I .Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Đọc và viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Đọc được đúng các từ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : giữa trưa .
II. Đồ dùng dạy học
GV : Bộ chữ vi tính, tranh cua bể, ngựa gỗ .
HS : Bộ thực hành TV .
III.Các hoạt động dạy học
Tuần 8 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 Sáng Chào cờ Học vần Bài 30 : ua – ưa I .Mục tiêu bài học : Giúp HS - Đọc và viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ - Đọc được đúng các từ và câu ứng dụng trong bài. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : giữa trưa . II. Đồ dùng dạy học GV : Bộ chữ vi tính, tranh cua bể, ngựa gỗ . HS : Bộ thực hành TV . III.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’) : - 2 HS yếu đọc : ia , tờ bìa, lá mía, vỉa hè, lá mía . - 2 HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng ( bài 29 ) . - Lớp viết bảng con : lá tía tô . 2. Dạy học bài mới : GVgiới thiệu bài . * Hoạt động 1 (12’) : Dạy vần - GV đính vần mới, cho HS nhận biết, nêu cấu tạo vần, ghép vần, tiếng mới trên bảng cài . -HS đánh vần, đọc trơn vần, tiếng ( cá nhân, đồng thanh ). - GV đinh tiếng, từ cho HS đọc, kết hợp phân tích cấu tạo . - GV đinh tranh minh họa từ, HS quan sát, GV giảng từ . - HS đọc lại bài, so sánh 2 vần ua, ưa. * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (8’): HS luyện đọc từ kứng dụng. - GV đính từ, HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, HS đọc, phân tíchtiếng mới, đọc từ, GV kết hợp giảng từ. * Hoạt động 3 (7’): HS luyện viết vần, từ ứng dụng trên bảng con, GV uốn nắn, rèn HS yếu. Tiết 2 3. Luyện tập. Hoạt động 1 (20’): Luyện đọc Đọc bảng tiết 1: GV chỉ bất kì cho HS đọc. Đọc câu ứng dụng. Luyện đọc SGK: HS đọc thầm, đọc nhóm, rèn đọc cá nhân. Thi đua các nhóm. Giải lao (5’) Hoạt động 2 (5’): HS luyện nói HS hoạt động nhóm đôi, nói theo chủ đề “giữa trưa”. Một số HS nói trước lớp, GV nhận xét, rèn kĩ năng luyện nói. Hoạt động 3 (7’): Luyện viết vở tập viết. GV hướng dẫn quy trình viết, tư thế viết. HS viết bài, GV chấm, nhận xét kết quả. 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại. Dặn dò: HS đọc viết bài ở nhà, tìm tiếp tiếng, từ mở rộng có chứa vần ua, ưa (Ví dụ: chua, cua, dưa, mưa,) Toán Luyện tập I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4 . - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc hai phép tính thích hợp . II . Đồ dùng dạy học: GV : bảng phụ, bảng nam châm, tranh minh họa bài tập 4 . HS : Bộ thực hành Toán, SGK III. Các hoạt động dạy học 1 .Kiểm tra bài cũ (5’) : 2 HS yếu đọc bảng cộng trong PV3 và PV4 . 2 . Dạy học bài mới : GV giới thiệu bài * Hoạt động 1 ( 8’) : Sử dụng bảng con - Lớp làm bảng con ( bài tập 1 – trang 48 ) - 2 HS yếu làm bảng lớp ( GV hướng dẫn viết các số thẳng cột ) . - HS nhận xét, ( GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ). * Hoạt động 2 ( 7’) : Sử dụng SGK - HS yếu, trung bình ( làm bài tập 2 – trang 48 ) : GV chấm. - HS khá, giỏi (làm bài tập 2, 3 –trang 48 ) : GV chấm bài 3 . - 2 HS chữa bài trên bảng phụ . ( GV củng cố về bảng cộng trong phạm vi 3 và phạmvi 4 ) . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 3 ( 5’) : Sử dụng bộ thực hành toán - GV đính tranh minh họa (bài tập 4 – Trang 48 ) - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, tập nêu bài toán, lập phép tính trên bảng cài . * Hoạt động 4 ( 5’) : Sử dụng BNC + Trò chơi : Thi viết kết quả nhanh 1 + 2 = 3 + 1 = 1 + 3 = 2 + 2 = 1 + 1 = 2 + 1 = -GV nêu luật chơi, 3 nhóm thi đua chơi . HS nhận xét ,đọc lại bài . 3. Củng cố dặn dò ( 3’) : GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . - Dặn dò HS : học thuộc bảng cộng trong PV 3 và PV 4 . Sáng Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010 Toán Phép cộng trong phạm vi 5 I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Tiếp tục củng cố khái niệm cơ bản về phép cộng - Thành lập và ghi nhớ bảng công trong phạm vi 5 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 II. Đồ dùng dạy học GV: 5 que tính, 5 bông hoa, bảng phụ, bảng nam châm, phấn màu . Tranh minh họa bài tập 4. HS: bộ thực hành toán, SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’): 2 HS yếu đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4. - Lớp làm bảng con: Tính 3 + 1 = 1 + 3 = 2 + 2 = - HS nhận xét (GV củng cố bảng cộng trong phạm vi 4) 2. Dạy học bài mới * Hoạt động 1 ( 8’) : Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5 - HS sử dụng bộ thực hành toán : Lấy ra một nhóm đồ vật có số lượng là 5 và tách làm hai phần . Cho HS tự nêu bài toán . - GV đính mẫu vật trên bảng, HS nêu bài toán và tự lập phép tính trên bảng cài .GV kết luận ghi bảng cộng trong phạm vi 5 . - HS đọc ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh ). * Hoạt động 2 ( 7’) : Sử dụng bảng con - Lớp làm bảng con ( bài tập 1 – trang 49 - cột 1, 2 ). 2 HS yếu làm cột 3, 4 - HS nhận xét, (GV củng cố về bảng cộng trong phạm vi 5 ) . * Hoạt động 3 ( 8’): Sử dụng SGK - HS yếu, TB ( làm bài tập 2 –trang 49 ) , 1HS chữa trên BNC, GV chấm NX. - HS khá, giỏi ( làm bài tập 2, 3 – tr 49 ), 1HS chữa trên bảng phụ .GV chấm bài3 ( Củng cố cho HS yếu về cách đặt tính và tính ) . * Hoạt động 4 ( 5’) : Trò chơi ( bài tập 4 – trang 49 ) - GV đính tranh cho 3 nhóm thi đua viết phép tính thích hợp . 3. Củng cố dặn dò ( 3’) : HS đọc lại bảng cộng trong PV 5, GV chốt lại bài, dặn dò HS ghi nhớ bảng cộng trong PV 5 . Học vần Bài 31 : Ôn tập I .Mục tiêu bài học : giúp HS -Đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học : ia, ua, ưa . - Đọc đúng các từ và đoạn thơ ứng dụng . - Nghe hiểu và kể được một số tình tiết quan trọng theo tranh truyện kể Khỉ và Rùa . II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng ôn, tranh minh họa truyện kể Khỉ và Rùa . HS : Bộ thực hành TV . III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Kiểm tra bài cũ ( 5’) : 2 HS yếu đọc ia, ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ . - Lớp viết bảng con : tổ 1 : ia, ua tổ 2 : nô đùa tổ 3 : tre nứa . - 2 HS khá đọc câu ứng dụng SGK . 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài : ( 3’) HS tự nhớ và nêu lại các vần đã học, GV ghi bảng cho HS đọc, giới thiệu bảng ôn . b. Ôn tập * Hoạt động 1 ( 12’) : Ôn các vần vừa học trong tuần - HS đọc các âm, vần ở cột ngang, cột dọc ( rèn HS đọc yếu ). - HS ghép các chữ và vần để tạo tiếng - Luyện đọc các tiếng mới ( cá nhân + đồng thanh ). Rèn HS yếu đọc kết hợp phân tích tiếng * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 8’): Luyện đọc từ ứng dụng - GV đính các từ, cho HS đọc thầm, nhận biết các tiếng có vần vừa ôn . - HS đọc tiếng, đọc từ ( cá nhân + đồng thanh ) . GV kết hợp giảng từ . * Hoạt động 3 ( 7’): Luyện viết bảng con - GV đọc từ : mùa dưa, ngựa tía cho HS viết trên không rồi viết bảng con . GV uốn nắn, rèn HS viết yếu . Tiết 2 3. Luyện tập * Hoạt động 1 ( 18’) : HS luyện đọc + Luyện đọc bảng lớp : GV chỉ bảng theo thứ tự, bất kì cho HS đọc cá nhân, rèn HS đọc yếu . Lớp đọc đồng thanh . + Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng : HS đọc thầm , nhận biết tiếng có vần vừa ôn . - HS đọc tiếng, đọc từ, đọc từng dòng thơ, đọc đoạn ( cá nhân + đồng thanh) - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn . + Luyện đọc SGK : GV đọc mẫu, cho HS đọc thầm . Rèn cá nhân nhiều em đọc, HS nhận xét, GV nhắc nhở, động viên . Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 10’): Kể chuyện “ Khỉ và Rùa”. - GV giới thiệu câu chuyện, kể mẫu, HS lắng nghe . - HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh tập kể từng đoạn câu chuyện . - Đại diện các nhóm lên kể kết hợp chỉ tranh, HS nhận xét . - 2 HS kể toàn bộ nội dung câu chuyện . - HS nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện .GV kết luận . * Hoạt động 3 (5’): Luyện viết - GV hướng dẫn quy trình viết, HS viết vở tập viết . - GV uốn nắn, chấm bài nhận xét 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại bài . - Dặn dò HS : về đọc kĩ bài ôn . Chiều : Ôn Tiếng Việt Bài 31 : Ôn tập I.Mục tiêu bài học : Giúp HS - Củng cố về đọc các vần, tiếng, từ, đoạn thơ ứng dụng trong bài . - Nối được chữ với hình . Nối đúng các từ để tạo câu có nghĩa . - Điền đúng vần ia hoặc ua để được từ thích hợp . II. Đồ dùngdạy học GV : Bảng ôn, bài tập viết bảng phụ, BNC HS : Bảng con, SGK, vở BTTN Tiếng Việt . III.Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 ( 12’): Luyện đọc - GV đính bảng ôn, cho HS đọc thầm - Rèn cá nhân nhiều em đọc, GV chỉnh sửa, động viên . - Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . - HS luyện đọc đoạn thơ ứng dụng SGK . * Hoạt động 2 ( 15’): HS làm vở bài tập + Bài tập 1 ( trang 24 ) : HS làm việc cá nhân , đọc thầm các tiếng, nối chữ với hình . Một số HS chữa bài, nêu kết quả, nhận xét . + Bài tập 2 ( trang 24 ): HS hoạt động cá nhân, đọc thầm các từ rồi nối từ - 1 HS chữa bài, ghép các từ trên bảng nam châm . - GV chấm bài, nhận xét . HS đọc câu mới ghép . * Hoạt động 3 ( 5’): HS làm bảng con ( bài tập 3 – tr 24 ). - 2 HS yếu làm bảng lớp : Điền vần ia hay ua ch quà, c..đá b.. đá đ..xe IV. Củng cố dặn dò ( 3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại . - Dặn dò HS : về đọc bài . Thể dục Đội hình đội ngũ - Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Ôn một số kĩ năng về đội hình đội ngũ . Yêu cầu HS thực hiện chính xác, trât. tự . - Học tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay về trước. Yêu cầu HS thực hiện ở mức cơ bản đúng. - Ôn trò chơi “ Qua đường lội’. Yêu cầu HS chơi chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Sân trường, còi, GV kẻ nội dung trò chơi. III. Các hoạt động 1. Phần mở đầu (5’) - GV tập trung HS, phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. * Khởi động: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên sân. - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản (25’) * Hoạt động 1: Ôn đội hình, đội ngũ. - HS ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải (2 – 3 lần) cán sự lớp điều khiển, GV nhắc nhở, động viên. - Các tổ thi đua tập 1 – 2 lần. * Hoạt động 2: Học thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. + Học dộng tác: Tư thế đứng cơ bản. + Động tác đứng đưa 2 tay ra trước, - GV hướng dẫn động tác, cho 2 HS làm mẫu, lớp tập 2 – 3 lần. - Thi đua các tổ. * Hoạt động 3: Ôn trò chơi “ Qua đường lội”. - HS nêu lại cách chơi, lớp chơi 2 – 3 lần, GV động viên, khuyến khích.. 3. Phần kết thúc (5’) - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát, GV hệ thống lại bài. - Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau. Sáng Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ, bảng nam châm viết nội dung bài tập, tranh minh họa tình huống. HS: Bộ thực hành toán, bảng con. III. Các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1(7’):Một số HS nêu lại bảng cộng trong phạm vi 5, rèn HS yếu. GV hệ thống lại cho HS đọc ghi nhớ. * Hoạt động 2 (7’): Sử dụng bảng con. - 2 HS yếu làm bảng lớp: 3 + 2 = 4 +1 = 2 + 3 = 1 + 4 = - HS nhận xét GV kết luận: Nếu đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. - Lớp làm bảng con bài tập 1 (trang 50), HS nhận xét. (GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính) * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 (8’): Sử dụng SGK. - HS yếu, trung bình làm bài tập 3 ( trang 50). GV chấm bài, nhận xét. - HS khá giỏi làm bài tập 3, 4 (trang 50). GV chấm bài 4 ( 2 HS chữa ở bảng phụ, bảng nam châm). - GV củng cố về kĩ năng cộng 3 số. * Hoạt động 4 (5’): Sử dụng bộ đồ dùng toán. - GV đính tranh minh họa tình huống, HS thảo luận nhóm đôi, tập nêu bài toán, lập phép tính trên bảng cài IV. Củng cố dặn dò (3’) - HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5, GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học.Dặn dò HS về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. Học vần Bài 32: oi – ai I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Đọc viết đúng: oi, ai, nhà ngói, bé gái. - Đọc đúng các từ ngữ có chứa vần oi, ai và câu ứng dụng trong bài. - Phát triển lời nói tự nhiện theo chủ đề : Sẻ, ri, bói cá, le le. II. Đồ dùng dạy học. GV: Bộ chữ vi tính, tranh nhà ngói, tranh luyện nói. HS: Bộ thực hành TV. III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ (5’): HS đọc viết bài 31. 2. Dạy học bài mới. * Hoạt động 1 (12’): Dạy vần oi, ai. - HS nhận biết vần mới, tiếng mới, tự ghép trên bảng cài. - Cho HS nêu cấu tqaọ vần , tiếng mới (Đánh vần, đọc trơn) - GV đính nội dung trên bảng, rèn HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV đính tranh minh họa từ khóa, giảng từ. - HS so sánh 2 vần oi, ai. * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (8’): Luyện đọc từ ứng dụng. - GV đính từ, HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, nêu cấu tạo tiếng. - HS luyện đọc tiếng, từ, GV kết hợp giảng từ. * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết bảng con - GV đọc: oi, ai, nhà ngói, bé gái cho HS ghi nhớ, viết bảng con. - GV uốn nắn, rèn HS ỷếu. Tiết 2 3. Lưyện tập * Hoạt động 1 ( 18’): HS luyện đọc + Đọc bảng lớp : GV chỉ bảng cho HS đọc thứ tự, bất kì (đọc cá nhân + đồng thanh) . Rèn HS đọc yếu kết hợp nêu cấu tạo tiếng . + Đọc câu ứng dụng : HS quan sát tranh, nêu nội dung ,GV chốt lại câu ứng dụng. - HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, phân tích cấu tạo tiếng . - Luyện đọc từ, đọc câu ( cá nhân + đồng thanh ). + Đọc SGK : GV đọc mẫu, cho HS đọc thầm, đọc nhóm đôi . - Luyện đọc cá nhân nhiều em đọc, GV chỉnh sửa, động viên . - Thi đua các nhóm đọc . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 (7’): HS luyện nói theo chủ đề “ Sẻ, ri, bói cá, le le”. - HS hoạt động nhóm đôi. GV hướng dẫn ( rèn HS nói thành câu ). - Một số HS nói trước lớp, GV uốn nắn động viên . * Hoạt động 3 ( 7’): HS luyện viết vở tập viết . - GV hướng dẫn quy trình viết, HS viết bài . - GV uốn nắn, chấm bài nhận xét . 4. Củng cố dặn dò ( 3’): HS đọc lại bài, tìm tiếng từ mở rộng có chứa vần oi, ai . - Dặn dò HS về đọc thuộc bài . Sáng Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010 Ôn Thể dục Đội hình đội ngũ - Thể dục rền luyện tư thế cơ bản I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Ôn một số kĩ năng về đội hình đội ngũ . Yêu cầu HS thực hiện chính xác. - Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay về trước. Yêu cầu HS thực hiện được ở mức cơ bản . - Ôn trò chơi : Qua đường lội . Yêu cầu HS chơi chủ động . II. Địa điểm, phương tiện - Sân trường, còi, GV kẻ nội dung trò chơi . III. Các hoạt động 1. Phần mở đầu (5’) - Tập chung HS, GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. * Khởi động: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên sân. - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản (25’) * Hoạt động 1 :Ôn đội hình, đội ngũ (2 – 3 lần). - Cán sự lớp đièu khiển, GV quan sát nhắc nhở HS luyện tập. * Hoạt động 2: Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay ra trước (3 – 4 lần).GV điều khiên HS tập. - Thi đua các tổ. * Hoạt động 3: Ôn trò chơi “Qua đường lội”. 3. Phần kết thúc: (5’) - HS đứng vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. Học vần Bài 34: ui – ưi I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Đọc viết đúng ui, ưi, đồi núi, gửi thư. - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng trong bài. - Biết phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Sông núi”. II. Đồ dùng dạy học. GV: Bộ chữ vi tính, tranh đồi núi, hộp thư, cái túi. HS: Bộ thực hành TV, bảng con, SGK. III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ (5’): HS đọc viết (trái ổi, bơi lội, cái chổi, thổi còi) - 2 HS đọc bài SGK. GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới * Hoạt động 1 (12’): Dạy vần mới - HS nhận biét vần mới, ghép vần mới, tiếng mới. - GV đính vần, tiếng, từ; HS đọc vần, đọc trơn (cá nhân, đồng thanh) Rèn đọc theo nhóm, dãy, cả lớp. - So sánh 2 vần: ui – ưi. - Củng cố: HS đọc xuôi, ngược bất kì (rèn HS yếu) * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (8’): HS luyện đọc từ ứng dụng - GV đính các từ, HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, HS đọc, phân tích tiếng mới, đọc từ, GV kết hợp giảng từ. * Hoạt động 3 (7’): HS luyện viết vần, từ ứng dụng. GV uốn nắn, rèn hS viết yếu. Tiết 2 3. Luyện tập * Hoạt động 1 (20’): Luyện đọc + Đọc bảng lớp: GV chỉ bảng theo thứ tự bất kì cho HS đọc (cá nhân, đồng thanh) .Rèn HS yếu đọc kết hợp phận tích vần mới, tiếng mới. + Đọc câu ứng dụng: Cho HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, HS đọc tiếng mới, đọc từ, đọc câu. + Luyện đọc SGK: GV đọc mẫu , HS đọc thầm, rèn đọc cá nhân, đồng thanh. - Thi đua các nhóm đọc. * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (5’): Luyện nói về chủ đề “Đồi núi”. - HS hoạt động nhóm đôi. - Một số nhóm nói trước lớp, HS nhận xét. - GV tổng kết. * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết. - GV hướng dẫn quy trình viết, nhắc nhở tư thế viết. - HS viết vở tập viết, GV chấm bài, nhận xét. 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại bài. - Dặn dò HS về đọc viết bài, tìm tiếng, từ mở rộng có chứa vần ui – ưi. Đạo đức (tiết 2) Bài 4: Gia đình em I. Mục tiêu bài học: Giúp HS biết - Bổn phận của con cháu kà phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Yêu quý gia đình của mình: lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh phóng to BT 3, tiểu phẩm để dóng vai. HS: Vở bài tập đạo đức, một số bài hát về chủ đề “Gia đình”. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động (3’): HS hát bài “Mẹ yêu không nào”. - GV giới thiệu bài học. * Hoạt động 1 (12’): HS đóng vai tiẻu phẩm. - GV đính tranh BT 3 (vở BT đạo đức) - Giao nhiệm vụ cho các nhóm:Mỗi nhóm quan sát 1 tranh, thảo luận rồi phân vai. Đại diện các nhóm lên sắm vai, lớp nhận xét. - GV kết luận nội dung từng tranh, cho HS liên hệ. * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (5’): HS thực hành kĩ năng chào ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 3 (7’): Thi múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Gia đình”. - Các nhóm thi đua. - GV tổng kết, đánh giá. IV. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại bài, nhận xét giờ học. - Dặn dò HS thực hiện tốt nội dung bài học. Chiều Ôn Tiếng Việt Bài 34 : ui –ưi I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Củng cố về đọc, viết vần ui, ưi và các từ có chứa vần ui, ưi. - Nối được đúng các từ để tạo câu có nghĩa . - Điền đúng vần ui hay ưi để được từ thích hợp . II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng ôn, bảng phụ viết bài tập 3, BNC viết bài tập 4. HS : Vở bài tập TNTV, bảng con. III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 ( 10’): HS luyện đọc - GV đính bảng ôn, cho HS đọc thầm, rèn đọc cá nhân nhiều em đọc. - Lớp đọc đồng thanh . - Thi đua các nhóm đọc * Hoạt động 2 ( 15’): Luyện vở bài tập + Bài 1,2 ( trang 27 ): HS đọc thầm nội dung BT, nhận biết và khoanh tròn tiếng có vần ui, ưi( GV chấm bài HS yếu, TB ). - Một số HS chữa bài, nêu kết quả (Rèn HS yếu kĩ năng đọc tiếng) +Bài tập 3 ( trang 27 ): 1 HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách làm . - HS hoạt động cá nhân, đọc thầm các từ và nối từ. - 1 HS chữa bài trên bảng phụ. - GV chấm bài HS khá, giỏi (Rèn cho HS kĩ năng đọc câu) * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết bảng con - GV đính nội dung BT, hướng dẫn HS điền vần ui, ưi để được từ thích hợp, GV giảng từ . IV. Củng cố dặn dò ( 3’): GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về đọc bài . Tự học : Ôn Toán Số 0 trong phép cộng I. Mục tiêu bài học : Giúp HS Củng cố về phép cộng một số với 0 Rèn kĩ năng làm tính cộng trong phạm vi 5 Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp . II. Đồ dùng dạy học GV : Một số mẫu vật, bảng phụ, BNC viết nội dung bài tập . HS : Bảng con, vở toán, thẻ bài . III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 (7’): Sử dụng thẻ - GV đính các phép tính , yêu cầu HS quan sát nhận biết đúng, sai và giải thích : 5 + 0 = 0 4 + 0 = 4 0 + 3 = 0 ( GV củng cố về phép cộng một số với 0 ). * Hoạt động 2 (8’) Sử dụng bảng con + Bài tập 1: Đặt tính rồi tính 2 + 0 = 0 + 5 = 3 + 2 = 4 + 1 = 2 + 2 = 1 + 2 = - HS nêu cách làm, lớp làm bài, nhận xét . ( GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ). * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 ( 12’): Sử dụng vở toán + Bài tập 2: Số ? 5 + ....= 5 1 + 3 +..= 5 + 0 = 5 2 + ....+ 2 = 4 3 + = 4 0 +2 +.= 3 +2 = 3 + 3 + 0 = 5 0 + = 2 3 + 0 +. = 4 - HS yếu làm cột 1, HS khá, giỏi làm cột 2, GV chấm bài - 2 HS chữa trên bảng phụ, HS nhận xét . ( GV củng cố về kĩ năng làm tính trong phạm vi 5 ). *Hoạt động 4 ( 5’): Trò chơi “ Thi viết phép tính thích hợp”. - GV đính mẫu vật, cho các nhóm thi đua lập PT . IV. Củng cố dặn dò ( 3’): GV cùng HS hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . Dặn dò HS ghi nhớ bài học . Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Biết tự kiểm điểm để nhận thấy ưu khuyết điểm của mình trong tuần. - Nắm được phương hướng nhiệm vụ tuần sau. - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu vươn lên để học tốt. II. Các hoạt động tập thể GV: Chuẩn bị một số câu đố, câu hỏi, phần thưởng để HS hái hoa dân chủ. III. Các hoạt động * Hoạt động 1 (3’): Ổn định tổ chức. - Lớp hát, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ sinh hoạt. * Hoạt động 2 (15’): Kiểm điểm tuần 8. - Các tổ thảo luận, tự kiểm điểm các mặt trong tuần. - Đại diện các tổ báo cáo kết quả. - GV tổng kết đánh giá khen ngợi những HS thực hiện tốt các nền nếp, nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt. * Hoạt động 3 (7’): Nhiệm vụ phương hướng tuần sau - GV đề ra, HS bàn biện pháp thực hiện. * Hoạt động 4 (8’): Thi đua hái hoa dấn chủ. IV. Tổng kết dặn dò (3’): GV nhận xét giờ sinh hoạt . - HS thực hiện tốt nhiệm vụ tuần sau.
Tài liệu đính kèm: