Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Đào Thu Hường - Trường Tiểu học Thạch Bình

I. Mục tiêu:

- HS biết được ưu- khuyết điểm của bản thân trong tuần để phát huy và sửa chữa.

- GV nêu phương hướng của tuần 9.

II. Nội dung:

1. Đánh giá các hoạt động của tuần qua.

a. Chuyên cần:

- HS đi học rương đối đều, vẫn còn hiện tượng nghỉ học trong ngày mưa:Thương,Trung

b. Học tập:

- Trong giờ các em tích cực phát biểu xây dựng bài: .

- Các em chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt: Quỳnh Anh, Kiên, .

Tồn tại:

- Một số em chưa chú ý trong giờ học, hay làm việc riêng trong lớp: Tuấn, Đạt.

- Một số em còn quên đồ dùng học tập

- Một số em chữ viết chưa đẹp, sách vở bẩn:Minh, Nhung.

c. Văn thể vệ:

- Các em đã biết xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.

- Vệ sinh cá nhân của các em tương đối tốt, tuy vẫn còn 1 số em chưa gọn gàng:Nhung, .

-Xếp hàng tập thể dục 1 số em còn chậm , hay xô đẩy nhau.

*ý kiến bổ sung của HS trong lớp

2. Phương hướng tuần tới:

- Duy trì tỉ lệ chuyên cần.

- Tiếp tục thi đua lập thành tích mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành và ngày 20/10.

- Duy trì nề nếp giữ gìn sách vở.

- Tiếp tục nhắc nhở học sinh mua sắm đầy đủ sách vở và đồ dùng.

- Học và làm bài đầy đủ trớc khi tới lớp.

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Đào Thu Hường - Trường Tiểu học Thạch Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nhận xét
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai
* Đọc từ ngữ ứng dụng:5’
- GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : buổi tối tuổi thơ , 
 múi bưởi tươi cười.
- 1 HS đọc từ ứng dụng
- HS tìm tiếng có vần mới học – GV gạch chân
- HS luyện đọc + phân tích tiếng – GV chỉnh sửa p/â cho HS.
- GV đọc mẫu + giải nghĩa từ:
	+ Tuổi thơ: độ tuổi còn nhỏ còn non dại, thơ ngây.
	+ Tươi cười: vui vẻ, phấn khởi.
- GV cho 1HS đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2(35’)
c. Luyện tập
* Luyện đọc(10’)
+ HS đọc lại bài ở tiết 1 (cá nhân , tập thể )
- Đọc bài trên bảng lớp.
- Đọc bài trong SGK
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng – HS đọc nhẩm : Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- 1 HS đọc – HS tìm tiếng có vần mới.
- HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới – HS luyện đọc câu ứng dụng.( cá nhân, tập thể )
- GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc
- HS luyện đọc câu 
- HS quan sát tranh minh hoạ - nhận xét tranh	
H: Bức tranh vẽ gì? (chị và em)
H: Chị và em đang làm gì? (đang chơi trò đố chữ)
- HS đọc bài trong SGK (cá nhân, cả lớp)
 Giải lao
*Luyện viết(10’)
- 1HS đọc nd bài viết – GV hướng dẫn về cách viết
- HS mở vở tập viết. 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút
- HS luyện viết vở- GV quan sát nhắc nhở.
- GV chấm điểm 1 số bài, nhận xét về độ rộng, khoảng cách, độ cao.
* Luyện nói(10’)
- 1 HS đọc tên bài luyện nói- GV ghi chủ đề luyện nói: chuối, bưởi, vú sữa. 
H: Trong chu đề luyện nói, tiếng nào chứa vần vừa học?
- Cho HS quan sát tranh- GV nêu câu hỏi gợi ý
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Trong 3 thứ quả này em thích quả nào nhất?
H: Chuối chín có màu gì?(vàng)
H: Vú sữa chín có màu gì?(tím)
H: Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?(mùa thu)
H: Ngoài các loại quả trên em còn biết các loại quả nào khác?
- HS thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm lên trình bày- HS nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò : 5’
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS thi tìm tiếng, từ có vần mới học - GV nhận xét giờ học. 
	5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Hướng dẫn HS đọc bài 36.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 36: ay- â - ây.
 Ngày soạn: 10/ 10/ 2010 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số 77+78)
Bài 36: ay, â -ây
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ay, ây, máy bay, nhảy dây.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu, bảng ôn SGK... 
- HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát.
2. Kiểm tra: 5’
- HS đọc bài trong 35 trong SGK
- HS viết bảng tay, bảng lớp: uôi, ươi,buổi tối, lưới cá.
- GV yêu cầu HS tìm và nói tiếng, từ có vần uôi, ươi
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài
- 1HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi vần: 
* Vần và chữ ghi vần ay (7’)
+ Nhận diện vần
- GV giới thiệu và ghi bảng:ay in thường, ay viết thường
H: Vần ay tạo nên từ âm nào?( Vần ay được tạo nên từ a và y )
H: Vần ay và vần ai giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
- HS so sánh (giống nhau: đều bắt đầu bằng a. Khác nhau: vần ay kết thúc bằng y, ai ...)
+ Phát âm và đánh vần tiếng
- GV phát âm: ay - HS phát âm( cá nhân)
- HS phân tích vần ay(CN) 
- HS đánh vần: a - y - ay - ghép vần, đọc trơn.
H: Có vần ay muốn có tiếng bay ta làm thế nào?
- HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng bay.
H: Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào?
- HS phân tích - HS đánh vần : bờ – ay - bay ( cá nhân ) 
- HS đọc trơn tiếng: bay(CN )
- GV cho HS quan sát tranh
H: Đây là cái gì? ( máy bay)
- GV giới thiệu từ “máy bay ” – ghi bảng từ khoá: máy bay – HS đọc từ khoá.
- 1 HS đọc tổng hợp – GV hỏi củng cố tô màu vần mới.
*Vần và chữ ghi vần : â - ây (tương tự)(8’)
- GV giới thiệu âm và chữ ghi âm â.
H: Chữ ghi âm â gồm những nét nào? So sánh a với â?
- GV giới thiệu vần và chữ ghi vần ây
Lưu ý: 
- Vần ây được tạo nên từ : â và y
- So sánh ay và ây( Giống nhau: kết thúc bằng y. Khác nhau ây bắt đầu bằng â, ay ..).
 Giải lao
* Luyện viết(6-8’)
- GV đưa chữ mẫu- HS QS nhận xét
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây. 
- HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai
* Đọc từ ngữ ứng dụng:5’
- GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : cối xay ngày hội
 vây cá cây cối
- HS tìm tiếng có vần mới học – GV gạch chân
- HS luyện đọc - phân tích tiếng mới.
- GV hướng dẫn giải nghĩa từ:
+ Cối xay: cối gồm tảng đá tròn, tảng dưới cố định, tảng trên xoay được xung quanh một cái trục.
+ Vây cá: một bộ phận của loài cá dùng để bơi lội.
- GV cho 2 HS đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2(35’)
c. Luyện tập
* Luyện đọc(10-12’)
+ HS đọc lại bài ở tiết 1 (cá nhân , tập thể )
- Đọc bài trên bảng lớp.
- Đọc bài trong SGK
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng – HS đọc nhẩm : Giờ ra chơi, bé trai thi chạy , bé gái thi nhảy dây. 
- 1 HS đọc – HS tìm tiếng có vần mới.
- HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới ( cá nhân, tập thể )
- GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc lưu ý HS câu có dấu phảy cần ngắt hơi.
- HS luyện đọc câu 
- HS quan sát tranh minh hoạ - nhận xét tranh.	
H: Bức tranh vẽ gì? ( bạn trai, bạn gái)
H: Bạn trai đang làm gì?, bạn gái đang làm gì?( đang chạy và nhảy dây)
- 1 HS đọc lại câu ứng dụng. 
Giải lao
*Luyện viết(10’)
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây. 
- HS mở vở tập viết. 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút
- HS luyện viết vở- GV quan sát nhắc nhở.
- GV chấm điểm 3-4 bài ,nhận xét về độ rộng, khoảng cách, độ cao.
* Luyện nói(10’)
- GV ghi chủ đề luyện nói: Chạy, bay, đi bộ, đi xe. 
- 2HS đọc chủ đề luyện nói 
- Cho HS quan sát tranh- GV nêu câu hỏi gợi ý
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Em gọi tên từng hoạt động trong tranh?
H: Khi nào phải đi máy bay? (dành cho HS khá, giỏi)
H: Hàng ngày em đi bộ hay đi xe đến lớp?
H: Bố mẹ em đi làm bằng phương tiện gì?
H: Ngoài các cách như đã vẽ trong tranh,để đi từ chỗ này đến chỗ khác ta còn dùng các cách nào nữa? (dành cho HS khá, giỏi)
- HS thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm lên trình bày- HS nhận xét
 4. Củng cố: 3-4’
- HS đọc lại toàn bài
- HS thi tìm tiếng, từ có vần mới học - GV nhận xét giờ học
	5. Hướng dẫn về nhà:1-2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 37.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 37: ôn tập
Thủ công( Tiết số 9)
Xé dán hình cây đơn giản (tiết2)
(Đã soạn vào thứ ba tuần 8)
 Toán (Tiết số 33)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết phép cộng với số 0.
- Thuộc bảng cộng và phép cộng trong phạm vi các số đã học.
- Giáo dục HS ham học môn toán
II. Đồ dùng dạy – học
- GV: Kế hoạch bài dạy
- HS : SGK, bút.
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định: 1’ Lớp hát 
 2. Kiểm tra: 3- 4’
- Lớp làm bảng con: 2 + 0 =  0 + 1 =
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài(2’) : GV giới thiệu bài trực tiếp - ghi bảng 
– HS nhắc lại
b. Hướng dẫn, tổ chức cho HS làm bài tập (33’)	
Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
 + HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
 + Các nhóm báo cáo kết quả và nêu rõ cách làm.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
 + HS tự làm bài vào vở.
 + GV gọi HS nêu miệng kết quả.
- Gọi HS nhận xét: 1 + 2 = 3 , 1 + 3 = 4 ,1 + 4 = 5 ,2 +1 = 3 ,3 + 1= 4 , 4 + 1 = 5
Giải lao
Bài 3: >, < =?
H: Muốn điền được dấu trước tiên các em phải làm gì?(dành hướng dẫn HS yếu)
- GV hướng hẫn HS làm. 
- HS làm bài – GV quan sát giúp đỡ em yếu.
- 1 số HS lên bảng làm bài – Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết kết quả phép cộng.(dành hướng dẫn HS khá giỏi)
- HS quan sát tranh bảng mẫu - GV hướng dẫn mẫu.
- HS làm bằng bút chì vào SGK.
- HS lên bảng làm bài- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố: 2’
H: Khi cộng một số với 0 cho kết quả thế nào?
- GV nhận xét giờ học
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung 
 Ngày soạn: 11/10/ 2009 
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Học vần(Tiết số: 79 + 80)
Bài 37 : ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần có kết thúc bằng i/y; từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế ( HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh) 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành,vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 5’
- GV cho 2, 3 hS đọc bài trong SGK
- GV đọc cho hs viết bảng con chữ : cối xay, vui vầy
- Tìm tiếng, từ có vần ay , ây
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs.
3. Bài mới: 
Tiết 1(35’)
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
H: Trong tuần chúng ta đã học những vần nào?
- HS nêu, GV ghi bảng động( ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi)
H: Các vần ôn có gì giống nhau, khác nhau?(giống kết thúc bằng i, y; khác nhau ở âm đầu vần)
- GV đưa 2 hình minh hoạđể khai thác và phân biệt tiếng tai, tay.
- 1HS nhắc lại
b. Hướng dẫn HS ôn tập(20 -25’)
*Hướng dẫn bảng ôn :
+ Các vần và âm vừa học trong tuần:
- GV yêu cầu HS đọc các âm ở cột dọc ( a, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ); các âm ở hàng ngang(i, y)
- GV đọc HS chỉ chữ - HS chỉ chữ và đọc. 
+ Ghép chữ thành tiếng:
- GV: Cô lấy âm a cột dọc và ghép với chữ i ở dòng ngang sẽ được vần gì? (ai) - GV ghi vào bảng ôn (ai)
H: Bạn nào tiếp tục ghép a với y ở dòng ngang và đọc to vần ghép được?
- HS đọc: ay - GV ghi các vần HS vừa đọc vào bảng ôn
- GV cho HS phân tích và đánh vần, đọc trơn tiếng vừa ghép.
- Tương tự, GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và y/c mỗi nhóm dắt một âm:
 + Tổ 1 và ghép âm â, o với âm ở hàng ngang (ây, oi)
 + Tổ 2 ghép âm ô, ơ với âm ở hàng ngang (ôi, ơi )
 + Tổ 3 ghép âm u, ư với âm ở hàng ngang (ui, ưi)
- GV lưu ý HS âm y chỉ ghép được với a, â.
- GV cho HS đọc từng dòng(cn-tt) – Cho HS đọc xuôi ngược bất kì.
- HS lên bảng chỉ và đọc toàn bộ bảng ôn.
- GV chỉ bất kì 1 vần trong bảng ôn yêu cầu HS đọc trơn, kết hợp phân tích và đánh vần.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(5’)
- GV viết bảng, HS đọc nhẩm: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- 1HS đọc các từ ngữ ứng dụng trên bảng
- HS luyện đọc từ ứng dụng(cn – nhóm). GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- GV đọc mẫu – 1 HS đọc lại
- GV giải thích từ khó (đôi đũa: gồm 2 chiếc đũa)
* Hd HS viết chữ trên bảng con: tuổi thơ, mây bay.
- HS viết bảng tay 2, 3 lần - Nhận xét.
- HS đọc lại bài(cn, tt)
- GV nhận xét giờ học.
tiết 2 (35’)
d. Luyện tập
* Đọc lại bài tiết 1(5’ – 6’)
- HS đọc bảng lớp lần lượt cn - tt( trên bảng)
- HS đọc SGK theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa phát âm cho hs.
* Đọc câu ứng dụng(5’- 6’)
- GV viết lên bảng đoạn ứng dụng HS nhẩm đọc: 
- HS đọc câu ứng dụng(cn – tt)
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS, giúp cho HS đọc trơn tiếng.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng, GV lưu ý HS cách đọc câu khi có dấu phảy.
- GV đưa tranh và khai thác nội dung của câu ứng dụng.
H: Tranh vẽ gì? (Vẽ bạn nhỏ đang ngủ )
H: Khi bạn nhỏ ngủ thì ngoài trời gió đang như thế nào?
- GV chỉ vào tranh để giải thích nội dung của bài ứng dụng.
- HS đọc lại câu ứng dụng và tìm tiếng theo yêu cầu vủa GV.
e Luyện viết(10’)
- GV hướng dẫn, viết mẫu. 
- GV y/c hs mở vở TV, ngồi đúng tư thế. Lưu ý HS khoảng cách giữa các chữ là 1 ô, giữa các tiếng trong từ bằng 1 con chữ o.
- HS viết từng dòng vào vở TV1.
- GV quan sát, uốn nắn cho hs.
- GV chấm 3 - 5 bài, nhận xét.
g. Kể chuyện(10 -12’):Cây khế
- GV nói cho HS biết câu chuyện này có tên là “Cây khế”
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm- HS lắng nghe và quan sát tranh (sgk) - GV kể lại lần 2 hướng dẫn HS kể lại bằng cách thảo luận nhóm dựa vào các câu hỏi dưới mỗi tranh. Sau đó HS nối tiếp nhau kể, vừa kể và chỉ vào từng tranh. Nhóm nào có tất cả 5 người kể đúng là chiến thắng.
+ Người em ra làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây ra rất nhiều trái to và ngọt.
+ Tranh 2: Một hôm, có 1 con đại bàng bay từ đâu tới. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra 1 hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu.
+ Tranh 3: Người em theo đại bàng bay đến hòn đảo đó và nghe lời đại bàng, chỉ nhặt 1 ít vàng bạc. Trở về, người em trở nên giàu có.
+ Tranh 4: Người anh sau khi nghe chuyện của em liền bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình.
Rồi 1 hôm, con đại bàng lại bay đến ăn khế
+ Tranh 5: Nhưng khác với em, người anh lấy quá nhiều vàng bạc. khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng. Nó sã cánh, người anh bị rơi xuống biển.
- HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện thi tài – HS kể – HS nhận xét.
*HS khá, giỏi kể 2- 3 đoạn.
H: Qua câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? (khuyên chúng ta không nên quá tham lam) (dành cho HS khá, giỏi)
- GV nêu nghĩa câu chuyện: Không nên tham lam.
4. Củng cố :3- 4’
- HS đọc bài ở sgk.
- HS tìm chữ và tiếng vừa học trong 1 văn bản bất kì GV đưa ra.
- Nhận xét giờ học.
	5. Hướng dẫn về nhà:1-2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 38.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 38: eo, ao.
Thể dục (Tiết số 9)
rèn tư thế cơ bản
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. (thực hiện bắt chước theo GV)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Địa điểm,phương tiện:
- GV: Kẻ sân chuẩn bị trò chơi
- HS: Trang phục gọn gàng
III. Các hoạt động dạy – học : 
 1. Phần mở đầu: 7- 8’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học 
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc theo điạ hình tự nhiên ở sân trường
- HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu
- Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”
 2.Phần cơ bản: 25’
a. Ôn tập về đội hình đội ngũ(6 -7’) 
- GV cho HS tập hợp và thực hiện theo sự chỉ dẫn của GV(1-2 lần)
- Sau đó GV cho HS tập theo tổ về dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải(2 lần)
- HS ôn lại dàn hàng, dồn hàng (2 lần ).
b.Ôn động tác: Đứng đưa hai tay ra trước.(4-5’)
- GV nêu tên động tác, sau đó làm mẫu - HS quan sát. 
- GVvừa tậpvừa hd cho HS tập theo.
- Lần 2,3 cho cán sự điều khiển – GV q/s, sửa sai cho HS .
c. Hướng dẫn động tác đứng đưa 2 tay dang ngang- tập phối hợp (12 -15’) 
- GV nêu tên động tác; GV tập mẫu kết hợp phân tích động tác, HS quan sát.
- GV tập mẫu kết hợp HS tập theo .
- Cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần - 4 nhịp.
+ Nhịp 1: từ tư thế đứng cơ bản đưa hai tay ra trước .
+ Nhịp 2: Về tư thế đứng cơ bản
+ Nhịp 3: Đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ v.
+ Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản.
- HS tập cả 2 động tác vừa học.
3. Phần kết thúc: 5’
- HS tập hợp thành ba hàng dọc, HS đứng vỗ tay và hát.
- Trò chơi hồi tĩnh “Diệt các con vật có hại”
- GV hệ thống bài học. 
- GV nhận xét bài học, giao bài tập về nhà các em tập lại động tác đứng đưa hai tay ra trước.
Toán (Tiết số 34)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- HS làm được phép cộng các số trong phạm vi đã học, cộng với số 0.
- Giáo dục HS ham học toán, tính chính xác, khoa học.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định: 1’ Lớp hát
2. Kiểm tra: 2’ 
- HS lên bảng làm bảng lớp , bảng con. 
 4 + 0 = 0 + 1 =... 5 + 0 =
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài.
- HS nhắc lại
b. Hướng dẫn tổ chức cho HS làm bài tập (30’)	
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
Bài 1: Tính 
HS nêu yêu cầu của bài.
H: Với phép yính viết theo cột dọc, kết quả em viết ở đâu? (hướng dẫn HS yếu)
 + HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra
 + Các nhóm báo cáo kết quả và nêu rõ cách làm.
H: Khi làm tính theo cột dọc em cần lưu ý gì? (dành cho HS khá, giỏi)
Bài 2:Tính
- HS nêu yêu cầu của bài
H: Khi thực hiện dãy tính em thực hiện như thế nào? (thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải)
- HS tự làm bài vào vở -2 em lên bảng điền kq- Nx chốt kq đúng.
Giải lao
Bài 4: Viết phép tính thích hợp: 
- Mời 1 HS khá giỏi làm mẫu.
- HS quan sát tranh và nêu bài toán rồi nêu phép tính tương ứng
- GV cho HS làm bài (2 +1 = 3;1 + 4 = 5)
Bài 3:>, < =? (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu của bài.
H: Muốn điền được dấu trước tiên các em phải làm gì?(tính kết quả từng vế)
- GV hướng hẫn HS làm 
- HS làm bài – HS lên bảng điền dấu.
4. Củng cố: 2’
- GV nhận xét giờ học.
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Nhắc HS về nhà học lại các công thức về các phép cộng đã học. 
 	 Ngày soạn:12/ 10/ 2009 
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
Học vần (Tiết số 81 + 82)
bài 38: eo - ao
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : gió, mây, mưa, bão lũ.
 II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu... 
- HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
2. Kiểm tra: 5’
- 2 HS đọc bài 37 trong SGK
- HS viết bảng tay, bảng lớp: đổi mới, tuổi thơ.
- Nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới : 
Tiết 1(35’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp , ghi bảng- HS nhắc lại 
b. Dạy chữ ghi vần
* Vần và chữ ghi vần eo (8’) 
+ Nhận diện vần
- GV giới thiệu và ghi bảng: eo in thường, eo viết thường
H: Vần eo tạo nên từ những âm nào?( Vần eo được tạo nên từ e và o)
* Phát âm và đánh vần tiếng
- GV phát âm: eo - HS phát âm( cá nhân,)
H: Vần eo gồm những âm nào ghép lại? ( 2 – 3 HS )
- HS phân tích vần(CN ) 
- HS đánh vần: e – o- eo .
- HS ghép vần - đọc trơn.
H: Có vần eo muốn có tiếng mèo ta làm thế nào?
- HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng mèo.
H: Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào?
- HS phân tích , đánh vần : m – eo - meo – huyền - mèo( cá nhân) - đọc trơn tiếng: mèo( CN)
- GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh vẽ con gì? 
- GV: để gọi 1 cách thân mật hơn ta gọi là “chú mèo”
- GV giới thiệu từ “chú mèo ” – ghi bảng từ khoá : chú mèo – HS đọc từ.
- 1 HS đọc tổng hợp
H: Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
H: Vần mới vừa học là vần nào?
- HS nêu – GV tô màu vần mới.
- HS luyện đọc
*Vần và chữ ghi vần ao (7’) Qt tương tự
H: So sánh vần eo và vần ao giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
- GV cho HS đọc tổng hợp 2 phần
 Giải lao
* Luyện viết từ ứng dụng(9-10’) 
- GV đưa chữ mẫu- HS nhận xét về độ cao, khoảng cách các con chữ.
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. 
- HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai.
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 5’
- GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : cái kéo trái đào
 leo trèo chào cờ
- HS tìm tiếng có vần mới học.
- HS luyện đọc + phân tích tiếng mới.
- GV đọc mẫu - 2HS đọc.
- GV cho 1 HS đọc lại bài.
- Nhận xét giờ. 
Tiết 2(35’)
c. Luyện tập
*Luyện đọc(10’)
+ HS đọc lại bài ở tiết 1 (cá nhân , tập thể )
- HS đọc bài trên bảng lớp.
- HS đọc bài trong SGK tiết 1.(CN)
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng – HS đọc nhẩm : 
Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo
- 1S đọc – HS tìm tiếng có vần mới.
- HS luyện đọc + phân tích tiếng ( cá nhân)
- GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc
- HS luyện đọc từng dòng thơ.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 dòng thơ.
- HS quan sát tranh minh hoạ - nhận xét tranh	
H: Bức tranh vẽ gì? (Bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo)
H: Bạn nhỏ ngồi thổi sáo ở đâu? (bờ suối) 
- HS đọc bài ứng dụng.
- HS đọc bài trong SGK (cá nhân, cả lớp)
 Giải lao
*Luyện viết(10’)
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- HS mở vở tập viết- 1 HS đọc lại bài viết. 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút.
- HS luyện viết vở.
- GV chấm điểm 3-4 bài - nhận xét.
* Luyện nói(10’)
- GV ghi chủ đề luyện nói: gió, mây, mưa, bão lũ.
- HS đọc chủ đề luyện nói.
- Cho HS quan sát tranh- GV nêu câu hỏi gợi ý
H: Trong vẽ những gì?
H: Trên đường đi học về, gặp mưa em làm thế nào?
H: Khi nào em thích có gió?
H: Trước khi mưa to, em thường thấy gì trên trời? 
H: Em biết gì về lũ và bão? (dành cho HS khá, giỏi)
- HS lên trình bày- HS nhận xét, khen.
 4. Củng cố: 3-4’
- HS đọc lại toàn bài
- HS thi tìm tiếng, từ có vần mới học.
- GV nhận xét giờ học.
	5. Hướng dẫn về nhà:1-2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 39.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 39: au, âu.
Tập viết(tiết số 7)
Tập viết tuần 7: xưa kia , mùa dưa,
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng các chữ: xưa kia , mùa dưa, ngà voi, gà mái...kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1, tập 1.
- HS viết đẹp, đúng mẫu, cỡ chữ, đúng khoảng cách.
- HS viết đúng, viết đẹp. 
*HS khá, giỏi viết đủ số dòngquy định trong vở tập viết1, tập 1.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: chữ viết mẫu.
- HS: Bảng, phấn, vở viết, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS viết bảng con: cử tạ, thợ xẻ
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :30’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS viết bảng con(13’)
- 1 HS đọc toàn bài viết.
- GV chỉ vào từ “xưa kia” và hỏi:
H: Từ “xưa kia” gồm mấy chữ?
H: Em hãy nêu độ cao của các con chữ trong từ “xưa kia” 
H: Khoảng cách từ chữ “xưa ” và chữ “kia ” là bao nhiêu?(Khoảng1 con chữ o)
- GV giải thích từ: xưa kia (lâu lắm rồi) - GV viết mẫu: xưa kia .
- HS viết bảng – nhận xét.
- GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
*Tiến hành tương tự với: mùa dưa, ngà voi... hướng dẫn tương tự.
 Giải lao
c. HS viết bài trong vở tập viết.(17-18’)
- HS mở vở – 1 HS đọc bài viết
- GV nhắc nhở, yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế.
H: Nêu khoảng cách giữa các từ trong 1 dòng? (khoảng 1 ô to) 
- HS viết bài vào vở- GV quan sát giúp đỡ HS yếu
- GV chấm và nhận xét 3- 4 bài viết của HS.
4. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em viết chữ đẹp.
- Về viết đúng và đủ từ trong bài.
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Hướng dẫn HS đọc bài 36.
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm ở bảng.
Tự nhiên, xã hội (Tiết số 9)
 Hoạt động và nghỉ ngơi
I. Mục tiêu:
- HS kể được các hoạt động, trò chơi mà mình yêu thích 
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày
*Với HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK.
* Giáo dục BVMT:
- Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ.
- Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể mình.
- hình thành thói quen giữ vệ sinh thân

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9-huong.doc