Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014 - Cao Hữu Sinh

Thứ / ngày Tiết Môn Tên bài dạy

THỨ HAI

1 Đạo đức Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (t2)

 2 Toán 100 trừ đi một số

 3 Tập đọc Hai anh em

 4 Tập đọc Hai anh em

THỨ BA

1 Kể chuyện Hai anh em

 2 Toán Tìm số trừ

 3 Chính tả Hai anh em (tập chép)

THỨ TƯ

1 Tập đọc Bé hoa

 2 Toán Đường thẳng

 3 LT & Câu Từ chỉ đặc điểm, Câu kiểu Ai thế nào?

THỨ NĂM

1 Tập viết Chữ hoa N

 2 Toán Luyện tập

 3 TN & XH Trưòng học

 4 Thủ cơng Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều (t1)

THỨ SÁU

 1 Chính tả Bé hoa ( nghe viết)

 2 Toán Luyện tập chung

 3 TLV Chia vui. Kể về anh chị em

 4 SHTT Sinh hoạt lớp

 

doc 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014 - Cao Hữu Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trừ, số bị trừ, hiệu.
- Biết giải tốn dạng tìm số trừ chưa biết.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 3), Bài 2 (cột 1, 2, 3) và Bài 3
- HS KG làm: bài 1, 2, 3
II. Chuẩn bị
GV: Hình vẽ trong phần bài học SGK phóng to.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 100 trừ đi một số.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
	+ HS1: Đặt tính và tính: 100 – 4; 100 – 38 sau 	đó nêu rõ cách thực hiện từng phép tính.
	+ HS2: Tính nhẩm: 100 – 40; 100 – 5 - 30.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm số trừ chưa biết trong phép trừ khi đã biết hiệu và số bị trừ.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm số trừ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH: Hình vẽ phóng to.
Nêu bài toán: Có 10 ô vuông, sau khi bớt một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông?
Hỏi: Lúc đầu có tất cả bao nhiêu ô vuông?
Phải bớt đi bao nhiêu ô vuông?
Số ô vuông chưa biết ta gọi là X.
Còn lại bao nhiêu ô vuông?
10 ô vuông, bớt đi X ô vuông, còn lại 6 ô vuông, hãy đọc phép tính tương ứng.
Viết lên bảng: 10 – X = 6.
Muốn biết số ô vuông chưa biết ta làm thế nào?
GV viết lên bảng: X = 10 – 6
 X = 4
Yêu cầu HS nêu tên các thành phần trong phép tính 10 – X = 6.
Vậy muốn tìm số trừ (X) ta làm thế nào?
Yêu cầu HS đọc quy tắc.
v Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm gì?
Yêu cầu HS làm bài, 3 HS làm trên bảng lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hỏi: Tại sao điền 39 vào ô thứ nhất?
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Ô trống ở cột 2 yêu cầu ta điền gì?
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Ô trống cuối cùng ta phải làm gì?
Hãy nêu lại cách tìm số bị trừ?
Kết luận và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính số ô tô rời bến ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
 Tóm tắt
	Có: 35 ô tô
	Còn lại: 10 ô tô
	Rời bến: . ô tô ?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số trừ.
Nhận xét, tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Đường thẳng.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Tất cả có 10 ô vuông.
- Chưa biết phải bớt đi bao nhiêu ô vuông?
- Còn lại 6 ô vuông.
10 – x = 6.
- Thực hiện phép tính 10 – 6.
- 10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu
- Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- Đọc và học thuộc qui tắc.
- Tìm số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Làm bài. Nhận xét bài của bạn. Tự kiểm tra bài của mình.
- Tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Vì 39 là hiệu trong phép trừ 75 – 36.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Điền số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Tìm số bị trừ.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Đọc đề bài.
- Có 35 ô tô. Sau khi rời bến thì còn lại 10 ô tô.
- Hỏi số ô tô đã rời bến.
- Thực hiện phép tính 35 – 10.
- Ghi tóm tắt và tự làm bài.
	Bài giải
 Số tô tô đã rời bến là:
	35- 10 = 25 (ô tô)
 Đáp số: 25 ô tô.
- HS nêu.
----------------------------------------
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Chép chính xác bài chính tả, trình bài đúng đoạn văn cĩ lời diễn tả ý nghĩa nhân vật trong ngoặc kép.
Làm được bài tập 2, BT 3 a / b, hoặc Bt do GV soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ cần chép sẵn đoạn cần chép. Nội dung bài tập 3 vào giấy, bút dạ.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiếng võng kêu.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 118.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ Chính tả hôm nay, các con sẽ chép đoạn 2 trong bài tập đọc Hai anh em và làm các bài tập chính tả.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Ÿ Phương pháp:Trực quan, vấn đáp. 
ị ĐDDH: Bảng phụ: từ.
a) Ghi nhớ nội dung.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn kể về ai?
Người em đã nghĩ gì và làm gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
Đoạn văn có mấy câu?
Ýù nghĩ của người em được viết ntn?
Những chữ nào được viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Chép bài.
e) Soát lỗi.
g) Chấm bài.
Tiến hành tương tự các tiết trước.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. 
Bài tập 2:
Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS tìm từ.
Bài tập 3: Thi đua.
Gọi 4 nhóm HS lên bảng. Mỗi nhóm 2 HS.
Phát phiếu, bút dạ.
Gọi HS nhận xét.
Kết luận về đáp án đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em viết đẹp và làm đúng bài tập chính tả.
Dặn HS Chuẩn bị tiết sau
Chuẩn bị: Bé Hoa.
- Hát
- 3 HS lên bảng làm.
- HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- 2 HS đọc đoạn cần chép.
- Người em. 
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công bằng. Và lấy lúa của mình bõ vào cho anh.
- 4 câu.
- Trong dấu ngoặc kép.
- Đêm, Anh, Nếu, Nghĩ.
- Đọc từ dễ lẫn: Nghĩ, nuôi, công bằng.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
- Tìm 2 từ có tiếng chứa vần: ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay.
- Chai, trái, tai, hái, mái,
- Chảy, trảy, vay, máy, tay,
- Các nhóm HS lên bảng làm. Trong 3 phút đội nào xong trước sẽ thắng.
- HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
- Bác sĩ, sáo, sẻ, sơn ca, xấu; mất, gật, bậc.
-------------------------------------- 
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: BÉ HOA
I. Mục tiêu
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé hoa trong bài.
Hiểu nội dung : Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ. ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
HS:
III. Các hoạt động
GV
HS
A. Bài cũ : Đọc Hai anh em + TLCH 
B. Bài mới :
1. GTB : Nêu mục tiêu.
2. Luyện đọc :
- Đọc mẫu 
- Ycầu đọc từng câu 
- Luyện đọc từ khĩ : 
lớn lên, đen láy, nắn nĩt, đỏ hồng, đưa võng 
- Ycầu đọc từng đoạn 
- Ycầu đọc chú giải 
- Ycầu đọc từng đoạn trong nhĩm (nhĩm 3) 
- Ycầu thi đọc giữa các nhĩm. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Em biết những gì về gia đình Hoa ? 
+ Em Nụ đáng yêu như thế nào ? 
+ Hoa đã làm gì giúp mẹ ? 
+ Trong thư gởi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì ? 
4. Luyện đọc lại :
- Ycầu thi đọc lại bài 
C. Củng cố, dặn dị :
+ Nêu nội dung bài ? 
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS học tập bạn Hoa : yêu thương em bé, chăm sĩc em giúp đỡ mẹ.
– 2 em, mỗi em 1 đoạn. 
- hs theo dõi
- Đọc nối tiếp
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc nối tiếp. 
- Hs lần lượt đọc 
- 3 em đọc nối tiếp. 
- đọc từng đoạn, cả bài. 
+ Gia đình Hoa cĩ 4 người : bố, mẹ, Hoa và em Nụ. Em Nụ mới sinh. 
+ Em Nụ mơi đỏ hồng, mắt mở to, trịn và đen láy. 
+ Hoa ru em ngủ, trơng em giúp mẹ. 
+ Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa. 
- Vài em thi đọc cả bài. 
– (mục tiêu)
---------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: ĐƯỜNG THẲNG
I. Mục tiêu
Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng và đường thẳng.
Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểmbằng thước và bút.
Biết ghi tên đường thẳng.
Bài tập cần làm.Bài 1.
II. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, phấn màu. Bảng phụ, bút dạ.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm số trừ.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau 
* Tìm x, biết: 32 – x = 14.
	* Nêu cách tìm số trừ.
	* Tìm x, biết x – 14 = 18
 * Nêu cách tìm số bị trừ.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng: Đường thẳng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Đoạn thẳng, đường thẳng:
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH:Bảng phụ. Thước.
Chấm lên bảng 2 điểm. Yêu cầu HS lên bảng đặt tên 2 điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm.
Em vừa vẽ được hình gì?
Nêu: Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB. Vẽ lên bảng
Yêu cầu HS nêu tên hình vẽ trên bảng (thầy vừa vẽ được hình gì trên bảng?)
Hỏi làm thế nào để có được đường thẳng AB khi đã có đoạn thẳng AB?
Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB vào giấy nháp
v Hoạt động 2: Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
GV chấm thêm điểm C trên đoạn thẳng vừa vẽ và giới thiệu: 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng, ta gọi đó là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau?
Chấm thêm một điểm D ngoài đường thẳng và hỏi: 3 điểm A, B, D có thẳng hàng với nhau không? Tại sao?
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành:
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ. Thước.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự vẽ vào Vở bài tập, sau đó đặt tên cho từng đoạn thẳng.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
3 điểm thẳng hàng là 3 điểm như thế nào?
Hướng dẫn HS dùng thước để kiểm tra. 3 điểm nào cùng nằm trên cạnh thước thì 3 điểm đó sẽ thẳng hàng với nhau.
Chấm các điểm như trong bài và yêu cầu HS nối các điểm thẳng hàng với nhau.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS vẽ 1 đoạn thẳng, 1 đường thẳng, chấm 3 điểm thẳng hàng với nhau.
Tổng kết và nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
+ HS 1 thực hiện. Bạn nhận xét.
+ HS2 thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS lên bảng vẽ.
- Đoạn thẳng AB.
- 3 HS trả lời: Đường thẳng AB 
- Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB.
- Thực hành vẽ.
- HS quan sát.
- Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
- Ba điểm A, B, D không thẳng hàng với nhau. Vì 3 điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tự vẽ, đặt tên. HS ngồi cạnh đổi chéo để kiểm tra bài nhau.
- Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
- Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
- HS làm bài.
3 điểm O, M, N thẳng hàng
3 điểm O, P, Q thẳng hàng
3 điểm B, O, D thẳng hàng
3 điểm A, O, C thẳng hàng
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.
 - HS thực hiện.
------------------------------------------------
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM 
I. Mục tiêu
Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người,vật , sự vật,( thực hiện trong ba số 4 mục của bài tập của BT 1,toàn bộ BT 2.
 Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào ? ( thực hiện trong 3 số mục 4 ở BT 3 ).
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa nội dung bài tập 1, dưới mỗi tranh viết các từ trong ngoặc đơn. 3 tờ giấy to kẻ thành bảng có nội dung như sau:
Yêu cầu
Từ ngữ
- Tính tình của người
- Màu sắc của vật
- Hình dáng của vật
Phiếu học tập theo mẫu của bài tập 3 phát cho từng HS.
HS: Vở bài tập. Bút dạ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về tình cảm gia đình.
Gọi 3 HS lên bảng.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ học cách sử dụng các từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật, đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thi đua.
ị ĐDDH: Tranh, phiếu học tập.
Bài 1: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo từng bức tranh cho HS quan sát và suy nghĩ. Nhắc HS với mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng. Mỗi bức tranh gọi 3 HS trả lời.
Nhận xét từng HS.
Bài 2: Thi đua.
Gọi HS đọc yêu cầu.
Phát phiếu cho 3 nhóm HS.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. GV bổ sung để có được lời giải đúng.
* Tính tình của người: tốt, xấu, ngoan, hư, buồn, dữ, chăm chỉ, lười nhác, siêng năng, cần cù, lười biếng.
* Màu sắc của vật: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, xanh đen, trắng muốt, hồng, 
* Hình dáng của người, vật: cao, thấp, dài, béo, gầy, vuông, tròn, méo, 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đặt câu theo mẫu.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Phiếu học tập.
Bài 3: Phát phiếu cho mỗi HS.
Gọi 1 HS đọc câu mẫu.
Mái tóc ông em thế nào?
Cái gì bạc trắng?
Gọi HS đọc bài làm của mình.
Chỉnh sửa cho HS khi HS không nói đúng mẫu Ai thế nào?
4Kết luận : (3’)
Hôm nay lớp mình học mẫu câu gì?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 
- Hát
- Mỗi HS đọc 1 câu theo mẫu Ai làm gì?
- HS dưới lớp nói miệng câu của mình.
- Dựa vào tranh, chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi.
- Chọn 1 từ trong ngoặc để trả lời câu hỏi.
- Con bé rất xinh./ Em bé rất đẹp./ Em bé rất dễ thương./
- Con voi rất khoẻ./ Con voi rất to./ Con voi chăm chỉ làm việc./
- Quyển vở này màu vàng./ Quyển vở kia màu xanh./ Quyển sách này có rất nhiều màu./
- Cây cau rất cao./ Hai cây cau rất thẳng./ Cây cau thật xanh tốt./
- HS đọc bài.
- HS hoạt động theo nhóm. Sau 5 phút cả 3 nhóm dán giấy của mình lên bảng. Nhóm nào viết được nhiều từ và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
- Mái tóc ông em bạc trắng.
- Bạc trắng.
- Mái tóc ông em.
- HS tự làm bài vào phiếu.
- Đọc bài làm. HS nhận xét bài bạn.
Ai (cái gì, con gì)?
thế nào?
- Mái tóc của em
- Mái tóc của ông em 
- Mẹ em rất
- Tính tình của bố em
- Dáng đi của em bé
đen nhánh
bạc trắng
nhân hậu
rất vui vẻ
lon ton
- Ai (cái gì, con gì) thế nào?
----------------------------- 
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
TẬP VIẾT
Chữ N hoa.Nghĩ trước, nghĩ sau.
I/ MỤC TIÊU : 
Viết đúng chữ N hoa( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng :nghĩ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)
Nghĩ trước sau 3 lần.
II/ CHUẨN BỊ :
 Mẫu chữ N hoa. Bảng phụ : Nghĩ, Nghĩ trước nghĩ sau.
 Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ M, Miệng vào bảng con.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Mục tiêu : Biết viết chữ N hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ N hoa cao mấy li ?
-Chữ N hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ M gồm3 nét cơ bản : nét móc ngược trái, thẳng xiên và móc xuôi phải.
Nét 1 :Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK 6.
Nét 2 : từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên xuống ĐK 1.
Nét 3 : từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK 6, rồi uốn cong xuống ĐK 5.
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
Chữ N hoa.
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ N vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Nghĩ trước nghĩ sau theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này có nghĩa là phải suy nghĩ chín chắn trước khi làm.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Nghĩ trước nghĩ sau”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Nghĩ ta nối chữ N với chữ g như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết N – Nghĩ theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
 1 dòng
 2 dòng
2 dòng
1 dòng
2 dòng
3.Kết luận : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ N hoa, Nghĩ trước nghĩ sau.
-Cao 5 li.
-Chữ M gồm 3 nét cơ bản : nét móc ngược trái, thẳng xiên và móc xuôi phải.
-3- 5 em nhắc lại.
-2ø-3 em nhắc lại.
-Cả lớp viết trên không.
-Viết vào bảng con N – N.
-Đọc : N.
-2-3 em đọc : Nghĩ trước nghĩ sau.
-Quan sát.
-1 em nêu : Suy nghĩ kĩ trước khi làm.
-1 em nhắc lại.
-4 tiếng : Nghĩ, trước, nghĩ, sau.
-Chữ N, g, h cao 2,5 li, t cao 1, 5 li, r, s cao 1,25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu ngã đặt trên i trong chữ Nghĩ, dấu sắc trên ươ trong chữ trước. 
- N và g giữ một khoảng cách vừa phải vì 2 chữ cái này không có nối nét với nhau.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : N – Nghĩ.
-Viết vở.
-N ( cỡ vừa : cao 5 li)
-N(cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
-Nghĩ (cỡ vừa)
-Nghĩ (cỡ nhỏ)
-Nghĩ trước nghĩ sau ( cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 34.
----------------------------------------------- 
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ cĩ nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số trừ.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2, 5) và Bài 3
- HS KG làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đường thẳng
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A, B và nêu cách vẽ.
+ Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước C, D và chấm điểm E sao cho E thẳng hàng với C và D. Trả lời thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng: Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1:Phép trừ có nhớ các số trong phạm vi 100.
 Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm, ghi kết quả vào Vở bài tập và báo cáo kết quả.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 5 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS thực hiện 2 con tính.
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Yêu cầu nêu rõ cách thực hiện với các phép tính: 74 – 29; 38 – 9; 80 – 23.
Nhận xét và cho điểm sau mỗi lầ HS trả lời.
v Hoạt động 2: Tìm số bị trừ hoặc số trừ chưa biết trong phép trừ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
ị ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
X trong ý a, b là gì trong phép trừ?
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm ý a, b. 2 HS lên bảng làm bài. Các HS còn lại làm vào Vở bài tập.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Viết lên bảng đề bài ý c và hỏi: x là gì trong phép trừ trên?
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài tiếp. 1 HS làm bài trên bảng. Sau đó cho HS dưới lớp nhận xét.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Vẽ đường thẳng.
Ÿ Phương pháp: Thực hành: Thi đua.
ị ĐDDH: Thước.
Bài 4:
Yêu cầu HS nêu đề bài ý a.
Yêu cầu HS nêu cách vẽ và tự vẽ.
Nếu bài yêu cầu vẽ đoạn thẳng MN thì ta chỉ nối đoạn thẳng từ đâu đến đâu?
Vẽ đoạn thẳng MN khác gì so với đường thẳng MN?
Yêu cầu HS nêu yêu cầu ý b.
Gọi HS nêu cách vẽ.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Ta vẽ được nhiều đường thẳng qua O không?
Kết luận: Qua 1 điểm có “rất nhiều” đường thẳng
Yêu cầu HS nêu tiếp yêu cầu ý c.
Yêu cầu HS nối 3 điểm với nhau.
Yêu cầu kể tên các đoạn thẳng có trong hình.
Mỗi đoạn thẳng đi qua mấy điểm?
Yêu cầu HS kéo dài đoạn thẳng về 2 phía để có các đường thẳng.
Ta có mấy đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
4. Kết luận : (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Hát
- HS thực hiện và trả lời theo câu hỏi của GV . Bạn nhận xét.
- HS thực hiện và trả lời theo câu hỏi của GV . Bạn nhận xét.
- Làm bài sau đó nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để báo cáo kết quả từng phép tính. Mỗi HS chỉ báo cáo kết quả 1 phép tính.
- 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- HS lên

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc