Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo

I.Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

 - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).

 * Xác định giá trị.

 - Ra quyết định

 - Phản hồi lắng nghe tích cực.

 - Tư duy phê phán.

II.Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 1536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng.
b. Hướng dẫn kể chuyện
- GV cho HS mở sgk và kể mẫu:
+ Lần 1: Không chỉ vào tranh
+ Lần 2: GV treo tranh kết hợp kể chỉ vào tranh.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn trong câu chuyện.
- GV chia lớp làm nhiều nhóm 4 cho HS quan sát từng tranh sgk và nêu yêu cầu sau đó dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho nhau nghe theo gợi ý sau:
- GV hỏi:
* Tranh 1
+ Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền cành?
 * Tranh 2 :
 + Lão sói định làm gì?
 + Sóc đã làm gì? 
* Tranh 3:
 + Sói yêu cầu sóc làm gì?
 + Sóc nói với sói thế nào?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- GV mời đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- GV cùng lớp nhận xét.
- GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- GV cho 3 HS đóng vai người dẫn chuyện, trâu, hổ và kể lại câu chuyện.
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
+ Qua câu chuyện các em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện?
- GV cho vài HS nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò
- GV cho 1 HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
* Sóc là con vật rất thông minh, nhờ thông minh nên Sóc đã thoát nạn.
- Muốn thông minh các em phải cố gắng học, chăm học, biết vâng lời ông, bà, cha mẹ và thầy cô.
- Chuẩn bị bài sau: Bông hoa cúc trắng.
- 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ.
- HS nghe và nối tiếp nhau nhắc lại tựa bài : Sói và sóc
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- HS quan sát và nêu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh hãy kể lại nội dung của từng tranh.
- HS kể theo nhóm 4
* Một chú Sóc đang chuyền trên cành cây, bỗng rơi trúng đầu một lão sói đang ngái ngủ.
+ Sói chồm dậy định chén thịt Sóc.
+ Sóc van nài, Hãy thả tôi ra nào !
* Sói nói: Được ta sẽ thả nhưng hãy nói cho ta biết, vì sao bọn Sóc các ngươi lúc nào cũng vui đùa nhảy múa, còn ta lúc nào cũng buồn bực.
* Sóc bảo: Thả tôi ra tôi sẽ nói cho mà biết 
“Anh buồn vì anh độc ác, sự độc ác thiêu đốt tim gan anh, còn chúng tôi tốt bụng không làm điều ác cho ai nên lúc nào cũng vui vẻ” .
- Đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- HS kể lại toàn bộ câu chuyên.
- 3 HS đóng vai người dẫn chuyện, sói và sóc kể lại câu chuyện.
+ Ý nghĩa: Sóc thông minh nên thoát khỏi nanh nuốt của Sói 
- 1 HS kể lại câu chuyện.
- HS nghe.
Tiết : 3 
Môn: Toán
Bài : 
 Phép trừ trong phạm vi 100
( trừ không nhớ)
TCT : 117
GT : BT3, phần a,b cột 3.
I.Mục tiêu: 
 - Biết đặc tính và làm tính trừ số có hai chữ số(không nhớ)dạng 65-30, 36-4.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và một số que tính rời 
 - HS: Bộ thực hành toán 
III.Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1 em lên bảng làm bài, ở dưới cả lớp làm vào bảng con.
- Gv nhận xét chấm điểm.
3.Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
1/ Giới thiệu cách làm tính trừ
Dạng 65 – 30
+ Thực hành trên que tính 
- GV thực hiện và hướng dẫn HS làm .
- GV lần lượt gắn lên bảng 65 que tính và hỏi.
- Trên bảng có bao nhiêu que tính.
- 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Cô bớt ở hàng chục đi mấy que tính chục?
- Bớt đi là làm tính gì?
- Vậy còn lại bao nhiêu que tính?
+ Thực hành đặt tính 
- Khi thực hiện em trừ ở hàng nào trước?
- Lấy mấy trừ mấy ,viết mấy?
- Gọi HS nêu miệng , GV ghi bảng.
* Dạng 36 - 4
- GV HD thực hành trên que tính , rút ra phép tính
+ Trên cách đặt tính 
 NGHỈ 5 PHÚT
Bài 1: 
 - Khi thực hiện tính em cần lưu ý điều gì?
 - Cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
GV kiểm tra kết quả chỉnh sửa cho những 
em còn sai sót 
Bài 2 
 - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài 
 - GV nhận xét 
Bài 3
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài tập 
- Cho HS thi nhau tính 
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa sai.
IV.Củng cố dặn dò: 	
 - Khi thực hiện các dạng tính trừ trong phạm vi 100 em trừ từ hàng nào trước? 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập . Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
1 em lên bảng làm bài, ở dưới cả lớp làm vào bảng con.
57 - 23 = 34, 74 – 11 = 63, 47 – 47 = 0
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
Chục
Đơn vị
6
-
3
5
0
3
5
- Làm tính trừ.
- Còn lại 3 que tính chục.
-
 65	* 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 30 * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
 35	
	65 – 30 = 35
Chục
Đơn vị
3
- 
6
4
3
2
 36 * 6 trừ 4 bằng 2, viết 2
- 4 * 3 hạ 3, viết 3
 32 
	36 – 4 = 32
a) Tính 
- Tính từ hàng đơn vị sang hàng chục.
-
-
-
-
-
-
 82 75 48 69 98 55
 50 40 20 50 30 55
 32 35 28 19 68 00
b)
-
-
-
-
-
-
 68 37 88 33 79 50
 4 2 7 3 0 40
 64 35 81 30 79 50 
* Bài 2: Đúng ghi đúng sai ghi sai 
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. 
 a) b)
-
-
 57 57
S
S
 5 5
 50 52
c) d)
-
-
 57 57
Đ
S
 5 5
 07 52 
- Bài 3:Tính nhẩm:
- HS thi nhau tính nhẩm làm bài vào vở, sau đó gọi HS lần lượt nêu miệng két quả. 
 72 – 70 = 2 98 – 90 = 8
 43 – 20 = 23 67 - 7 = 60
 99 – 1 = 98 59 – 30 = 29
- Tính từ hàng đơn vị sang hàng chục
Thứ tư ngày 04 tháng 04 năm 2012
Tiết : 2 + 3
Môn: Tập đọc
Bài : 
 Mèo con đi học
TCT : 33 - 34
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừ. Bước đầu bết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học.
 * Lắng nghe tích cực.
 - Xác định giá trị.
 - Ra quyết định.
 - Tư duy phê phán.
 - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK) 
II.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh tăng cường tiếng việt minh hoạ nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi HS đọc bài hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi:
+ Em bé kể cho mẹ nghe những gì?
+ Mẹ muốn nghe em bé kể chuyện gì?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a/ GV giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi :Mèo con đi học.
b/ Luyện đọc
- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm. Giọng mèo chậm chạp, mệt mỏi 
Giọng cừu to nhanh nhẹn, giọng mèo hoảng sợ 
+ Luyện đọc tiếng, từ khó
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới tiếng khó đọc: Buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu + Tiếng buồn được phân tích như thế nào?
- GV nhận xét và hd các tiếng còn lại tương tự.
- GV tiếp tục cho HS nối tiếp phân tích và đọc các tiếng còn lại.
- Lượt 2 gv cho HS đứng lên đọc lại các từ khó đọc: Buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
- GV cho HS đọc trơn từ.
- GV giải nghĩa từ:
Buồn bực: buồn và khó chịu 
+ Kiếm cớ: Tìm lí do
+ La toáng: Kêu ầm ĩ
 GV cho HS luyện đọc từ.
*Luyện đọc câu, đoạn, cả bài:
- GV chia bài thơ làm 2 đoạn và gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1( GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt hơi )
- GV gọi HS nối tiếp đọc đoạn 2
- GV gọi HS nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn giữa các dãy bàn.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV cho HS đọc đồng thanh toàn bài.
 NGHỈ 5 PHÚT
*/ Ôn các vần ưu, ươu
- GV gọi 2 em đọc lại cả bài
- GV nêu yêu cầu 1 .
- Tìm tiếng trong bài có vần ưu - ươu
- GV cho HS phân tích đánh vần và đọc trơn tiếng.
- GV cho HS nêu yêu cầu 2.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi.
+ Trong tranh vẽ gì?
 - GV nhận xét và rút ra câu mẫu và cho HS nói lại.
- Em hãy tìm trong câu trên và phân tích tiếng có mang vần ưu.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có vần ươu tương tự và đọc.
- GV nhận xét sữa sai
- GV hướng dẫn HS nói tiếng có chứa vần ươu
- GV cho HS đọc to lại toàn bài
- 2 HS đọc bài hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi:
+ Bé kể chuyện của bạn mai, bạn hùng, 
+ Mẹ muốn nghe bé kể chuyện ở lớp con đã ngoan thế nào.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- 1 em đọc lại bài
- HS đọc nối tiếp các nhân, cả lớp:
- Cá nhân nối tiếp nhau đọc: Buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
- b + uôn + dấu huyền.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- HS nghe.
- HS đọc theo dãy bàn.
- HS đọc cá nhân nối tiếp.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 2
- Mỗi dãy bàn đọc 1 lần.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- HS tìm và nêu: cừu
- HS phân tích đánh vần và đọc trơn theo cá nhân, cả lớp.
- Cơ- ưu – cưu – huỳên - cừu.
+ Nói câu có chứa tiếng có vần ưu, hoặc ươu
- HS quan sát và nêu:
- Tranh vẽ cây lựu.
M: cây lựu, đàn hươu uống nước suối
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, cả lớp.
- HS nêu: 
- HS đọc các nhân, cả lớp.
-. Đàn hươu uống nước suối
- HS đọc đồng thanh cả lớp.
 Tiết 2
- GV cho HS mở SGK và cầm sách nối tiếp nhau luyện đọc câu, đoạn, cả bài nhiều lần.
- GV theo dõi và nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS nhìn sách đọc trơn toàn bài.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- GV gọi 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
1) Mèo kiếm cớ gì để trốn học ?
- Gọi 4 em đọc to đoạn 2 và trả lời. 	 
2) Cừu làm thế nào khiến Mèo vội xin đi học ngay?
3) Tranh vẽ cảnh gì?
- GV gọi HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét và rút ra nội dung bài
KNS: Các em thấy Mèo lười học, muốn nghỉ học bèn nghỉ cách nói cái đuôi bị ốm. Cừu nói cắt cái đuôi ốm đi thì sẽ hết bệnh. Mèo sợ bị cắt đuôi bèn đi học ngay.
- Trong học tập các em phải chăm chỉ học tập, không nên kiếm cớ nghỉ học như Mèo. Nếu nghỉ học các em không nghe giảng bài đầy đủ và không hiểu bài.
 NGHỈ 5PHÚT
* Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng theo nhóm đôi và cho HS cả lớp đọc đồng thanh, GV kết hợp xóa dần từ, câu.
* Thi đọc thuộc lòng
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả đoạn, bài thơ.
- GV nhận xét tuyên dương chấm điểm động viên
* Luyện nói
- GV cho HS mở SGK giới thiệu tranh và chia lớp làm nhiều nhóm 4 cho HS dựa vào câu hỏi SGK làm việc.
- Gọi HS trả lời. 
+ Vì sao bạn Hà thích đi học ? 
+ Vì sao bạn thích đi học ?
+ Còn bạn tại sao thích đi học ?
- GV bao quát giúp đỡ nhóm còn lúng túng
- GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương HS 
4. Củng cố dăn dò
- GV cho vài HS đọc thuộc lòng bài thơ
- GV dặn HS về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe 
- HS đọc đồng thanh cả lớp.
- HS nối tiếp đọc theo hướng dẫn của GV: 
 Cá nhân - dãy bàn - cả lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau thi đọc.
- HS đọc đồng thanh cả lớp
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ HS nêu: Cái đuôi tôi ốm
- Cắt đuôi khỏi hết 
- Tranh vẽ cảnh Cừu giơ kéo định cắt đuôi Mèo 
- HS đọc theo nhóm 2 em.
- HS đọc đồng thanh cả lớp – nhóm - cá nhân.
- HS thi đọc cá nhân - dãy bàn.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
- Vì ở trường được học hát... 
- Vì ở trường có nhiều bạn bè 
- HS nêu..
- 3 HS nối tiếp đọc.
- HS nghe.
Tiết : 4
Môn: Toán
Bài : 
 Luyện tập
TCT : 118
GT : BT3, dòng 2.
I.Mục tiêu: 
- Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100(không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng học toán lớp1.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
- Gọi 3 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài cho HS nhắc lại.
b/ Hướng dẫn HS làm bài.
 Bài 1
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
 - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập .
 - Khi thực hiện em sẽ nhẩm thế nào?
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
 - GV nhận xét 
Bài 3
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở vế trái. Sau đó ở vế phải, rồi điền dấu thích hợp vào ô trống .
- GV gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 4 
 - GV gọi 2 em đọc đề bài 
Bài 5 
- GV nêu yêu cầu: Nối (theo mẫu) 
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài 5 
tính rồi so sánh nối theo mẫu 
 60 + 11
 42 – 12 
IV.Củng cố dặn dò: 	
 - Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập và bài 5.
 - GV mhận xét tiết học ưu khuyết điểm
77 – 15 = 62 34 – 12 = 22 
 83 – 22 = 61
- HS nối tiếp nhắc lại: Luyện tập.
- Bài 1: Đặt rồi tính 
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
 45 – 23 57 – 31
-
-
 45 57
 23 31
 22 26 
 72 – 60 70 – 40 66 – 25
-
-
-
 72 70 66
 60 40 25
 12 30 41 
- Bài 2 : Tính nhẩm 
- HS làm bài.
65 – 5 = 60 65 – 60 = 5
70 – 30 = 40 95 – 3 = 92
21 – 1 = 20 21 – 20 = 1
 65 – 65 = 0
 33 – 30 = 3 
 32 – 10 = 22
- Bài 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
> 
> 35 – 5 	40 – 30
=
< ? 30 – 20 	40 – 30 
>
 = 43 + 3 	 43 – 3
=
 31 + 42 	 41 + 32
*Dành cho học sinh khá giỏi
- Bài 4
- 2 em đọc đề bài
- 1 em phân tích 1 em tóm tắt
- 1 em giải trên bảng lớp 
- Còn lại làm vào bảng con
 Tóm tắt 
Cả lớp: 35 bạn 
Nữ : 20 bạn 
Nam: .. bạn ?
Bài giải
Số bạn nam lớp em là
35 – 20 = 15(bạn )
Đáp số: 15 bạn
 11 + 21 
 68 - 14
 40 + 14 
 76 - 5
	 54
	 71
 32
Tiết : 5
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài : 
 Trời nắng – trời mưa
TCT : 30
I.Mục tiêu 
 - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nắng, mưa.
 - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa. 
 * Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
 - Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi.
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Sưu tầm một số tranh về trời nắng, trời mưa (nếu có)
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
- GV gọi HS trả lời.
+ Hãy kể tên 3 con vật có ích mà em biết?
+ Vì sao chúng ta phải ăn nhiều rau?
- GV nhận xét đánh giá.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài cho HS nhắc lại.
Hoạt Động 1
Nhận biết dấu hiệu trời nắng , trời mưa.
 - Chia lớp làm nhiều nhóm 4 em cùng quan sát tranh trong SGK và quan sát thêm ngoài trời rồi thảo luận dựa theo câu hỏi trong SGK.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Hình ảnh nào cho biết trời nắng? Tại sao?
+ Mặt đất như thế nào?
+ Hình ảnh nào cho biết trời mưa? Vì sao?
 - GV nhận xét tóm ý.
 Khi trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng. Mặt trời sáng chói nắng vàng chiếu xuống mọi vật đường khô ráo. 
 Khi trời mưa có nhiều giọt nước rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời. 
 NGHỈ 5PHÚT
 Hoạt Động 2
Thảo luận cách giữ sức khỏe
- Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 63 và thảo luận nhóm 2 em dựa vào câu hỏi gợi ý.
+Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội nón mũ ?
+ Đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
- GV gọi HS khác nhận xét, gv tóm ý và hỏi.
- Vậy hôm nay trời nắng em nào đi học có đội nón?
* Khi trời nắng các em không được chơi đùa ngoài nắng, dễ bị cảm. Khi ra đường các em phải đội mũ.
- Khi đi dưới trời mưa các em phải mặc áo mưa nếu để nước mưa ướt người các em sẽ bị cảm lạnh...
IV.Củng cố dặn dò	
 - GV hỏi ; Em mới học xong bài gì?
 + Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội nón mũ ?
 + Đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
- Thực hiện theo bài học.
- Con chó , con cá, con gà.
- Vì ăn nhiều rau có lợi cho sức khỏe.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em. 
Các em phân loại loại các tranh ảnh thành từng nhóm riêng 
- Hình ảnh trên cho biết trời nắng. Tại vì bầu trời cao trong xanh, ít mây có ông mặt trời.
- Mặt đất khô ráo.
- Hình ảnh dưới cho biết trời mưa. Tại vì bầu trời đen tối, có mưa, mặt đất ẩm ướt, không có ông mặt trời.
- HS làm việc nhóm 2 em.
- Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm. 
- Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, che ô để không bị ướt. 
- Trời nắng trời mưa
- Để khỏi bị bệnh
- Phải che dù
Tiết 5
Bài : 
 Trò chơi vận động
Tiết TC: 29
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm hai người( bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
 Bước đầu biết cách chơi trò chơi( có kết hợp với vần điệu).
II.Địa điểm phương tiện:
 - Trên sân trường dọn vệ sinh sân tập 
 - GV chuẩn bị còi, cầu .
III. Các hoạt động dạy học:
TT
NỘI DUNG BÀI
TG
PP
Số lần
Phần
 Mở 
Đầu 
- GV nhậnlớp phổ biến nội dung
yêu cầu bài học 
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 – 60 m
- Đi theo nhịp và hít thở sâu 
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 8 nhịp 
- Múa hát tập thể 
5 - 6
Phút
4 hàng dọc
1 - 2 lần
Phần 
cơ 
Bản 
 Trò chơi “kéo cưa lừa sẻ”
- GV nêu tên trò chơi, sau đó cho
HS đứng thành đôi một quay mặt vào nhau (theo đội hình vòng tròn) 
- Cho một đôi làm mẫu, cách nắm
tay nhau và cách đứng 
HS tự chơi 
*Chuyển cầu theo nhóm 2 người 
 Cho HS cả lớp tập hợp thành 2 hoặc 4 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một, tiếp tục dàn đội hình sao cho từng đôi một cách khác nhau 1,5 – 3m, trong mỗi hàng người nọ cách người kia tối thiểu 1m.
GV chọn 2 HS có khả năng thực
hiện động tác tốt, lên thực hiện 
 GV kết hợp hướng dẫn HS chơi luôn 
Từng nhóm tự chơi 
GV quan sất giúp đỡ HS chơi 
12 - 15
Phút
10 - 12
Phút
4 hàng dọc
Vòng tròn
5 - 6 lần
5 - 6
Lần
Phần 
Kết 
Thúc 
Đứng vỗ tay và hát, hoặc đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc 
1 – 2 phút 
Ôn động tác vươn thở, điều hoà 
GV nhận xét giờ học 
5 - 6
Phút
2 hàng dọc
1 - 2
Lần
 Thứ năm ngày 05 tháng 04 năm 2012
Tiết : 1 + 2
Môn : Tập đọc
Bài : 
Người bạn tốt
TCT : 35 - 36
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sữa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hoa là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
 * Xác định giá trị.
 - Tự nhận thức về bản thân.
 - Hợp tác.
 - Ra quyết định.
 - Phản hồi lăng nghe tích cực..
 - Trả lời câu hỏi 1,2(SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Bảng phụ ghi bài tập đọc
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài mèo con đi học và trả lời câu hỏi:
 + Định trốn học mèo con kiếm cớ gì?
 + Vì sao mèo con xin đi học ngay?
 - GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ GV giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi : Người bạn tốt
b)Luyện đọc
- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm
+ Luyện đọc tiếng, từ khó
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới tiếng khó đọc: Liền chạy, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.
- GV hướng dẫn và cho HS phân tích đọc từ khó.
- GV nhận xét sữa chữa.
- GV tiếp tục cho HS nối tiếp phân tích và đọc các tiếng còn lại.
- Lượt 2 GV cho HS đứng lên đọc lại các từ khó đọc: 
- GV giải nghĩa từ:
+ Ngượng nghịu: Tỏ ra mắc cỡ
* Luyện đọc câu, đoạn, cả bài:
- GV gọi HS lần lượt chia câu, GV kí hiệu câu sau đó gọi 2 HS đọc 1 câu
+ Khi đọc câu gặp dấu phẩy em cần làm gì?
- GV HD HS đọc câu dài và cho 1 HS đọc.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV gọi HS nối tiếp đọc mỗi em 1 câu.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
* GV lần lượt chia đoạn.
+ Đoạn 1: Trong giờ vẽ ...cho Hà
+ Đoạn 2: Còn lại
- GV lần lượt gọi 2 em đọc 1 đoạn.
+ Các bạn đã nghỉ hơi ở dấu gì?
- GV HD HS đọc các đoạn còn lại tương tự.
- GV gọi HS nhận xét sữa sai.
- GV gọi 2 em đọc trơn cả bài .
- GV cho HS cả lớp đọc trơn toàn bài.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Ôn các vần uc - ut
- GV nêu yêu cầu 1 .
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut
- GV cho HS phân tích đánh vần và đọc trơn tiếng.
- GV cho HS nêu yêu cầu 2.
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần uc hặc ut:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi.
+ Trong tranh vẽ gì?
- GV nhận xét ghi bảng từ mẫu và gọi HS phân tích đánh vần và đọc trơn.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có vần ut tương tự
- GV nhận xét sữa sai
- GV cho HS đọc to lại toàn bài.
- GV cho HS mở SGK và cầm sách nối tiếp nhau luyện đọc câu, đoạn, cả bài nhiều lần.
- GV theo dõi và nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS nhìn sách đọc trơn toàn bài.
- Cái đuôi tôi ốm
- Cừu đe cắt đuôi khỏi hết.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- 1 em đọc lại bài.
- Cá nhân nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- HS nghe.
- 2 HS đọc 1 câu.
- Cần ngắt hơi.
- HS đọc; 
- HS nối tiếp đọc cá nhân.
- HS theo dõi và dung viết chì đánh dấu
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1.
- Nghỉ hơi ở dấu chấm.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 2
- 2 em đọc trơn cả bài .
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- HS tìm và nêu: Cúc, bút
- HS phân tích đánh vần và đọc trơn theo cá nhân, cả lớp.
- HS tìm và nêu
- Tranh vẽ .2 con trâu đang húc nhau
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân - cả lớp.
M: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút
- HS đọc cả lớp
- HS nối tiếp đọc theo hướng dẫn của GV: Cá nhân - dãy bàn - cả lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau thi đọc.
- HS đọc đồng thanh cả lớp
 Tiết 2
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 -2 của bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Hà hỏi Cúc mượn bút, Cúc đã nói gì?
 + Ai đã giúp Hà?
 - GV cho HS nhận xét và cho HS nhắc lại nhiều lần.
 - GV gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời:
 + Bạn nào giúp Cúc sữa dây đeo cặp?
 - GV nhận xét và hỏi:
 + Thế nào là người bạn tốt?
 - GV nhận xét tóm ý.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Hướng dẫn HS luyện nói.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài luyện nói.
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và dựa vào câu mẫu luyện nói theo nhóm đôi.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng, sau đó gọi 1 số nhóm lên làm trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố dăn dò
- GV cho HS nhìn SGK đọc toàn bài
 KNS: Hà quên bút, hỏi mượn Cúc nhưng Cúc từ chối. Hà không hỏi nhưng Nụ quyết định cho Hà mượn bút của mình. Tuy vậy, Hà không giận Cúc.Khi thấy dây đeo cặp của Cúc bị tuột Hà tự nguyện sửa lại giúp bạn. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
- Các em phải biết chia sẽ và sẵn lòng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn..
- GV dặn HS về luyện đọc lại bài này và chuẩn bị bài sau: Cái bống.
- GV nhận xét tiết học ưu khuyết.
- 2 HS nối tiếp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1TUAN 302012.doc