Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên xã hội, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. Mục tiêu

- Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.

- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.

- Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.

- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

- Vận dụng các kiến thức để phân biệt được các loại đường giao thông.

- Tuân thủ theo điều luật giao thông khi đi trên đường.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấmghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.

- HS: SGK, xem trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) Giữ gìn trường học sạch đẹp.

- Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?

- Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?

- GV nhận xét.

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 940Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên xã hội, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cây cối.
II. CHUẨN BỊ
GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 50, 51. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh về cây cối (HS chuẩn bị trước ở nhà).
HS: Một số tranh, ảnh về cây cối
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
Gia đình của em gồm những ai? Đó là những người nào?
Ba em làm nghề gì?
Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng các cô bác CNV trong nhà trường?
GV nhận xét 
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Cây sống ở đâu?
+MT : Giúp HS nhận biết cây sống ở đâu.
+Cách tiến hành: 
* Bước 1:
Bằng kinh nghiệm, kiến thức đã được học của bản thân và bằng sự quan sát môi trường xung quanh, hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
Tên cây.
Cây được trồng ở đâu?
* Bước 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu: Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
Yêu cầu các nhóm HS trình bày.
Vậy cho cô biết, cây có thể trồng được ở những đâu?
 (GV giải thích thêm cho HS rõ về trường hợp cây sống trên không).
v Hoạt động 2: Trò chơi: Tôi sống ở đâu.
+MT : Giúp HS nhận biết cây sống ở đâu thông qua trò chơi.
+Cách tiến hành: .
GV phổ biến luật chơi:
Chia lớp thành 2 đội chơi.
Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên một loại cây.
Đội 2: 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu.
Yêu cầu trả lời nhanh:
Ai nói đúng – được 1 điểm
Ai nói sai – không cộng điểm
Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
GV cho HS chơi.
Nhận xét trò chơi của các em.(Giải thích đúng – sai cho HS nếu cần).
v Hoạt động 3: Thi nói về loại cây
+MT : Giúp HS thi nói được một số loại cây sống xung quanh các em.
+Cách tiến hành: .
Yêu cầu: Mỗi HS đã chuẩn bị sẵn một bức tranh, ảnh về một loại cây. Bây giờ các em sẽ lên thuyết trình, giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự sau:
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
Chốt kiến thức:
Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Bởi thế, dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Đối với các em, là HS lớp 2, các em có thể làm những việc vừa sức với mình để bảo vệ cây, trước hết là cây trong vườn trường, sân trường mình. Vậy các em có thể làm những công việc gì?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ích lợi của việc chăm sóc cây.
Hoạt động nhóm, lớp.
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
Các nhóm HS thảo luận, đưa ra kết quả.
Các nhóm HS trình bày.
1, 2 cá nhân HS trả lời:
+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước và trên không.
Hoạt động lớp, nhóm.
HS chơi mẫu.
- Hs tham gia chơi
 Hoạt động lớp, cá nhân. 
Cá nhân HS lên trình bày.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
HS tự liên hệ bản thân:
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây, 
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 25 Ngày dạy: 8/3/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU
Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn.
Nêu được lợi ích của những loài cây đó.
Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả.
Giúp HS lòng yêu thích thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ
GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây sống ở đâu?
Cây có thể trồng được ở những đâu?
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
 Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nhận xét 
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
 +MT : Giúp HS hình thành kỹ năng quan sát , nhận xét, mô tả.
 +Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 
Tên cây.
Thân, cành, lá, hoa của cây.
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
 - Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 +MT : Giúp HS nhận biết1 số cây sống ở trên cạn và ích lợi của chúng.
 +Cách tiến hành: 
Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc:
Loại cây ăn quả?
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ?
Loại cây làm thuốc?
GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng loại cây.
 +MT : HS vận dụng kiến thức tìm đúng loại cây qua trò chơi.
 +Cách tiến hành: . 
GV phổ biến luật chơi:
GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhụy cây sẽ ghi tên chung của tất cả các loại cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào.
 - Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- HS thảo luận 
- Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. 
- Hoạt động nhóm. Lớp.
- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Hoạt động nhóm, lớp. 
- Các nhóm HS thảo luận. Dùng bút để ghi tên cây hoặc dùng hồ dính tranh, ảnh cây phù hợp mà các em mang theo.
- Đại diện các nhóm HS lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:
.
TUẦN 	: 26 Ngày dạy: 15/3/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : TIẾT 26 : MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết được tên, lợi ích một số loài cây sống dưới nước
	- Hình thành kỹ năng quan sát nhận xét, mô tả..
	- Có ý thức bảo vệ cây cối
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh vẽ trong sách giáo khoa
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm việc với sgk
* Mục tiêu:Giúp HS biết được tên,đặc điểm, lợi ích của một số cây sống dưới nước
-Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Tổ chức các nhóm quan sát tranh, thảo luận về tên, lợi ích,đặc điểm, nơi sinh sống từng loại cây
- Bước 2: Hoạt động cả lớp:
+ Các nhóm thảo luận, trình bày về những gì quan sát được
+ Lớp quan sát bổ sung
- GV kết luận
Hoạt động 3: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về cây, hình thành kỹ năng quan sát, mô tả
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Các nhóm quan sát tranh, ảnh vật thật đã sưu tầm để thảo luận, trả lời các câu hỏi về các loại cây
- Bước 2:
+ HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm bổ sung
+ GV đặt thêm một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời
+ GV bổ sung, kết luận
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Về nhà làm bài tập
-3 HS lên bảng
- Quan sát và làm theo
- Thảo luận theo nhóm
- Trình bày
- Thảo luận
- Quan sát và trả lời câu hỏi
- Trả lời, thảo luận
Nhậnxét..................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN 	: 27 Ngày dạy: 22/3/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU
I. MỤC TIÊU
Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ
GV: Vô tuyến, băng hình về thế giới động vật. Aûnh minh họa tranh ảnh sưu tầm về động vật. Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to. Phiếu xem băng.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
Yêu cầu mỗi tổ hát một bài nói về một con vật nào đó.
GV khen các tổ.
2. Bài cũ (3’) Một số loài cây sống dưới nước.
Nêu tên các cây mà em biết?
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
GV nhận xét 
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Kể tên các con vật
+MT: Giúp HS Kể tên các con vật .
+Cách tiến hành: .
Hỏi: Con hãy kể tên các con vật mà con biết?
Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu, cô và các con cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?
Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các con sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.
v Hoạt động 2: Xem băng hình
+MT : Giúp HS quan sát , ghi nhận nội dung băng hình.
+Cách tiến hành: 
* Bước 1: Xem băng.
Yêu cầu vừa xem phim các con vừa ghi vào phiếu học tập.
GV phát phiếu học tập.
* Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả.
Yêu cầu HS lên bảng đọc kết quả ghi chép được.
GV nhận xét.
Hỏi: Vậy động vật có thể sống ở những đâu?
GV gợi ý: Sống ở trong rừng hay trên đồng cỏ nói chung lại là ở đâu?
Vậy động vật sống ở những đâu?
v Hoạt động 3: Làm việc với SGK
+MT : Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
+Cách tiến hành: 
Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó.
GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn.
GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh.
MT: Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
Cách tiến hành: 
* Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và tranh trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.
* Bước 2: Trình bày sản phẩm.
Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
GV nhận xét.
Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
5: Củng cố – Dặn dò (3’)
Hỏi: Con hãy cho biết loài vật sống ở những đâu? Cho ví dụ?
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS trả lời: 
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS vừa xem phim, vừa ghi vào phiếu học tập tên các con vật và nơi sống của chúng.
Trình bày kết quả.
Trả lời: Sống ở trong rừng, ở đồng cỏ, ao hồ, bay lượn trên trời, 
Trên mặt đất.
Trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không.
Trả lời: 
+ Hình 1: Đàn chim đang bay trên bầu trời, 
+ Hình 2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi con đi bên cạnh mẹ thật dễ thương, 
+ Hình 3: Một chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác, 
+ Hình 4: Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ 
+ Hình 5: Dưới biển có bao nhiêu loài cá, tôm, cua 
Tập trung tranh ảnh; phân công người dân, người trang trí.
Các nhóm khác nhận xét những điểm tốt và chưa tốt của nhóm bạn.
Sản phẩm các nhóm được giữ lại.
Đọc.
Trả lời: Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 29/3/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu
Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn.
Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã.
Có kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
II. Chuẩn bị
GV: Ảnh minh họa trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng.
HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’) Chơi trò chơi: mắt, mũi, mồm, tai
GV điều khiển để HS chơi.
HS đứng lên tại chỗ, 2 bạn: Lớp trưởng và lớp phó đứng lên quan sát xem bạn nào chơi sai.
Những bạn vi phạm sẽ bị phạt hát và múa bài “Con cò bé bé”.
2. Bài cũ:
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh trong SGK
MT: Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn.Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã
Cách tiến hành: 
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu tên con vật trong tranh.
Cho biết chúng sống ở đâu?
Thức ăn của chúng là gì?
Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ  có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun  Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Hoạt động 3: Động não
MT: Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
Cách tiến hành: 
Con hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh
MT: Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
Cách tiến hành: 
* Bước 1: Chia nhóm theo tổ.
Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn.
GV có thể gợi ý: 
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. 
GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu.
GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
HS trả lời cá nhân.
Trả lời: Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống 
Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí.
Báo cáo kết quả.
Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời.
2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
HS thi đua.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 29 Ngày dạy: 5/4/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. MỤC TIÊU
HS hiểu được một số loài vật sống dưới nước, kể được tên chúng và nêu được một số lợi ích.
HS biết một số loài vật sống dưới nước gồm nước mặn và nước ngọt.
HS rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
HS có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý những con vật sống dưới nước.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
Gọi 1 HS hát bài hát Con cá vàng.
Hỏi HS: Trong bài hát Cá vàng sống ở đâu?
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước.
+MT : HS biết một số loài vật sống dưới nước gồm nước mặn và nước ngọt.
+Cách tiến hành: 
Chia lớp thành các nhóm 4, 2 bàn quay mặt vào nhau.
Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
Gọi 1 nhóm trình bày.
Tiểu kết: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, )
v Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn
+MT : HS hiểu được một số loài vật sống dưới nước, kể được tên chúng.
+Cách tiến hành: 
Vòng 1: 
Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng.
Tổng hợp kết quả vòng 1.
Vòng 2: 
GV hỏi về nơi sống của từng con vật: Con vật này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được.
Cuối cùng GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
MT: HS hiểu được một một số lợi ích loài vật sống dưới nước
Cách tiến hành: 
Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
Có cần bảo vệ các con vật này không?
Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi.
+ Vật sống trong tự nhiên.
Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
Tiểu kết: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
 Hoạt động lớp, nhóm.
HS về nhóm.
Nhóm HS phân công nhiệm vụ: 1 trưởng nhóm, 1 báo cáo viên, 1 thư ký, 1 quan sát viên.
Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
1 nhóm trình bày bằng cách: Báo cáo viên lên bảng ghi tên các con vật dưới các tranh GV treo trên bảng, sau đó nêu nơi sống của những con vật này (nước mặn và nước ngọt).
Các nhóm theo dõi, bổ sung, nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Lắng nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
HS chơi trò chơi: Các HS khác theo dõi, nhận xét con vật câu được là đúng hay sai.
Làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi).
Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn, 
Phải bảo vệ tất cả các loài vật.
HS về nhóm 4 của mình như ở hoạt động 1 cùng thảo luận về vấn đề GV đưa ra.
Đại diện nhóm trình bày, sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung.
1 HS nêu lại các việc làm để bảo vệ các con vật dưới nước.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 30 Ngày dạy: 12/4/2007 
Môn	: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài dạy : NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I. MỤC TIÊU
HS củng cố lại các kiến thức về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng.
HS được rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác nhóm, kỹ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK. Các tranh, ảnh về cây con do HS sưu tầm được. Giấy, hồ dán, băng dính.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’) Giới thiệu bài
GV giới thiệu: Các emđã biết rất nhiều về các loại cây, các loại con và nơi ở của chúng. Hôm nay cô cùng các em sẽ củng cố lại các kiến thức ấy qua bài học: Nhận biết cây cối và các con vật.
HS lắng nghe. 1, 2 HS nhắc lại tên bài.
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh ve.õ
+MT : Giúp HS nhận biết cây cối trong tranh vẽ.
+Cách tiến hành: 
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây co

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH HK2.doc