Giáo án Lớp 2 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU:

1.Đọc:

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.Biết đọc với giọng kể chậm rải

2 Hiểu: - Hiểu ý nghĩa của truyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh, tình nghĩa,thực sự là bạn của con người

3.Thái độ: GD HS luôn yêu quý và bảo vệ động vật .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌCĐỒ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sgk.

- Bảng phụ ghi câu văn cần luỵên đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. Bài cũ:

- Đọc bài “ Thời khóa biểu” 3 em đọc

+ Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?

+ Nhận xét và cho điểm

1. Giới thiệu bài:

 

doc 27 trang Người đăng honganh Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra. Kể tên một số nơi cộng cộng mà em biết?
- Nếu những nơi này không được giữ trật tự vệ sinh thì chuỵên gì sẽ xảy ra?
2. Bài mới.
Giới thiệu. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập để biết cách giữ gìn trật tự vệ sinh nơi cộng cộng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy.
G/v kể tên một số nơi công cộng, y/c h/s nêu nội quy giữ trật tự, vệ sinh nơi cộng cộng đó.
- Trường học.
- Lớp học.
- Nhà thi đấu.
+ Y/c h/s thảo luận theo nhóm, sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày.
KL: Tuỳ từng nơi công cộng mà ta có những quy định riêng để giữ trật tự, vệ sinh.
Hoạt động2: Thực hành giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
G/v tổ chức cho h/s đi quét dọn ở khu vực trường gần lớp học.
+ Nhắc nhở h/s mang khẩu trang, chổi cán dài
- Cả lớp cùng làm vệ sinh.
- Tuyên dương những h/s gương mẫu.
Hoạt động3: Tổng kết, dặn dò.
 - Thế nào là giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
- Vì sao chúng ta phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
- H/s đọc 2 câu thơ cuối bài.
KL: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi cộng cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
Dặn dò h/s ghi nhớ và thực hiện bài học trong cuộc sống hằng ngày.
 Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2010.
 Chính tả: ( Nghe - viết ) Tìm ngọc.
I.Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
- Viết đúng một số tiếng có vần ui/ uy..
-Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
G/v đọc một số từ
 Nhận xét..
- Viết vào bảng con: nông gia, quản công.
B. Dạy - học . 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Đoạn trích này nói về những nhân vật nào?
- Chó mèo và chàng trai.
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
- Long Vương
- Nhờ đâu mà chó và Mèo lấy lại được ngọc quý?
- Nhờ sự thông minh, nhiều mưu mẹo.
- Chó và Mèo là những con vật thế nào?
- Thông minh, tình nghĩa.
b, Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu?
- 4 câu
Trong bài những chữ nào cần viết hoa?
- Các tên riêng và các chữ cái đứng ở đầu câu.
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- Y/c h/s tìm từ khó viết.
- Một số h/s tìm. Mưu mẹo, tình nghĩa. thông minh
- Y/c h/s viết từ khó vào bảng con.
- Viết bài.
d, Viết chính tả.- G/v đọc bài
- Viết bài vào vở
e, Soát lỗi. G/v đọc bài thong thả.
- Dùng bút chì soát lỗi.
g, Chấm bài. Chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét bài viết, y/c h/s sửa lỗi sai
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi h/s đọc y/c bài.
- 1 h/s đọc.
Treo bảng phụ , y/c h/s tự làm.
- Làm bài, 1 h/s làm bảng phụ
-Nhận xét bài, ghi điểm.
- Gọi h/s đọc bài sau khi đã điền xong.
Bài 3: Điền vào chỗ trống a, r d hoặc gi
- Tổ chức trò chơi thi tiếp sức.
- Chốt đáp án đúng, tổng kết trò chơi.
- Mỗi tổ cử 4 h/s , mỗi h/s được phép điền vào một chỗ trống, sau đó đưa phấn cho bạn khác điền tiếp. Sau 1 phút tổ nào điền đúng, nhanh tổ đó thắng cuộc
C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét gìơ học.
Toán: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.( Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
Thuộc bảng cộng ,trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm 
-Thực hiện được phép cộng ,trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Củng cố về giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập.
Bài 1: Y/c h/s tự nhẩm, ghi kết quả nhẩm vào vở BT.
- Nhẩm , ghi kết quả vào vở.
- Nối tiếp nhau thông báo kết quả.
Bài 2: Gọi h/s đọc y/c
- 1 h/ s đọc y/c
- Y/c h/s làm bài vào vở, 3 h/s lên bảng chữa bài.
- Làm bài.
Khi h/s lên chữa bài g/v có thể y/c nêu cách đặt tính và thực hiện.h/s 
- 2 h/s nêu cách đặt tính và tính.
 47 + 36, 100 - 22,
Bài 3: Y/c h/s làm tương tự tiết học trước.
G/v chốt : Đây chính là cách trừ nhẩm qua 10.
Bài 4: Gọi 1 h/s đọc đề bài.
- Đọc bài toán.
Bài toán thuộc dạng nào?
- Bài toán về ít hơn.
- Khi giải ta là phép tính gì?
- Tính trừ.
- Y/c h/s tóm tắt và giải bài vào vở.
- Chấm một số bài.
- Làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng tóm tắt, 1 h/s giải vào bảng phụ.
Giải:
Thùng bé đựng được số lít nước là:
60 - 22 = 38( lít)
Đáp số: 38 l
- Nhận xét, chữa bài.
Chốt: Khi giải bài toán về ít hơn ta làm phép tính trừ.
3. Dặn dò. Về nhà học thật thuộc các 
bảng cộng, trừ đã học.
- Nhận xét giờ học
Kể chuyện: Tìm ngọc.
I.Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của g/v kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện(Hs khá ,giỏi).
- Biết nghe và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
-Gd hs yêu quý con vật 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt dạy học.
1. Giới thiệu.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a, Kể lại từng đoạn theo gợi ý.
G/v treo lần lượt từng bức tranh.
Tranh1: Nêu nội dung bức tranh
- Chàng trai được Long Vương tặng viên ngọc quý.
- Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý?
- Cứu con của Long Vương nên được tặng viên ngọc quý.
- Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc?
- Rất vui.
- Y/c một số h/s kể lại, h/s khác nhận xét lời bạn kể.
Tranh2: Chàng trai mang ngọc về và ai 
- Thợ kim hoàn.
đã đến nhà chàng?
- Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
- Đánh tráo viên ngọc.
- Thấy mất ngọc Chó và Mèo đã làm gì?
- Xin đi tìm ngọc.
+ Gọi một số h/s kể nôị dung tranh 2.
Tranh 3: Tranh vẽ hai con vật nào?
- Mèo và Chuột.
- Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn?
- Bắt chuột đi tìm ngọc và hứa sẽ không ăn thịt nó.
+ Y/c h/s kể lại.
Tranh4: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Trên bờ sông.
- Khi lấy được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn rồi thì chuyện gì xảy ra với Mèo và Chó?
- Khi đi qua sông ngọc bị cá đớp mất
 Chó và Mèo rình khi ngưòi đánh cá bắt được mổ cá ra thì cướp ngọc chạy biến.
+ Gọi h/s kể lại nội dung tranh 5.
Tranh5: Chó và Mèo đang làm gì?
- Mèo vồ quạ, Quạ van lạy xin trả lại ngọc.
Vì sao Quạ lại bị mèo vồ?
- Vì Quạ đớp ngọc trên đầu mèo, Mèo đã nghĩ ra kế để lừa Quạ.
+ Gọi h/s kể nội dung bức tranh 5.
Tranh 6: - Hai con vật mang ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao?
- Mừng rỡ
- Theo con hai con vật này đáng yêu ở điểm nào?
- Rất thông minh, tình nghĩa.
+ Gọi h/s kể nội dung tranh 6.
+ Y/c h/s kể theo nhóm .
- h/s kể theo nhóm 6.
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Y/c h/s kể nối tiếp
- 6 h/s kể nối tiếp 6 đoạn.
- Gọi h/s nhận xét.
- Nhận xét theo các tiêu chí như các tiết trước.
- Y/c 2 h/s kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò.
Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào? Khen về điều gì?
- Khen ngợi Chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa.
Tập viết: Chữ hoa Ô, Ơ.
I. Mục tiêu:
- Viết đúng đẹp chữ hoa Ô,Ơ(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ Ô hoặcƠ)
- Biết cách viết nối nét các chữ Ô, Ơ sang các chữ đứng liền sau.
- Viết đúng và đẹp cụm từ ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng.(3 lần )
-Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học. Mẫu chữ hoa Ô, Ơ trong khung chữ. Cụm từ ứng dụng viết sẵn vào băng giấy.
- Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- H/s viết chữ Ong trong cụm từ Ong bay bướm lượn. vào bảng con.
- Nhận xét từng h/s.
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa .
a, Quan sát số nét, quy trình viết chữ Ô, Ơ.
- G/v gắn mẫu chữ hoa Ô, Ơ.
- Quan sát ,nhận xét.
- So sánh chữ hoa Ô, Ơ với chữ hoa O đã học.
- Giống: Đều có nét cong kín, kết hợp với nét cong trái.
- Khác: Chữ hoa Ô, Ơ có thêm dấu phụ.
- Muốn viết chữ hoa Ô và Ơ thì đầu tiên 
Chữ hoa O.
- Nêu quy trình viết chữ hoa O?
- Đặt bút ở đường kẻ ngang 6, đưa nét cong sang trái sau đó lượn sang phải tạo thành nét cong kín, kết hợp với nét cong trái. Dừng bút giữa đường kẻ ngang 4 vàđường kẻ ngang 5.
- Nêu vị trí đặt dấu phụ của chữ Ô?
- Gồm 2 nét thẳng: 1 nét kéo từ dưới lên1 nét kéo từ trên xuống nối nhau ở đường kẻ ngang 7 úp xuống giữa đỉnh chữ O
- Dấu phụ của chữ ơ giống hình gì?
- Dấu hỏi.
- H/d cách viết dấu phụ chữ hoa ơ: Từ đường kẻ ngang 6 uốn sang phải thành 1 dấu hỏi nhỏ, điểm dừng bút chạm chữ O
b, Viết bảng: 
- H/s viết vào không trung sau đó viết vào bảng con chữ hoa Ô, Ơ
- Nhận xét ,chữa sai
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
Y/c h/s mở vở đọc cụm từ.
- Ơn sâu nghĩa nặng.
- Hỏi Ơn sâu nghĩa nặng Nghĩa là gì?
- Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
b, Quan sát, nhận xét.
-Cụm từ được viết theo cỡ chữ nào?
- Cỡ nhỏ.
- Cụm từ có mấy tiếng? Là những tiếng nào?
- Có 4 tiếng.
- So sánh chiều cao của con chữ Ơ và con chữ n?
- Con chữ Ơ cao 2, 5 li- con chữ n cao 1 li.
- Những con chữ nào có chiều cao bằng con chữ hoa Ơ
- Khi viết Ơn ta viết nối nét giữa Ơ và n như thế nào?
- Từ điểm cuối chữ Ơ ta lia bút viết chữ n.
c, Viết bảng.
- Y/c h/s viết chữ Ơn vào bảng con
- Viết bảng.
4. Hướng dẫn viết vào vở.
- Nêu y/c h/s viết.
- G/v uốn nắn cho h/s cách ngồi viết
- Thu chấm một số bài.
C. Củng cố dặn dò.
Dặn về nhà luỵên viết thêm.
- Viết bài.
 Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tập đọc : Gà " Tỉ tê" với gà.
I.Mục tiêu: 
1. Đọc: Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Hiểu: 
.- Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người:che chở ,bảo vệ ,yêu thương nhau
3.Thái độ :GDHS yêu quý bảo vệ loàivật
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 h/s đọc bài Tìm ngọc.
- Mỗi h/s đọc 2 đoạn và trả lời câu hỏi
+ Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý?
+ Nhờ đâu Chó và Mèo tìm lại được ngọc?
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì
- Nhận xét, cho điểm từng h/s.
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài. Chủ điểm của tuần này là gì?
- Bạn trong nhà.
- Bạn trong nhà của chúng ta là những con vật nào?
- Chó , mèo.
Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một người bạn trong nhà rất gần gũi và đáng yêu qua bài " Gà tỉ tê với gà"
2. Luyện đọc:
a, Đọc mẫu: G/v đọc mẫu.
- Nghe, theo dõi.
Giọng kể tâm tình, chậm rãi.
b, Luyện đọc câu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Chú ý hướng dẫn h/s phát âm từ khó đọc.
- Y/c h/s tìm từ khó đọc, g/v ghi bảng h/d h/s luyện đọc.
c, Luỵên đọc đoạn trước lớp:
- Chia bài thành 2 đoạn: 
Đ1: Từ đầu đến kiếm mồi đi.
Đ2: Phần còn lại. 
- Y/c h/s tìm cách ngắt giọng các câu văn dài.
- Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuỵên với chúng / bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng nịu đáp lời mẹ.//
- Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
- Giải nghĩa từ xôn xao, hớn hở.
+ Xôn xao gợi âm thanh như thế nào?
Chú giảI SGK
+ Hớn hở chỉ trạng thái như thế nào?
d, Luỵên đọc đoạn trong nhóm.
- H/s đọc theo nhóm 2
- Gọi đại diện nhóm đọc.
- Thi đoc theo nhóm
- Đọc đoạn 1
- Nhận xét ghi điểm.
3. Tìm hiểu bài.
Y/c h/s đọc toàn bài.
- 1 h/s đọc.
+ Con hiểu "tỉ tê" nghĩa là thế nào?
- Nói chuyện lâu nhẹ nhàng thân mật.
+ ở nhà con thường hay tỉ tê với ai?
+ Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào
- Từ khi còn nằm trong trứng.
- Tranh vẽ cảnh gà mẹ đang tỉ tê với gà con từ khi còn nằm trong trứng.
- Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
- Gõ mỏ lên mỏ trứng.
- Gà con đáp lại ra sao?
- Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
- Con hiểu " tín hiệu" là gì?
- Âm thanh, cử chỉ, hình vẽ , dùng để báo tin.
- Nếu cô phát tín hiệu O thì các con hiểu như thế nào?
- Ngồi vòng tay lên bàn.
Khi gà con còn nằm trong vỏ trứng thì gà mẹ phát tín hiệu nói chuyện bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng. Còn khi gà con đã chui ra khỏi vỏ trứng thì gà mẹ phát tín hiệu báo cho con biết không có gì nguy hiểm bàng cách nào?
- Kêu đều đều" cúc..cúc..cúc"
- Gọi 1 h/s bắt chước tiếng gà.
- 1 h/s làm
- Nói cách gà mẹ báo tin cho con biết có tai hoạ nấp mau?
- Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp 
" roóc, roóc"
Khi có tai hoạ thì gà mẹ miệng kêu liên tục, xù lông sẵn sàng bảo vệ, che chở cho đàn con của mình.
- Gọi 1 h/s bắt chước tiếng gà.
- Khi nào thì lũ con lại chui ra?
- Khi mẹ cúc..cúc đều đều.
4. Luyện đọc lại bài.
- 2 h/s luỵên đọc lại toàn bài.
H/d: Giọng đọc tâm tình như kể chuyện, khi gà mẹ báo có nguyy hiểm thì đọc vối giọng gấp gáp.
C. Củng cố, dặn dò.
-Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
- Mỗi loài vật đềucó tình cảm riêng, giống như con người./ Gà cũng nói bằng thứ tiếng riêng của nó./
GV: gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc nnhau như con người. Vì vậy chúng ta lại càng phải yêu quý các vật nuôi đó.
Liên hệ: ở nhà con nuôi con vật nào?
Tình cảm của chúng đối với nhau ra sao? Chúng phát tín hiệu với nhau như thế nào?
Dặn dò quan sát các vật nuôi trong gia đình.
Toán: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
-Thuộc bảng cộng ,trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm 
-Thực hiện được phép cộng ,trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Củng cố về giải toán ít hơn .
- Rèn tính cẩn thận trong học toán.
II. Đồ dùng:.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ôn tập.
Bài 1. Y/c h/s làm vào vở bài tập, sau đó nối tiếp nêu kết quả.
- Làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2. Y/c h/s tự làm bài vào vở, 3 h/s lên bảng làm.
- Làm bài theo y/c.
- Y/c h/s nhận xét bài bạn.
- Khi đặt tính và tính cần lưu ý điều gì?
Bài 3: H/s tự làm bài.
- 3 h/s lên bảng làm.
-Y/c h/s nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, số trừ.
a, x + 16 = 20 b, x -28 = 14
 x = 20 - 16 x = 14 +28
 x = 4 x = 40
c, 35 - x = 15
 x = 35 - 15
 x = 20
Bài 4:Gọi h/s đọc bài toán.
- 1h/s đọc.
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Bài toán về ít hơn.
- Y/c h/s tóm tắt bằng sơ đồ và giải vào vở.
- làm bài, 2 h/s lên bảng tóm tắt và giải.
Giải:
Em cân nặng là:
50 -16 = 36( kg)
Đáp số: 36 kg.
- Chấm một số bài, nhận xét.
Chốt cách giải dạng toán về ít hơn.
2. Dặn dò.
Thể dục: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê và nhóm ba nhóm bảy.
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” và “ Nhóm ba, nhóm bảy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị còi, khăn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 – 2 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông: 1 phút
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 70 – 80 m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu ( dang tay ngang: hít vào bằng mũi, buông tay xuống: thở ra bằng miệng) : 1 phút.
- Ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
B. Phần cơ bản:
- Ôn trò chơi “ Nhóm ba, nhóm bảy”: 5 – 6 phút.
+ Xen giữa các lần chơi cho học sinh đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu hoặc thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Ôn trò chơi” Bịt mắt bắt dê’ : 10 – 12 phút
C. Phần kết thúc: hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát : 2 – 3 phút.
- Tập một số động tác hồi tĩnh: 1 phút.
- Giáo viên hệ thống bài và dặn dò.
- Đi đều theo 2 – 4 
Tự nhiên và Xã hội: Phòng tránh ngã khi ở trường.
I. Mục tiêu: Sau bài học, h/s biết.
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Có ý thức chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. Đồ dùng dạy học.
Hình vẽ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. 
- Trong giờ ra chơi các em chơi có vui không? Có em nào bị ngã không?
GV: ở trường có rất nhiều trò chơi thú vị, nhưng trong lúc chơi chúng ta cần chú ý điều gì để tránh ngã, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này.
2. Nội dung.
 Hoạt động1: 
 Làm việc với sgk để nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
Mục tiêu: H/s kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
Cách tiến hành: G/v y/c h/s quan sát hình minh hoạ các hoạt động trong các hình vẽ ở sgk, kết hợp với thực tế ở trường . Y/c h/s chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình, hoạt động nào nên tham gia, họat động nào không nên tham gia?
- Gọi một số h/s trình bày.
Tranh1: Có các hoạt động nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi
Tranh2: Nhoài người ra ngoài cửa sổ 
tầng hai với cành để hái hoa.
Tranh3: Một bạn trai đang đẩy một bạn
khác đi trên cầu thang.
Tranh4: Các bạn đi lên xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn.
- Trong những hoạt động trên, hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Đuổi nhau, trèo cây, nhoài người ra khỏi cửa sổ để hái hoa, xô đẩy nhau khi 
lên, xuống cầu thang.
- Chạy đuổi nhau hậu quả gì có thể xảy ra?
- Có thể dẫn đến bạn bị ngã làm bạn bị thương.
- Nhoài người ra ngoài cửa để hái hoađiều gì có thể xảy ra?
- Có thể bị ngã xuống tầng dưới làm gãy tay, gãy chân..thậm chí gây chết người
- Trèo cây có thể dẫn đến tai nạn gì?
- Ngã gãy tay, chân hoặc chấn thương.
- ở trường mình các con thấy có hoạt 
- Nhiều ý kiến.
động nào dễ gây nguy hiểm nữa không?
- Nên học tập những hoạt động nào?
- Chơi bi, đi lên xuống cầu thang theo hàng ngay ngắn, chơi cầu lông.
GV lưu ý học sinh cũng cần chú ý trong khi chơi các trò chơi để tránh gây tai nạn.
KL: Những hoạt động chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên tầng là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho người khác. Do vậy chúng ta không nên tham gia các hoạt động đó mà cần tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích
Hoạt động2: Lựa chọn trò chơi bổ ích.
Mục tiêu: H/s có ý thức trong việc lựa chọn và chơi những trò chơi bổ ích để phòng tránh ngã khi ở trường.
Cách tiến hành: Phân nhóm,cho các nhóm lựa chọn trò chơi.
- Tổ chức cho các nhóm chơi.
- Chơi theo nhóm.
- Y/c h/s vào lớp.
- Trả lời các câu hỏi.
- Nhóm em chơi trò chơi gì?
- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
- Theo em trò chơi này có gây tai nạn 
cho bản thân và cho người khác không?
- Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này?
GV khen các nhóm biết lựa chọn trò
chơi bổ ích lành mạnh.
Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập.
GVphát phiếu cho các nhóm, 2 nhóm làm bảng phụ.Trong cùng một thời gian nhóm nào ghi được nhiều ý là nhóm đó thắng cuộc. 
 Phiếu bài tập.
Hãy điền vào hai cột đây những hoạt động nên và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường.
Hoạt động nên tham gia
Hoạt động không nên tham gia.
Thứ 5 ngày 23 tháng 12 năm 2010
 Chính tả: Nghe viết: Gà "tỉ tê" với gà.
I. Mục tiêu: 
- Nghe ,viết đúng đoạn: Khi gà mẹ thong thả.mồi ngon lắm.
- Củng cố quy tắc chính tả ao/ au; et/ ec; r/ d/ gi.
-Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi BT1,2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- G/v đọc một số từ khó.
- Nhận xét
- Viết vào bảng con: Rừng núi, dừng lại, an ủi, chuột chũi.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Gọi h/s đọc đoạn viết.
- 2 h/s đọc
- Đoạn viết này nói về con vật nào?
- Gà mẹ và gà con.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết: " Không có gì nguy hiểm".
- Đọc câu văn ghi lời của gà mẹ nói với gà con?
b, Hướng dẫn cách trình bày.
- 2 h/s đọc.
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Những chữ nào cần viết hoa?
- Chữ đầu câu.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 4 câu.
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- Y/c h/s đọc các từ khó.
- Đọc: thong thả, nguy hiểm lắm,
- Y/c h/s viết vào bảng con từ khó.
d, Viết chính tả.
- G/v đọc
- Chép bài vào vở.
e, Soát lỗi.
- Dùng bút chì soát lỗi.
g, Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 1. Gọi h/s đọc y/c
- 1 h/s đọc
- Treo bảng phụ và y/c h/s tự làm.
- làm vào vở BT, 1 h/s làm bảng phụ
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Bài 2. Tiến hành tương tự bài 1.
Lời giải: bánh rán, con gián, dán giấy, dành dụm,tranh giành, rành mạch.
Bài 3: Gọi h/s đọc y/c.
Cho h/s tiến hành chơi theo hình thức rung chuông vàng.
C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Toán: Ôn tập về hình học.
I, mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- Biểu tượng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Ba điểm thẳng.
- Vẽ hình theo mẫu.
II, Các hoạt động dạy hoc:
1, Giới thiệu bài:
2, Ôn tập:
Bài 1: Gv vẽ các hình trong SGK lên bảng.
? Có bao nhiêu hình tam giác? Đó là những hình nào?
? Có bao nhiêu hình vuông? Đó là những hình nào?
? Có bao nhiêu hình chữ nhật ? Đó là những hình nào?
 ? Hình vuông có phảI là hình chữ nhật không?
GV: Hình chữ nhật và hìn vuông được coi là hình tứ giác đặc biệt.
? Vậy có bao nhiêu hình tứ giác?
Bài 2: Hs đọc y/c bài.
? Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng?
- Cho hs thực hành vẽ vào bảng con 
- GV quan sát- nhận xét.
Bài 3: Gv chấm các điểm trên bảng.
? Bài toán y/c chúng ta làm gì? 
?3 điểm thẳng hàng là 3 điểm ntn?
GV: hd dùng thước thẳng để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng. 
Bài 4: GV vẽ hình vẽ mẫu .
Hs tự quan sát và vẽ hình.
? Hình vẽ được là hình gì/
? Hình có những hình nào ghép lại với nhau?hs lên chỉ hình.
- Hs quan sát hình.
- Có 1 hình tam giác, đó là hình a.
- Có 2 hình vuông, đó là hình dvà g.
- Có 1 hình chữ nhật, đó là hình e.
Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt. Vậy có tất cả 3 hình chữ nhật.
- Có 5 hình tứ giác, đó là hình b, c, d, e, g.
- chấm hai điểm trên giấy, dùng thước thẳng nối hai điểm lại với nhau. 
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
- là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
- Hs thực hành kẻ đường thẳng.
- hình ngôI nhà.
- có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau.
3, Củng cố - dặn dò:
Luyện từ và câu: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?
I, Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về loài vật.
- Biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật.
- Bước đầu biết so sánh các đặc điểm.
- Biết nói câu có dùng ý so sánh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3.
- Tranh trong sgk phóng to.
III, Hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra: Gọi hs lên bảng.
3 hs đặt 3 câu có từ chỉ đặc điểm.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Bài tập:
Bài 1: Gv treo tranh lên bảng hs quan sát.
- 1 hs đọc y/ c bài.
- hs tìm từ chỉ đặc điểm của mỗi con vật có trong tranh.
- Nhận xét , chữa bài.
Yêu cầu hs tìm các câu tục ngữ , thành ngữ, ca dao nói về các loài vật.
VD: khỏe như trâu.
 Nhanh như thỏ.
 Chậm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 17.doc