I. Mục tiêu
- HS hiểu
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng và cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh đạo đức bài 14
III. Hoạt động dạy học
Tuần 30 Ngày soạn: 14/4/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011 Chào cờ Tập trung đầu tuần _____________________________ Đạo đức Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng I. Mục tiêu - HS hiểu - lợi ích của cây và hoa nơi công cộng và cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II. Tài liệu và phương tiện - Tranh đạo đức bài 14 III. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS * Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, bồn hoa của trường. - Tổ chức cho HS quan sát - tổ chức cho HS thảo luận - Hoa ở vườn trường có đẹp không? - Chơi ở sân trường có hoa đẹp em cảm thấy thế nào? - Để cây và hoa ở vườn trương luôn đẹp em phải làm gì? - kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sóng thêm đẹp, làm cho không khí luôn trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. * Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 - Cho HS quan sát tranh - Thảo luận nhóm - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Những việc làm đó của các bạn có tác dụng gì? - Em có thể làm được những việc giống như bạn nhỏ trong tranh không? - Yêu cầu học sinh thảo luận và trình bày. - Kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống ngày càng thêm đẹp và trong lành. * hoạt động 3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2 - Gắn tranh yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận từng đôi một - Các bạn trong tranh đang làm gì? - Em tán thành những việc làm nào, tại sao? - Cho học sinh trình bày trước lớp? - Nhận xét và kết luận - KL: Biết nhắc nhở khuyên ngăn phá haị cây là hành động đúng. bẻ cành đu hái cây là hành động sai. * Hoạt động nối tiếp: tham gia tươí cây ở vườn trường. - HS trình bày - Trình bày - Quan sát tranh - Các bạn nhỏ đang tưới cây, rào cây, nhổ cỏ. - Làm cho cây mau lớn, tươi tốt - Quan sát tranh - Thảo luận - Trình bày Tiếng Việt Nguyên âm Buổi chiều HS đại trà - Môn Toán: HS làm các phép tính sau: - Đặt tính rồi tính 45 + 24 79 - 10 32 + 56 82 - 62 28 + 71 96 - 54 HS yếu - Môn Toán: HS làm các phép tính sau: - Đặt tính rồi tính 45 + 24 79 - 10 32 + 56 82 - 62 28 + 71 96 - 54 ********************************** Ngày soạn: 14/4/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011 Toán Phép trừ trong phạm vi 100( trừ không nhớ) I. Mục tiêu - HS biết làm tính trừ trong phạm vi 100, phép trừ dạng 65- 30 và 36 - 4. - Củng cố kĩ năng tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ II. Các hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: yêu cầu HS thực hiện phép tính 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài b. Hướng dẫn học sinh cách làm tính trừ - Giới thiệu phép tính 65- 30 - Yêu cầu học sinh lấy 65 que tính gồm 6 bó que tính và 5 que tính rời. Sau đó bớt 3 bó que tính. Còn lại bao nhiêu que tính? - Làm thế nào để biết còn 35 que tính? - Hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính rồi tính - Kết luận: 65 - 30 = 35 - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính 36 - 4 tương tự - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính rồi tính. (Khi đặt tính em cần viết như thế nào?) - Kết luận: Vậy 36 - 4 = 32 c. Thực hành * Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và làm bài vào bảng con. - Hướng dẫn học sinh đặt tính thẳng cột( cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục) * Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm phiếu bài tập - Nhận xét: vì sao em lại điền đ, s * Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm vào vở 4. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - VN làm bài 1 phần b 36 - 22 58 - 34 97 - 45 - HS đọc - HS thao tác trên đồ dùng - Còn lại 35 que tính(3 chục và 5 quetính rời) - Làm phép tính trừ - Víêt 65 rồi viết 30 sao cho cột chục thẳng cột chục, cột đơn vị thẳng cột đơn vị, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái. 65 - 30 35 * 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 - Viết 36 rồi viết 4 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái. 36 - 4 32 * 6 trừ 4 bằng 2, viết 2 * Hạ 3, viết 3 82 - 50 32 75 - 40 35 48 - 20 28 55 - 55 0 69 - 50 19 57 - s 5 50 57 - s 5 52 57 - s 5 07 57 - đ 5 52 - Vì kết quả sai, đặt tính sai. - Tính nhẩm 66 - 60 = 6 78 - 50 = 28 98 - 90 = 8 59 - 30 = 29 Tiếng Việt Quan hệ âm- chữ Buổi chiều - Môn Tiếng Việt: HS viết phần B của bài tập viết buổi sáng. - Môn Toán: làm các phép tính 33- 32 79 - 0 40 - 40 72 - 22 45 - 5 67 - 60 84 - 2 32 - 20 - Môn Tiếng Việt: HS viết phần B của bài tập viết buổi sáng. - Môn Toán: làm các phép tính 33- 32 79 - 0 40 - 40 72 - 22 45 - 5 67 - 60 84 - 2 32 - 20 Ngày soạn: 14/ 4/ 2011 Ngày giảng Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố cách làm tính trừ trong phạm vi 100. trừ nhẩm và đặt tính. Củng cố về giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung II. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1 ổn định tổ chức 2. KTBC: yêu cầu Hs làm các phép tính 45- 34 56 - 26 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài b. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và làm bài vào bảng con, lớp làm vào nháp * Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu và làm bài vào vở * Bài 3: Cho HS lên bảng lớp làm vào nháp - Nhận xét * Bài 4: Cho HS đọc đề, phân tích rồi giải - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cho HS giải vào phiếu bài tập 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - VN: làm bài tập 2 cột 3 - Đặt tính rồi tính 45 - 23 22 57 - 31 26 72 - 60 12 66 - 25 41 65 - 5 = 60 70 - 30 = 40 21 - 1 = 20 65 - 60 = 5 94 - 3 = 91 21 - 20 = 1 < 35 - 5 35 - 4 > 43 + 3 43 - 3 - Có 35 bạn trong đó có 20 bạn Nữ - Hỏi có bao nhiêu bạn nam? Tiếng Việt Vần Buổi chiều - Môn Tiếng Việt: - Môn Toán: làm các phép tính - Môn Tiếng Việt: Luyện viết bài đọc buổi sáng - Môn Toán: làm các phép tính 33- 33 79 - 69 40 - 40 72 - 32 45 - 40 67 - 7 84 - 4 32 - 22 *************************************************** Ngày soạn: 14/ 4/ 2011 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011 Toán Các ngày trong tuần lễ I. Mục tiêu Giúp HS: - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ, nhận biết một tuần có 7 ngày. - Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy. - Biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch bóc hàng ngày. - Bước đầu làm quen với lịch học tập (hoặc các công việc cá nhân trong tuần) II. Đồ dùng dạy học - Một quyển lịch bóc hằng ngày và một bảng thời khoá biểu của lớp. III Các hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách đặt tính rồi tính: - GV nhận xét, cho điểm 3.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài b Giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hằng ngày. * GV treo quyển lịch lên bảng - Chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi ? - Hôm nay là thứ mấy ? - Gọi vài HS nhắc lại. * Cho HS đọc các hình vẽ SGK: - Các em hãy đọc tên các ngày trong hình vẽ. - GV nói: "Đó là các ngày trong một tuần lễ: Một tuần có 7 ngày là chủ nhật...... thứ bảy" - Gọi HS nhắc lại - chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu ? - Gọi HS nhắc lại. c. Thực hành: * Bài tập 1 - GV nêu Y/c của bài - Giao việc - Gọi HS chữa bài - Trong một tuần lễ em phải đi học vào những ngày nào ? - Một tuần lễ đi học mấy ngày ? - Em được nghỉ các ngày ? - Em thích nhất ngày nào trong tuần ? * Bài tập 2 - Cho HS làm bài - Gọi HS đọc bài làm của mình. * Bài tập 3 - Nêu yêu cầu của bài - Y/c HS tự chép thời khóa biểu của lớp vào vở. - Gọi HS đọc TKB 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS về xem các ngày tiếp theo trong quyển lịch. 65 - 23 94 - 3 - Hôm nay là thứ năm - HS nhắc lại - HS mở SGK trang 161 - Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy - Hôm nay là ngày mùng 9 - HS trả lời miệng - Em đi học vào các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu - Nghỉ các ngày: Thứ bảy, chủ nhật. - HS trả lời - HS làm bài: Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi lần lượt viết tên ngày trong tuần. a- Hôm nay là thứ tư ngày 8 tháng 4 b- Ngày mai là thứ sáu ngày 10 tháng 4 - HS đọc - Lớp nhận xét. - Đọc thời khoá biểu của lớp em - HS chép thời khoá biểu. - HS đọc Tiếng Việt Luật chính tả về phiên âm Hoạt động ngoài giờ Múa hát tập thể ************************************************* Ngày soạn: 14/ 4/ 2011 Ngày giảng Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011 Toán Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. I. Mục tiêu - Củng cố giúp HS năng làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ) - Rèn luyện kỹ năng làm tính nhẩm (trong trường hợp cộng trừ các số tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản) - Bước đầu nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. II Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập * Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp. - Nhận xét * Bài 2: nêu cách làm bài và làm bảng con - Nhận xét * Bài 3: Đọc yêu cầu, phân tích rồi giải. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Tổ chức cho HS giải bài toán theo nhóm 4. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - Tính nhẩm 80 + 10 = 90 90 – 10 = 80 90 – 80 = 10 30 + 40 = 70 70 – 30 = 40 70 – 30 = 40 - Đặt tính rồi tính 36 + 12 48 48 - 12 36 48 - 36 12 65 + 22 87 87 - 65 22 - Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tính - Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính Bài giải Cả hai bạn có là : 35 + 43 = 78 (que tính) Đáp số : 78 que tính Tiếng Việt Tên thủ đô các nước ________________________________________ Tự nhiên xã hội: Trời nắng, trời mưa I. Mục tiêu - Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. - HS sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc mưa. II. Đồ dùng dạy học - Các hình ảnh trong bài 2 SGK III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. + Mục tiêu: - HS biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa - HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm - Y/c các nhóm phân loại những tranh ảnh các em đem đến để riêng tranh ảnh trời nắng, để riêng tranh ảnh về trời mưa. - GV yêu cầu lần lượt mỗi HS trong nhóm nêu lên những dấu hiệu của trời nắng. (vừa nói vừa chỉ vào tranh) - Tiếp theo lần lượt các nhóm nêu dấu hiệu của trời mưa. * Kết luận: - Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo. - Khi trời xanh, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, trời mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ngoài trời đều ướt. + Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu. - HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. - Cách tiến hành. - trả lời câu hỏi trong SGK. - Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ nón ? - Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì ? - Gọi một số nhóm lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. * Kết luận: - Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để khỏi bị ốm (nhức đầu, sổ mũi...) - Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô dù để không bị ướt. + GV cho HS chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa. - Chuẩn bị một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón .... - GV hướng dẫn cách chơi. + Một HS hô "Trời nắng" các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có ghi tên những thứ phù hợp cho khi đi nắng ..... * Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt. - Dặn HS nhớ thực hiện theo bài đã học. - HS làm việc theo nhóm - Trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng. - Nhóm khác bổ sung - Trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời nhiều mây xám. - 2 em một nhóm thảo luận - trình bày - HS chơi trò chơi Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 30 Tỉ lệ cuyên cần đạt 90% trở lên. HS đi học đúng giờ, có ý thức học bài: Khứ, Pằng, Hương, Căng, Sinh, Dinh, Dăng... Viết có tiến bộ: ánh Đọc còn đánh vần một số tiếng: Hử, Chu, Sà, Pá Tính toán nhanh: Khứ, Pằng, Hương, Căng, Sinh Lao động vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân còn bẩn: Oanh, Tham gia tập thể dục và múa hát tập thể đúng giờ; một số em tập chưa đều: Hử, Cang, Chu.
Tài liệu đính kèm: