Giáo án Lớp 1 - Tuần 31

I/ Mục tiêu

- HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ

- Hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1, SGK .

*HSK-Ghọc thuộc lòng 1 khổ thơ

II/ Đồ dùng dạy - học

Tranh minh hoạ SGK. Chép bài lên bảng.

III/ Các hoạt động dạy - học

 

doc 16 trang Người đăng honganh Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai: 12/4/2010
TẬP ĐỌC (Tuần 31)
Bài: NGƯỠNG CỬA
I/ Mục tiêu 
- HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ 
- Hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
- Trả lời được câu hỏi 1, SGK .
*HSK-Ghọc thuộc lòng 1 khổ thơ
II/ Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ SGK. Chép bài lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- HS đọc bài: người bạn tốt , TLCH 
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* Giới thiệu chủ điểm 
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
 * Luyện đọc từ 
- Yêu cầu HS phân tích tiếng, từ 
 * Luyện đọc câu 
- GV chỉ bảng từng câu 
 * Luyện đọc đoạn, bài.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
* Luyện học thuộc lòng 
* HĐ2: Ôn vần ăc, ăt. ( HSKG )
- GV nêu yêu cầu 
- Yêu cầu tìm tiếng viết vào bảng con.
* HĐ3: Tìm hiểu bài 
 + Câu 1: 
- HS đọc lại bài và câu hỏi 1 trong bài 
- GV nhận xét 
 + Câu 2:(Hướng dẫn tương tự trên )
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 
- Gv đọc lại bài.
* HĐ5: Luyện nói: ( HSKG)
- GV nhận xét, chốt ý giáo dục HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi HS đọc lại bài.
- Dặn dò - Nhận xét tiết học.
- HS đọc cá nhân, trả lời câu hỏi.
- HS luyện đọc cá nhân: các từ ngữ nêu trên phần mục tiêu.
- HS đọc tiếp nối từng câu 
- HS đọc theo nhóm 3 ( mỗi em đọc một khổ thơ )
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
- HS đọc: cá nhân 
- HSKG học thuộc lòng một khồ thơ .
- HSKG tìm tiếng viết vào bảng con 
- 2 HS đọc lại bài 
- HS trả lời câu hỏi 
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- 2, 3 HS đọc lại bài 
- HS đọc ĐT 
- HSKG quan sát tranh SGK nói 
- HS nói trước lớp.
Thứ ba:13/4/2010
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA: Q, R
I/Mục tiêu 
- HS biết tô chữ hoa Q,R
- Viết đúng các vần: ăt, ăc, ươt, ươc ; các từ màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ thường cỡ chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết. (Mỗi từ ngữ được viết ít nhất 1 lần)
 * HSKG viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Các mẫu chữ hoa nêu trên.
Bảng phụ viết sẵn các vần và từ ngữ nêu trên.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- Kiểm tra phần luyện viết ở nhà của HS 
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* HĐ1: Hướng dẫn tô chữ 
- GV cho HS xem chữ mẫu 
- GV nêu nhận xét về số lượng nét và kiểu nét trong từng con chữ: Q,R
- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết 
* HĐ2: Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng 
- Yêu cầu HS viết vần và các từ 
- Nhận xét, sửa sai.
* HĐ3: Hướng dẫn HS tập tô và viết vào vở 
- Yêu cầu HS tô và viết bài phần vần và từ ứng dụng trong bài chữ vào vở.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- GV chấm tập, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS về nhà viết hoàn thành bài luyện viết ở nhà ( phần B ) 
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát, nhận xét 
- Hs tập viết vào bảng con 
- HS đọc các vần và từ ngữ cần viết trong bài: cá nhân.
- HS tập viết vào bảng con
- HS tô và viết bài vào vở 
Thứ ba:13/4/2010
CHÍNH TẢ ( Tập chép )
NGƯỠNG CỬA
I/ Mục tiêu 
- HS nhìn bảng hoặc sách, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.
- Điền đúng vần ăt, ăc chữ g hay gh vào chỗ trống .
 Bài tập 2, 3 SGK.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Bảng phụ viết sẵn đoan viết, bài tập 
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
Kiểm tra vở những HS viết lại bài kỳ trước 
Nhận xét 
 2. Bài mới 
* HĐ1: Hướng dẫn tập chép 
- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ 
- GV đọc khổ thơ cần viết.
- Yêu cầu HS viết bài 
- GV quan sát uốn nắn HS. 
- GV đọc lại bài ( từng chữ ), GV dừng lại ở những chữ khó đánh vần.
- GV chấm tập, nhận xét 
* HĐ2: Làm bài tập 
2. Điền vần ăt hoặc vần ăc
3. Điền chữ g hay gh
- Hướng dẫn tương tự trên.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Dặn những HS viết sai nhiều về viết lại bài 
- Liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ cưối trong bài , viết vào bảng những chữ dễ viết sai.
- HS đọc ĐT lại khổ thơ.
- HS nhìn bảng viết bài 
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
- HS đọc yêu cầu 
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp. Cả lớp thực hiện vào vở. 
- HS đọc lại các từ vừa điền.
Thứ tư:14/4/2010
 TẬP ĐỌC
Bài: KỂ CHO BÉ NGHE. 
I/ Mục tiêu 
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm nghộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng 
- Trả lời được câu hỏi 2 SGK .
II/ Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ SGK. Chép bài lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- Yêu cầu HS đọc bài: ngưỡng cửa , TLCH 
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
 * Luyện đọc từ 
- Yêu cầu HS phân tích tiếng, từ 
- GV giải nghĩa các từ: ầm ĩ, quay tròn.
 * Luyện đọc câu 
- GV chỉ bảng từng câu 
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
* HĐ2: Ôn vần ươt, ươc ( HSKG) 
- GV nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS nói câu ( Yêu cầu 3 ) 
* HĐ3: Tìm hiểu bài 
 + Câu 1: 
- HS đọc lại bài và câu hỏi 1 trong bài 
- GV nhận xét 
 + Câu 2:(Hướng dẫn tương tự trên )
- Yêu cầu HS đọc lại bài 
- Gv đọc lại bài.
* HĐ6: Luyện nói ( HSKG)
- GV nhận xét, chốt ý giáo dục HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi HS đọc lại bài.
- Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc cá nhân, trả lời câu hỏi.
- HS luyện đọc cá nhân: các từ ngữ nêu trên phần mục tiêu.
- HS đọc tiếp nối từng câu 
- HS đọc theo nhóm 2 
- HSKG đọc trơn cả bài 
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
- HS KG tìm đọc: cá nhân 
- 2 HS đọc lại bài 
- HS trả lời câu hỏi 
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 2, 3 HS đọc lại bài 
- HS đọc ĐT 
- HSKG quan sát tranh SGK hỏi nhau về các con vật 
- HS nói trước lớp.
Thứ năm:15/4/2010
CHÍNH TẢ ( Nghe viết )
KỂ CHO BÉ NGHE
I /Mục tiêu 
- HS nghe - viết lại chính xác 8 dòng đầu bài thơ: Kể cho bé nghe trong khoảng 10 – 15 phút 
- Điền đúng các vần ươc, ươt ; chữ ng, ngh vào chỗ trống. 
 - Bài tập 2,3 SGK.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Bảng phụ viết sẵn đoan viết, bài tập 
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
Kiểm tra vở những HS viết lại bài kỳ trước 
Nhận xét 
 2. Bài mới 
* HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
- Gv cho HS xem nội dung đoạn cần viết 
- GV đọc bài ( từng chữ 3 lần )
- GV quan sát uốn nắn HS. 
- GV đọc lại bài ( từng chữ ), GV dừng lại ở những chữ khó đánh vần.
- GV chấm tập, nhận xét 
* HĐ2: Làm bài tập 
2. Điền vần ươc hay ươt 
3. Điền chữ ng hay ngh.
- Hướng dẫn tương tự trên.
3. Củng cố - dặn dò 
- Dặn những HS viết sai nhiều về viết lại bài.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, viết vào bảng những chữ dễ viết sai.
- HS đọc ĐT lại đoạn văn.
- HS nghe GV đọc viết bài vào vở.
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
- HS đọc yêu cầu 
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp. Cả lớp thực hiện vào vở. 
- HS đọc lại các từ vừa điền.
Thứ năm: 15/4/2010
KỂ CHUYỆN 
DÊ CON NGHE LỜI MẸ.
I/ Mục tiêu 
- HS kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
II/ Đồ dùng dạy – học 
Tranh ( Bộ tranh kể chuyện ) 
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện: Sói và Sóc.
- Nhận xét, đánh giá 
 2. Bài mới 
 * HĐ1: Kể chuyện 
- GV kể chuyện lần 1 
- GV kể lần 2, 3 kết hợp với tranh ( nội dung SGK )
* HĐ2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn truyện theo tranh 
- Kể theo từng tranh: GV yêu cầu HS xem tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, TLCH.
* HĐ3: Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện ( HSKG ) 
- GV tổ chức HS kể theo vai 
- G V là người dẫn chuyện cho HS kể lần đầu 
* HĐ4: Giúp HS hiểu nghĩa câu chuyện 
- GV nêu câu hỏi:
 + Vì sao Sói lại tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không ? 
 - GV nhận xét, giáo dục HS.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Liên hệ giáo dục HS 
- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học
-2HS kể ( mỗi em kể một đoạn ) 
- HS nghe nhớ câu chuyện 
- HS nghe nhớ câu chuyện.
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi.
- HS kể chuyện: cá nhân theo từng tranh 
- HS nhận xét 
- HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện, HS kể theo vai 
- Nhận xét.
- HS trả lời: Do dê con biết nghe lời mẹ nân không mắc mưu Sói. Sói thất bại nên đành tiu nghỉu cúp đuôi bỏ đi.
Thứ sáu:16/4/2010
TẬP ĐỌC
Bài: HAI CHỊ EM 
I/ Mục tiêu 
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Biết nghỉ hơi ở những chỗ có dấu câu.
 - Hiểu được nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán ví không có người cùng chơi 
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK .
II/ Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ SGK. Chép bài lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- HS đọc thuộc lòng bài: Kể cho bé nghe.
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
 * Luyện đọc từ 
- Yêu cầu HS phân tích tiếng, từ 
 * Luyện đọc câu 
- GV chỉ bảng từng câu 
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
* HĐ2: Ôn vần et, oet.( HSKG ) 
- GV nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS nói câu ( Yêu cầu 3 ) 
* HĐ3: Tìm hiểu bài 
 + Câu 1: 
- HS đọc lại bài và câu hỏi 1 trong bài 
- GV nhận xét 
 + Câu 2:(Hướng dẫn tương tự trên )
- Yêu cầu HS đọc lại bài 
- Gv đọc lại bài.
* HĐ5: Luyện nói: 
- GV nhận xét, chốt ý giáo dục HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi HS đọc lại bài.
- Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc, trả lời câu hỏi.
- HS luyện đọc cá nhân: các từ ngữ nêu trên phần mục tiêu.
- HS đọc tiếp nối từng câu 
- HS đọc theo nhóm 2 ( mỗi em đọc một đoạn )
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
- HSKG tìm đọc: cá nhân 
- HSKG nói câu 
- 2 HS đọc lại bài 
- HS trả lời câu hỏi 
- HS đọc lại bài , trả lời câu hỏi. 
- 2, 3 HS đọc lại bài 
- HS đọc ĐT 
- HS nói về người bạn của mình.
- HS nói trước lớp.
Thứ sáu:16/4/2010
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 31
I/ Mục tiêu 
 - HS nhận ra ưu khuyết điểm 4 mặt giáo dục trong tuần.
 - Nắm được phương hướng tuần sau.
II / Tiến hành sinh hoạt 
 1. Tổng kết tuần.
 * Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo
 - Tổ viên nhận xét bổ sung.
 * GV nhận xét 
 - Nhận xét, nhắc nhở HS.
 - Nhắc nhở những HS chưa quan tâm đến việc học: Kiều, Vinh , những HS vệ sinh kém. ( Nhi,Nương ) 
 2. Phương hướng tuần sau: 
 - Tiếp tục phát thư mời phụ huynh em( Vinh,Thắm,Việt) trao đổi về việc học tập . 
 - Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có giấy phép. 
 - Thuộc bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở khi đến lớp.
 - Nhắc nhở lớp trưởng và các lớp phó, tổ trưởng kiểm tra bài đầu giờ.
 - Nhắc nhở HS luyện viết, luyện đọc ở nhà nhiều lần.
 - Nhắc những HS chưa hoàn thành các khoản thu của nhà trường nộp vào tuần 32.
 - Giáo dục đạo đức HS.
 - Phân công tổ 2 làm vệ sinh lớp tuần 32.
Thứ hai: 12/4/2010
TOÁN (Tuần 31)
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu 
- HS thực hiện được các phép tính cộng trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 ; bước đầu biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Thực hiện được các bài tập 1,2,3. ( HSKG thực hiện được bài 4 )
II/ Đồ dùng dạy - học 
 2 bảng phụ viết bài tập 4
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra
- Gọi HS nêu các số có hai chữ số 
- Nhận xét 
 2. Bài mới 
* Thực hành 
 + Bài 1: Đặt tính rồi tính 
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở 
- Nhận xét, sửa bài.
 +Bài 2 
- GV hướng dẫn HS xem mô hình trong SGK rồi hướng dẫn lựa chọn các số viết thành các phép tính thích hợp.
 + Bài 3: > < = 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hiện.
+Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu 
- GV tổ chức cho HSKG thục hiện 
3. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS ôn lại bài.
- Nhận xét tiết học 
- 2HS nêu trước lớp 
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS thực hiện trên bảng lớp 
- Nhận xét, sửa bài.
- HS thực hiện lần lượt thực hiện vào bảng con.
- HS thực hiện vào vở.
- 3HS thực hiện trên bảng lớp, nhận xét sửa bài.
- HSKG thi đua tiếp sức 
- Nhận xét, sửa bài.
Thứ ba:13/4/2010
TOÁN
ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN
I/ Mục tiêu 
Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Mô hình đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
Kiểm tra một số phép tình cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100.
 2. Bài mới 
* HĐ1: Giới thiệu mặt đồng hò và vị trí kim chỉ giờ dúng trên mặt đồng hồ.
- GV cho HS xem đồng hồ.
- HS quan sát và cho biết trên mặt đồng hồ có những gì ?
- GV giới thiệu mặt đồng hồ.
- GV quay kim trên mặt đồng hồ và cho HS nhận biết giờ trên mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS xem tranh SGK trả lời các câu hỏi dưới tranh.
- GV nhận xét.
* HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
-Yêu cầu HS thực hiện.
- Kiểm tra, nhận xét.
 3.Củng cố - dặn dò 
- GV yêu cầu HS thực hiện quay một số giờ theo yêu cầu 
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát trả lời theo yêu cầu 
- HS quan sát, nhận biết.
- HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ theo số giờ yêu cầu.
- HS thực hành.
Thứ tư:14/4/2010
 TOÁN
THỰC HÀNH
I/ Mục tiêu 
- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
- Thực hiện được các bài tập 1, 2, 3,4 trong bài.
- Bước đầu hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của HS.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Mô hình đồng hồ.
II/ Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra 
- Gọi HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ theo số giờ yêu cầu.
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* Thực hành 
 + Bài 1: Viết ( theo mẫu )
- Yêu cầu HS thực hiện vào sách.
- Nhận xét, sửa bài.
+ Bài 2: 
- Lưu ý HS khi vẽ phải có một kim ngắn và một kim dài.
- Nhận xét, sửa bài.
+ Bài 3:
- Lưu ý HS các thời điểm: sáng, trưa, chiều, tối.
- Nhận xét.
 + Bài 4: 
- Hướng dẫn HS nhìn vào hình ảnh trong tranh
VD: có thể có mặt lúc 6 giờ sáng.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Liên hệ giáo dục HS.
- Dặn dò, nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hành.
- Nhận xét.
- HS quan sát tranh SGK và làm bài vào sách.
- HS tự làm bài vào sách.
- HS thực hành nối tranh vẽ ứng với từng hoạt động phù hợp.
- HS nhìn tranh và có thể có từng lí do khác nhau để thực hiện.
Thứ năm:15/4/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu 
- Biết xem giờ đúng ; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ ; bước đầu biết nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Thực hiện được bài tập: 1, 2, 3 trong bài.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Mô hình đồng hồ ( thực hiện BT2)
II/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra
- Kiểm tra bài: Các ngày trong tuần lễ 
- Nhận xét 
 2. Bài mới 
* Thực hành 
 + Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét, sửa bài. 
+ Bài 2: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ ;
- Gọi lần lượt từng HS thực hiện trước lớp 
 + Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề toán 
- Yêu cầu HS thực hiện 
- Nhận xét, sửa bài 
 3. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS xem và thực hiện lại các dạng toán đã học.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện vào sách ; đọc lại kết quả vừa thực hiện .
- 5 HS thực hiện trước lớp, Nhận xét, đọc lại giờ trên từng đồng hồ. 
- HS đọc yêu cầu 
- HS thực hiện vào sách, từng cá nhân nêu lại kết quả.
- Nhận xét 
Ngày dạy: 15/4/2010
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI (Tuần 31)
THỰC HÀNH QUAN SÁT BẦU TRỜI
I/ Mục tiêu 
Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, trời mưa.
*HSK-G nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng,trưa,tối,hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng,ngày có mưa bão lớn.
II/ Các hoạt động dạy - học 
 1.Kiểm tra 
 2. Bài mới 
* HĐ1: Quan sát bầu trời 
- GV nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài quan sát bầu trời.
 + Nhìn lên bầu trời, em có trong thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không ? 
 + Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ? 
 + Những đám mây có màu gì ? Đứng yên hay chuyển động ? 
 + Cảnh vật xung quanh khô hay ướt ? 
 + Có thấy nắng hay những giọt mưa không ? 
- GV tổ chức cho HS ra ngoài quan sát 
- GV nêu từng câu hỏi trên khi HS quan sát 
- GV cho HS trở vào lớp 
* HĐ2: Thảo luận nhóm 
- Quan sát những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được những điều gì ?
- GV nhận xét, kết luận: 
 3. Củng cố - dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học 
- HS ra sân quan sát bầu trời theo yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến.
Ngày dạy:13/4/2010
THỂ DỤC (Tuần 31)
TRÒ CHƠI
I/ Mục tiêu 
- Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2người (bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ ).
- Biết cách chơi “ Kéo cưa lừa xẻ” và tham gia trò chơi (có kết hợp vần điệu).
II/ Địa điểm – phương tiện 
Trên sân trường, 12 quả cầu và vợt gỗ.
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Phần mở đầu 
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông: 
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên sân trường: 60 – 80m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
 2. Phần cơ bản 
* Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Lần 1 GV hô nhịp, không làm mẫu.
- Lần 2, cán sự lớp hô các tổ thi đua.
* Tâng cầu theo nhóm đôi.
Tổ trưởng các tổ điều khiển. GV theo dõi giúp đỡ HS.
 3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
MĨ THUẬT
VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN
I/ Mục tiêu
- Biết quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh.
- Biết vẽ cảnh thiên nhiên.
- Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy - học 
GV: tranh vẽ cảnh thiên nhiên , tranh hướng dẫn cáchcanh3tranh thiên nhiên ( Bộ tranh ) 
HS: vở tập vẽ, bút chì, màu.
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Kiểm tra
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét.
 2. Bài mới 
* HĐ1: Giới thiệu tranh ảnh 
- GV cho HS xem tranh đã chuẩn bị 
* HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ 
- GV cho HS xem tranh hướng dẫn cách vẽ ( tranh bộ tranh ), nhận xét: 
 + Đề tài là gì ? 
 + Các hình ảnh chính là gì ( sông, đồng ruộng ) ? Phải vẽ trước.
 + Vẽ thêm hình ảnh phụ là gì ? 
 + Màu sắc.
- GV gợi ý về đặc điểm của gà ( hình dáng, màu sắc, gà trống hay mái ) 
- GV gợi ý cách vẽ màu ;
 + Vẽ màu thích hợp.
 + Vẽ màu làm rõ phần chính của tranh. 
 + Vẽ màu thay đổi có đậm, nhạt.
* HĐ3: Thực hành 
- Yêu cầu HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ 
- GV quan sát giúp đỡ HS 
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS nhận xét 
- Nhận xét bài vẽ của HS KG: cách sắp xếp các hình vẽ, màu vẽ phải cân đối. 
- HS quan sát tranh, nhận xét: sự phong phú của cảnh thiên nhiên: cảnh sông, cảnh biển, đồng ruộng, đồi núi,.
- HS quan sát các thao tác của GV.
- HS thực hành cá nhân.
- HSKG: Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc theo ý thích.
- HS cùng GV nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
3. Củng cố - dặn dò 
- Liên hệ giáo dục HS 
- Nhận xét tiết học
HÁT NHẠC
HỌC HÁT: BÀI ĐƯỜNG VÀ CHÂN
I/Mục tiêu 
- HS hát theo giai điệu và lời ca. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/ Đồ dùng dạy - học 
Hát đúng lời ca. Thanh phách. 
III/ Các hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
- Gọi HS hát bài: Đi tới trường. 
 2.Bài mới 
* HĐ1: Dạy bài hát Đường và chân.
-GV giới thiệu bài hát 
- GV hát mẫu 
 * Hướng dẫn Hs đọc lời ca 
 + Câu 1: Đường và chân là đôi bạn thân.
 + Câu 2: Chân đi chơi, chân đi học .
 + Câu 3: Đường ngang dọc đường dẫn tới nơi .
 + Câu 4: Chân nhớ đường cất bước đi .
 + Câu 5: Đường yêu chân in dấu lại .
 + Câu 6: Đường và chân là đôi bạn thân. 
 * Hướng dẫn HS hát:
- GV hướng dẫn HS hát theo lối móc xích.
- GV hát mẫu 
- Nhận xét, sửa sai cho HS 
* HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
- Gõ đệm theo phách: GV làm mẫu
- GV hát và gõ đệm lại 
 3. Củng cố - dặn dò 
- Yêu cầu HS hát lại bài.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS hát trước lớp 
- HS đọc đồng thanh từng câu theo GV 
- HS hát đồng thanh, tổ, cá nhân.
- HS hát lại toàn bài: cá nhân, lớp, tổ.
- HS cả lớp hát, vỗ tay. 
- HSKG hát và gõ đệm.
- HS lớp thực hiện lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc