I. MỤC TIÊU:
Biết được tác dụng của sách vở,đồ dùng học tập.
Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập .
Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Kế hoạch bài học
HS: Vở bài tập, sách vở, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức(1) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3)
H. chúng ta cần phải giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào?
H. Vì sao chúng ta phải giữ gìn đồ dùng học tập?
GV đánh giá, nhận xét.
3. Bài mới(30)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp – GV ghi bảng,HS nhắc lại.
b. Hoạt động1: Thi sách vở ai đẹp nhất
GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần ban giám khảo gồm: lớp trưởng, lớp phó học tập, các tổ trưởng.
Có 2 vòng thi: Vòng thi ở tổ, vòng thi ở lớp.
Tiêu chuẩn chấm thi:
Có đủ sách vở, đồ dùng học tập theo qui định.
Sách vở sạch, không bị dây bẩn, không xộc xệch cong queo.
HS xếp sách, vở lên bàn; các tổ trưởng chấm thi chọn raem khá thi vòng2.
Ban giám khảo chấm và công bố kết quả khen thưởng cá nhân thắng cuộc.
ợ, phố, thị xã HS đọc tên bài , GV cho HS quan sát tranh GV gợi ý: H:Trong tranh vẽ những cảnh gì? H:Chợ có gần nhà em không? H:Nhà em ai hay đi chợ? H:Em đang sống ở đâu? Gọi đại diện nhóm lên trình bầy – HS nhận xét, bổ sung 4.Củng cố, dặn dò(2’) HS đọc bài trong SGK, HS tìm chữ vừa học Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 23 . Toán(Tiết 21) Số 10 I.Mục tiêu: Biết 9 thêm một được 10,đọc đếm được từ 0 đến 10, biết so sánh các số trong phạm vi 10,biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10 II.Đồ dùng dạy học: GV, HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 HS:Bộ đồ dùng toán,bảng, phấn III.Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ(3’): HS đọc, viết số 0, đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0 3.Dạy học bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng b.Giới thiệu số 10 Bước 1: Lập số 10 HS lấy 9 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa GV: 9 que tính thêm 1 que tính nữa tất cả là 10 que tính HS nhắc lại: 10 que tính GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK H: Có mấy bạn tất cả? HS nêu: 9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn (Tiến hành tương tự với các tranh còn lại) HS nhắc lại: có 10 bạn, 10 chấm tròn, 10 con tính GV: các nhóm này đều có số lượng là 10, ta dùng số 10 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10 GV: Số 10 được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0. Ta viết chữ số 1 trước rồi viết chữ số 0 vào bên phải số 1 GV chỉ bảng cho HS đọc Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10 HS dắt các số từ 0 đến 10 HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10, từ 10 đến 0 H:Số nào đứng liền trước số 10? H:Số nào đứng liền sau số 9? HS nhận ra số 10 đứng liền sau số 9 Giải lao c.Thực hành HS mở SGK làm bài1,4,5. Bài 1: GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết số 10 HS viết số 10,nhận xét,GV nhận xét tuyên dương. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống HS tự làm bài rồi đọc kết quả bài làm , GV- HS nhận xét Bài 3 GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài và nhận ra cấu tạo số 10,GV nhận xét. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra,GV nhận xét chấm một số bài. Bài 5: GV nêu yêu cầu của bài 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở,GV- HS nhận xét 4. Củng cố, dặn dò(2’): HS đếm các số từ 0 đến 10, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sa Ngày soạn:22/ 9/ 2009 Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009 Học vần(Tiết 49 + 50) Bài 23: g, gh I.Mục đích yêu cầu: Đọc được : g, gh, gà ri, ghế gỗ;từ và câu ứng dụng. Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô. *Đọc ,viết được g. II.Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng TV 1 III.Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): HS viết, đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ 2 HS đọc bài trong SGK 3.Dạy học bài mới(35’) Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài 2 HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm g GV viết bảng g - HS nhắc lại GV giới thiệu g in, g viết thường. GV: Chữ g gồm có nét cong hở phải, nét khuyết dưới. H: Chữ g và chữ a giống nhau và khác nhau điểm gì? ( Giống nhau: đều có nét cong hở phải, Khác nhau: g có nét khuyết dưới) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp) HS dắt chữ g H: Có âm g muốn có tiếng gà ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm a, dấu huyền) GV viết bảng: gà – HS dắt tiếng gà - HS phân tích tiếng gà. HS đánh vần gờ - ga – huyền – gà( cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp(cá nhân,nhóm lớp). GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì?( Vẽ con gà) H: Người ta nuôi gà để làm gì? GV giới thiệu và ghi bảng: gà ri - HS đọc: gà ri(cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp) HS nêu âm mới, tiếng mới – GV tô màu – HS đọc xuôi, đọc ngược. gh (Quy trình tương tự như đối với âm g) Lưu ý: Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ g và h So sánh: gh và g( giống nhau: đều có g, Khác nhau: gh có h đứng sau) HS đọc lại cả 2 âm Giải lao Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ HS viết bảng con – GV uốn nắn sửa sai c. Đọc từ ngữ ứng dụng GV ghi từ ứng dụng lên bảng ,HS nhẩm đọc:nhà ga,gà gô,gồ ghề,ghi nhớ. HS đọc tiếng có âm mới học HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó GV đọc mẫu , HS đọc lại( cá nhân, cả lớp) HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới Tiết 2(35’) d.Luyện tập: Luyện đọc HS đọc lại bài tiết 1 HS đọc SGK(cá nhân, nhóm) Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. H: Tranh vẽ những gì? ( Ngôi nhà có tủ gỗ, ghế gỗ) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ HS đọc nhẩm ,HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp) HS cầm SGK đọc bài(6-7 em) Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế HS viết vào vở Tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ. GV chấm,chữa và nhận xét. Luyện nói: GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: gà ri, gà gô HS đọc tên bài . GV cho HS quan sát tranh GV gợi ý: H:Trong tranh vẽ những con vật gì? H:Gà gô thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi gà không? H:Em hãy kể tên những loại gà mà em biết? H:Gà thường ăn gì? H:Con gà trong tranh là gà trống hay gà mái? Gọi đại diện nhóm lên trình bầy – HS nhận xét, bổ sung 4.Củng cố, dặn dò(3’): HS đọc bài trong SGK,HS tìm chữ vừa học Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài ________________________________ Âm nhạc(Tiết 6) Học hát: bài tìm bạn thân Nhạc và lời: Việt Anh I. Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu với lời một của bài hát. Biết hát kết hợp vỗ tay theo lời 1 của bài hát. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Nhạc cụ và hát chuẩn xác HS: Thanh phách III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): HS hát bài “ Mời bạn vui múa ca” – GV nhận xét. 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng b. Hoạt động 1: Dạy bài hát “ Tìm bạn thân”(lời 1) GV hát mẫu – GV chia lời 1 thành 4 câu – GV đọc lời ca – HS đọc lời ca. GV hướng dẫn HS hát từng câu – HS hát từng câu Nào ai ngoan ai xinh ai tươi Nào ai yêu những người bạn thân Tìm đến đây ta cầm tay Múa vui nào. HS hát lại lời 1. c. hoạt động 2: Vỗ tay và gõ đệm theo phách. GV hát và làm mẫu – HS hát và vỗ tay theo phách HS hát và gõ đệm theo phách( cá nhân, nhóm). Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách. 4. củng cố dặn dò(2’): Lớp hát lời 1 bài hát, HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả Nhắc HS về hát thuộc bài hát. Tự nhiên và Xã hội (Tiết 6) Chăm sóc và bảo vệ răng I. Mục tiêu: Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp. Biết chăm sóc răng đúng cách. **Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng.Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ răng. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh ảnh về răng miệng, bàn chải răng, kem đánh răng HS: SGK Tự nhiên - xã hội III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng,HS nhắc lại. b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi +Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, đẹp. Thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh Cách tiến hành: +Bước 1: HS quay mặt vào nhau, lần lượt quan sát răng của bạn mình như thế nào? +Bước 2: Các nhóm nói lên kết quả làm việc của nhóm mình. KL: GV vừa nói vừa cho HS quan sát mô hình răng: Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa. Hỏng hay đến tuổi thay bị lung lay và rụng( khoảng 6 tuổi) khi đó răng sẽ mọc lên; chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn; nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng. Giải lao c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK Mục tiêu: HS biết làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng Cách tiến hành: +Bước 1: HS quan sát các hình vẽ ở trang 14, 15 trong SGK Chỉ và nói về việc làm của mỗi bạn ở mỗi hình. Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? HS thảo luận theo nhóm đôi +Bước 2: GV nêu câu hỏi H: Trong từng hình các bạn đang làm gì? H: Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất? HS trả lời, GV cùng HS nhận xét. KL: Nên đánh răng và súc miệng để bảo vệ răng. 4. Củng cố, dặn dò(2’): Nhắc HS về nhà thực hiện tốt theo nội dung bài học, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn:23/ 9/ 2009 Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009 Học vần(Tiết51 + 52 ) Bài 24: q, qu, gi I.Mục đích yêu cầu: Đọc được : q, qu, gi, chợ quê, cụ già;từ và câu ứng dụng. Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: quà quê. *Đọc ,viết được q. II.Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ: các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng TV 1 III.Hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): HS viết, đọc: nhà ga, gà gô, gồ ghề 2 HS đọc bài trong SGK 3.Dạy học bài mới(35’) Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài GV ghi bảng - HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm: q GV viết bảng q - HS nhắc lại GV giới thiệu q in, q viết thường. GV: Chữ q gồm có nét cong hở phải, nét sổ. H: Chữ q và chữ a giống nhau và khác nhau điểm gì? ( Giống nhau: đều có nét cong hở phải, Khác nhau: q có nét sổ) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp) HS tìm chữ q dắt trên bảng cài. qu GV viết bảng qu - HS nhắc lại GV giới thiệu qu in, qu viết thường. GV: Chữ qu gồm chữ ghép từ hai con chữ q và u H. Chữ qu và chữ q giống nhau và khác nhau điểm gì? ( Giống nhau: đều có q, Khác nhau: qu có thêm u) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp) HS dắt chữ qu – nhận xét H: Có âm qu muốn có tiếng quê ta thêm âm gì? ( thêm âm ê) GV viết bảng: quê – HS dắt tiếng: quê - HS phân tích tiếng: quê. HS đánh vần quờ – ê – quê( cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp. GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì?( Vẽ chợ quê) GV giới thiệu và ghi bảng: chợ quê - HS đọc: chợ quê(cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp) - HS nêu âm mới, tiếng mới – GV tô màu – HS đọc xuôi, đọc ngược. gi (Quy trình tương tự như đối với âm qu) Lưu ý: Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i +So sánh: gi và g( giống nhau: đều có g, Khác nhau: gi có i đứng sau) HS đọc lại bài. Giải lao Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: q, qu,gi, chợ quê, cụ già. HS viết bảng con – GV uốn nắn sửa sai c. Đọc từ ngữ ứng dụng GV ghi từ ứng dụng lên bảng ,HS nhẩm đọc:quả thị,qua đò,giỏ cá,giã giò. HS tìm tiếng mới GV gạch chân, HS đọc tiếng có âm mới học HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó GV đọc mẫu ,HS đọc lại( cá nhân, cả lớp) HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới Tiết 2( 35’) d.Luyện tập:Luyện đọc HS đọc lại bài tiết 1 HS đọc SGK(cá nhân, nhóm) Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. H: Tranh vẽ những gì? ( Vẽ chú tư cầm giỏ cá) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Chú tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá. HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ. HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp) HS cầm SGK đọc bài(5-7 em) Giải lao Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế HS viết vào vở Tập viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. GV chấm, chữa một số bài. Luyện nói: GV ghi chủ đề luyện nói: quà quê HS đọc tên bài.GV cho HS quan sát tranh GV gợi ý: H:Trong tranh vẽ những gì? H:Em thích quà gì nhất? H:Ai hay cho em quà? H:Được quà em có chia cho mọi người không? HS thảo luận theo nhóm đôi – Gọi đại diện nhóm lên trình bầy – HS nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò(3’): HS đọc bài trong SGK.HS tìm chữ vừa học. Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài ____________________________________________ Toán(Tiết 22) Luyện tập I. Mục tiêu: Nhận biết số lượng trong phạm vi 10;biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Cấu tạo của số 10 II. Đồ dùng dạy – học: GV: Các tấm thẻ ghi các số từ 0 đến 10 HS: SGK III. Hoạt động dạy học: ổn định tổ chức(1’): Lớp hát Kiểm tra bài cũ(2’): HS đếm các số từ 0 đến 10. Viết số 10 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng,HS nhắc lại. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. HS mở SGK làm bài tập 1,3,4. **HS khá giỏi làm bài 2. GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập Bài 1: HS nêu yêu cầu HS tự làm bài vào vở.Sau đó đổi chéo vở để kiểm tra Các nhóm báo cáo kết quả,GV nhận xét. Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn Từ đó HS nêu cấu tạo số 10 Giải lao Bài 3: Điền số tam giác vào ô trống HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ các em,HS làm xong yêu cầu đổi vở kiểm tra bài. GV gọi HS nêu miệng kết quả,GV cùng HS nhận xét. Bài 4: HS nêu nhiệm vụ của từng phần a, b, c HS tự làm bài sau đó gọi HS chữa bài trên bảng,HS và GV nhận xét. Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống,GV giúp HS củng cố về cấu tạo số HS thi đua lên bảng gắn thẻ số VD: 10 gồm 1 và 9, gồm 9 và 1 10 gồm 8 và 2, ........... 4. Củng cố, dặn dò(2’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau Thủ công(Tiết 6) xé, dán hình quả cam I. Mục tiêu: Biết cách xé, dán hình quả cam . Xé,dán được hình quả cam.Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.Có thể dùng bút mầu để vẽ cuống và lá. ** Xé,dán được hình quả cam.Đường xé ít răng cưa.Hình dán phẳng. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Bài mẫu và giấy thủ công HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán , vở III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’):kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3. Bài mới(30’): a. giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại b. Quan sát và nhận xét: GV cho HS quan sát mẫu H: Quả cam có đặc điểm gì và hình dáng như thế nào? H: Quả cam có màu sắc như thế nào? H: Những quả nào có hình dáng giống quả cam? c. Hướng dẫn và làm mẫu Xé hình quả cam: lấy tờ giấy màu lật mặt sau vẽ một hình vuông; xé dời lấy hình vuông; Xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ; xé và chỉnh sửa cho giống quả. Xé hình lá: Lấy giấy màu xanh vẽ một hình chữ nhật; xé dời hình chữ nhật; xé 4 góc và chỉnh sửa. Xé hình cuống lá:lấy giấy màu xanh vẽ và xé hình chữ nhật xé lấy một nửa làm cuống. Dán hình:Bôi hồ vào mặt trái dán phẳng. HS nhắc lại các bước Giải lao d. Thực hành HS thực hành từng thao tác một – GV giúp đỡ HS yếu. HS hoàn thiện sản phẩm – HS trưng bầy sản phẩm. GV và HS cùng nhận xét, bình chọn bài đẹp. 4.Củng cố, dặn dò(2’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau Ngày soạn:24/ 9/ 2009 Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009 học vần (tiết 53 + 54) Bài 25: ng, ngh I.Mục đích yêu cầu: Đọc được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ;từ và câu ứng dụng. Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé *Đọc,viết được ng. II.Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói HS: Bộ đồ dùng TV 1,bảng ,phấn. III.Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’): HS viết, đọc: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò HS đọc bài trong SGK 3.Dạy học - bài mới(35’) Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi tên bài lên bảng,HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm ng GV viết bảng ng - HS nhắc lại GV giới thiệu ng in, ng viết thường. GV: Chữ ng gồm có hai con chữ n và g. H: Chữ ng và chữ g giống nhau và khác nhau điểm gì? ( Giống nhau: đều có g.Khác nhau: ng có n đứng trước) GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp) HS dắt chữ ng,nhận xét H: Có âm ng muốn có tiếng ngừ ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm ư, dấu huyền) GV viết bảng: ngừ – HS dắt tiếng: ngừ - HS phân tích tiếng: ngừ. HS đánh vần ngờ – ư –ngư - huyền – ngừ( cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp). GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì?( Vẽ cá ngừ) H: Người ta nuôi cá ngừ để làm gì? GV giới thiệu và ghi bảng: cá ngừ - HS đọc: cá ngừ(cá nhân, cả lớp) HS đọc kết hợp - HS nêu âm mới, tiếng mới – GV tô màu – HS đọc xuôi, đọc ngược. ngh (Quy trình tương tự như đối với âm ng) Lưu ý: Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n, g và h So sánh: ngh và ng( giống nhau: đều có n và g. Khác nhau: ngh có h đứng sau) HS đọc lại bài. Giải lao Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ HS viết bảng con – GV uốn nắn sửa sai c. Đọc từ ngữ ứng dụng GV ghi từ ứng dụng lên bảng : ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ ,HS nhẩm đọc HS tìm tiếng có âm mới,GV gạch chân. HS đọc tiếng có âm mới học HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó GV đọc mẫu ,HS đọc lại( cá nhân, cả lớp) HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới. 4.Củng cố,dặn dò(2’) HS đọc lại bài một lần H:HS nêu âm,tiếng,từ vừa học? Tiết 2(35’) 1.ổn định tổ chức(1’) 2.Bài cũ(3’) H:HS nhắc lại âm,tiếng,từ mới? 3.Luyện tập: Luyện đọc HS đọc lại bài tiết 1 HS đọc SGK(cá nhân, nhóm) Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. H: Tranh vẽ những gì? ( Vẽ chị Kha và bé Nga) GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ. HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp) HS cầm SGK đọc bài(5-7 em) Giải lao Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế HS viết vào vở Tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. GV chấm, chữa một số bài; nhận xét. Luyện nói: GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: Bê, nghé, bé HS đọc tên bài – HS quan sát tranh GV gợi ý: H:Trong tranh vẽ gì? H:Ba nhân vật trong tranh có gì chung? H:Bê là con của con gì? Lông nó có màu gì? H:Nghé là con của con gì? Nó có màu gì? H:Bê, nghé ăn gì? HS thảo luận theo nhóm - Gọi đại diện nhóm lên trình bầy, HS nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò(3’): HS đọc bài trong SGK. HS tìm chữ vừa học. Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 26. _____________________________________________ Toán (Tiết 23) Luyện tập chung I. Mục tiêu: Nhận bíêt số lượng trong phạm vi 10;biết đọc, viết các số trong phạm vi 10. Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10 *Làm được bài 1. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Kế hoạch bài học HS: SGK III. Hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): Gọi HS lên bảng điền dấu 10 8 7 10 GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng – HS nhắc lại. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. H:Bài học hôm nay gồm mấy bài tập? GV tổ chức hướng dẫn HS làm và chữa các bài tập Bài 1: Nối theo mẫu GV nêu yêu cầu, HS nhắc lại HS tự làm bài và chữa bài bằng cách đọc số,GV nhận xét tuyên dương. Bài 2: Viết số HS tự viết các số từ 0 đến 10 GV gọi HS đọc to trước lớp( cá nhân, nhóm, lớp),GV nhận xét. Bài 3: Số Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài HS viết các số trên toa tàu theo thứ tự từ 10 đến 1 và viết các số vào ô trống theo thứ tự từ 0 đến 10 HS làm , HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương. Giải lao Bài 4: Viết số 6, 1, 3, 7 theo thứ tự a) Từ bé đến lớn b) Từ lớn đến bé GV nêu yêu cầu:HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng GV, HS nhận xét, sửa chữa Bài 5: xếp hình HS xếp hình – HS nhận xét 4.củng cố, dặn dò(3’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Mĩ thuật(Tiết 6) Vẽ hoặc nặn quả hình tròn I. Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm, hình dáng màu sắc của một số quả dạng tròn. Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn. **Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Một vài loại quả dạng tròn, một số bài vẽ của HS năm trước. HS: Vở, bút chì, màu. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(1’): Kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS. 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại b.Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn : GV cho HS quan sát tranh hoặc vật thật H: Quả táo có hình gì? màu gì? H: Quả bưởi, quả cam có hình gì? màu gì? HS nêu tên một số loại quả hình tròn mà HS biết c. Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn . GV vẽ mẫu một số hình quả đơn giản H: Cô vẽ gì trước? (vẽ quả trước) H: quả vẽ hình gì? (hình tròn) GV vẽ chi tiết phụ(lá, đĩa đựng quả) H: Cô vẽ tiếp những gì? Gọi HS nhắc lại cách vẽ. Giải lao d. Thực hành HS thực hành vẽ bài vào vở – GV bao quát lớp . HS trưng bầy sản phẩm – HS bình chọn bài vẽ đẹp 4.Củng cố, dặn dò(2’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau ______________________________________________________________________ Ngày soạn:25/ 9/ 2009 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009 Toán (Tiết 24) Luyện tập chung I. Mục tiêu: So sánh các số trong phạm vi 10;cấu tao của số 10; sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10. *Đọc viết được số 10. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Kế hoạch bài học HS: SGK III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(2’): HS viết các số1, 5, 4,7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới(30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại b. Hướng dẫn HS làm các bài tập H:Bài hôm nay gồm mấy bài tập? GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống Học sinh tự nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài.GV nhận xét. Bài 2:HS nêu yêu cầu: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm HS tự làm bài, sau đó một số em đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp kiểm tra Bài 3: số HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài – HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương. Giải lao Bài 4: Trò chơi Thi xếp đúng, xếp nhanh theo tổ. Mỗi tổ cử một đại diện lên thi +Lần 1: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn +Lần 2: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé GV cùng HS nhận xét đánh giá Bài 5: Nhận dạng và tìm số hình tam giác GV vẽ hình trên bảng .HS quan sát để tìm hình GV chỉ vào từng hình để HS nhận ra có 3 hình tam giác 4. Củng cố, dặn dò(1’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau ______________________________________________ Học vần (Tiết 55 + 56) Bài 26: y, tr I.Mục
Tài liệu đính kèm: