Giáo án lớp 1 - Tuần 30 - Trường TH Thanh Kỳ

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu ND bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).

II.ĐDDH:

- Sử dụng tranh SGK.

- Bộ HVTH.

 

doc 18 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 30 - Trường TH Thanh Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vần uôt, uôc.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - 1 HS khá giỏi đọc mẫu.
	 - 3 HS đọc khổ 1 và 2 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
	 - 3HS đọc khổ 3 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
	 - GV: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
	 - Cho 3 HS đọc toàn bài. GV nhận xét cho điểm.
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Kể với bố mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào). 
 	- Cho HS quan sát tranh trả lời câu hỏi “ Bạn nhỏ làm được việc gì ngoan?”
	- Hằng ngày đến lớp em đã làm được việc gì ngoan?
	- HS thi đua kể.
3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Mèo con đi học”.
Toán
Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) 
I. Mục tiêu:
	- Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số dạng 65-30,36- 4
II. ĐDDH:
- GV: Các bó chục và que tính rời.
- HS: Bộ THT.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
KTBC: 2HS lên bảng làm BT: 
- HS1: Đặt tính rồi tính.
 65 - 13 	57 - 34	 55 - 21 
 - HS2:Đúng ghi Đ, sai ghi S.
	67 54 45
 - 35 - 11 - 45
 41 33 00
 - Dưới lớp nhẩm nhanh phép trừ do GV đưa ra.
 - Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 – 30.
	(Tương tự cách làm tính trừ dạng 57 – 23)
c. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 36 – 4.
	(Tương tự cách làm tính trừ dạng 57 – 23)
	* Lưu ý: Bỏ qua thao tác trên que tính. Khi đặt tính cần viết 4 thẳng với 6 ở cột đơn vị.
d. Luyện tập	
 * Bài 1: + HS yêu cầu (Tính)
 + Học sinh làm bài.
 + 2Học sinh lên chữa bài. Nhận xét. 
 + Lưu ý các trường hợp xuất hiện số 0 ( 55 – 55, 33 –3, 54 – 4). 
*Bài 2: + Nêu yêu cầu ? (Đúng ghi Đ, sai ghi S ) 
	+ HD: Muốn biết mỗi phép tính đúng hay sai ta phải KT những gì?
	(KT cách đặt tính và KT kết quả)
+ HS làm bài, chữa bài , cần giải thích vì sao ghi Đ( S), đổi vở KT.
 * Bài 3: + Bài yêu cầu gì? 
 + HD cách nhẩm: 
 VD: 59 – 30 = 	 . 9 trừ 0 bằng 9 viết 9 (cách dấu = một khoảng nhỏ)
	 . 5 trừ 3 bằng 2 viết 2.
	 + HS làm bài.
 + Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhẩm nhanh 1 số phép trừ
- Về chuẩn bị tiết sau.
Đạo đức
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( T1)
I.Mục tiêu: 
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
- Lấy CC1, 2, 3 – NX8.
II. Đồ dùng D- H:
- Vở BT đạo đức. 
III. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: - Cần chào hỏi, tạm biệt khi nào?
	 - Nói lời chào hỏi và tạm biệt để làm gì?	 
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn học tập	
	* HĐ 1: Cho HS quan sát cây, hoa ở sân trường, vườn trường. 
- GV cho HS ra sân trường, vườn trường tại hiện trường đặt câu hỏi:
	+) Cây ( hoa) này tên là gì?
	+) Em có thích cây ( hoa) này không? Vì sao?
	+) Đối với chúng em cần làm gì và không được làm gì?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
. GVKL: ở sân trường, vườn trường có nhiều loại cây, hoa. Chúng làm cho trường mình xanh, sạch, đẹp, cho không khí trong lành, các em cần bảo vệ, chăm sóc, không phá hại chúng.
* HĐ 2: Liên hệ thực tế.
	- Hãy kể những nơi công cộng mà em đã từng đến.
	- Các cây và hoa ở đó có đẹp không?
	- Chúng có lợi ích gì?
	- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chúng?
	* HĐ 3: Thảo luận cặp đôi theo BT1.
