiêu: Hs biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. Cách tiến hành: -Gv nêu yêu cầu: Những em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần guíp đỡ? -Hãy kể một vài trường hợp cụ thể? Hoạt động 2: Mục tiêu: Hs thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị, lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. Cách tiến hành : -Gv nêu tình huống, yêu cầu Hs thảo luận đóng vai theo từng cặp. -Tình huống 1: Em muốn được bố mẹ cho đi chơi ngày chủ nhật. -Tình huống 2: Em muốn nhờ bạn lấy hộ chiếc bút. -Gv mời từng cặp lên sắm vai. -Gv rút ra kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác em cần phải có lời nói hành động và cử chỉ thật phù hợp. Hoạt động 3: Trò chơi văn minh lịch sự. Mục tiêu: Hs thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự. Cách tiến hành: -Gv phổ biến luật chơi: Người chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp. -Hs thực hiện trò chơi. -Gv rút ra kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. -Hs tự liên hệ. -Hs tự lên hệ. -Đóng vai. -Em phải nói để bố mẹ được biết. -Hs thảo luận nhóm và đưa ra câu ứng sử phù hợp. -Hs sắm vai xử lí tình huống. -----------------ặb----------------- Môn: Thể dục. ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG. -----------------ặb----------------- Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006. Môn: Tập đọc. CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN. I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng: -Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những tiếng khó: y – rơ – pao, rung động, mênh mông, ríu rít, kơ púc, rướn ngắt và nghỉ ngơi đúng. -biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rung động, mênh mông, ríu rít, chao lượn . . . 2/ Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu: -Hiểu nghĩa các từ khó: chao lượn, rợp, hoà âm, thanh mảnh. -Hiểu nội dung bài: chim rừng Tây Nguyên có nhiều loài, với những lông nhiều màu sắc, tiếng hót hay. II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ VN. -Tranh ảnh về các loài chim. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ: 2 em nối tiếp nhau đọc bài: “Một trí khôn hơn trăm trí khôn.” 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu: Gv giới thiệu và ghi vào bảng tựa bài. b/ Luyện đọc: Gv đọc mẫu lần một. +Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . +Đọc từng câu: Hs nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn. +Gv hướng dẫn Hs nêu từ khó. Gv ghi vào bảng từ khó: Y – rơ – pao, ríu rít, mênh mông, vi vu vi vút, trắng muốt, lanh lảnh, quanh hề, rộn vang. +Đọc từng đoạn trước lớp. +Đọc từng đoạn trong nhóm. +Hs đọc thi giũa các nhóm. c/ Tìm hiểu bài: Câu 1: Quanh hề Y – rơ – pao có những loài chim gì? Câu 2: Tìm những từ ngữ tả hình dáng, màu sắc tiếng kêu, hoạt động của chim đại bàng, thiên nga, kơ púc. 4/ Luyện đọc lại: -Gv gọi Hs thi đọc lại toàn bộ bài văn. 5/ Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét tiết học. -Nhắc nhở Hs tiết sau học tốt hơn. -Hát vui. -Hs nhắc lại tựa bài. -2 em đọc lại bài. -Hs nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn . -Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. -Hs đọc thi giữa các nhóm. -Có đại bàng, chân vàng mỏ đỏ, có thiên nga, kơ púc và nhiều loài chim khác. -Đại bàng: chân vàng mỏ đỏ, bóng che rợp mặt đất. Mỗi khi vỗ cánh phát ra những tiếng vi vu vi vút giống như hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm; Chim kơ púc: nhỏ như quả ớt, mỏ thanh mảnh, tiếng hót lanh lảnh như tiếng sáo. -----------------ặb----------------- Môn: TNXH. CUỘC SỐNG XUNG QUANH. I/ Mục tiêu: -Hs biết kể tên một số nghề nghiệp và nói dược những hoạt động sinh động của người dân ở địa phương mình. -Hs có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương. II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh SGK trang 45 – 47. -Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn. -Gv hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì? -Gv rút ra kết luận: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh”. Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình. Yêu cầu: thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình. Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ. -Gv hỏi: Các em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả của người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc. -Hs thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên. -Gv rút ra kết luận: Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau? Hoạt động 4: Thi nói về ngành nghề. -Hs phát biểu ý kiến. -Hs lắng nghe. -Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. -Hs thảo luận nhóm đôi. +H1,2: Người dân sống ở miền núi. +H3,4: Người dân sống ở trung du. +H5,6: Người dân sống ở đồng bằng. +H7: Người dân sống ở miền biển. -Hs nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ. -Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau làm những ngành nghề khác nhau. -----------------ặb----------------- Môn: Toán. BẢNG CHIA 2 I/ Mục tiêu: Giúp Hs : -Lập bảng chia 2. -Thực hành chia 2. II/ Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động học. Hoạt động dạy. 1/ Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2. -Gv nhắc lại phép nhân 2. -Gv gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. -Và hỏi: Có tất cả mấy chấm tròn? -Gv gọi 1 Hs lên bảng viết phép nhân. -Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Vậy có mấy tấm bìa? -Từ phép nhân 2 x 4 = 8 ta có phép chia 8 : 2 = 4. 2/ Lập bảng chia 2: -Gv hướng dẫn Hs tự lập bảng chia 2. -Gọi Hs đọc thuộc bảng chia 2. *Thực hành: Bài 1: Gv yêu cầu Hs tính nhẩm. Bài 2: Gọi 1 Hs lên bảng giải: Cả lớp giải vào tập. Bài 3: Gv gọi Hs lên bảng thực hiện -Có 8 chấm tròn. 2 x 4 = 8. -8 : 2 = 4 (tấm bìa). +2 : 2 = 1. 12 : 2 = 6. +4 : 2 = 2. 14 : 2 = 7. +6 : 2 = 3. 16 : 2 = 8. +8 : 2 = 4. 18 : 2 = 9. +10 : 2 = 5. 20 : 2 = 10. -Hs học thuộc bảng chia 2. -Tính nhẩm: +6 : 2 = 3. 2 : 2 = 1. +4 : 2 = 2. 8 : 2 = 4. +10 : 2 = 5. 12 : 2 = 6. Bài giải. Số cái kẹo cảu mỗi bạn chia: 12 : 2 = 6 (kẹo) Đáp số: 6 cái kẹo. 12 : 2 20 : 2 4 6 7 8 10 8 : 2 16 : 2 14 : 2 -----------------ặb----------------- Môn: Chính tả (N – V) MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. 2/ Luỵên viết các chữ số có âm vần dễ lẫn: r/d/gi, dấu hỏi/ngã. II/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ. -3 Hs nghe bạn đọc viết bảng thuộc, cuốc, chuốt. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu: Gv nêu MĐ, YC của tiết học. b/ Hướng dẫn Hs nghe – viết. -Gv đọc bài chính tả. -Tìm hiểu nội dung đoạn viết. -Sự việc gì xảy ra với Rà Gừng và Chồn trong lúc dạo chơi? -Tìm câu nói của người thợ săn . -Câu nói đó được đặt trong dấu gì? -Hs viết bảng con. -Gv đọc bài Hs chép vào vở. -Gv chấm bàivà chữa bài. C/ Hướng dẫn Hs làm bài tập: Bài 2: Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài. -Cả lớp làm bài vào bảng con +reo, giật, gieo. +giả, nhỏ, hẻm. Bài 3: Gọi Hs đọc yêu cầu: Hs tự giải: Vẳng từ vườn xa Chim cành thỏ thẻ Em đứng ngẩn ngơ. 4/ Củng cố, dặn dò: -Gv nhận xét tiết học . -Về nhà chữa 1 lỗi thành 1 hàng. -Hát vui. -Hs viết bảng con. -2 Hs đọc lại bài chính tả. -Chúng gặp người thợ săn, cuống quýt nấp vào một cái hang. Người thợ săn dùng gậy thọc vào hang bắt chúng. -Có mà chốn đằng trời -Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép,sau dấu hai chấm. -buổi sáng, cuống quýt, reo lên -1 Hs đọc yêu cầu bài. Môn: Mĩ thuật. VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM -----------------ặb----------------- Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006 Môn: Tập đọc. CÒ VÀ CUỐC. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng: +Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. +Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. 2/ Rèn kuyện kĩ năng đọc hiểu -Hiểu các từ khó: cuốc, thảnh thơi . . . -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ: -2 Hs đọc và trả lời câu hỏi bài Chim rừng Tây Nguyên. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: -Gv giới thiệu và ghi lên bảng tựa bài. b/ Luyện đọc: -Gv đọc mẫu cả bài. -Gv gọi 2 Hs đọc bài. +Hs luyện đọc câu. +Hs nêu từ khó Gv ghi lên bảng. +Gv hướng dẫn Hs luyện đọc từ khó *Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ. -Hướng dẫn Hs cách ngắt nhịp câu khó -em sống trong bụi cây dưới đất, /nhìøn lên trời xanh thấy các anh chị trắng phau phau, /đôi cánh dập dờn như nhảy múa, /không nghĩ cũng có lúc chị cũng khó nhọc như thế này.