Giáo án lớp 2 môn Tập đọc - Bài: Quyển sổ liên lạc

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc nhẹ nhàng, cảm động, phân biệt được lời của từng nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.

- Bài tập đọc khuyên các em phải kiên trì, cố gắng trong học tập.

- Hiểu tác dụng của quyển sổ liên lạc là để ghi nhận xét của GV về kết quả học tập, những ưu, khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên, giúp đỡ các con. Từ đó giáo dục HS có ý thức giữ gìn quyển sổ liên lạc.

3. Thái độ:

- Ham thích môn học.

 

doc 3 trang Người đăng hong87 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tập đọc - Bài: Quyển sổ liên lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tu ngày 26 tháng 4 năm 2006
 TẬP ĐỌC
QUYỂN SỔ LIÊN LẠC
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Giọng đọc nhẹ nhàng, cảm động, phân biệt được lời của từng nhân vật.
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.
Bài tập đọc khuyên các em phải kiên trì, cố gắng trong học tập.
Hiểu tác dụng của quyển sổ liên lạc là để ghi nhận xét của GV về kết quả học tập, những ưu, khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên, giúp đỡ các con. Từ đó giáo dục HS có ý thức giữ gìn quyển sổ liên lạc.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Quyển sổ liên lạc của HS. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu.
Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chuyện quả bầu.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Đưa ra quyển sổ liên lạc và hỏi: Quyển sổ liên lạc dùng để làm gì?
Để biết xem cô giáo đã ghi nhận xét gì vào sổ liên lạc của bạn nhỏ. Lớp mình cùng học bài hôm nay.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý: 
+ Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ: ai cũng bảo, bố làm gì, tháng nào, Trung ngạc nhiên, trang số nào.
+ Câu hỏi của Trung: giọng ngạc nhiên.
+ Câu trả lời của bố ở cuối bài: giọng trầm buồn.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Ai cũng bảo  viết thêm ở nhà.
+ Đoạn 2: Một hôm  nhiều hơn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Gọi 3 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Bố Trung được mọi người khen vì điều gì?
Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung làm gì?
Vì sao tháng nào cô giáo cũng nhắc Trung điều đó?
Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung để làm gì?
Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?
Yêu cầu từng HS mở sổ liên lạc của mình ra.
Trong sổ liên lạc cô giáo đã nhận xét con những gì?
Con làm gì để thầy cô vui lòng?
Sổ liên lạc có tác dụng gì?
Con phải giữ gìn sổ liên lạc ntn?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu 3 HS đọc bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai bố Trung và vai Trung) và trả lời câu hỏi: Câu chuyện cho em bài học gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn học tập và rèn luyện để trang sổ liên lạc luôn có những lời khen ngợi của cô giáo (thầy giáo) và luôn giữ gìn sổ liên lạc thật cẩn thận. 
Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
Hát.
3 HS tiếp nối nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 của bài.
Bức tranh vẽ 2 bố con. Họ đang nói chuyện về quyển sổ liên lạc.
Dùng để ghi nhận xét của GV với cha mẹ HS về tình hình học tập của em.
HS theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc bài.
Từ: sổ liên lạc, lắm hoa tay, lời thầy, nguệch ngoạc, luyện viết, (MB); quyển sổ, chăm ngoan, học giỏi, nguệch ngoạc, băn khoăn, (MN)
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
HS đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Phân chia đoạn theo hướng dẫn của GV.
Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng câu: 
Trung băn khoăn://
Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?// Bố bảo://
Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều./ Chữ mới được như vậy.//
Thế bố có được khen không?// Giọng bố buồn hẳn://
Không./ Năm bố học lớp ba,/ thầy đi bộ đội rồi hi sinh.//
HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng).
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Đọc và theo dõi bài.
Vì bố Trung lắm hoa tay, làm gì cũng khéo, viết chữ đẹp.
Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải luyện viết thêm ở nhà.
Vì chữ của Trung còn xấu.
Để Trung biết ngày còn nhỏ chữ của bố cũng rất xấu. Nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ bố mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều thì chữ Trung cũng sẽ đẹp.
Vì thầy giáo của bố đã hy sinh.
Mở 1 trang trong sổ liên lạc.
3 đến 5 HS đọc sổ liên lạc của mình.
Cố gắng sửa chữa những khuyết điểm.
Ghi nhận xét của thầy cô để HS tự cố gắng, sửa chữa khuyết điểm. 
Phải giữ gìn cẩn thận./ Giữ nó như một kỉ niệm.
Phải luôn cố gắng tập viết thì chữ mới đẹp.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 3.doc