	- HS thảo luận theo cặp.
	+) Các bạn đang làm gì?
	+) Việc làm đó có lợi gì?
	+) Các em có làm được như vậy không? Vì sao?
	- Đại diện trình bày.
	- Nhận xét, bổ sung.
	. GVKL: Các bạn nhỏ biết chăm sóc, bảo vệ cây làm cho cây thêm xanh, thêm đẹp. Các em cần làm theo các bạn đó.
3. Củng cố dặn dò.
	- Các em về thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tập viết
 Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P
 I. Mục tiêu:
	- Tô được các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P
	- Viết đúng các vần: uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
II.ĐDDH: 
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
- Chữ hoa O, Ô, Ơ, P.
- Các vần uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC: - Viết bảng con theo dãy: hoa sen, trong xanh, cải xoong.
 - Chấm 1 số vở của HS. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tô chữ hoa: 
- Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa O gồm những nét nào?
 - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV uốn nắn, sửa sai.
 - GV giới thiệu cách viết chữ hoa Ô, Ơ, P( Tương tự chữ O).
 - HS viết bảng con.
c. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng.
	- HS đọc cá nhân, đồng thanh, phân tích tiếng chuốt, thuộc, cừu, bươu.
	- GV nhắc lại cách nối các con chữ.
	- HS viết bảng con.
	- GV nhận xét, sửa sai.
d. Hướng dẫn HS viết vở.
	- GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS viết vở: uôt, uôc, ưu, ươu chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu.
- HS khá giỏi viết cả bài. 
	- GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Tìm thêm những tiếng có vần uôt, uôc, ưu, ươu. 
- Về viết những dòng còn lại. 
Chính tả
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ 3 bài thơ “Chuyện ở lớp”: 20 chữ trong khoảng 10 phút.
	- Điền đúng vần uôc, uôt; chữ c, k vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn bài thơ và 2BT.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 2 HS lên bảng làm BT 2, 3 – SGK ( T 96).
- Chấm vở của 1 số HS về nhà viết lại.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc khổ 3 bài “Chuyện ở lớp” (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( vuốt, nổi, nói, thế nào )
 - Phân tích tiếng vuốt, nổi.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần uôt hay uôc?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 3: Điền c hay k?
	- Tiến hành tương tự BT2.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Khi nào điền k? ( Khi đi với e, ê, i)
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100( không nhớ). 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
KTBC: - 3HS lên bảng, dưới lớp làm bảng con theo dãy:
	Đặt tính rồi tính: 83 - 40 57 - 6 65 - 60
	 - Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. HD luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.(Đặt tính rồi tính)
	 + Khi đặt tính cần lưu ý gì? ( Viết các số thẳng cột) 
 + HS làm bài.
 + Chữa bài.
* Bài 2: + Bài yêu cầu gì? (Tính nhẩm)
 + HS làm bài, chữa bài. 
 *Bài 3: + HS nêu yêu cầu.( Điền dấu >, <, = vào ô trống.
	 + Hướng dẫn HS tính kết quả sau đó điền dấu.
 + HS làm bài, chữa bài.
 + Lưu ý: 35 – 5 35 – 4 , 43 + 3 43 – 3, 31 + 42 41 + 32
HS khá giỏi có thể nhận xét hai vế sau đó điền dấu. 
*Bài 4: + HS đọc đề toán.
	 + HS tự ghi tóm tắt và trình bày bài giải.
	 + Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức” Bài tập 5”
	- Về chuẩn bi tiết sau “Các ngày trong tuần lễ”. 
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010
Tập đọc 
Mèo con đi học
 I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
 - Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- HS khá giỏi học thuộc bài thơ.
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: - HS đọc bài “ Chuyện ở lớp” và trả lời câu hỏi:
	 Mẹ muốn bé kể những chuyện gì?
	 - 3 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng theo dãy: vuốt tóc, đứng dậy, bôi bẩn
	 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * 1 HS đọc diễn cảm bài thơ: Giọng hồn nhiên nghịch ngợm. Giọng Mèo chậm chạp, vờ mệt mỏi. Giọng Cừu to, nhanh nhẹn. Giọng Mèo hoảng hốt sợ bị cắt đuôi
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	- Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý?
	- HS nêu.
- GV viết: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng bực, kiếm và ghép theo dãy: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi .
- Giải nghĩa từ : Kiếm cớ: Tìm lí do
	 Be toáng: Kêu ầm ĩ
 ? Em hiểu thế nào là “buồn bực”? (Buồn và khó chịu) 
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
- 2 bàn đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- HS đọc nhẩm cả bài.
- 3 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Cho HS đọc theo vai: lời dẫn, Cừu, Mèo.
c. Ôn các vần ưu, ươu:
 * Tìm tiếng trong bài có vần ưu: cừu.
- HS đọc, phân tích tiếng cừu.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu.
	- HS thi đua tìm
 * Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu.
 	- Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Cho HS thi đua tìm câu có tiếng chứa vần ưu, ươu.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc 4 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
	- 2 HS đọc 6 dòng cuối:
	+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
- GV: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học.
- Cho 3 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét cho điểm.
 * Học thuộc lòng:
	- HD học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
	- HS thi đua đọc thuộc bài thơ.
	- GV nhận xét, cho điểm.
 * Luyện nói:
- Chủ đề bài luyện nói là gì? (Hỏi nhau : Vì sao bạn thích đi học?).
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh.
- GV hỏi: Vì sao em thích đi học?
- HS thi đua trả lời. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 	- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
 	- Về học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài “Người bạn tốt”.
Toán
Các ngày trong tuần lễ
I. Mục tiêu:
	- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần. 
	- Biết đọc thứ, ngay, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
II. ĐDDH:
	- Một quyển lịch bóc, một thời khoá biểu của lớp. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.KTBC: 2 HS lên bảng, dưới lớp làm ra giấy nháp.
 >	 64 – 4 65 – 5 42 + 2 2 + 42
 <	?
 =	 40 – 10 30 – 20 43 + 45 54 + 35
	- Nhận xét, ghi điểm.	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu quyển lịch bóc.
	- GV treo quyển lịch, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay hỏi:
	+) Hôm nay là thứ mấy?
 ( Hôm nay là thứ tư)
	- Nhiều HS nhắc lại.
c. Giới thiệu về tuần lễ. 
	- GV treo 7 tờ lịch từ chủ nhật đến thứ bảy.
	- GV hỏi: Một tuần lễ có mấy ngày? ( 7 ngày)
	- HS nhắc lại.
 d. Giới thiệu ngày trong tháng.
	- Chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay: Hôm nay là ngày bao nhiêu? Tháng mấy?
	( Hôm nay là ngày 7 tháng 4).
*Bài 1: + HS viết được các ngày đi học: Thứ hai, thứ ba, , thứ sáu. Nghỉ
các ngày: thứ bảy, chủ nhật. 
 + GV hỏi: Mỗi tuần em đi học mấy ngày? Nghỉ mấy ngày?
 +3 HS lên chữa bài.
* Bài 2: + HS đọc yêu cầu.
 + HS làm bài, chữa bài, đổi vở KT. 
 *Bài 3: + HS nêu yêu cầu. ( Đọc thời khoá biểu của lớp)
 	 + Cho HS đọc thời khoá biểu của lớp.
	 + HS viết TKB vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
	 - Về xem kĩ quyển lịch bóc.CB tiết sau “Cộng trừ (Không nhớ) trong pv 100” 
Thể dục
Trò chơi “Chuyền cầu theo nhóm 2 người”và“Kéo cưa lừa xẻ 
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người. 
 	- Bước đầu biết cách chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ” có kết hợp vần điệu.
	- Lấy CC 2, 3 – NX6.
II.Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường. GV có còi và 1 số quả cầu. HS có bảng con.
III. Nội dung và PP lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, YC bài học.
	- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường.
	- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
	- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
 2. Phần cơ bản:
 * Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”: 8 – 10 phút.
	- GV nêu tên trò chơi.
	- Cho HS theo từng đôi một quay mặt vào nhau theo hàng ngang.
	- HD cách đọc bài vần điệu khi chơi trò chơi.
	- Cho HS chơi kết hợp có vần điệu.
 * Trò chơi “Chuyền cầu theo nhóm 2 người” : 8 – 10 phút.
	- Cho HS tập hợp thành 4 hàng dọc quay mặt vào nhau từng đôi một. Dàn đội hình cách nhau 2 m. Trong 1 hàng người nọ cách người kia 1 m.
	- Cho HS chơi .
 3. Phần kết thúc:
	- Đi thường 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát.
	- Ôn động tác vươn thở, điều hoà của bài thể dục.
	- Hệ thống bài học.
	- Nhận xét giờ học, giao BT về nhà. 
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Mèo con đi học
 I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 6 dòng thơ đầu bài “Mèo con đi học ” 24 chữ trong khoảng 10 – 15 phút.
	- Điền đúng chữ in, iên chữ r, d, gi vào chỗ trống bài tập 2a, b (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn khổ thơ 1, 2 bài “Mời vào” và BT2, 3.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 1 HS lên làm lại BT2, 3 (T102) và nêu lại luật chính tả viết g hay gh.
- Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài chuyện ở lớp.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc đoạn thơ (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết:(kiếm cớ, toáng,chữa lành).
 - Phân tích tiếng khó viết: kiếm, toáng.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (3HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày thể thơ 4 chữ.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- Chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền chữ r, d hay gi?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh.
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 1HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 3: Điền vần iên hay in?
- Tương tự bài 2
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
Kể chuyện
Sói và Sóc
I. Mục tiêu:
	- Kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm	
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II. ĐDDH:
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh kể lại một đoạn truyện: “ Niền vui bất ngờ”.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. GV kể chuyện “ Sói và Sóc ”.
- GV kể toàn bộ chuyện lần 1.
 - Kể lần 2 kết hợp tranh.
 * Chú ý giọng kể:
	- Lời mở đầu truyện: thong thả, dừng ở chi tiết Sói định ăn thịtocSóc. 
	- Lời Sóc: Khi ở trong tay Sói mềm mỏng, nhẹ nhàng. Khi đứng trên cây ôn tồn nhưng rắn giỏi, mạnh mẽ.
	- Lời Sói: băn khoăn.
c. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh.
 * Tranh 1: - GV treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
	 - Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?
 * Tranh 2: - Lão Sói định làm gì Sóc?
	 - Sóc đã làm gì?
 * Tranh 3: - Sói hỏi Sóc thế nào? Sóc đáp ra sao?
 * Tranh 4; - Được thả Sóc đã làm gì? Sóc đẫ nói gì với Sói?
d. Hướng dẫn HS kể phhan vai.
- GV tổ chức cho các nhóm thi kể.
e. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
	- Sói và Sóc ai là người thông minh? Vì sao em biết?
- Các em học tập ai?
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
 - Về kể chuyện cho gia đình nghe.
Thủ công
Cắt, dán hàng rào đơn giản ( t 1)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách kẻ, cắt, các nan giấy.
	- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau Đường cắt tương đối thẳng.
	- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
	- HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn. Có thể kết hợp trang trí hàng rào. 
- Lấy CC1 – NX8.
II. Chuẩn bị 
	- GV: Mẫu nan giấy và hàng rào cỡ to. Giấy kẻ ô có kích thước lớn. 
	- HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, keo. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài. 
	2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
	Cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào.
	- Các em có nhận xét gì về các nan giấy?
	( Cạnh của nan giấy là những đường thẳng cách đều)
 - Hàng rào gồm mấy nan đứng? Mấy nan ngang?
 - Khoảng cách giữa các nan đứng là bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang là bao nhiêu ô?	
3. GV hướng dẫn mẫu.
	 * Hướng dẫn cách kẻ , cắt các nan giấy
	- GV hướng dẫn:
	 + Ghim tờ giấy màu lên bảng.
	 + Kẻ 4 nan đứng mỗi nan có cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô.
	 + Kẻ 2 nan ngang mỗi nan có cạnh dài 9 ô, cạnh ngắn 1 ô
	 + Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy. 
 * HS thực hành: GV giúp đỡ những em còn lúng túng.
	4. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán hàng rào tiết 2.
Mĩ thuật
 “xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt ”
I – Mục tiêu:
- Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh. Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II - Đồ dùng dạy học:
Học sinh: vở tập vẽ, bút chì, sáp màu
Giáo viên sưu tầm một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nội dung , chủ đề khác nhau.
III – Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh.
GV ghim một số tranh để học sinh nhận ra:
+ Cảnh sinh hoạt trong gia đình (Bữa cơm, học bài, xem tivi ).
+ Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm (Dọn vệ sinh, làm đường).
+ Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội (Đấu vật, đua thuyền, chọi gà, chọi trâu )
+ Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi (Kéo co, nhảy dây, chơi bi )
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh.
Giáo viên giới thiệu và gợi ý để học sinh nhận ra:
+ Đề tài của tranh. 
+ Các hình vẽ trong tranh.
+ Sắp xếp các hình vẽ (bố cục).
+ Màu sắc trong tranh.
+ Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (Địa điểm)
+ Những màu chính được vẽ trong tranh?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
Kết luận: Những bức tranh các em vừa được xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.
IV – Nhận xét, đánh giá:
	- GV nhận xét chung về tiết học
- Tuyên dương những học sinh hay giơ tay phát biểu xây dựng bài tốt.
V – Dặn dò:
	Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh, chuẩn bị cho bài hôm sau “Vẽ cảnh thiên nhiên”.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tập đọc 
Người bạn tốt
 I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn,ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Mèo con đi học ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
	 ? Vì sao Mèo lại đồng ý đi học?
	 - Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại.
 * HD luyện đọc 
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	 - HS nêu các từ ngữ khó phát âm.
- GV viết: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng gạch , quạt, rực.
- HS ghép từ: ngượng nghịu.
- Giải nghĩa từ “ ngượng nghịu” ( Bối rối, không tự nhiên)
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
- Cho HS luyện kĩ câu nói của Hà và Cúc.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 2 đoạn ).
- 3 HS đọc Đ1: Từ đầu đến cho Hà.
- 3 HS đọc Đ2: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy.
	- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần uc, ut:
 * Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut: cúc, bút.
- HS đọc, phân tích tiếng cúc, bút.
 * Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
- Đọc câu mẫu.
- Cho HS thi đua nói câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết2 
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	 	+Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp?
- Cho 3 HS đọc toàn bài.
	+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
- GV:Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
- 3 HS đọc cả bài. GV nhận xét cho điểm.
 * Luyện nói.
- Chủ đề bài luyện nói là gì? (Kể về một người bạn tốt của em)
- GV cho HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh.
- GV yêu cầu: Kể về 1 người bạn tốt của em.
- HS thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện trình bày
3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Ngưỡng cửa”.
Toán
Cộng trừ (không nhớ)trong phạm vi 100 
I. Mục tiêu:	 
	- Biết cộng trừ các số có hai chữ số không nhớ, cộng trừ nhẩm.
	- Nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
	- Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? Tháng mấy.
 - Một tuần lễ có mấy ngày? Là những ngày nào?
 - Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Luyện tập	
 * Bài 1: + HS yêu cầu (Tính nhẩm) 
 + Học sinh làm bài.
 + 3Học sinh lên chữa bài. Nhận xét. 
 + Lưu ý: Cho HS nhận ra mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.
*Bài 2: + Nêu yêu cầu ? ( Đặt tính rồi tính) 
	+ Lưu ý HS viết các số thẳng cột.
+ HS làm bài, chữa bài.
 * Bài 3: + HS đọc đề toán. 
 + HS phân tích đề, ghi tóm tắt.
 + GV ghi tóm tắt giống trong SGK và giải thích dấu của phần tóm tắt cũng là câu hỏi của bài toán.
 + Học sinh giải và trình bày bài giải.
 + Chữa bài, nhận xét.
 * Bài 4:+ HS đọc đề toán, viết tóm tắt, 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop 1tuan 30CKTday du cac mon hoc.doc