Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Mặt trời và phương hướng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS biết được có 4 phương hướng chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; Mặt Trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây.

2. Kỹ năng:

- HS biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.

3. Thái độ:

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV:

· Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.

· Tranh vẽ trang 67 SGK.

· Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.

- HS: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Mặt trời và phương hướng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG.
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
HS biết được có 4 phương hướng chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; Mặt Trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây.
Kỹ năng: 
HS biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: 
Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
Tranh vẽ trang 67 SGK.
Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mặt Trời.
Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Mặt Trời và phương hướng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH:
Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
 + Hình 1 là gì?
 + Hình 2 là gì?
 + Mặt Trời mọc khi nào?
 + Mặt Trời lặn khi nào?
Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK.
Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
 + Phương Đông ở đâu?
 + Phương Tây ở đâu?
 + Phương Bắc ở đâu?
 + Phương Nam ở đâu?
Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm.
v Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất.
Giải thích: Hoa tiêu – là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “ Hoa tiêu giỏi nhất”.
Phổ biến luật chơi:
Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
GV cùng HS chơi.
GV phát các bức vẽ.
GV yêu cầu các nhóm HS chơi.
Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
v Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu.
Phổ biến luật chơi:
1 HS làm Mặt Trời.
1 HS làm người tìm đường.
4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều.
Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
Gọi 6 HS chơi thử.
Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời:
 + Nêu 4 phương chính.
 + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
 4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết?
Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao.
Hát
HS trả lời. Bạn nhận xét.
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn)
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
Không thay đổi.
Trả lời theo hiểu biết.
(Phương Đông và phương Tây)
HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 32.doc