Giáo án lớp 2 môn Âm nhạc - Tuần 9 đến tuần 12

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca.

Kĩ năng:

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

+ HS năng khiếu : Biết đây là bài hát của nước Anh.

 Biết gõ đệm theo phách.

Thái độ:

- Yêu thích ca nhạc, muốn được vui ca cùng bạn bè.

II. Chuẩn bị

* GV: - Đàn, hát thành thạo bài hát Chúc mừng sinh nhật.

- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2.

- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), cá nhân.

- Bản đồ thế giới (nước Anh), tranh ảnh nước Anh

* HS: - Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc lớp 2, vở ghi bài.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của 1 trong 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui.

- Gọi một vài nhóm biểu diễn bài hát

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1619Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Âm nhạc - Tuần 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 09	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 09	BÀI: HỌC HÁT: BÀI CHÚC MỪNG SINH NHẬT
Nhạc: Anh
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ HS năng khiếu : Biết đây là bài hát của nước Anh.
	Biết gõ đệm theo phách.
Thái độ:
- Yêu thích ca nhạc, muốn được vui ca cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị
* GV: - Đàn, hát thành thạo bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), cá nhân.
- Bản đồ thế giới (nước Anh), tranh ảnh nước Anh
* HS: - Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc lớp 2, vở ghi bài. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của 1 trong 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui.
- Gọi một vài nhóm biểu diễn bài hát
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu nội dung tiết học: Học hát Chúc mừng sinh nhật, nhạc Anh 
a/ Học hát Chúc mừng sinh nhật
- GV giới thiệu: Mỗi người đều có một ngày sinh. Đó là một ngày vui, đầy ý nghĩa. Có một bài hát để chúng ta cùng hát chúc mừng nhau. Đó là bài Chúc mừng sinh nhật, nhạc nước Anh
- Cho HS đọc lời ca.
- Mở máy cho HS nghe bài hát.
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- Khởi giọng (giọng F).
- GV đàn, hát bài hát
- GV đàn giai điệu từng câu, mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
b. Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp với vỗ tay (hoặc gõ thanh phách) theo tiết tấu lời ca:
Mừng
ngày
sinh
một
đoá
hoa
x
x
x
x
x
x
xxx
- Hoặc vỗ tay theo nhịp:
Mừng
ngày
sinh
một
đoá
hoa
x
x
- Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ hoặc vỗ tay theo nhịp. Chia lớp làm 2 nhóm tập luân phiên nhau.
- Hát kết hợp vận động.
- Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
c. Tập biểu diễn
- Khi hát có thể cho các em cầm hoa tặng nhau hoặc thể hiện cử chỉ chúc mừng nhau theo phong cách người Việt Nam.
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Cả lớp lắng nghe bài hát
- Cá nhân nêu cảm nhận
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- HS hát, gõ đệm tiết tấu lời ca.
- HS hát, gõ đệm nhịp
- 2 dãy thực hiện 
HS năng khiếu nắm được.
HS năng khiếu thực hiện được
4. Củng cố: - Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm động tác phụ họa cho bài hát.
- Xem trước bài cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 10	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 10	BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
+ HS năng khiếu : Tham gia trò chơi đố vui.
Thái độ:
- Yêu thích ca nhạc, muốn được vui ca cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị
* Gíao viên: - Tập thể hiện một số động tác phụ họa bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), tốp ca, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của bài hát: Chúc mưng sinh nhật.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV giới thiệu nội dung của tiết học: Ôn tập bài Chúc mừng sinh nhật
a. Hướng dẫn HS ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
- GV đàn cho HS khởi giọng (giọng G)
- GV đệm đàn, hát bài Chúc mừng sinh nhật.
Bài hát này được thể hiện với sắc thái tình cảm thế nào ?
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm: Đoạn đầu bài đệm nhịp, đoạn sau đệm phách
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động cả bài.
b. Hát kết hợp gõ đệm
- Hoặc vỗ tay theo nhịp:
Mừng
ngày
sinh
một
đoá
hoa
x
x
- Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ hoặc vỗ tay theo nhịp. Chia lớp làm 2 nhóm tập luân phiên nhau.
- Hát kết hợp vận động.
- Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
c. Tập biểu diễn
- Khi hát có thể cho các em cầm hoa tặng nhau hoặc thể hiện cử chỉ chúc mừng nhau theo phong cách người Việt Nam.
d. Trò chơi đố vui:
- GV hát một bài nhịp 2 và một bài nhịp 3, cho HS nhận xét bài nào là nhịp 2, bài nào là nhịp 3. khi hát cần nhấn rõ trọng âm của nhịp 2, nhịp 3 đồng thời tay gõ dệm theo. Sau đó hát hai bài hát khác và tiếp tục đó các em.
- Các bài nhịp 3: Con kênh xanh xanh, Đếm sao, Ngày đầu tiên đi học, Bụi phấn, Chơi đu
- HS lắng nghe.
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm 3, tốp ca
- HS hát, gõ đệm nhịp
- 2 dãy thực hiện
- Cá nhân nêu tên các nốt trong bài
- HS đọc cao độ các nốt
- Cả lớp tập đọc, gõ tiết tấu
- HS lắng nghe
- HS tập đọc từng câu, cả bài, tập ghép lời ca. 
HS năng khiếu thực hiện
4. Củng cố: - Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm động tác phụ họa cho bài hát.
- Xem trước bài cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 11	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 11	BÀI: HỌC HÁT: BÀI CỘC CÁCH TÙNG CHENG
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: sênh, thanh la, mõ, trống.
Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
+ HS năng khiếu : Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
	Tham gia trò chơi.
Thái độ:
- Yêu thích ca nhạc, muốn được vui ca cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị
* GV: - Đàn, hát thành thạo bài hát Cộc cách tùng cheng.
- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), cá nhân.
* HS: - Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc lớp 2, vở ghi bài. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của bài hát: Chúc mưng sinh nhật.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu nội dung tiết học: Học hát Cộc cách tùng cheng, nhạc Phan Trần Bảng
a/ Học hát Cộc cách tùng cheng
- GV giới thiệu: Cộc cách tùng cheng
- Cho HS đọc lời ca.
- Mở máy cho HS nghe bài hát.
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- Khởi giọng (giọng F).
- GV đàn giai điệu từng câu, mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp
1- 2 cho HS tập hát theo đàn.
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
b / Tập trình bày bài hát
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một loại nhạc cụ gõ. Các nhóm lần lượt hát từng câu (theo tên nhạc cụ). Khi hát đến câu “Nghe sênh thanh la mõ trống” thì tất cả cùng hát, rồi nói: “Cộc – Cách – Tùng – Cheng”
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Cả lớp lắng nghe bài hát
- Cá nhân nêu cảm nhận
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- 4 nhóm thực hiện.
HS năng khiếu thực hiện
4. Củng cố: Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm động tác phụ họa cho bài hát.
- Xem trước bài cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 12	BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ đơn giản.
+ HS năng khiếu : Thuộc lời bài hát. Tập biểu diễn bài hát.
Thái độ:
- Yêu thích ca nhạc, muốn được vui ca cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị
* Gíao viên: - Tập thể hiện một số động tác phụ họa bài hát Cộc cách tùng cheng
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), tốp ca, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của bài hát: Cộc – cách – tùng – cheng..
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu 2 nội dung của tiết học: Ôn tập bài Cộc cách tùng cheng; Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
a. Hướng dẫn HS ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng
- GV đàn cho HS khởi giọng (giọng G)
- GV đệm đàn, hát bài Cộc cách tùng cheng Bài hát này được thể hiện với sắc thái tình cảm thế nào?
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm: Đoạn đầu bài đệm nhịp, đoạn sau đệm phách
- GV tập cho HS kĩ năng hát nối tiếp
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động cả bài.
b. Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hoặc nhạc cụ gõ đã chuẩn bị được, mô tả sơ lược: kích thước, hình dáng, vật liệu làm ra, âm thanh phát ra, cách sử dụng,  
- GV cho HS sử dụng bộ gõ để đệm theo bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- 4 nhóm thực hiện.
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm 3, tốp ca
- HS quan sát trả lời. Các em có thể sờ nắn, gõ thử  nếu là nhạc cụ thật. Hoặc có thể sử dụng để hát bài Cộc cách tùng cheng, 
HS năng khiếu thuộc lời
4. Củng cố: Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm động tác phụ họa cho bài hát.
- Xem trước bài cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Am nhac 9-12.doc