Giáo Án Lớp 1 - Tuần 9 Đến Tuần 16

I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo của vần “eo, ao”, cách đọc và viết các vần đó.

2. Kĩ năng:

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Gió, may, mưa, bão, lũ.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng:

-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 165 trang Người đăng honganh Lượt xem 1512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 9 Đến Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- mặt trời, mưa, sấm.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: rụng.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh núi rừng
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- rừng, thung lũng, suối, đèo.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: eng, iêng.
Tiếng Việt (thêm)
Ôn tập về vần ung, ưng.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ung, ưng”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ung,ưng”.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: ung, ưng
- Viết : ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập (20’) 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: ung, ưng.
- Gọi HS đọc thêm: tung hứng, quần chúng, búng tai, tưng bừng, dây thừng, muối vừng
Viết:
- Đọc cho HS viết: uôn, ung, ươn, ưng, cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ung, ưng.
Cho HS làm vở bài tập trang 55:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền vần ung hay ưng.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vầ để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: ửng hồng, cái thúng.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học 
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2005
Tiếng Việt
Bài 55: eng, iêng (T112)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được cấu tạo của vần “eng, iêng”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Ao, hồ giếng.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài:ung, ưng.
- đọc SGK.
- Viết: ungm ưng, bông súgn, sừng hươu.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: eng và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “xẻng” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “xẻng” trong bảng cài.
- thêm âm x đằng trước, tranh hỏi trên đầu âm e.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- lưỡi xẻng.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “iêng”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “eng, iêng”, tiếng, từ “lưỡi xẻng, xà beng”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- bạn nhỏ học bài chăm chú.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: nghiêngg, kiềng.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- giếng nước
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Ao, hồ giếng
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: uông, ương.
Toán
Tiết 48: Luyện tập (T68).
I. Mục tiêu:;
1. Kiến thức: Củng cố phép cộng, trừ trong phạmvi các số đã học, cộng, trừ với số 0.
2. Kỹ năng: Làm tính cộng, trừ thành thạo, biết viết phép tính thích hợp với tình huống.
3. Thái độ: Say mê học toán.
II. Đồ dùng: 
 - Giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài 5.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
Tính: 6 – 4 = 4 + 0 =
- làm bảng con
 4 + 2 = 6 – 2 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả, em còn lại đổi bài chéo cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
Chốt: Viết kết quả ?
- tính cột dọc
- kiểm tra và nhận xét bài bạn làm
- thẳng cột số
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó lên bảng chữa bài.
Chốt: Nêu cách tính?
- tính
- làm vở, sau đó nhận xét bài của bạn
- tính từ trái sang phải
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi hs trung bình chữa bài
Chốt: Mũi nhọn của dấu luôn quay về số nào ?
- điền dấu
- làm bài và nhận xét bài làm của bạn
- số bé hơn
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi hs khá chữa bài.
- điền số
- làm bài và nhận xét bài làm của bạn
Bài 5: HS tự nêu đề toán, sau đó viết phép tính thích hợp
- Gọi HS nêu đề toán khác?
- viêt phép tính phù hợp với đề toán của bạn.
- viêt phép tính khác.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc lại bảng cộng, trừ 6.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Phép cộng phạm vi 7.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 12 .
I. Nhận xét tuần qua:
- Thi đua học tập chào mừng ngày 22/12.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Hiếu, Tú, Hà, Quế Anh, Trung, Khánh Linh
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ đạt điểm 10 : Hà, Nhi, Yến, Khánh, Hải Anh
- Trong lớp chú ý nghe giảng: Thuỷ Tiên, Hưng, Khánh Linh, Hoan, Nhi, Linh Chi, Lan Anh,
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Vinh, Huy a, Nhan, Hoan, Thắng, Tưởng,
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Huy b, Hương.
- Còn bạn đi học muộn: Duyên, Yến, Thắng.
II. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tiếp tục thi đua đạt điểm 10 chào mừng ngày 22/12.
- Thi đua rèn luyện tác phong “ Anh bộ đội Cụ Hồ”. 
 Tuần 13
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2005
Chào cờ
Nhà trường tổ chức
 Tiếng Việt
Bài 56: uông, ương (T114)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được cấu tạo của vần “uông, ương”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Đồng ruộng.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: eng, iêng.
- đọc SGK.
- Viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: uông và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “chuông” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “chuông” trong bảng cài.
- thêm âm ch trước vần uông.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- quả chuông.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “ương”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: luống cày, nương rẫy.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “uông, ương”, tiếng, từ “quả chuông, con đường”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- đồng bào dân tộc đi gặt lúa .
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: nương, mường.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cánh đồng
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- đồng ruộng
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ang, anh.
Toán
Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 7 (T68).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố phép cộng. Thành lập bảng cộng 7, biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
2. Kỹ năng: Thuộc bảng cộng 7, tính toán nhanh.
3. Thái độ: Hăng say học tập, tự giác nghiên cứu bài.
II. Đồ dùng: 
Giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài 4.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5') 
- Tính: 5 + 1 =., 3 + 3 =., 2 + 4 = ..
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Thành lập bảng cộng trong phạm vi 7 (6')
Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy nhóm có số đồ vật ít hơn 7, sau đó thêm vào để được 7 đồ vật, nêu câu hỏi đố cả lớp?
- Tiến hành với các nhóm đồ vật khác nhau, nêu các phép tính trong phạm vi 7
- Ghi bảng.
- HS đọc lại
4. Hoạt động 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7 (5')
- Hoạt động cá nhân.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng cộng.
- Thi đua giữa các tổ, cá nhân
* Nghỉ giải lao.
5. Hoạt động 5: Luyện tập (10').
Bài 1: HS nêu cách làm, sau đó làm và chữa bài.
- HS yếu có thể xem lại bảng cộng.
Bài 2: Các bước tương tự bài 1.
Chốt: Khi đổi chỗ các số thì kết quả giống nhau.
- HS làm nhẩm và nêu kết quả, em khác nhận xét.
Bài 3: Ghi: 5 + 1 + 1 =, em ghi số mấy
- Số 7, vì 5 +1 = 6, 6 + 1 = 7.
vào, vì sao?
- HS làm phần còn lại và chữa bài.
Bài 4: Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh nêu bài toán? từ đó viết phép tính thích hợp.
- 6 con bướm đang đậu, 1 con bay đến hỏi tất cả có mấy con? (4 + 1 = 7).
- Em nào có đề toán và phép tính khác?
- HS giỏi: 1 + 6 = 7.
- Phần b tương tự.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc lại bảng cộng 7.
- Nhận xét giờ học.
Về nhà học lại bài, xem trước bài: Phép trừ phạm vi 7.
Đạo đức
Bài 12: Nghiêm trang khi chào cờ ( tiết 2)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức: HS biết tư thế đúng khi chào cờ.	
2. Kỹ năng: HS biết thực hiện chào cờ đúng tư thế.
3. Thái độ: có tình yêu đất nước.
II. Đồ dùng: 
 - Giáo viên: tranh minh hoạ nội dung bài tập 4.
- Học sinh : Vở bài tập đạo đức
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5').
- Quốc tịch của các em là gì?
- Việt Nnam
- Khi chào cờ ta phải làm gì ?
- Bỏ mũ non, đứng nghiêm trang
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2') 
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Tập chào cờ (5')
- Giáo viên làm mẫu.
- HS quan sát.
- Gọi 4 em lên bảng tập chào cờ.
- học sinh quan sátnhận xét bạn.
- Giáo viên đưa hiệu lệnh.
- Cả lớp đúng chào cờ.
4. Hoạt động 4:Thi chào cờ (7')
- hổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Theo dõi
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng
- Cùng HS cho điểm, đánh giá các tổ.
* Nghỉ giải lao: hát bài Quốc kì.
5.Hoạt động5:Vẽ và tô mầu lá Quốc kì (7')
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi
- Cho HS vẽ, tô mầu lá " Quốc kì"
- HS giới thiệu về lá " Quốc kì" của mình.
- Cùng HS nhận xét và khen ngợi bạn.
6. Hoạt động6: Củng cố - dặn dò (5').
- Đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Đi học đều và đúng giờ.
Tự nhiên - xã hội
 Bài 13: Công việc ở nhà (T28).
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình. Trách nhiệm của mỗi học sinh ngoài giờ học tập cần phải giúp đỡ gia đình.
2. Kĩ năng: HS biết kể một số công việc thường làm ở nhà cuar mỗi người trong gia đình, kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các tranh vẽ trong bài 13 phóng to.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kể tên các đồ dùng thường có trong ngôi nhà ở.
- Nhà em ở đâu? Có địa chỉ như thế nào?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Quan sát tranh (7’).
- hoạt động theo cặp 
Mục tiêu: Kể tên được một số công việc của những người trong gia đình.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh trong bài 13, nói về nội dung từng tranh. 
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- thảo luận theo cặp.
- trình bày trước lớp
Chốt: Những công việc đó có ích lợi gì?
- làm cho nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa mọi người trong nhà.
4. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm(10’).
- hoạt động nhóm
Mục tiêu: Kể tên được những việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS tự nêu câu hỏi trao đổi nhau về các công việc thường ngày em vẫn làm để giúp đỡ bố mẹ.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- tự hỏi và trao đổi với nhau
- theo dõi, nhận xét bạn.
Chốt: Mọi người trong gia đình đều phải quan tâm làm việc nhà tuỳ theo sức mình.
- theo dõi.
5. Hoạt động 5: Qan sát hình (10’).
- hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Hiểu điều gì xảy ra nếu trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 29 và cho biết điểm giống và khác nhau của hai tranh, em thích căn phòng nào hơn? Vì sao?
- Để nhà cửa gọn gàng sạch sẽ em cần làm gì?
- hai căn phòng giống nhau nhưng khi không được ai quan tâm dọn dẹp thì căn phòng sẽ trở lên bừa bãi
- ngoài giờ học giúp bố mẹ lau nhà cửa, gấp quần áo
Chốt: nếu mỗi người đều quan tâm đến việc nhà thì nhà cửa sẽ gọn gàng sạch sẽ.
- theo dõi.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi trò thi xếp gọn góc học tập.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: An toàn khi ở nhà.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2005
Tiếng Việt
Bài 57: ang, anh(T116)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được cấu tạo của vần “ang, anh”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Buổi sáng.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uông, ương.
- đọc SGK.
- Viết: uông, ương, quả chuông, con đường.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: ang và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “bàng” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “bàng” trong bảng cài.
- thêm âm b đằng trước, thanh huyền trên đầu âm a.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- cây bàng
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “anh”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: buôn làng, hải cảng.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ang, anh”, tiếng, từ “cây bàng, cành chanh”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- con sông, cánh diều
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: cánh, cành.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- mọi người đang đi làm đồng, bạn nhỏ đi học
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Buổi sáng
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: inh, ênh.
Toán
Tiết 47: Phép trừ trong phạm vi 7 (T69).
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố phép cộng, trừ. Thành lập bảng cộng 7, biết làm tính trừ trong phạm vi 7.
2. Kỹ năng: Thuộc bảng trừ 7, tính toán nhanh.
3. Thái độ: Hăng say học tập, thích khám phá kiến thức.
II. Đồ dùng: 
Giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài 4.
Học sinh: bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5') 
- Tính: 5 + 2 =., 4 + 3 =., 
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. hoạt động 3: Thành lập bảng trừ trong phạm vi 6 (5')
- Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy nhóm có 7 đồ vật sau đó chia làm 2 nhóm bất kì, lấy bớt đi một nhóm, nêu câu hỏi đố bạn để tìm số đồ vật còn lại? 
- Tiến hành với các nhóm đồ vật khác nhau, nêu các phép tính trừ trong phạm vi 7.
- Ghi bảng.
- đọc lại
4. Hoạt động4: Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7 (5').
- Hoạt động cá nhân. 
- Tổ chức cho HS thuộc bảng trừ. 
- Thi đua giưa các tổ , cá nhân.
* Nghỉ giảilao.
5. Hoạt động 5: Luyện tập (10')
Bài1 : HS nêu cách làm, sau đó làm và
chữa bài tập.
- HS có thể xem lại bảng trừ.
Bài2 : các bước tương tự bài 1
- HS nhẩm và nêu kết quả , em khác nhận xét.
- Bài3: Ghi 7 - 3 - 2 = , em ghi số mấy vào ? vì sao?
- Số 2 , vì 7 - 3 = 4, 4 - 2 = 2
- HS làm phân còn lại và chữa hai cột đầu.
Bài 4: Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh nêu bài toán? Từ đó viết phép tính thích hợp.
- 7 quả cam, em lấy đi 2 quả hỏi còn lại mấy quả cam trên đĩa?
( 7 – 2 = 5 )
- Em nào có đề toán và phép tính khác?
- HS giỏi: 7 - 5 = 2
- Phần b tươngtự.
6. Hoạt động6 : Củng cố - dặn dò (5') 
- Đọc lại bảng trừ 7.
- Nêu nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lai bài, xem trước bài: Luyện tập.
Đạo đức (thêm)
 Ôn bài : Nghiêm trang khi chào cờ.
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về hình dáng màu sắc lá Quốc kì nước ta, tác phong khi chào cờ.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về vẽ lá Quốc kì, đứng chào cờ đúng tư thế.
3. Thái độ: Có ý thức trật tự khi chào cờ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập. 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Mô tả Quốc kì nước ta? 
- Khi chào cờ em đứng như thế nào?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
- HS đọc đầu bài.
3. Thực hành (20’)
- Yêu cầu HS tập chào cờ theo nhóm.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Sau đó cho các em thi chọn người chào cờ đúng nhất.
- Cho HS thi vẽ Quốc kì Việt Nam.
- Chọn tranh vẽ đẹp nhất trưng bày.
Chốt: Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có màu đỏ ở giữa là sao vang.
4. Liên hệ thực tế (7’)
- Trong lớp mình bạn nào khi chào cờ đầu tuần đã thực hiện đúng nhất? ( HS tự nêu).
- Bạn nào còn hay nói chuyện, quay ngang ngửa khi chào cờ? ( HS tự nêu).
Chốt: Khi đứng chào cờ các em cần đứng nghiêm trang để thể hiện lòng tôn kính
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (3’)
- Đọc lại phần bài học.
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về bảng trừ 7.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép trừ.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 7.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9-16.doc