Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 (tiết 6)

- Mục tiêu:

- Đọc , viết được vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ và câu ứng dụng trong bài.

- Luyện nói: 3-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ, SGK, tranh minh hoạ: cua bể, ngựa gỗ.

- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.

III- Hoạt động dạy- học

doc 14 trang Người đăng haroro Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 (tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy- học:
Tiết I
Hoạt động 1: Củng cố vần ia
- Viết các chữ ia, vỉa hè, tỉa lá:
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ia trang 60 (2em đọc )
Hoạt động 2: Nhận diện vần ua, ưa:
- Dạy vần ua: 
- GVđưa ra vần ua 
- Gồm âm gì và âm gì đã học?
 - Đọc - HS đọc
- HS gài vần ua
- HS đánh vần : ua ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
- Vần ua gồm có mấy âm ? Những âm gì? ( 2 âm : u - a)
+ Muốn có tiếng cua ta thêm âm gì ?( c)
- HS gài cua : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ Tiếng cua gồm có âm gì ghép với vần gì? ( c- ua )
- GVtreo tranh vẽ con cua 
-Tranh vẽ con gì?
- Rút ra từ khoá 
- GV gài bảng - Đọc mẫu -HS đọc
- HS gài từ : con cua- đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ưa: ngựa , ngựa gỗ -( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ua - ưa : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
Hoạt động 3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ : tre nứa , xưa kia.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần ua, ưa trong các từ : 
Hoạt động 4: HD viết bảng con : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- GV đưa bảng viết mẫu: - HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
Tiết II
Hoạt động 1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 62 ,63( cá nhân - đồng thanh.)
- Q uan sát tranh : Mẹ đi chợ - Nhận xét .Rút câu ứng dụng.
- Luyện đọc câu và tìm tiếng có vần mới. Cá nhân -- đồng thanh .
Hoạt động 2: Luyện nói: Giữa trưa.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 63( SGK)
Hoạt động 3: Luyện viết vào vở: : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
Hoạt động 4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ua, ưa ( Hình thức thi đua)
Hoạt động nối tiếp
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ua, ưa.
- Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ua, ưa.
Tiết 3:
 Đạo đức
Gia đình em 
( Tiết 2)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu bước được trẻ em có quyền được cha mẹ thương yêu chăm sóc
-Nêu được việc cần làm của trẻ để thể hiện sự kính trọng lễ phép vâng lời ông bà , cha mẹ
- Cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
- Giáo dục kĩ năng sống: 
	Kĩ năng giới thiệu về bản thân; Kĩ năng giao tiếp; Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, bài hát về gia đình, 
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Củng cố
Gia đình em có những ai ?
Hãy kể về 1 vài việc,lời nói mà các em thường làm đối với ông bà ,cha mẹ
Lớp nhận xét - Bổ sung.
Hoạt động 2: HS liên hệ bản thân.
+ HS làm việc theo nhóm : Trao đổi kết quả với nhau
- Em lễ phép vâng lời ai ?Trong tình huống nào?
- Em đã làm gì khi đó ?
- Tại sao em làm như vậy?
- Kết quả ra sao? 
+ HĐ cả lớp : 
- Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp - Lớp bổ sung - Nhận xét.
Hoạt động 3: Đóng vai theo tranh( bài tập 3) 
+ HĐ theo nhóm: Mỗi tổ giải quyết 1 tình huống trong tranh( 2,3,4)
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị sắm vai.
+ HĐ cả lớp : 
 Đại diện 1 nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung - Nhận xét
Hoạt động nối tiếp
Cả lớp hát bài : Cả nhà thương nhau
Hằng ngày vâng lời ông bà, cha mẹ.
Tiết 4:
 THể dục
 GV chuyên ban dạy
 Thứ 3 ngày tháng năm 
Tiết 1+2:
Học vần
Bài 31: Ôn tập
I- Mục tiêu: 
- Đọc, viết được các vần, tiếng có ia, ua, ưa, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và rùa.
II- Chuẩn bị: 
- GV :bảng ôn , tranh minh hoạ S GK: Khỉ và rùa.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì .
III- Hoạt động dạy - học:
Tiết I
Hoạt động 1: Ôn vần ua,ưa
- Viết các chữ : ua, ưa, ca múa, mùa dưa
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
Hoạt động 2: Ôn vần và tiếng
- GV đưa tranh : phố 
- HS nêu tiếng dưới tranh: mía - GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn : m - ia- mía.
- GV đưa tranh : mía
- HS nêu tiếng dưới tranh: múa - GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn : m- ua-múa.
- Đọc cá nhân - đồng thanh: mía- múa.
- HS nêu các vần đã học ia ,ua, ưa 
 - GV ghi lên bảng :
- Đọc cá nhân - đồng thanh. 
Hoạt động 3: Ghép các âm thành vần :
- Ghép âm cột dọc ,tr, ng, ngh với âm cột ngangu, ua, ư, ưa, i, ia. 
- Đọc cá nhân - đồng thanh 
- Đồng thanh cả bài.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng :
- HS nêu từ - Giảng từ : ngựa tía, trỉa đỗ.
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ. 
Hoạt động 5: Viết bảng con: mùa dưa, ngựa tía. 
- GV đưa bảng viết mẫu:
- GV viết mẫu 
- Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con 
- GV chữa lỗi cho HS.
Tiết II
Hoạt động 1: Luyện đọc 
 - Đọc SGK Trang64 ,65( cá nhân - đồng thanh.)
 - Quan sát tranh thơ: Gió lùa kẽ lá.
 - Luyện đọc câu thơ.
Hoạt động 2: Kể chuyện : Khỉ và Rùa .
- GV kể toàn bộ câu chuyện 
- Lần 2 kể theo tranh minh hoạ.
- HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). 
- Cá nhân tập kể từng đoạn câu chuyện .
- ý nghĩa câu chuyện : Ba hoa là một đức tính xấu rất có hại . Khỉ cẩu thả vì bảo bạn ngậm đuôi mình.Rùa ba hoa nên đã chuốc vạ vào thân. Chuyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.
Hoạt động 3: : Luyện viết vào vở: : mùa dưa, ngựa tía. 
- GV viết mẫu
 - HS viết trong vở tập viết .
Hoạt động nối tiếp:
 - Chấm bài - chữa lỗi 
- Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần đã học .
 - Về nhà luyện đọc,viết các ia, ưa, ua. đã học.
Tiết 3:
Toán
Luyện tập 
I - Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích cộng.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, 
- HS : Bảng con , bộ cài toán lớp 1. 
III- Hoạt động dạy -học:
Hoạt động 1: Củng cố
- 1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Làm tính: 3+1= 2+2= ..........+3 = 4 
- 3 em lên bảng – lớp viết bảng con.-Mỗi tổ 1 bài
Hoạt động 2: Thực hành Luyện tập
HS giở vỏ BT: Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1: Tính: 
- HS thực hiện tínhvào bảng con: 
- HS làm bài 
– 2em lên bảng chữa bài 
- Nhận xét
Bài 2:Viết số: 
- HS làm bài
– 2em lên bảng chữa bài .
- Nhận xét.
- HS viết số thích hợp vào ô trống : 
Bài 3: Tính: 
- HS thực hiện tínhvào vở: 
- HS làm bài 
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
– 2 em lên bảng chữa bài 
Hoạt động nối tiếp
Chấm bài – Chữa bài - Nhận xét
Tiết 4:
Mĩ Thuật
vẽ hình vuông và hình chữ nhật
I- Mục tiêu: 
- HS nhận biết được HV và HCN
- Biết các vẽ HV và HCN
- Vẽ được HV và HCN vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích
II- Chuẩn bị: 
- Một vài đồ vật là HV và HCN
- Hình minh họa để HD cách vẽ HV,HCN
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Giới thiệu HV, HCN
- GV giới thiệu một số đồ vật HV,HCN và gợi ý để HS nhận ra: HV,HCN
Hoạt động 2: HD HS cách vẽ và vẽ HV, HCN
- Vẽ trước 2 nét ngang hoặc dọc cách đều nhau, bằng nhau
- Vẽ tiếp nét dọc hoặc nét ngang còn lại. 
Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành
- Gv quan sát giúp đỡ HS
Hoạt động 4: Nhật xét đánh giá
- Cho HS xem bài vẽ đẹp và tuyên dương
- HS tự nhận xét về các bài vẽ
Hoạt động nối tiếp
- Dặn HS quan sát hình dáng mọi vật xung quanh.
 Thứ 4 ngày tháng năm 
Tiết 1+2:
Học vần
Bài 32: Vần: oi - ai
I- Mục tiêu: 
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: sẻ, ri, bói cá, le le
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ tranh minh hoạ SGK: nhà ngói, bé gái.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy- học:
Tiết I
Hoạt động 1: Củng cố
- Viết các từ:ua ,ưa ,mùa mưa ,trưa hè.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
Hoạt động 2: Nhận diện vần oi, ai:
- Dạy vần oi: 
+ Vần oi gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : o-i)
- HS gài vần oi:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng ngói ta thêm âm gì ?( ng)
- HS gài ngói : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng ngói gồm có âm gì ghép với vần gì? ( ng-oi )
- GVđưa tranh :nhà ngói - HS q/s - Rút ra từ mới- HS gài từ : nhà ngói 
- Từ nhà ngói gồm có mấy tiếng?đó là những tiếng nào?
GV gài bảng - Đọc - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Dạy vần ai, gái, bé gái -( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần oi - ai : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
Hoạt động 2: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- HS đọc từ dưới tranh : nhà ngói , bé gái.
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ :ngà voi, gà mái.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần oi , ai trong các từ : 
Hoạt động 3: Hđ viết bảng con :oi, ai, nhà ngói , bé gái.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
Tiết II
Hoạt động 1: Luyện đọc :
 - Đọc SGK (Trang 66,67 )( cá nhân - đồng thanh.)
 - Q uan sát tranh : Chú bói cá- Nhận xét . 
 - Luyện đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới .
Hoạt động 2: Luyện nói: : Sẻ, ri, bói cá, le le..
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 67( SGK)
Hoạt động 3: Luyện viết vào vở: oi, ai, nhà ngói , bé gái.
- HS viết trong vở tập viết .
Hoạt động 4: Trò chơi : 
 - Thi tìm tiếng có vần oi, ai( Hình thức thi đua)
Hoạt động nối tiếp
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oi, ai .
- Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có oi, ai.
Tiết 3:
Toán
Phép cộng trong phạm vi 5
I- Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm phép cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK
HS : bộ cài toán lớp 1. 
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Củng cố 
- 1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Làm tính: 1+3= 3 +1= 2 +...=4 ...+ 1=4.
- 2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
 Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng bảng cộng trong phạm vi 5:
a, Giới thiệu phép cộng: 4 + 1 =5: 1+4=5
GV gài 4 que tính: Có mấy que tính? ( 4 que tính). 
GVgài 1que tính:Cô gài thêm mấyque tính ? ( 1que tính). 
Có tất cả mấyque tính?( 5 que tính ).
HS đọc : Có 5 que tính– ( Đồng thanh.)
4 que tính thêm 1 que tính là 5 que tính – 4 thêm 1 bằng 5.
GV viết : 4+1=5 ( HS đọc đồng thanh ).
4 cộng 1 bằng mấy ? ( 5)- HS gài bảng : 4+1=5
1 cộng 4 bằng mấy ? (5) – HS gài bảng : 1+4=5
HS nhận xét kết quả 2 phép tính trên.
B, Giới thiệu phép cộng: 3+2=5: 2+3=5
(Cách dạy tương tự)
C, HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5:
GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng – GV hỏi lại kết quả.
HS nêu lại kết quả - GV ghi lại : 3+2=5 2+3=5 1+4=5 4+1=5
Hoạt động 3: Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: tính :
HS dựa vào bảng cộng trong phạm vi 5 để làm: : 4+1= 3+2 =
HS nối tiếp nêu kết quả .
Bài 2:Tính: 
 HS làm tính viết vào bảng con.
 2 em lên làm bài - Nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh SGK nêu đầu bài toán và nêu phép tính : a) 4 + 1 = b)3 +2 =
HS làm bài – 1 em lên bảng làm bài.
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp
Trò chơi : Nhẩm nhanh kết quả phép tính đã học :
- GV nêu phép tính– HS giơ tấm bìa có kết quả phép tính.
- Nhận xét – tuyên dương.
Tiết 4:
Tự nhiên xã hội
ăn uống hàng ngày
 I Mục tiêu :
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn khỏe mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Giáo dục kĩ năng sống: 
	Kĩ năng làm chủ bản thân; Kĩ năng phát triển tư duy phê phán
 II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK .
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
 III- Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Củng cố
Đánh răng, rửa mặt như thế nào là đúng cách ?
Chúng ta nên đánh răng , rửa mặt vào lúc nào ?
Nhận xét – Cho điểm .
Hoạt động 2: Kể tên những thức ăn đồ uống trong ngày:
Mục tiêu :
- HS nhận biết và kể tên những thức ăn đồ uống thường dùng hằng ngày 
*Cách thực hiện:
Bước 1:Hoạt động cả lớp:
HS kể tên những thức ăn , đồ uống thường dùng trong ngày .
- GV ghi lên bảng.
Bước 2:Quan sát tranh trang 18
+ Em thích ăn những lọai thức ăn nào - Loại nào em chưa được ăn ? 
GVKL: : Muốn cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh em cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết dược vì sao phải ăn uống hằng ngày
*Cách tiến hành :
Bước 1:Hoạt động nhóm :
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ?
+ Hình nào cho biết các bạn học tập tốt ?
+ Hình nào cho biết các bạn có sức khoẻ tốt ?
Đại diện tổ lên nêu câu hỏi và trả lời- Lớp bổ sung.
Để cơ thể mau lớn , có sức khoẻ và học tập tốt chúng ta phải làm gì?( ăn uống đủ chất)
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
Mục tiêu : HS biết được hằng ngày phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt .
*Cách tiến hành :
Chúng ta phải ăn uống như thế nào cho đầy đủ?
Hằng ngày em ăn mấy bữa , vào lúc nào?
Tại sao không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
Ăn uống như thế nào là hợp vệ sinh?
Hoạt động nối tiếp
 - Muốn cơ thể mau lớn , khoẻ mạnh chúng ta phải ăn uống như thế nào?
Hàng ngày tự giác ăn uống đầy đủ và đủ chất.
 Thứ 5 ngày tháng năm 
Tiết 1,2:
Học vần
Bài 33: ôi - ơi
I- Mục tiêu: 
- Đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Lễ hội.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: trái ổi , bơi lội.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy- học:
Tiết I
Hoạt động 1: Củng cố
- Viết các từ :nhà ngói, bài vở.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài oi, ai trang 66 (2em đọc )
Hoạt động 2: Nhận diện vần oi, ai:
- Giới thiệu tiếng ổi vần ôi: 
+Vần ôi gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : ô-i)
- HS gài vần ôi:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng ổi ta thêm thanh gì ?( thanh hỏi)
- HS gài ổi : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng ổi gồm có những âm gì ? ( ô- i )
- GVđưa tranh - HS q/ s- Rút ra từ :trái ổi--HS gài từ : trái ổi 
- GV gài bảng -HS đọc ( cá nhân - đồng thanh
- Dạy vần ơi- bơi- bơi lội-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ôi - ơi : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
Hoạt động 3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ: ngói mới , đồ chơi.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần oi , ai trong các từ : 
Hoạt động 4: HD viết bảng con
- ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
Tiết II
Hoạt động 1: Luyện đọc :
- Đọc SGK (Trang 68 ,69) ( cá nhân - đồng thanh.)
- Quan sát tranh : Bé trai, bé gái - Nhận xét .Rút câu ứng dụng.
- Luyện đọc câu ứng dụng. Tìm tiếng có vần mới. 
Hoạt động 2: Luyện nói: : Lễ hội.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 69( SGK)
Hoạt động 3: Luyện viết vào vở: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- HS viết trong vở tập viết .
Hoạt động 3: Trò chơi : 
 - Thi tìm tiếng có vần ôi, ơi( Hình thức thi đua)
Hoạt động nối tiếp
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ôi, ơi .
- Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ôi,ơi
Tiết 3
Toán
 Luyện tập 
I - Mục tiêu: 
 Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
 Biết tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng .
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút, bộ cài toán lớp 1. 
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Củng cố
- 2 HS lên làm bài 
- Lớp làm bảng con:(mỗi tổ 2 bài)
*Tính: 4+ 0 = 2+2 = 
 3+1 = 5 =3+... 
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập:
- HS giở VBT
- Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1: Tính: Giáo viên ghi bài 1 lên bảng.
- HS áp dụng các kiến thức đã học để làm tính: 
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả..- Nhận xét.
Bài 2: Tính:Làm vào bảng con 
- HS làm bài – chưã bài
Bài 3:Tính:
- HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. 
- HS làm bài – em lên bảng làm 3 cột.
 - Nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp: 
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán – phép tính. : 
HS làm bài – 2 em lên chữa bài – Nhận xét .
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp
- Chấm bài – Chữa bài - Nhận xét.
Tiết 4:
Thủ công
Xé, dán hình cây đơn giản
 ( Tiết 1)
I - Mục tiêu: 
HS biết cách xé dán hình cây đơn giản. 
HS xé dán được hình tán lá cây, thân cây. Hình dán cân đối, phẳng.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bài mẫu .
HS: Giấy nháp, giấy màu, hồ dán, bút chì , vở thủ công . 
III- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Củng cố xé dán quả cam
2 em lên xé , dán quả cam.
 Nhận xét - đánh giá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
GV đưa bài xé dán mẫu cho HS quan sát và nhận xét:
Nêu đặc điểm ,hình dáng , màu sắc của cây? ( Cây có hình dáng khác nhau : cây cao , cây thấp , cây to , cây nhỏ, cây có các bộ phận : thân cây màu nâu, tán lá màu xanh. 
Hoạt động 3: GV hướng dẫn vẽ hình và xé:
+ Treo sơ đồ các bước vẽ và xé hình tán lá cây tròn - GV nêu các bước - 2 HS nhắc lại .
- GV vẽ và xé hình tán lá cây tròn:
- HS lấy giấy nháp kẻ ô tập, vẽ và xé hình tán lá cây tròn.
+ Xé tán lá cây dài :
- Lấy 1 tờ giấy xanh đậm ,đánh dấu, và vẽ xé một hình chữ nhật (hình 1)
- Xé dần dần, chỉnh sửa thành hình tán lá cây dài( Hình 5)
+ Xé hình thân cây:- Lấy tờ giấy màu nâu vẽ và xé 1 hình chữ nhật .
+ Dán hình: GV làm mẫu -HS lên bảng thực hành dán:
+Ướm và đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
+ Nhận xét tinh thần học tập , ý thức tổ chức , kỷ luật của HS trong giờ học.
+ Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
- Các đường xé tương đối thẳng , đều , ít răng cưa.
- Hình xé cân đối , gần giống hình mẫu .
- Dán đều , không nhăn. 
Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy , bút chì , hồ dán để tuần sau thực hành xé dán hình cây đơn giản. 
 Thứ 6 ngày tháng năm 
Tiết 1,2:
Học vần
Bài 34: Ui - ưi
I- Mục tiêu: 
- Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Đồi núi
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ, SGK, tranh minh hoạ: đồi núi , gửi thư.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy- học:
Tiết I
Hoạt động 1: Củng cố các từ: thổi xôi, bơi lội
- Viết các từ: thổi xôi, bơi lội,
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôi ơi trang 68 (2em đọc )
Hoạt động 2: Nhận diện vần ui, ưi:
* Dạy vần ui
GV gài vần ui - Đọc, HS đọc
- Vần ui gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : u-i)
- HS gài vần ui:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng núi ta thêm âm gì ?(n )
- HS gài núi : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng núi gồm có âm gì ghép với vần gì ? ( n- u i )GV gài bảng: núi
- Treo tranh đồi núi - HS q/s-N/xét- Rút ra từ : đồi núi - - HS gài từ : đồi núi GVgài bảng- HS Đọc.
* Dạy vần ưi- gửi- gửi thư-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ui - ưi : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
Hoạt động 3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: gửi quà , ngửi mùi.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần ui , ưi trong các từ : 
Hoạt động 4: HD viết bảng con
 - ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
Tiết II
Hoạt động 1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang70 ( cá nhân - đồng thanh.)
- Đọc SGK trang 71: quan sát tranh : Dì Na - Nhận xét .Rút câu ứng dụng.
- Luyện đọc câu và tìm tiếng có vần mới. 
Hoạt động 2: Luyện nói: : Đồi núi.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 71( SGK)
Hoạt động 3: Luyện viết vào vở : : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
 - HS viết trong vở tập viết .
Hoạt động 4: Trò chơi 
 - Thi tìm tiếng có vần ui, ưi( Hình thức thi đua)
Hoạt động nối tiếp
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần ui, ưi .
 - Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ui, ưi.
Tiết 3:
Toán
Số 0 trong phép cộng.
I- Mục tiêu: 
- Biết kết quả phép cộng 1 số với số 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK,
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1,bộ cài toán lớp 1. 
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Củng cố bảng cộng 5
1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
Làm tính: 5 =2+ 5 = 3 + 4 +1 = 2 +2 =.
- 2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng có dạng o cộng với 1 số:
Bước1: Phép tính: 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3
GV treo tranh: lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ 2 không có con nào cả.Hỏi cả hai lồng có bao nhiêu con chim?
 GV nêu bài toán – Gợi ý :
3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim ?(3 con chim)
Bài này ta làm tính gì? (+)
HS gài phép tính: 3 + 0 = 3 - GV ghi bảng- HS đọc: 3 + 0 = 3
Bước2 :Giới thiệu phép tính: 0 + 3 = 3
GV cầm đĩa 0 quả táo : Trong đĩa có mấy quả táo?( có 0 quả táo)
GV cầm đĩa thứ 2 và hỏi : Trong đĩa có mấy quả táo?(có 3 quả táo)
HS nêu đầu bài toán :Đĩa thứ nhất có 0 quả táo , đĩa thứ 2 có 3 quả táo , Hỏi cả 2 đĩa có bao nhiêu quả táo?
Muốn biết cả 2 đĩa có bao nhiêu quả táo ta làm tính gì?( cộng)
HS gài phép cộng : 0 + 3 = 3- GV ghi bảng – HS đọc : 0 + 3 = 3
HS đọc cả hai phép tính : 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3
Vậy: 3 + 0 = 0 + 3
Bước 3 :HS gài bảng : 4 + 0 = 4, 0 +5 = 5 2 + 0 = 2 0 + 1 = 1
Một số cộng với 0 bằng chính số đó , 0 cộng với 1 số bằng chính số đó.
Hoạt động 1: Thực hành Luyện tập:
Yêu cầu HS làm bài trong VBT
Bài 1: tính nhẩm:
HS dựa vào phép cộng với 0 để làm tính: 
HS làm bài – 2 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
 Bài 2:Tính 
- HS làm tính viết các phép tính - GV lưu ý đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L1 Tuan 8 CKT.doc