// -Gv gọi Hs đọc từ chú giải ở cuối bài. *Đọc từng đoạn trong nhóm. *Đọc thi giữa các nhóm. c/ Tìm hiểu bài: Câu 1: Thấy Cò lội xuống ruộng, cuốc hỏi thế nào? Câu 2: Vì sao Cuốc hỏi như vậy? -Cò trả lời Cuốc như thế nào? Câu 3: Câu trả lời của Cò chứa lời khuyên Lời khuyên ấy là gì? 4/ Luyện đọc lại: -3, 4 nhóm Hs phân vai thi đọc lại truyện. 5/ Củng cố dặn dò: -Hs nói lại lời khuyên câu chuyện. -Hát vui. -Cò và Cuốc. -Hs dò bài. -2 Hs đọc lại bài. -Hs nối tiếp nhau đọc hết bài. -Hs nêu từ khó. -Hs đọc từ khó: ĐT, CN -Hs luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ. -Chị bắt tép vất vả, thế chẳng sợ bùn bắn hết áo trắng sao? -Vì Cuốc nghĩ rằng áo cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ lại có lúc lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy -Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì chó khó gì? -Hs trả lời tự do. -----------------ặb----------------- Môn: Toán. MỘT PHẦN HAI I/ Mục tiêu: -Giúp Hs nhận biết: “Một phần hai”, biết viết và đọc ½. II/ Đồ dùng dạy học: -Các mảnh giấy hoạc bì hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Khởi động. 2/ Bài mới: -Giới thiệu “Một phần hai ½” -Gv đính lên bảng 1 hình vuông. Gv tách hình vuông làm 2 phần tô màu một phần và hỏi cô đã tô màu bai nhiêu phần của hình vuông. -Gv ghi ½. -Đọc một phần hai. -Gv giảng ½ còn gọi là một nửa. ½ 3/ Thực hành: Bài 1: Gv yêu cầu Hs làm miệng. -1 Hs nêu yêu cầu bài tập. +Gv gọi Hs trả lời. Bài 2: Hs làm miệng. Bài 3: Đã khoanh vào ½ số con cá. 4/ Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét tiết học. -Hát vui. -Hs quan sát. -Một phần hai. -1 Hs nhắc lại. -1 Hs nêu yêu cầu bài tập. -Đã tô màu ½ hình vuông. ½ hình tam giác, ½ hình tròn. -Bài 2: Đã tô ½ hình A và hình C. -----------------ặb----------------- Môn: Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Mở rộng vốn từ về chim chó, biết tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim. 2/ Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ 7 loài chim. -Tranh các loài chim vẹt, quạ, khướu, cú, cắt. -Vở bài tập. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Bài cũ: 2 Hs hỏi đáp với cụm từ đâu? 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Gv nêu MĐ, YC của tiết học. b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Gv hướng dẫn Hs giải miệng. -Gv gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. +Hs quan sát tranh sách giáo khoa và thảo luận nhóm, nói đúng tên từng loài chim . -Gv yêu cầu Hs phát biểu trước lớp. -Gv nhận xét: 1: chào mào; 2: sẻ; 3: cò; 4: đại bàng; 5: vẹt; 6: sáo sậu; 7: cú mèo. Bài tập 2: Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài. Gv giới thiệu tranh ảnh các loài chim quạ, cú, vẹt, cắt, khướu. +Gv gợi ý: Quạ có màu gì? +Khướu có đặc điểm gì? +Cú có đặc điểm gì? +Nhanh như gì? Bài tập 3: Bài làm viết. -Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài. -Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở bài tập -Gv chấm bài và chữa bài. -Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở cùng ăn, cùng làm việc và đi chơicùng nhau. Hai ban bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. 4/ Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét tiết học. -Chuẩn bị tiết sau. -2 Hs lên bảng. -Hs làm miệng. -1 Hs đọc yêu cầu của bài. -Hs thảo luận nhóm. -Hs trình bày kết quả trước lớp(Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến). -Hs đọc yêu cầu bài. -Hs thảo luận tìm ra đặc điểm 5 loài chim -Quạ có màu lông đen. -Hay hót. -Cú dơ và hôi. -Cắt. -Hs đọc yêu cầu bài. -Hs làm bài vào vở bài tập. -----------------ặb----------------- Môn: Thể dục. ĐI KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG. -----------------ặb----------------- Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2006 Môn: Chính tả (N – V) CÒ VÀ CUỐC. I/ Mục tiêu: -N – V chính xác, trình bày đúng một đoạn trong câu chuyện Cò và Cuốc. -Làm đúng các bài tập phân biệt r/gi/d, thanh hỏi, thanh ngã. II/ Đồ dùng dạy – học: -Tranh vẽ – phiếu bài tập. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1/ Khởi động: -Chơi trò chơi“Chỉ nhanh, chỉ đúng” . 2/ Bài cũ: Hs viết bảng con. -Gv nhận xét ghi điểm.
Tài liệu đính kèm: