A/ Yêu cầu:
- Củng cố và khắc sâu các phép tính cộng trong phạm vi 5
- Biết so sánh các phép tính cộng trong phạm vi 5
- Rèn cho HS biết cách tính toán nhanh.
B/ Các hoạt động dạy học:
TUẦN 8 ~~~~~~&~~~~~~ Ngày soạn: Ngày 18 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010 Tiết 1: Luyện Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 A/ Yêu cầu: - Củng cố và khắc sâu các phép tính cộng trong phạm vi 5 - Biết so sánh các phép tính cộng trong phạm vi 5 - Rèn cho HS biết cách tính toán nhanh. B/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập - GV ghi đề bài tập lên bảng Bài 1: Tính 5 + 0 = 1 + 2 + 2 = 3 + 2 = 2 + 2 + 0 = 2 + 3 = 1 + 2 + 1 = Bài 2: Điền dấu >, <, = 2 + 2 o 5 2 + 2 o 4 1 + 2 o 3 1 + 4 o 3 3 + 1 o 5 3 + 1 o 2 3 + 1 o 5 5 + 0 o 5 2 + 1 o 3 Bài 3: Điền số và dấu vào ô trống = 5 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết phép tính rồi tính - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu. - Giáo viên chấm - chữa bài * Hoạt động 2: Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà xem lại các bài đã học - HS theo dõi - HS lắng nghe - Học sinh làm lần lượt từng bài - Nộp bài, chữa bài - HS lắng nghe Tiết 2: Luyện Tiếng Việt BÀI 33 A/ Yêu cầu: - Giúp HS đọc, viết tiếng từ, câu ứng dụng Bài 33 một cách chắc chắn - Rèn kĩ năng đọc, viết làm bài tập thành thạo - Giáo dục các em ý thích chăm học, chăm đọc sách B/ Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Viết bảng con: ôi, trái ổi - ơi, bơi lội - GV nhận xét, ghi điểm 2. Hướng dẫn ôn luyện - Đối với HS trung bình, yếu: - GV hướng dẫn HS luyện đọc, viết âm, tiếng, đọc đánh vần, đọc trơn tiếng - Đối với HS khác : HS đọc trơn tiếng, từ, câu ứng dụng - Đối với HS giỏi: HS đọc diễn cảm câu ứng dụng và làm bài tập - GV viết bài 33 lên bảng - GV gọi HS đọc cá nhân, uốn nắn sửa sai - Luyện viết: ôi, trái ổi - ơi, bơi lội - GV viết mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quy trình viết - GV quan sát giúp đỡ thêm - Bài tập: Điền ôi hay ơi? đ... đũa mưa r... ngói m... - GV hướng dẫn HS làm bài - GV gọi đọc các từ đã điền.GV đánh giá cho điểm 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà học bài. Xem bài 34 - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con - HS nhìn SGK đọc bài cá nhân theo GV gọi - HS quan sát - H tự nhìn bảng đọc bài - HS quan sát - HS viết bài và làm bài - HS làm bài - HS chữa bài - đọc bài trên bảng lớp - HS lắng nghe Tiết 3: Luyện TN & XH ĂN UỐNG HÀNG NGÀY A/ Yêu cầu: - Biết được cần phải ăn uống đầyđủ hàng ngày để Mau lớn, khỏe mạnh . - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. - Có ý thức tự giác trong việc ăn uống, ăn đủ no, uống đủ nước. B/Đồ dùng dạy học: - Các hình ở bài 8 phóng to. - Câu hỏi thảo luận. - Các loại thức ăn hằng ngày. C/Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định : 2.KTBC : Hỏi tên bài cũ : - Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: - Cho Học sinh khởi động bằng trò chơi “Đi chợ giúp mẹ”. 10 Học sinh chia thành 2 đội, GV hô đi chợ. Học sinh sẽ mua những thứ cần cho bữa ăn hằng ngày (GV đã chuẩn bị sẵn).Trong thời gian nhất định đội nào mua được nhiều thức ăn sẽ thắng. - Qua đó GV giới thiệu bài và ghi đề bài. Hoạt động 1 : Động não Mục tiêu: - Kể tên những thức ăn đồ uống hằng ngày. Cách tiến hành: Bước 1: Cho Học sinh suy nghĩ và tự kể. GV ghi những thức ăn đó lên bảng. Bước 2: Cho Học sinh quan sát hình trang 18 và trả lời các câu hỏi trong hình. + Các em thích những loại thức ăn nào trong số đó? + Loại thức ăn nào các em chưa được ăn hoặc không biết ăn ? Kết luận: Muốn mau lớn và khoẻ mạnh, các em cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ các chất đường, đạm, béo, khoáng cho cơ thể. Hoạt động 2 :Làm việc với SGK Mục tiêu : Hs giải thích được tại sao các em phải ăn uống hàng ngày . Cách tiên hành: - GV chia nhóm 4 học sinh - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 19 và trả lời các câu hỏi: - Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? - Hình nào cho biết các bạn học tập tốt? - Hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt? - Để cơ thể mau lớn và có sức khoẻ để học tập tốt ta phải làm gì? Kết luận : Chúng ta cần phải ăn uống hàng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tạp tốt . Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Biết được hàng ngày phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt. Cách tiến hành: GV viết cáccâu hỏi lên bảng để học sinh thảo luận, nội dung như SGK. + Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống ? + Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào? Kết luận : Chúng ta cần ăn khi đói và uống khi khát Ăn nhiều loại thức ăn như cơm, thịt, cá, trứng, rau, hoa quả hằng ngày ăn ít nhất 3 lần vào sáng, trưa, tối. Ăn đủ chất và đúng bữa. 4.Củng cố : Hỏi tên bài : Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức. Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Thực hiện ăn đủ chất, đúng bữa. - HS trả lời nội dung bài học trước. - HS nêu lại tựa bài học. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Học sinh lắng nghe. - HS nêu - HS nêu - HS nhắc lại kết luận Quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Hình thứ 1 - Hình có nhiều điểm 10 - Các bạn đang chơi vật tay - Phải ăn uống hàng ngày Hs nhắc lại kế luận Học sinh phát biểu ý kiến của mình, bạn nhận xét. HS lắng nghe. - Khi đói và khát - 3 bữa vào sáng ,trưa , tối - Học sinh nhắc lại - Thực hiện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: