Giáo án Lớp 1 - Tuần 5

A.Mục tiêu:

- Đọc được : u - ư, nụ - thư; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: u - ư, nụ - thư

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô.

B.Đồ dùng dạy học:

- GV:Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con, nụ hoa, quả đu đủ

- HS: Bộ ĐDHT, bảng con

C.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Ôn tập

- 4 HS đọc và viết: n, m, d, đ, t, th, i, a, tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

- 1 HS đọc câu ứng dụng:SGK / 35

→ GV nhận xét ghi điểm

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
→ GV nhận xét ghi điểm
 Tiết 1
2.Bài mới:
a.Dạy âm mới:
*Âm: “u”
-“u”: GVHDHS phát âm
- GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép - GV sửa sai, nhận xét - GV ghép - HS đọc CN
- HS ghép “nụ”- GV nhận xét, sửa sai - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “nụ” - Hs đọc trơn từ mới
- HS Đọc tổng hợp
*Âm “ư” (tương tự)
*So sánh 2 âm: u-ư
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: cá thu, đu đủ, thứ tự , cử tạ.
- HS đọc âm mới: TT và không TT
- HS đánh vần tiếng mới: TT và không TT
- HS đọc trơn từ mới - GV giảng từ “đu đủ”
d. HDHS viết bảng con: u - ư, nụ - thư
 Tiết 2
đ. Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- GV đính tranh.Hs nhìn và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dựa vào tranh 
- GV rút câu ứng dụng
- HS tìm tiếng có âm vừa học
- GVHDHS đọc tiếng khó “thi”
- GV đọc mẫu
- HS đọc trơn câu ứng dụng
g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Luyện nói: Chủ đề: Thủ đô
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: thủ đô .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3. Củng cố,dặn dò:
- Tổng hợp âm, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung: ................................................................................................................................................................................
Tiết: 5 Môn : Đạo đức 
	 Tên bài dạy : GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP SGK/11,12
	 Thời gian dự kiến: 30 phút 
A. Mục tiêu :
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng dạy học của bản thân.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đạo đức.
- HS : Vở bài tập đạo đức
C. Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kể được tên các đồ dùng học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên tên các đồ dùng trong tranh vẽ sgk / 11. 
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
→Kết luận: Đó là một số đồ dùng học tập mà các em thường gặp.
* Thư giãn: 
* Hoạt động 2: Kể tên các loại đồ dùng học tập của bản thân.
- Yêu cầu học sinh tự kể tên và giới thiệu về:
+ Tên đồ dùng là gì ?
+ Đồ dùng đó để làm gì ?	
+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập đó như thế nào ?
- Học sinh từng cặp thảo luận và kể cho nhau nghe.
- Giáo viên yêu cầu một số em trình bày trước lớp.
- Giaó viên nhận xét đánh giá.
→Kết luận: Đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền đi học được học tập của mình.
 → Tích hợp NDHTVLTTGĐĐ HCM : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập bền đẹp, chính là thực hành tiết kiệm theo gương Bác Hồ
* Hoạt động 3:. Củng cố dặn dò:
- HS sửa sang, sắp xếp lại sách vờ, đồ dùng.
D / Bổ sung:
 Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tiết : 43+44 : 	 Môn : Học vần 
 	Tên bài dạy : BÀI 18: X- CH SGK trang 38 ,39 
	 	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A.Mục tiêu:
- Đọc được : x - ch, xe – chó; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: x - ch, xe – chó
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: xe bò , xe lu , xe ô tô.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con, tranh ( xe, con chó ), bút chì đỏ
- HS: Bộ ĐDH, bảng con
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: u-ư
- 4 HS đọc và viết: u, ư, nụ, thư, đu đủ, thứ tự, cử tạ, cá thu
- 1 HS đọc câu ứng dụng:SGK / 37
→ GV nhận xét ghi điểm
 Tiết 1
2.Bài mới:
a.Dạy âm mới:
*Âm: “x”
-“x”: GVHDHS phát âm
- GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép - GV sửa sai nhận xét - GV ghép - HS đọc CN
- HS ghép “xe”- GV nhận xét, sửa sai - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “xe”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Âm “ch” (tương tự)
* So sánh 2 âm: x-ch
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.
- HS đọc âm mới: TT và không TT
- HS đánh vần tiếng mới: TT và không TT
- HS đọc trơn từ mớ i- GV giảng từ “chì đỏ”
d. HDHS viết bảng con: x - ch, xe – chó
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- GV đính tranh.Hs nhìn và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dựa vào tranh 
- GV rút câu ứng dụng
- HS tìm tiếng có âm vừa học
- GVHDHS đọc tiếng khó “chở”
- GV đọc mẫu
- HS đọc trơn câu ứng dụng
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Luyện nói: Chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3.Củng cố,dặn dò:
-Tổng hợp âm, tiếng, từ
-Trò chơi: Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung: .....
 Tiết : 17 Môn: Toán 
 Tên bài dạy : SỐ 7 . SGK trang 28 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Biết 6 thếm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7; biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. 
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các nhóm đồ vật có số lượng là 7, Bảng phụ
- HS: Bộ thực hành Toán, bảng con 
C. Các hoạt động dạy học : 
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đếm các số từ 1 đến 6, từ 6 đến 1, xác định số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- 2 HS làm bài tập: bài 3, bài 4/ SGK 27 
2.Hoạt động 2: Giới thiệu số 7
* Lập số 7
- Gv yêu cầu học sinh lấy 6 que tính thêm 1 que tính nữa.
- GV nêu : 6 que tính thêm 1 que tính nữa là 7 que tính – HS nêu lại.
+ Gv yêu cầu học sinh lấy 7 đồ vật tùy ý trong bộ đồ dùng.
- Cả lớp kiểm tra, nhận xét.
- Hướng dẫn để hs rút ra các nhóm mẫu vật đó đều có số lượng là bảy.
* Giới thiệu chữ số 7 in, viết
- Giáo viên gắn lên bảng chữ số 7 in, hs quan sát nhận xét.
+ Học sinh lấy số 7 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét.
- Giáo viên viết mẫu giới thiệu cách viết số 7. HS viết vào bảng con
+ Giáo viên nhận xét.
- Hướng dẫn hs cách đọc: “Bảy”
+ Học sinh HS đọc, cá nhân, nhóm, lớp.
* Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
- Giáo viên dùng mô hình trực quan: Yêu cầu HS đếm số que tính.
+ Học sinh đếm theo thứ tự từ 1 đến 7, GV kết hợp ghi dãy số lên bảng. 
- Học sinh quan sát dãy số và nêu: 7 đứng sau 6
- Giáo viên chốt lại: 7 lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
3.Hoạt động 3: luyện tập
Bài 1: Viết đựơc 1 dòng số 7.
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu.
Bài 2: Đếm số lượng đồ vật và viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài - Gọi 3 hs đọc số.
- Giáo viên, hs cùng nhận xét.
Bài 3: Viết được dãy sồ các số từ 1 đến 7.
- Học sinh làm bài – 4 hs làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố : 
- HS đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1.
 Hỏi : + Số 7 đứng liền sau số nào ?
 + Số nào đứng liền trước số 7 ?
D / Phần bổ sung:
 Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010.
 Tiết : 45+ 46: 	 Môn : Học vần 
 	Tên bài dạy : BÀI 19: S-R SGK trang 40,41 
	 	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A.Mục tiêu:
- Đọc được : s, r, sẻ, rễ.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: s, r, sẻ, rễ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: rổ, rá.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con, nụ hoa, quả su su, rễ cây, tranh chim sẻ
-HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: x-ch
- 4 HS đọc và viết: x, ch, xe, chó, thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá..
- 1 HS đọc câu ứng dụng : SGK / 39
- GV nhận xét ghi điểm
 Tiết 1
2.Bài mới:
a.Dạy âm mới:
*Âm: “s”
-“s”: GVHDHS phát âm
- GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép - GV sửa sai, nhận xét - GV ghép - HS đọc CN
- HS ghép “sẻ” - GV nhận xét, sửa sai - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “sẻ”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Âm “r” (tương tự)
*So sánh 2 âm: s-r
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: su su, chữ số, rổ rá , cá rô
- HS đọc âm mới: TT và không TT
- HS đánh vần tiếng mới: TT và không TT
- HS đọc trơn từ mới - GV giảng từ “su su”
d.HDHS viết bảng con: s, r, sẻ, rễ.
 Tiết 2
đ. Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- GV đính tranh, Hs nhìn và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dựa vào tranh 
- GV rút câu ứng dụng
- HS tìm tiếng có âm vừa học
- GVHDHS đọc tiếng khó “rõ, số”
- GV đọc mẫu
- HS đọc trơn câu ứng dụng
g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Luyện nói: Chủ đề: rổ, rá
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3.Củng cố, dặn dò:
-Tổng hợp âm, tiếng, từ
-Trò chơi: Tìm tiếng mới
4. Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung: ................................................................................................................................................................................
 Tiết : 18 Môn: Toán 
 Tên bài dạy : SỐ 8 . SGK / 30
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Biết 7 thếm 1 được 8, viết số 8; đọc, đếm được từ 1 đến 8; biết so sánh các số trong phạm vi 8; biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. 
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các nhóm đồ vật có số lượng là 8, bảng phụ
- HS: Bộ thực hành Toán, bảng con 
C. Các hoạt động dạy học : 
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đếm các số từ 1 đến 7, từ 7 đến 1, xác định số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- 2 HS làm bài tập: bài 4/ SGK 29
2.Hoạt động 2: Giới thiệu số 8
* Lập số 8
- Gv yêu cầu học sinh lấy 7 que tính thêm 1 que tính nữa.
- GV nêu : 7 que tính thêm 1 que tính nữa là 8 que tính – HS nêu lại.
+ Gv yêu cầu học sinh lấy 8 đồ vật tùy ý trong bộ đồ dùng.
- Cả lớp kiểm tra, nhận xét.
- Hướng dẫn để hs rút ra các nhóm mẫu vật đó đều có số lượng là tám.
* Giới thiệu chữ số 8 in, viết
- Giáo viên gắn lên bảng chữ số 8 in, hs quan sát nhận xét.
+ Học sinh lấy số 8 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét.
- Giáo viên viết mẫu giới thiệu cách viết số 8. HS viết vào bảng con
+ Giáo viên nhận xét.
- Hướng dẫn hs cách đọc: “tám”
+ Học sinh HS đọc, cá nhân, nhóm, lớp.
* Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
- Giáo viên dùng mô hình trực quan: Yêu cầu HS đếm số que tính.
+ Học sinh đếm theo thứ tự từ 1 đến 8, GV kết hợp ghi dãy số lên bảng. 
- Học sinh quan sát dãy số và nêu: 8 đứng sau 7
- Giáo viên chốt lại: 8 lớn hơn : 1, 2, 3, 4, 5, 6,7
* Thư giãn:
3.Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết được 1 dòng số 8.
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu.
Bài 2: Đếm số lượng chấm tròn trong mô hình và viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài - Gọi 3 hs đọc số.
- Giáo viên, hs cùng nhận xét.
Bài 3: Viết được dãy sồ các số từ 1 đến 8
- Học sinh làm bài – 2 hs làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố : Tạo nhóm theo số.
- HS nào có số giống nhau thì đứng thành một nhóm.
D / Phần bổ sung:
 Tiết : 15 	 Môn: Thủ công 
 Tên bài dạy : XÉ , DÁN HÌNH TRÒN 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Biết cách xé dán hình tròn .
- Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
+ Yêu cầu phát triển: Xé dán được hình tròn. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tròn có kích thước khác. Có thể vẽ kết hợp trang trí hình tròn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bài mẫu; giấy màu.
- Học sinh: Vở thủ công, bút chì, giấy màu, keo dán
C. Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: HDHS quan sát,nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu
- HS quan sát, nhận xét một số đồ vật xung quanh có dạng hình tròn.
* Hoạt động 2: HD HS cách xé,dán
- GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
+ Trên mặt trái tờ giấy màu vẽ hình vuông có cạnh 8 ô
+ Xé rời hình vuông khỏi tờ giấy màu.
+ Xé 4 góc hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần chỉnh sửa thành hình tròn
- GV nhắc nhở HS cách dán hình
- HS nêu lại các bước xé, nhận xét, bổ sung.
* Thư giãn: 
* Hoạt động 3: Thực hành
- HS tiến hành vẽ, xé, dán bằng giấy màu
- GV quan sát, HD thêm.
* Nhận xét,đánh gía sản phẩm: HS trưng bày sản phẩm, GV cùng HS nhận xét, đánh gía.
D. Bổ sung:
..
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
 Tiết : 5 Môn: Tự nhiên và xã hội 
 Tên bài dạy :VỆ SINH THÂN THỂ. SGK / 12,13
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu : 
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ.
+ Yêu cầu phát triển : Biết cách đề phòng bệnh ngoài da. Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọn.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình vẽ trong SGK, xà phòng, kéo.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học : 
* Hoạt động khởi động: Khám tay . Học sinh đưa ra 2 bàn tay – Các tổ đổi chéo nhau để khám.
*Hoạt động 1: Tự liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
a.Mục tiêu : Học sinh nhớ và kể lại mình đã làm gì để giữ sạch sẽ thân thể
b.Cách tiến hành :
- Học sinh suy nghĩ nêu trước lớp (tắm, giặt, thay quần áo, gội đầu, cắt móng tay..)
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK
a. Mục tiêu :Học sinh nhận ra việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ.
b.Cách tiến hành 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh SGK nói về việc làm của các bạn trong từng hình và nói rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
- Học sinh làm việc theo cặp. GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, kết luận.
	*Thư giãn: 
*Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
a. Mục tiêu :Học sinh biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như tắm, rửa tay, chân và biết nên làm việc đó vào lúc nào.
b.Cách tiến hành :
- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh thảo luận rồi trả lời
 Hỏi : Hãy nêu các việc cần làm khi tắm ?
? Chúng ta nên rửa tay, rửa chân khi nào?
- Học sinh trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên kết luận toàn bài và nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. 
*Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
- Phải có ý thức giữ vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ.
D / Bổ sung:...
.
 Tiết : 47+48 : 	 Môn : Học vần
 Tên bài dạy : BÀI 20: K- KH SGK trang 42,43 
	 	 	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A.Mục tiêu:
- Đọc được : k, kh ,kẻ, khế; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: k, kh, kẻ, khế
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề:ù ù, ro ro, vo vo, vù vù, tu tu.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con , quả khế
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: s-r
- 4 HS đọc và viết: s, r, sẻ, rễ, su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
- 1 HS đọc câu ứng dụng :SGK / 41
- GV nhận xét ghi điểm
 Tiết 1
2.Bài mới:
a.Dạy âm mới:
*Âm: “k”
-“k”: GVHDHS phát âm
- GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép - GV sửa sai, nhận xét - GV ghép - HS đọc CN
- HS ghép “kẻ” - GV nhận xét, sửa sai - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “kẻ” - Hs đọc trơn từ mới
- HS Đọc tổng hợp
*Âm “kh” (tương tự)
*So sánh 2 âm: k-kh
b.Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- HS đọc âm mới: TT và không TT
- HS đánh vần tiếng mới: TT và không TT
- HS đọc trơn từ mới - GV giảng từ “kì cọ”
d.HDHS viết bảng con: k, kh, kẻ, khế
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- GV đính tranh.Hs nhìn và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dựa vào tranh 
- GV rút câu ứng dụng
- HS tìm tiếng có âm vừa học
- GVHDHS đọc tiếng khó “kha”
- GV đọc mẫu
- HS đọc trơn câu ứng dụng
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Luyện nói: Chủ đề: ù ù, ro ro, vo vo, vù vù, tu tu.
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3.Củng cố, dặn dò:
-Tổng hợp âm, tiếng, từ
-Trò chơi: Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung: ................................................................................................................................................................................
 Tiết : 19 Môn: Toán 
 Tên bài dạy : SỐ 9 . SGK/ 32,33
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Biết 8 thếm 1 được 9, viết số 9; đọc, đếm được từ 1 đến 9; biết so sánh các số trong phạm vi 9; biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9. 
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các nhóm đồ vật có số lượng là 9, bảng phụ
- HS: Bộ thực hành Toán, bảng con 
C. Các hoạt động dạy học : 
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đếm các số từ 1 đến 8, từ 8 đến 1, xác định số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- 2 HS làm bài tập: bài 4/ SGK 31
2.Hoạt động 2: Giới thiệu số 9
* Lập số 9
- Gv yêu cầu học sinh lấy 8 que tính thêm 1 que tính nữa.
- GV nêu : 8 que tính thêm 1 que tính nữa là 9 que tính – HS nêu lại.
+ Gv yêu cầu học sinh lấy 9 đồ vật tùy ý trong bộ đồ dùng.
- Cả lớp kiểm tra, nhận xét.
- Hướng dẫn để hs rút ra các nhóm mẫu vật đó đều có số lượng là chín.
* Giới thiệu chữ số 9 in, viết
- Giáo viên gắn lên bảng chữ số 9 in, hs quan sát nhận xét.
+ Học sinh lấy số 9 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét.
- Giáo viên viết mẫu giới thiệu cách viết số 9. HS viết vào bảng con
+ Giáo viên nhận xét.
- Hướng dẫn hs cách đọc: “chín”
+ Học sinh HS đọc, cá nhân, nhóm, lớp.
* Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
- Giáo viên dùng mô hình trực quan: Yêu cầu HS đếm số que tính.
+ Học sinh đếm theo thứ tự từ 1 đến 9, GV kết hợp ghi dãy số lên bảng. 
- Học sinh quan sát dãy số và nêu: 9 đứng sau 8
- Giáo viên chốt lại: 9 lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6,7 , 8
* Thư giãn:
3.Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết đựơc 1 dòng số 9.
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu.
Bài 2: Đếm số lượng chấm tròn trong mô hình và viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài - Gọi 4 hs đọc số.
- Giáo viên, hs cùng nhận xét.
Bài 3: So sánh các số trong phạm vi 9.
-Học sinh làm bài – 3 hs làm bảng phụ, nhận xét,sửa bài.
 Bài 4 : Vận dụng quan hệ các số trong phạm vi 9 viết số vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài – 3 hs làm bảng con, nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố : Tạo nhóm theo số.
- HS nào có số giống nhau thì đứng thành một nhóm.
D / Phần bổ sung:
	Thứ bảy ngày 18 tháng 9 năm 2010
Môn:Học vần
 Tiết 49+50: Bài 21: Ôn tập (SGK/ 44, 45)
 TGDK:70 phút
A. Mục tiêu :
- Đọc được : u, ư, s, ch, x, r, k, kh; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- Viết được : u, ư, s, ch,x, r, k , kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Thỏ và sư tử.
+ HS khá – giỏi: Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh như SGK, bảng con
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 20: k - kh
- 4 HS đọc và viết: y, tr, y tá, tre ngà, y tế, cá trê, trí nhớ, chú ý
- 1HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 43
-GV nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
 TIỀT 1
a. Ôn tập các âm đã học
- GV gọi học sinh nêu lại cấu tạo của từng âm đã học trong tuần. Giáo viên kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS ghép các âm ở hàng dọc và các âm ở hàng ngang để tạo tiếng.
- Phân tích cấu tạo của từng tiếng.
- HS đánh vần đọc trơn các tiếng được ghép 
- GV YCHS ghép âm ở hàng dọc với dấu ở hàng ngang để tạo tiếng.
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng được ghép.
 	 b.Thư giãn.
 c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên viết từ: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế
- Học sinh tìm tiếng cóâm đã học trong tuần.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc tiếng, từ (cá nhân, nhóm, dãy).
- Giảng từ: củ sả.
d. Luyện viết bảng con
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết: xe chỉ, củ sả.
- Học sinh luyện viết (trên không, bảng con).
 TIỀT 2
e.Luyện đọc: Học sinh đọc lại toàn bài.
- Cho học sinh xem tranh, rút ra câu khoá: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
- HS tìm tiếng có vần được ôn.
 - Học sinh đọc tiếng, từ, cả câu
 g. Đọc SGK: HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết: HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Kể chuyện:	Thỏ và sư tử
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhìn tranh kể lại lần 2.
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện qua câu hỏi
3.Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Nồi từ
*NX,DD:
D. Bổ sung:
	 Tiết : 20 Môn: Toán 
 Tên bài dạy : SỐ 0. SGK / 34, 35 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Viết được số 0; đọc, đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9; nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 (dòng 2), bài 3(dòng 3), bài 4(cột 1, 2).
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các nhóm đồ vật, bảng phụ, bảng con
- HS: Bộ thực hành Toán, bảng con 
C. Các hoạt động dạy học : 
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đếm các số từ 1 đến 9, từ 9 đến 1, xác định số lớn nhất, bé nhất trong dãy số.
- 2 HS làm bài tập: bài 4 / SGK 31
2.Hoạt động 2: Giới thiệu số 0
* Lập số 0
- Gv giới thiệu cho HS về mô hình cây có đính 3 con chim.
- GV thực hiện thao tác bớt lần lượt mỗi lần 1 con chim đến lúc không còn con chim nào nữa
- Gv thực hiện tương tự thao tác trên với 1 lọ nước có đựng 4 con cá.
→GV nêu : Để chỉ không còn con chim nào trên cành, không còn con cá nào trong lọ nướcta dùng số 0
- HS nêu ví dụ về số 0.
* Giới thiệu chữ số 0 in, viết
- GV giới thiệu số 0 trong bộ đồ dùng của GV
- HS lấy số 0 trong bộ đồ dùng của HS
- Cả lớp kiểm tra, nhận xét.
- Hướng dẫn hs cách đọc: “không”
+ Học sinh HS đọc, cá nhân, nhóm, lớp.
- Giáo viên viết mẫu giới thiệu cách viết số 0. HS viết vào bảng con
+ Giáo viên nhận xét.
* Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
- Giáo viên dùng mô hình trực quan: Yêu cầu HS đếm số que tính.
+ Học sinh đếm theo thứ tự từ 0 đến 9, GV kết hợp ghi dãy số lên bảng. 
- Học sinh quan sát dãy số và nêu: 0 đứng trước số 1
- Giáo viên chốt lại: 0 bé hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8, 9
* Thư giãn:
3.Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết được 1 dòng số 0.
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu.
Bài 2(dòng 2): Viết được dãy sồ các số từ 0 đến 9
- Học sinh làm bài – 2 hs làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Vận dụng dãy số các số từ 0 đến 9 điền các số vào ô trống .
- Học sinh làm bài – 3 hs làm bả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 5.doc