Giáo án Lớp 1 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

- Qua giờ sinh hoạt, HS nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của cá nhân và tập thể để từ đó có hướng khắc phục trong tuần sau.

- Rèn ý thức tự giác, kỉ luật cho các em.

II. NỘI DUNG:

1. GV nhận xét các mặt hoạt động trong tuần:

a. Chuyên cần: Đa số các em đi học đủ và đúng giờ.

- Cả tuần không vắng em nào.

b. Học tập:

- Đa số các em đều học bài và làm bài tập đầy đủ.

- Một số em chăm học, hay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chữ viết sạch sẽ, đẹp: Mai, Ngọc Huyền, Hằng, Minh, Thạch,.

- Một số em có tiến bộ về đọc: Khánh dương, Nguyễn Quang , Anh Tuấn.

- Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa chăm học, bài tập về nhà chưa hoàn thành:

Nguyễn Quang. Chữ viết cẩu thả: Anh Tuấn, Nguyễn Quang.

- Truy bài đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn ồn.

c. Vệ sinh:

- Tổ 2 trực nhật sạch sẽ

- Một số em chưa có ý thức giữ vệ sinh chung, hay ăn bánh kẹo vứt rác bừa bãi ra lớp, một số em hay gọt bút chì làm bẩn lớp.

d. Thể dục:

- Xếp hàng còn chưa thẳng, chậm chạp, tập động tác chưa thuộc lắm.

e. Xếp hàng ra vào lớp:

- Một số em chưa nghiêm túc, khi ra về còn phá hàng: Thế Linh, Cảnh.

2. Bình xếp thi đua:

- HS cả lớp nêu ý kiến bổ sung.

- HS bình chọn tổ xếp loại nhất, nhì, ba; bình chọn cá nhân tiêu biểu:

3. Phổ biến công tác tuần sau:

- Đi học đều và đúng giờ.

- Duy trì các nề nếp hiện có.

- Chấn chỉnh những mặt còn tồn tại: Cấm vứt rác bừa bãi.

- Duy trì nề nếp truy bài đầu giờ có hiệu quả.

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( bà và cháu đang lau bàn, ghế ...)
H: Tủ, ghế được làm bằng gì?
H: Tủ, ghế của nhà ai?(nhà bà)
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ
H: Chữ g thứ hai trong dòng cách chữ g thứ nhất như thế nào?
H: Chữ gh thứ hai trong dòng có cách giống như chữ g thứ hai không?
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: gà ri, gà gô
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:
H: Trong tranh em thấy những gì? ( 2 con gà...)
H: Con gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Vì sao em biết?
H: Nhà em nuôi loại gà nào?
H: Gà thường ăn những loại thức ăn gì?
H: Em còn biết những loại gà nào? HS kể
H: Gà gô thường sống ở đâu? ( trong rừng)
H: Em đã trông thấy gà gô bao giờ chưa?
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố : 3-4’
- 1, 2 HS đọc bài ở SGK.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1-2’ 
- Hướng dẫn HS đọc bài 24.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 24: q, qu, gi. 
Thủ công (Tiết số: 6 + 7)
xé, dán hình quả cam 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách xé, dán hình quả cam. 
- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. ( Với HS khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống và lá. Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng và có thể xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.) 
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : KHBH, bài mẫu, giấy màu, hồ dán... 
- HS : giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ, bút chì...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS, GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
Tiết 1 (30’)
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5-6’)
- GV cho HS quan sát bài mẫu .
H: Đây là hình quả gì? (hình quả cam)
H: Quả cam có dạng hình gì? Quả cam có màu gì?
H: Em còn biết những quả gì giống quả cam? ( táo, quýt...)
- Một số HS kể. 
c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (22-24’)
* Xé hình quả cam:
- GV lấy 1 tờ giấy màu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh 8 ô.
- Làm thao tác xé rời để lấy hình vuông ra.
- Xé 4 góc của hình vuông như hình vẽ. Chỉnh sửa cho giống hình quả cam.
- Lật mặt màu cho HS quan sát .
- GV nhắc HS lấy giấy nháp kẻ ô hoặc giấy màu tập vẽ và xé hình vuông có cạnh 7 ô như GV đã hướng dẫn( HS có thể xé hình vuông nhỏ hoặc to hơn 8 ô cũng được).
- HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Xé hình lá:
- GV lấy giấy màu xanh, lật mặt sau đánh dấu, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô.
- Xé rời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu, xé 4 góc, chỉnh sửa cho giống hình cái lá.
- Lật mặt màu cho HS quan sát.
* Xé hình cuống lá:
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé 1 hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô. Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nửa để làm cuống.
* Dán hình:
- GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
* GV cho HS lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ và xé hình quả cam, lá và cuống lá.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Củng cố: 2-3’
- GV nhận xét giờ học.
- Cho HS dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau thực hành.
Tiết 2 (30’)
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS, nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: HS thực hành (20-25’)
- GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn( lật mặt sau có kẻ ô), đánh dấu và vẽ hình vuông ( mỗi cạnh 8 ô)
- Sau khi xé được hình vuông, HS tiếp tục xé 4 góc của hình vuông, chỉnh sửa cho giống hình quả cam
- Xé lá, cuống theo hướng dẫn.
- GV làm lại thao tác xé một cạnh của hình vuông để HS xé theo.
- Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.Yêu cầu các em khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- HS thực hành. GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Khuyến khích HS khéo tay xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. 
- Sau khi xé xong từng bộ phận của quả cam, HS sắp xếp hình vào trong vở thủ công cho cân đối. Cuối cùng lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự đã hướng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối.
d. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá (4-5’)
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Đánh giá sản phẩm: + Xé được đường cong, đường xé đều, ít răng cưa.
	 + Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối.
- GV cùng HS tìm ra bài đẹp, tuyên dương trước lớp.
4. Củng cố: 2-3’
- GV nhận xét giờ học.
- Cho HS dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình cây đơn giản. 
Toán (Tiết số: 21)
Số 10 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10.
- Đọc, đếm được từ 0 đến 10 ; biết so sánh các số trong phạm vi 10.
- Biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10. 
- Giáo dục HS yêu thích học toán. 
 II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK, bộ TH toán 1, các nhóm có 10 mẫu vật cùng loại..
- HS: SGK, Bộ TH toán1, bảng, phấn...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2-3’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 5-6’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
- HS đọc số 0, đếm từ 0 đến 9 ; từ 9 đến 0. 
- GVnhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 (12-14’)
* Bước 1: Lập số 10
- GV gắn lên bảng và hỏi:
H: “Có 9 con gà, thêm 1 con nữa.Tất cả có mấy con gà”(9 con gà thêm 1 con gà là 10 con gà. Tất cả có 10 con gà)
- Nhiều hs nhắc lại: Có 10 con gà
- Yêu cầu HS lấy 9 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói “chín hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 10 hình vuông” 
- HSTL, nhắc lại “có 10 hình vuông” 
+ Làm tương tự với 10 que tính, HS cùng thực hiện với GV
H: 9 thêm 1 được mấy?
H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy?
H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 10 phần tử ta dùng chữ số mấy?( chữ số 10)
* Bước 2: Giới thiệu số 10:
- GV viết bảng số 10 và giới thiệu: Số 10 được viết bằng 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0.
- GV hướng dẫn cách viết, cách đọc. 
- HS đọc (CN- TT)
* Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10:
- GV hướng dẫn HS đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0
H: Số nào đứng liền sau số 9?(số 10)
H: Số 9 đứng liền trước số nào?
c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’)
+ Bài1: Viết số 10
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD học sinh viết số 10 vào bảng con.
- HS viết 1 dòng vào vở. GV quan sát, nhận xét.
+ Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài. 
- HS thực hành làm bài . 
- HS đọc bài làm, nhận xét, khen.
+ Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất (theo mẫu)
- HS quan sát mẫu, nêu cách làm bài.
- HS làm bài, chữa bài.
+ Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống (với HS khá giỏi)
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống .
- HS làm bài, đổi vở kiểm tra.
- HS báo cáo kết quả.
+ Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (với HS khá giỏi)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đếm số chấm tròn ở 2 nhóm rồi viết số thích hợp vào ô trống.
H: 10 gồm mấy và mấy? HS xung phong nêu đầy đủ cấu tạo của số 10.
 + 10 gồm 9 và 1, gồm 1 và 9
 + 10 gồm 8 và 2, gồm 2 và 8
 + 10 gồm 7 và 3, gồm 3 và 7...
- Nhiều HS nhắc lại.
4. Củng cố : 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. 
 Ngày soạn: 23 /9 / 2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2010
Học vần (Tiết số: 51 + 52)
Bài 24: q - qu, gi
I. Mục tiêu:
- Đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, phấn màu, chữ mẫu, Tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 5’
- GV cho 2, 3 HS đọc bài 23 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con: gà ri, ghế gỗ, nhà ga.
- Yêu cầu HS thi đua tìm tiếng, từ chứa âm g, gh.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm q ( 5’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm q in thường, chữ ghi âm q viết thường.
H: Chữ q viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào? ( ...gồm 2 nét: nét cong kín, nét sổ )
- GV đưa chữ a cho HS so sánh:
H: Chữ q và chữ a giống và khác nhau như thế nào? 
 ( Giống nhau:đều có nét cong kín.
 Khác nhau: chữ q có nét sổ, chữ a có nét móc ngược)
+ Phát âm và ghép chữ:
- GV phát âm mẫu: q ( cu)
- HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm q, HS đọc: CN-TT
* Dạy chữ ghi âm qu (7-8’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm qu in thường, chữ ghi âm qu viết thường.
H: Chữ ghi âm qu gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào? ( ...gồm 2 con chữ: q và u)
- GV đưa chữ q cho HS so sánh:
H: Chữ q và chữ qu giống và khác nhau như thế nào? - HS nêu
 ( Giống: đều có con chữ q
 Khác: chữ qu có thêm con chữ u)
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: qu ( quờ)
- HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm qu, HS đọc: CN-TT
H: Có âm qu, muốn có tiếng quê ta ghép thế nào?
- HS nêu cách ghép, ghép chữ quê.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng quê(CN-TT).
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa.
H: Tranh vẽ gì? ở chợ có gì?
- GV giới thiệu từ khoá: chợ quê, ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT).
- 1 HS đọc tổng hợp: qu-quê-chợ quê
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm qu.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( CN-TT)
* Dạy chữ ghi âm gi (Quy trình tương tự) (7-8’)
- Cho HS so sánh âm gi với âm gh.
 . Giống nhau: đều có g
 . Khác nhau: gi có thêm i, còn gh có thêm h.
- HS đọc tổng hợp cả 2 phần
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: (8-9’)
- GV đưa chữ mẫu q phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ q gồm mấy nét? Chữ q cao mấy li? 
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫ. HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1, 2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết: qu, gi, chợ quê, cụ già tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách 2 chữ trong 1 từ..., vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân các âm qu, gi.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ khó:
	+ qua đò: di chuyển con thuyền nhỏ từ bên này sông sang bên kia sông.
+ Giã giò: dùng chày nện xuống thịt cho giập nát. 
* Củng cố:
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GV nhận xét giờ học 
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá(5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (qua, giỏ)
- HS đọc tiếng, phân tích tiếng .
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( chú, bà, bé,...)
H: Chú ghé qua nhà, cho bé những gì?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết:(9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
H:Chữ q thứ hai trong dòng cách chữ q thứ nhất như thế nào?(khoảng một ô lớn)
H: Chữ qu thứ hai trong dòng có cách giống như chữ q thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
-Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: quà quê.
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:
H: Trong tranh em thấy những gì? ( Mẹ đang chia quà cho các con...)
H: Quà quê là những thứ quà gì? Kể 1 số thứ quà quê mà em biết?( Bưởi, nhãn, na, hồng, chuối, gạo nếp...)
H: Mùa nào thường có quà từ làng quê?
- Một số HS trình bày trước lớp.
4. Củng cố : 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ có chứa âm qu, gi.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Hướng dẫn HS đọc bài 25.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 25: ng, ngh.
Thể dục (Tiết số: 6)
 đội hình, đội ngũ - trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. 
- Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Nhận biết đúng hướng để xoay người theo hướng đó.
- Bước đầu làm quen cách dàn hàng, dồn hàng.
- Biết cách chơi trò chơI “ĐI qua đường lội” 
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường. GV chuẩn bị 1 còi,...
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 5-6’
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp 3 hàng dọc theo tổ, sau đó xoay thành hàng ngang.
- HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp ( 1-2’)
2. Phần cơ bản: (20-22’)
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2-3 lần
 Lần 1: GV chỉ huy, sau đó cho HS giải tán.
 Lần 2-3: Cán sự điều khiển, GV giúp đỡ dưới hình thức thi đua xem tổ nào tập hợp nhanh, thẳng hàng, trật tự.
- GV nhận xét, hướng dẫn thêm sau mỗi lần tập.
b. Học dàn hàng, dồn hàng: 8- 10’.
- GV vừa giải thích, vừa làm mẫu, sau đó cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập , GV nhận xét, bổ sung thêm. Nhắc HS khôngđược chen lấn, xô đẩy nhau.
- Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2-3 lần ( do GV điều khiển).
c. Ôn trò chơi: Qua đường lội: 5-6’
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn lại cách chơi.
- HS tiến hành chơi, nhận xét, khen.
3. Phần kết thúc: 6-7’
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn tập thêm.
Toán (Tiết số: 22)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10.
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Cấu tạo của số 10.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, bộ đồ dùng DH toán 1, bảng phụ...
- HS: SGK, bộ đồ dùng toán 1,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2’
- Yêu cầu 1 số HS nêu cấu tạo của số 10.
- HS đếm từ 1 đến 10, từ 10 đến 1
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài:
+ Bài 1: HS quan sát mẫu, nêu cách làm bài.
- HS làm bài, GV quan sát.
- Chữa bài: Hỏi HS 
 VD: H: Bức tranh con lợn em nối với số mấy? Tại sao?
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đếm số hình tam giác có trong hình vẽ, viết số vào ô trống.
- HS làm bài, GV quan sát.
- Chữa bài: 
H: Hình a có mấy hình tam giác?( HS phải nêu được có 10 hình)
H: Hình b có mấy hình tam giác?
+ Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
H: Trước khi điền dấu, em phải làm gì? ( So sánh 2 số)
- HS làm bài, chữa bài.
H: Những số nào bé hơn 10?
H: Trong các số từ 0 đến 10, số nào bé nhất? Số nào lớn nhất?
- HS trả lời, nhận xét.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn (với HS khá giỏi)
- HS làm bài - HS báo cáo kết quả - chữa bài.
+ Bài 5: HS làm bài, nêu dược cấu tạo số 10 (với HS khá giỏi)
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố: 2-3’
H: Hôm nay học bài gì?
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS ôn bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
 Ngày soạn: 24/ 9/ 2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 53 + 54)
Bài 25: ng, ngh
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 5’
- GV cho 2, 3 HS đọc bài 24 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con : qu, gi quả thị, giỏ cá, quà quê.
- Yêu cầu HS thi đua tìm tiếng, từ chứa âm qu, gi.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm ng ( 9-10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm ng in thường, chữ ghi âm ng viết thường.
H: Chữ ghi âm ng gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào?(...gồm 2 con chữ: n và g)
- Cho HS so sánh ng với nh:
H: Âm ng và âm nh giống và khác nhau ở điểm nào? - HS nêu
 . Giống nhau: đều có n
 . Khác nhau : nh có h đứng sau, ng có g đứng sau
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: ng ( ngờ)
- HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm ng, HS đọc: CN-TT
H: Có âm ng, muốn có tiếng ngừ ta ghép thế nào?
- HS nêu cách ghép, ghép tiếng ngừ.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng ngừ (CN-TT).
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa:
H: Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu từ khoá: cá ngừ, ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT).
- 1 HS đọc tổng hợp: ng- ngừ- cá ngừ
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm ng.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì(CN-TT)
* Dạy chữ ghi âm ngh ( 9-10’) (Quy trình tương tự)
- Cho HS so sánh âm ngh với âm ng.
 . Giống nhau: về cách đọc, đều có con chữ n và con chữ g
 . Khác nhau: về cách viết (ngh thêm con chữ h đứng sau.)
- GV lưu ý HS âm ngh kép chỉ đi được với e, ê, i
- GV cho HS đọc tổng hợp cả 2 phần
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 9-10’)
- GV đưa chữ mẫu ng phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ng gồm mấy con chữ? Con chữ n cao mấy li? Con chữ g cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu, HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết: ngh, cá ngừ, củ nghệ tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ..., vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân các âm ng, ngh.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ ngã tư, nghệ sĩ ( đưa tranh cho HS quan sát)
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GV nhận xét giờ học
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga (5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (nghỉ, nga)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? (chị và bé)
H: Chị ra nhà bé vào dịp nào?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
H: Chữ ng thứ hai trong dòng cách chữ ng thứ nhất như thế nào? (khoảng một ô lớn)
H: Chữ ngh thứ hai trong dòng có cách giống như chữ ng thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: bê, nghé, bé.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh em thấy những gì? ( bê, nghé, bé)
- HS thảo luận:
H: Bê là con của con gì? Nó có lông màu gì?
H: Nghé là con của con gì? Nó có màu gì?
H: Bê, nghé ăn gì? ( cỏ...)
H: Bê, nghé, bé có điểm gì chung? ( Đều còn bé)
H: Em biết bài hát, bài thơ nào về bê, nghé không? Hát cho cả lớp nghe?
- Một số HS trình bày trước lớp.
4. Củng cố : 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa âm ng, ngh.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Hướng dẫn HS đọc bài 26.
- Dặn HS ôn lại bài + Đọc trước bài 26: y, tr.
Tự nhiên và xã hội (Tiết số: 6)
Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.( HS khá, giỏi: Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng. Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ răng.)
- Biết chăm sóc răng đúng cách. Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh vẽ trong SGK, sưu tầm 1 số tranh vẽ về răng miệng. Bàn chải răng người lớn, trẻ em, kem đánh răng, mô hình răng,... 
- HS: SGK, bàn chải răng..
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
H: Hãy nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh thân thể?
- GV nhận xét chung. 
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 
b. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp (12-14’)
* Mục tiêu: HS nhận ra thế nào là răng khoẻ, đẹp, không bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh .
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: GV hướng dẫn: 2 HS quay mặt vào nhau, lần lượt quan sát hàm răng của nhau.
H: Nhận xét xem răng của bạn em như thế nào? ( trắng đẹp hay bị sún? bị sâu?)
H: Tại sao giữ vệ sinh răng miệng? (Dành cho HS khá, giỏi)
+ Bước 2: Chỉ định HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận : GV vừa nói vừa chỉ vào mô hình răng:
 Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc- răng sữa, khi răng sữa hỏng sẽ thay răng mới gọi là răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễn bị

Tài liệu đính kèm:

  • doc-T6-L1- HANG.doc