Giáo án lớp 2 môn Chính tả, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. MỤC TIÊU

- Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng.

- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã. Viết sạch, đẹp.

- Yêu thích viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ.

- HS: Bảng con, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3)

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc 56 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Chính tả, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu.
1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
lụt, rút, sút, thút, nhút.
lúc, rúc, rục, súc, thúc, thục, nhục.
Cả lớp đọc đồng thanh.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 25 Ngày dạy: 6/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 :SƠN TINH, THỦY TINH 
I. MỤC TIÊU
Nhìn bảng và chép lại chính xác đoạn từ Hùng Vương thứ mười tám  cầu hôn công chúa trong bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trình bày đúng hình thức. Viết đẹp, đúng nét.
Làm các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Voi nhà.
Yêu cầu HS viết các từ sau: lụt lội, lục đục, rụt rè, sút bóng, cụt.
4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
+MT : Giúp HS nhớ lại nội dung để viết chính tả.
+Cách tiến hành: 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Gọi 3 HS lần lượt đọc lại đoạn viết.
Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Yêu cầu HS quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn.
c) Hướng dẫn viết từ khó
Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi, ch, tr; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
d) Viết chính tả
GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài 
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1: 
Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 5 HS làm xong đầu tiên được tuyên dương.
Bài 2
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho HS thi tìm từ giữa các nhóm. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các HS viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng và sạch, đẹp bài.
Chuẩn bị: Bé nhìn biển.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
3 HS lần lượt đọc bài.
Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Oâng có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn.
Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai, non cao, nước,
giỏi, thẳm,
Viết các từ khó, dễ lẫn.
Viết bài.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS làmbài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án:
trú mưa, chú ý; truyền tin, chuyền cành; chở hàng, trở về.
số chẵn, số lẻ; chăm chỉ, lỏng lẻo; mệt mỏi, buồn bã.
HS chơi trò tìm từ.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 25 Ngày dạy: 9/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : BÉ NHÌN BIỂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại chính xác bài thơ Bé nhìn biển.
Củng cố quy tắc chính tả ch/tr, thanh hỏi/thanh ngã. Trình bày đúng, viết đẹp đúng nét. 
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau: 
+ số chẵn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẻo, buồn bã, mệt mỏi,
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
+MT : Giúp HS nhớ nội dung viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 
+Cách tiến hành: 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc bài thơ Bé nhìn biển.
Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
Giữa các khổ thơ viết ntn?
Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài
Thu chấm 10 bài.
Nhận xét bài viết.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
+MT : Giúp HS là đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: .
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trong thời gian 5 phút, các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là nhóm thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3
Yêu cầu HS tư đọc đề bài và làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò những HS viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại.
Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói?
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
Viết hoa.
Để cách một dòng.
Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 hoặc thứ 4 để bài thơ vào giữa trang giấy cho đẹp.
MB: tưởng, trời, giằng, rung, khiêng sóng lừng,
MN: nghỉ hè, biển, chỉ có, bãi giằng, bễ, thở, khiêng,
4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
HS nghe – viết.
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Hoạt động lớp, cá nhân. 
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tên các loài cá bắt đầu bằng âm ch/tr.
Tên loài cá bắt đầu bằng âm ch: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá cháy (cá cùng họ với cá trích, nhưng lớn hơn nhiều và thường vào sông đẻ), cá chiên, cá chình, cá chọi, cá chuồn,
Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, trôi,
Suy nghĩ và làm bài.
a) chú, trường, chân
b) dễ, cổ, mũi
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 26 Ngày dạy: 13/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI?
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác đoạn truyện vui: Vì sao cá không biết nói?
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: r/d; ưt/ưc. Rèn viết sạch, đẹp.
- Ham thích viết đẹp.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ chép sẵn truyện vui. Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2. 
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bé nhìn biển
Gọi 2 HS lên viết bảng lớp, HS dưới lớp viết bảng con các từ do GV đọc.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
+MT : Giúp HS nắm được các quy tắc viết tập chép.
+Cách tiến hành: 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Treo bảng phụ và đọc bài chính tả.
Câu chuyện kể về ai?
Việt hỏi anh điều gì?
Lân trả lời em ntn?
Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Câu chuyện có mấy câu?
Hãy đọc câu nói của Lân và Việt?
Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào?
Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng.
Đọc cho HS viết.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: .
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Theo em vì sao cá không biết nói?
Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại truyện
Chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi GV đọc, sau đó 2 HS đọc lại bài.
Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt.
Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?”
Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?”
Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngậm đầy nước.
Có 5 câu.
Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?
Dấu hai chấm và dấu gạch ngang.
Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân.
HS đọc cá nhân, nhóm.
HS viết bảng con do GV đọc.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS đọc đề bài trong SGK.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án: 
Lời ve kêu da diết./ Khâu những đường rạo rực.
Sân hãy rực vàng./ Rủ nhau thức dậy.
Vì nó là loài vật.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 26 Ngày dạy: 16/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : SÔNG HƯƠNG 
I. MỤC TIÊU
Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ Mỗi mùa hè  dát vàng trong bài Sông Hương.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. Trình bày sạch đẹp. Rèn viết sạch, đẹp 
Giáo dục HS yêu thích viết đẹp. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Vì sao cá không biết nói?
Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
+MT: Giúp HS nhớ lại nội dung cần viết.
+ Cách tiến hành: 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
GV đọc bài lần 1 đoạn viết.
Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt.
Tuyên dương đội thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi.
Sông Hương.
Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống.
3 câu.
Các từ đầu câu: Mỗi, Những.
Tên riêng: Hương Giang.
HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
 Hoạt động lớp, cá nhân. 
Đọc đề bài.
4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
a) giải thưởng, rải rác, dải núi.
rành mạch, để dành, tranh giành.
b) sức khỏe, sứt mẻ
cắt đứt, đạo đức
nức nở, nứt nẻ.
2 HS đọc nối tiếp.
HS tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút.
HS thi đua tìm từ:
 Đội nào tìm nhiều từ đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 27/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : KHO BÁU
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Ngày xưa  trồng cà.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh.
Ham thích môn học và rèn viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Ôn tập giữa HK2
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép 
+MT : Giúp HS nhớ cách viết tập chép.
+Cách tiến hành: .
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép
Đọc đoạn văn cần chép.
Nội dung của đoạn văn là gì?
Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?
Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
cuốc bẫm, trở về, gà gáy.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS đọc các từ trên sau khi đã điền đúng.
Bài 3a
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV chép thành 2 bài cho HS lên thi tiếp sức. Mỗi HS của 1 nhóm lên điền 1 từ sau đó về chỗ đưa phấn cho bạn khác. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3b
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả 
Chuẩn bị bài sau: Cây dừa.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi và đọc lại.
Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.
3 câu.
Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng.
Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu.
HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó.
2 HS lên bảng viết từ, HS dưới lớp viết vào nháp.
 Hoạt động cá nhân.
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt.
voi huơ vòi; mùa màng.
 thuở nhỏ; chanh chua.
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Đọc đề bài.
Thi giữa 2 nhóm.
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt.
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra.
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 30/3/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : CÂY DỪA 
I. Mục tiêu
Nghe và viết lại đúng, đẹp 8 dòng thơ đầu trong bài thơ Cây dừa. 
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh.
Củng cố cách viết hoa tên riêng của địa danh.
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bài tập 2a viết vào giấy. Bảng ghi sẵn các bài tập chính tả. 
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Kho báu.
Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó của tiết trước, bền vững, thuở bé, bến bờ, quở trách.
 HS dưới lớp viết vào nháp do GV đọc.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
MT: HS nghe và viết lại đúng, đẹp 8 dòng thơ đầu trong bài thơ Cây dừa
Cách tiến hành: 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
GV đọc 8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa.
Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?
Các bộ phận đó được so sánh với những gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn thơ có mấy dòng?
Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
Dòng thứ hai có mấy tiếng?
Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề.
Các chữa cái đầu dòng thơ viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
MT: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh
Cách tiến hành: 
Bài 2a 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Dán hai tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên tìm từ tiếp sức.
Tổng kết trò chơi.
Cho HS đọc các từ tìm được.
Bài 2b
GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
1 HS đọc bài thơ.
Yêu cầu HS đọc thầm để tìm ra các tên riêng?
Tên riêng phải viết ntn?
Gọi HS lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng 
Chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS đọc lại bài.
Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
Lá: như tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. 
Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
Thân dừa: bạc phếch tháng năm.
Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
8 dòng thơ.
Dòng thứ nhất có 6 tiếng.
Dòng thứ hai có 8 tiếng.
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
tỏa; tàu dừa, ngọt, hũ
Đọc đề bài.
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sậy, 
xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng, 
 - Tìm từ.
Đáp án: Số chín/ chín/ thính.
Đọc đề bài.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
Tên riêng phải viết hoa.
2 HS lên bảng viết lại, HS dưới lớp viết vào Vở bài tập.
Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 29 Ngày dạy: 3/4/2007 
Môn	: CHÍNH TẢ
Bài dạy	 : NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. MỤC TIÊU
Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.
Làmđúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh.
Ham thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở chính tả. Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây dừa
Yêu cầu HS viết các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu kim, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc,
GV nhận xét 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
+MT : Giúp HS nhớ lại cách viết chính tả.
+Cách tiến hành: 
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. 
Người ông chia quà gì cho các cháu?
Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
B) Hướng dẫn cách trình bày
Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
C) Hướng dẫn viết từ khó
Hãy tìm trong bài thơ các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. 
Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
D) Viết bài
E) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
G) Chấm bài
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập chính tả.
+Cách tiến hành: 
Bài 2a 
Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 2b
Tiến hành tương tự như với phần a.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Chuẩn bị: Hoa phượng. 
 Hoạt động lớp, cá nhân.
3 HS lần lượt đọc bài.
Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm.
Oâng bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, mỗi, vẫn.
Viết các từ khó, dễ lẫn.
HS nhìn bảng chép bài.
Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Đáp án: 
Đang học bài. Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáp treo trước cửa sổ, em thấy trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã xổ lồng. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáp nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
Đáp án: 
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chính bỏ làm mười
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 29 Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docCHINH TA.doc