I. MỤC TIÊU:
- Qua giờ sinh hoạt, HS nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của cá nhân và tập thể để từ đó có hướng khắc phục trong tuần sau.
- Rèn ý thức tự giác, kỉ luật cho các em.
II. NỘI DUNG:
1. GV nhận xét các mặt hoạt động trong tuần:
a. Chuyên cần: Đa số các em đi học đủ và đúng giờ.
- Cả tuần không vắng em nào.
- Không có trường hợp đi học muộn.
b. Học tập:
- Đa số các em đều học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Một số em chăm học, hay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chữ viết sạch sẽ, đẹp: Chi, TháI, Duy,.
- Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa chăm học, bài tập về nhà chưa hoàn thành:
Vinh, Ly.
- Một số em chữ viết cẩu thả: N.Anh, Nam.
- Truy bài đã đi vào nề nếp.
c. Vệ sinh:
- Một số em chưa có ý thức giữ vệ sinh chung, hay ăn bánh kẹo vứt rác bừa bãi ra lớp.
d. Thể dục:
- Xếp hàng còn chưa thẳng, chậm chạp.
e. Xếp hàng ra vào lớp:
- Một số em chưa nghiêm túc, khi ra về còn phá hàng: Nam, Điệp,.
ết hợp phân tích. - HS luyện đọc câu ứng dụng(CN- nhóm). GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS. - GV đưa tranh, hướng dẫn HS khai thác nội dung tranh H: Tranh vẽ gì? (Vẽ xe chở đầy cá) H: Xe đó đang đi về hướng nào? Có phải nông thôn không? - HS đọc lại câu ứng dụng(CN - TT) e. Luyện viết: ( 9 - 10’) - GV yêu cầu HS mở vở TV,1 HS đọc nội dung bài viết. - GV hướng dẫn độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. g. Luyện nói: (9-10’) - GV viết chủ đề luyện nói: Xe bò, xe lu, xe ô tô H: Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì? - Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: H: Quan sát tranh em thấy có những loại xe nào?( Xe bò, xe lu, xe ô tô ) H: Các em hãy chỉ từng loại xe? 1 HS lên chỉ + GV: Gọi là xe bò vì loại xe này dùng bò để kéo. H: Xe bò thường dùng để làm gì? H: Xe lu dùng làm gì?(lu đường) H: Loại xe ô tô trong tranh gọi là xe ô tô gì? Nó dùng để làm gì? H: Em có biết loại xe ô tô nào khác? Nó được dùng vào những việc gì? H: Còn có loại xe nào nữa ? 4. Củng cố: 3’ - 1, 2 HS đọc bài ở SGK. Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 19: s, r Thủ công (Tiết số: 5) xé, dán hình tròn I. Mục tiêu: - Biết cách xé, dán hình tròn. - Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. - Với HS khéo tay: . Xé, dán hình tròn. Đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng. . Có thể xé thêm được hình tròn có kích thước khác. . Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Bài mẫu, giấy màu, hồ dán... - HS : giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 4’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (4-5’) - GV cho HS quan sát bài mẫu . H: Đây là hình gì? ( hình tròn ) H: Xung quanh ta có những đồ vật nào có dạng hình tròn? - Một số HS kể. GV nhận xét. c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (8-10’) *Vẽ và xé hình tròn: - GV lấy 1 tờ giấy mầu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh dài 8 ô. - Làm thao tác xé từng cạnh của hình vuông. Lần lượt xé 4 góc hình vuông rồi chỉnh sửa dần cho tròn. - Lật mặt màu cho HS quan sát. - GV nhắc HS lấy giấy nháp kẻ ô hoặc giấy màu tập vẽ và xé hình tròn như GV đã hướng dẫn( HS có thể xé hình tròn nhỏ hoặc to hơn cũng được). - HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ HS. * Dán hình: - GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán. - Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều. d. Hoạt động 3: HS thực hành (15-17’) - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn( lật mặt sau có kẻ ô), đánh dấu và vẽ và xé hình vuông. Sau khi xé được hình vuông, HS tiếp tục xé hình tròn từ hình vuông. - GV làm lại thao tác xé hình tròn để HS xé theo. - Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. Yêu cầu khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. - HS thực hành xé hình tròn. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - GV hướng dẫn HS khéo tay: . Có thể xé thêm được hình tròn có kích thước khác. . Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn. - Nhắc HS dán hai sản phẩm vào vở thủ công như GV đã hướng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối. e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(4-5’) - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV cùng HS tìm ra bài đúng, đẹp, tuyên dương trước lớp. 4. Củng cố: 2-3’ - GV tóm tắt nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. - Cho HS dọn vệ sinh lớp học. 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình quả cam. Toán (Tiết số: 17) Số 7 I. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7. - Đọc đếm được từ 1 đến 7 ; biết so sánh các số trong phạm vi 7. - Biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán 1, các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại.. - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2-3’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 5-6’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - GV đọc, HS viết 1, 2, 3, 4, 5, 6. - GVnhận xét , ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 7 ( 10 - 12’) * Lập số 7 - GV đính lên bảng 7 mẫu vật và nói: “Có 6 con gà, thêm 1 con nữa.Tất cả có mấy con gà”(6 con gà thêm 1 con gà là 7 con gà. Tất cả có 7 con gà) - Nhiều hs nhắc lại. - Yêu cầu HS lấy 6 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói “Sáu hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 7 hình vuông” - HSTL, nhắc lại “có 7 hình vuông” + Làm tương tự với 7 que tính, 7 hình tròn. HS cùng thực hiện với GV H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 7 phần tử ta dùng chữ số mấy?( chữ số 7) * Giới thiệu số 7: - GV viết bảng số 7 in, số 7 viết thường - HS đọc (CN- TT) * Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7: - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1 H: Số nào đứng liền sau số 6?(số 7) H: Số nào đứng liền trước số 7? (số 6) - Cho HS đọc từ 1 -7 c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’) * Bài 1: Viết số 7 - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn học sinh viết số 7 vào bảng con. - HS viết 1 dòng vào vở. * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống . H: Có mấy con bướm trắng? Mấy con bướm xanh? H: Trong tranh có tất cả mấy con bướm? - GV chỉ vào tranh và nói: “7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6” “7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5” “7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4” - HS nhắc lại. *Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - GV đưa hình vẽ lên bảng - Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột. Sau đó giúp HS nhận biết: Cột có số 7 cho biết có 7 ô vuông cho biết 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. - GV giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 7 (1 < 2, 2 < 3, 6 < 7) - HS thực hành, GV quan sát. - GV cùng hs nhận xét , khen. * Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống (với HS khá giỏi) - Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài; tự chấm bài của mình hoặc chấm bài của bạn - HS thực hành làm bài, so sánh các số trong phạm vi 7 - HS đọc bài làm, nhận xét, khen. 4. Củng cố: 3’ - GV tóm tắt nội dung bài. - GVnhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: Số 8 Ngày soạn: 20/ 9 / 2010 Ngày dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 Học vần (Tiết số: 41 + 42) bài 19: s - r I. Mục tiêu: - Đọc được: s, r, sẻ, rễ ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: s, r, sẻ, rễ. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: rổ, rá. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu... - HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở ghi.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - HS hát, KT sĩ số. 2. Kiểm tra: 5’ - GV cho 2, 3 hs đọc: - Bảng lớp: x, ch, xe, chó - SGK - GV đọc cho hs viết bảng con chữ : xa xa, chả cá - Tìm tiếng, từ chứa âm x, ch( xu, xê, xi, chú, cha, chô) - GV nhận xét , ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 (30’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài. - 1 HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm: * Dạy chữ ghi âm s (7-8’) + Nhận diện chữ: - GV giới thiệu s in, s viết thường H: Chữ ghi âm s gồm mấy nét?(...2 nét: nét thắt cao hơn 2 dòng li, nét cong hở trái ) H: Chữ s và chữ x giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào? .Giống nhau đều có nét cong hở phải và cách phát âm gần giống nhau . . Khác nhau s có nét thắt. H: Chữ s in thường còn giống cái gì trong thực tế? (Giống hình dáng đất nướcVN ta) + Phát âm và đánh vần tiếng: - GV phát âm mẫu và nói cách phát âm( Khi phát âm s, đầu lưỡi uốn về phía vòm, hơi thoát rất mạnh, không có tiếng thanh.) - Cho HS phát âm (CN-TT) - Yêu cầu HS dắt chữ s, đọc. - GV Yêu cầu học sinh dắt s với e và dấu thanh hỏi thành tiếng mới. H: Em ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào? - HS nhận xét, nêu cách ghép. - HS phân tích : Tiếng sẻ có âm s đứng trước âm e đứng sau thanh hỏi trên e. - Đánh vần: s- e- se- hỏi- sẻ .đọc trơn (CN-TT) - GV ghi tiếng mới, HS đọc. - GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới ghi bảng, HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp: s- sẻ- sẻ. GV hỏi củng cố tô màu âm mới. - HS đọc xuôi ngược, bất kì (CN-TT) * Dạy chữ ghi âm r (7- 8’) - Quy trình tương tự như trên. Lưu ý: . Chữ r gồm nét thắt và nét móc ngược . So sánh s với r (Giống nhau đều có nét thắt. Khác nhau : r có nét móc ngược còn s có nét cong hở trái.) . Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát có tiếng thanh. - Đọc cả hai phần + Hướng dẫn viết( 8 - 9’) - GV viết mẫu, nêu quy trình viết: s, r, sẻ, rễ. Khi hướng dẫn cách viết GV chú ý HS điểm đặt bút và điểm dừng bút, lưu ý độ cao nét thắt của 2 con chữ. - HS viết bảng tay, nhận xét về chữ viết, cách trình bày, giúp HS nhận ra chỗ sai để sửa. c. Đọc từ ứng dụng ( 5 -6’) - GV viết bảng, HS đọc nhẩm su su , chữ số, rổ rá, cá rô - 1 HS đọc, HS tìm âm mới học trong các tiếng, gạch chân (su, số, rổ, rá, rô). - HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS . - GV đọc mẫu, giải thích từ khó ( chữ số, cá rô) - 1 HS đọc lại từ ứng dụng * Củng cố: - HS đọc lại bài tiết 1 H: Các em vừa học mấy âm mới ? là những âm nào?( s, r) H: Học mấy tiếng mới? Từ mới?(sẻ, rễ) - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 ( 35’) d. Luyện đọc: ( 10-12’) * Đọc bài tiết 1: ( 5 -6’) - HS lần lượt đọc(trên bảng, sgk) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS. * Đọc câu ứng dụng: ( 5 -6’) - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: H: Bức tranh vẽ gì? (Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn HS viết chữ số) - GV: Vậy nội dung tranh nói gì chúng ta cùng luyện đọc câu ứng dụng thì sẽ rõ - GV viết câu ứng dụng bé tô cho rõ chữ và số. HS đọc nhẩm. - 1 học sinh đọc to. - HS tìm tiếng chứa âm mới, gạch chân. - HS luyện đọc tiếng, kết hợp phân tích. - HS luyện đọc câu ứng dụng(CN- nhóm). GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV đọc mẫu câu ứng dụng và nói: Khi đọc câu các em cần chú ý phát âm cho chính xác r và s e. Luyện viết: (10 - 12’): - GV yêu cầu HS mở vở TV, 1 HS đọc nội dung bài viết. - GV hd độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - GV chấm 3-5 bài, nhận xét . g. Luyện nói: (7-8’) - GV nêu chủ đề luyện nói: rổ , rá. - Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: H: Quan sát tranh em thấy gì? (cái rổ , cái rá) H: Hãy chỉ rổ, rá trên tranh? 1 HS lên chỉ và nói H: Rổ, rá thường được làm bằng gì? (tre, nhựa) H: Rổ thường dùng làm gì? (đựng rau) H: Rá thường dùng làm gì? (vo gạo) H: Rổ và rá khác gì nhau? H: Gia đình em dùng loại rổ, rá nào? 4. Củng cố: 3’ H: Các em vừa học âm và chữ gì? HSTL - 1, 2 HS đọc bài ở sgk. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS ôn lại bài đã học. Đọc trước bài 20: k - kh Thể dục (Tiết số: 5) Đội hình đội ngũ - trò chơi vận động I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Nhận biết đúng hướng để xoay người theo ( có thể còn chậm ) - Bước đầu làm quen với trò chơi “đi qua đường lội”. Khi tham gia trò chơi, HS đi đúng theo các vạch hoặc ô đã kẻ sẵn là được. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi . Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi “ Qua đường lội” III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 5 - 6’ - Tập hợp 3 hàng dọc theo tổ. - HS từng tổ từ 1 đến hết điểm số - Lớp trưởng báo cáo sĩ số, hô khẩu lệnh chào. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 - 2, 1 - 2 ( 1-2’) - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu - Ôn trò chơi “ Diệt các vật có hại”: 2’ 2. Phần cơ bản: (20 - 22’) a. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái:(4 -5’) - Lần 1: GV chỉ huy, sau đó cho HS giải tán - Lần 2 - 3: để cán sự điều khiển, GV giúp đỡ. - Có HS chưa làm được ở động tác nào thì GV sửa sai luôn động tác đó * Chú ý khi cho HS ôn lại động tác quay phải, quay trái trước khi cho quay phải , quay trái. GV hỏi HS đâu là bên phải đâu là bên trái, cho các em giơ tay lên để nhận biết hướng, sau đó cho các em hạ tay xuống, GV hô “Bên phải (trái)quay!” để các em xoay người theo hướng đó. - GV cho HS đứng thành 3 hàng ngang quay mặt đối diện với GV và hô “Bên phải (trái)quay!”. Chú ý sửa động tác sai cho các em - GV chia lớp thành 3 tổ để các tổ trưởng điều khiển. GV kiểm tra quan sát giúp đỡ HS yếu b. Trò chơi “ Qua đường lội”(8-9’) - GV nêu tên trò chơi, sau đó cho HS hình dung xem khi đi học từ nhà đến trường và từ trường về nhà nếu gặp đoạn đường lội các em sẽ sử lí như thế nào. Tiếp theo, GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. GV làm mẫu, rồi cho các em lần lượt bước lên những “tảng đá” sang bờ bên kia như đi từ nhà đến trường và ngược lại. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy không chen lấn, xô đẩy nhau. - GV làm mẫu - Cho HS chơi thử 1-2 lần. - HS chơi chính thức, nhận xét, khen. 3. Phần kết thúc: 6-7’ - Đứng vỗ tay hát. - GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học. - Dặn HS ôn lại các động tác đội hình đội ngũ, chuẩn bị bài tuần sau. Toán (Tiết số: 18) Số 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8. - Đọc, đếm được từ 1 đến 8 ; biết so sánh các số trong phạm vi 8. - Biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán 1, Các nhóm có 8 mẫu vật cùng loại.. - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2-3’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 5-6’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - GV đọc, HS viết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. - GVnhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 8 (12 - 14’) * Bước 1: Lập số 8 - GV đính lên bảng 8 mẫu vật và nói: “Có 7 con gà, thêm 1 con nữa.Tất cả có mấy con gà”(7 con gà thêm 1 con gà là 8 con gà. Tất cả có 8 con gà) - Nhiều hs nhắc lại. + Yêu cầu HS lấy ra 7 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói “bảy hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 8 hình vuông” - HSTL, nhắc lại “có 8 hình vuông” - Làm tương tự với 8 que tính. HS cùng thực hiện với GV H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 8 phần tử ta dùng chữ số mấy?( chữ số 8) * Bước 2: Giới thiệu số 8. - GV viết bảng số 8 in, số 8 viết thường - HS đọc (cn -tt). HS lấy số 8 trong bộ số. * Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1 H: Số nào đứng liền sau số 7? ( số 8) c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’) +Bài 1: Viết số 8 - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn học sinh viết số 8 đúng quy định . +Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống - GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống . H: Nhóm bên trái có mấy chấm tròn, nhóm bên phải có mấy chấm tròn? H: Tất cả có mấy chấm tròn? - GV chỉ vào tranh và nói: “8 gồm 7 và 1, gồm 1 và 7”. HS nhắc lại. - Hỏi tương tự với các tranh còn lại để HS nêu tiếp: “8 gồm 6 và 2, gồm 2 và 6” “8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5” “8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5” - HS làm bài chữa bài. +Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống. - 2 HS lên bảng làm lớp làm vở BT , GV quan sát. - GV cùng hs nhận xét, khen. *Bài 4: >,< =? (với HS khá giỏi) 87 86 58 88 78 68 85 84 - HS thực hành làm bài- HS đọc bài làm, nhận xét, khen. 4. Củng cố: 2’ - HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: Số 9 Ngày soạn: 21 /9 /2010 Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 Học vần ( Tiết số: 43 + 44) bài 20: k - kh I. Mục tiêu: - Đọc được: k, kh, kẻ, khế ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: k, kh, kẻ, khế. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù ,vù, ro ro, tu tu. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu... - HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - HS hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: 5’ - GV cho 2, 3 hs đọc: - Bảng lớp: r, s, rễ, sẻ - SGK - GV đọc cho hs viết bảng con chữ : chì đỏ, chả cá , chữ số. - Tìm tiếng, từ chứa âm s, r. - GV nhận xét, ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 (30’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài. - 1 HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm: * Dạy chữ ghi âm k (8-9’) + Nhận diện chữ: - GV giới thiệu k in, k viết thường H: Chữ k viết thường gồm mấy nét? (2 nét : nét khuyết trên và nét thắt giữa) H: Chữ k và chữ h giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào? . Giống nhau đều có nét khuyết trên . Khác nhau: k có nét thắt giữa còn chữ h có nét móc 2 đầu. + Phát âm và đánh vần tiếng: - GV phát âm mẫu . - HS phát âm: CN- TT. - Yêu cầu HS dắt chữ k, đọc - GV yêu cầu học sinh dắt k với e và dấu thanh hỏi thành tiếng mới. H: Em ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào? - HS nhận xét, nêu cách ghép - HS phân tích : Tiếng kẻ có âm k đứng trước âm e đứng sau thanh hỏi trên e. - Đánh vần: k-e-ke-hỏi-kẻ. GV cho nhiều HS đánh vần tiếng kẻđọc trơn (cn - tt) - GV ghi tiếng mới, HS đọc. - GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới ghi bảng, HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp: k-kẻ-kẻ. GV hỏi củng cố tô màu âm mới. - HS đọc xuôi ngược, bất kì (CN- TT) - GV lưu ý HS âm k chỉ ghép được với i, e, ê *Dạy chữ ghi âm kh (7- 8’) - Quy trình tương tự như trên. Lưu ý: . Chữ kh được ghép bởi những con chữ nào? (gồm con chữ k và h) . So sánh k với kh( Giống nhau đều có k. Khác nhau kh có thêm con chữ h) . Phát âm: gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp hơi thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh - Đọc cả hai phần: k-kẻ-kẻ ; kh-khế-khế. + Hướng dẫn viết: ( 8 - 9’) - GV viết mẫu, nêu quy trình viết: k, kh, kẻ, khế. Khi hướng dẫn cách viết chữ kh GV chú ý hs viết liền tay không nhấc bút. - HS viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ. - HS viết bảng tay, nhận xét về chữ viết, cách trình bày, giúp hs nhận ra chỗ sai để sửa. c. Đọc từ ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV viết bảng, HS đọc nhẩm: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho - 1 HS đọc, HS tìm âm mới học trong các tiếng, gạch chân. - HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS . - GV đọc mẫu, giải thích từ khó ( kẽ hở, khe đá) - 1 HS đọc lại từ ứng dụng. * Củng cố: - HS đọc lại bài tiết 1 H: Các em vừa học mấy âm mới ? là những âm nào?( k, kh) H: Học mấy tiếng mới? Từ mới?(kẻ, khế) - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 ( 35’) d. Luyện đọc: ( 10-12’) * Đọc bài tiết 1: ( 5 - 6’) H: Giờ trước các em vừa học âm, tiếng, từ mới nào? - HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS. * Đọc câu ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV viết câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê. - HS đọc nhẩm. 1 học sinh đọc to - HS tìm tiếng chứa âm mới, gạch chân ( kha, kẻ) - HS luyện đọc tiếng, kết hợp phân tích. - HS luyện đọc câu ứng dụng(cn- nhóm) GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV đọc mẫu câu ứng dụng và nói: Khi đọc câu các em cần chú ý ngắt hơi sau tiếng vở và tiếng hà. - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: H: Bức tranh vẽ gì? (Tranh vẽ chị đang kẻ vở cho 2 bé) H: Vậy chị kẻ vở cho ai? (bé hà, bé lê) - GV cho HS đọc CN - TT câu ứng dụng. e. Luyện viết: (12 - 13’): - GV yêu cầu HS mở vở Tập viết, 1 HS đọc nội dung bài viết. - GV hướng dẫn độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn cho hs. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét. g. Luyện nói: (7-8’) - GV nêu chủ đề luyện nói: ù ù, vo vo, vù ,vù, ro ro, tu tu - Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: H: Quan sát tranh em thấy tranh vẽ gì? (cối xay, bão, đàn ong, đạp xe, còi tàu) H: Các vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào? ( ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu) H: Các em có biết tiếng kêu khác của loài vật không? (chiếp chiếp, ò ó o) H: Có tiếng kêu nào làm người ta sợ? H: Có tiếng kêu nào khi nghe người ta thích? - GV cho HS bắt chước tiếng kêu của các vật trong tranh. 4. Củng cố: 3 - 4’ H: Các em vừa học âm và chữ gì? - 1 HS đọc bài ở sgk. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Dặn HS ôn lại các bài đã học. Đọc trước bài 21: ôn tập Tự nhiên và xã hội ( Tiết số: 5) vệ sinh thân thể I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. - có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể để đề phòng các bệnh ngoài da. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: tranh vẽ, xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 3’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? H: Hãy nói các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt? H: Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tai? - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - Khởi động: cả lớp hát bài “ Đôi bàn tay xinh’’ Em có đôi bàn tay trắng tinh Đôi bàn tay chúng em nhỏ xinh Nghe lời cô chúng em giữ gìn Giữ đôi tay cho thật trắng tinh. - GV ghi đầu bài, 1 HS nhắc lại b. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( 10 - 12’) * Mục tiêu: HS nhớ các việc cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm 4 để HS thảo luận, giao nhiệm vụ: H: Hằng ngày các em đã làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo? - HS các nhóm thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ HS. - Hoạt động cả lớp: GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp ( Tắm, gội đầu, thay quần áo, rửa tay trước khi ăn cơm ) - HS NX, bổ sung. - Nếu HS đã mô tả đầy đủ, GV không cần nhắc lại. c. Hoạt động 2: Quan sát tranh trả lời câu hỏi ( 10 - 12’) * Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để giữ da sạch sẽ. * Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ở trang 12 và 13 SGK. Trả lời câu hỏi: H: Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?( ...đang tắm, gội đầu, tập bơi, mặc áo) H: Theo em bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai? Vì sao? - GV cho nhiều HS trình bày trước lớp * KL: Những việc nên làm: Tắm gội bằng
Tài liệu đính kèm: