Giáo án Lớp 1 Tuần 3

I. Mục tiêu:

- Đọc được: l, h, lê, hè. Từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè (Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Le le.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I.

- Bộ ghép chữ tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ từ khoá: lê, hè.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: “ve ve ve, hè về”, phần luyện nói: “le le”.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chữ cao 2 li : o, c.
- Chữ cao 5 li : b.
- K/cách giữa các chữ 1 ô li.
- Luyện viết bảng con. 
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi, đọc các chữ ghi sẳn, điền chữ vào ô trống
- Đọc bài trên bảng lớp
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập và làm vào vở
 - bò, cỏ 
- Viết vào vở mỗi chữ một hàng,theo VBT. 
Tiết 2: Luyện Âm nhạc:
MỜI BẠN VUI MÚA CA
Đ/c Lực soạn và dạy
Tiết 3: Luyện Toán: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết số lượng 1, 2, 3.
- Đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3. 
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm bài. 
 II. Đồ dùng dạy học:
- HS vở bài tập, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: 
- Hỏi tên bài.
- Gọi HS đọc các số 1, 2, 3.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: GT bài ghi đề bài học.
- Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Cho HS quan sát hình bài tập 1, yêu cầu HS ghi số thích hợp vào ô trống.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm VBT. Khi làm xong gọi HS đọc từng dãy số.
3. Củng cố: - Hỏi tên bài.
4. Dặn dò: Về nhà viết số 1, 2, 3.(3 dòng) 
 - 3 HS đọc các số 1, 2, 3.
- Nhắc lại.
- Làm VBT và nêu kết quả.
- Làm VBT
Đọc: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1.
- Nhắc lại tên bài học.
- Thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 16 /9 /2012
Ngày dạy: thứ tư, ngày 19 /9/2012
Tiết 1:	Toán:
BÉ HƠN – DẤU <
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số. 
- Rèn HS đọc, viết đúng dấu. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ô tô, chim như SGK phóng to.
- Tranh 3 bông hoa, 4 bông hoa, 4 con thỏ, 5 con thỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Nhận biết số lượng và đọc viết số.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đề
*Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn.
- Giới thiệu dấu bé hơn “<”
Giới thiệu 1 < 2 (qua tranh vẽ như SGK) Hỏi: 	
- Bên trái có mấy ô tô?
- Bên phải có mấy ô tô?
- Bên nào có số ô tô ít hơn?
- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (cho HS nhắc lại).
Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để HS rút ra: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
- Viết 1 < 2, (dấu <) được gọi là dấu bé hơn, đọc là bé hơn, dùng để so sánh các số.
- GV đọc và HS đọc lại: Một bé hơn 2
Giới thiệu 2 < 3
- GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo cặp để so sánh số chim mỗi bên.
- Gọi HS nêu và nhận xét.
2 con chim ít hơn 3 con chim
- Tương tự hình tam giác để HS so sánh và nêu được.
2 tam giác ít hơn 3 tam giác
- Qua 2 ví dụ quy nạp trên, GV cho HS nêu được: 2 bé hơn 3 và yêu cầu các em viết vào bảng con 2 < 3
Giới thiệu 3 < 4 , 4 < 5
- Thực hiện tương tự như trên.
- GV yêu cầu HS đọc: 
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu < vào vở.
Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu và đọc 3 < 5.
- Yêu cầu HS nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu HS đọc lại các cặp số đã được so sánh.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vở và gọi HS đọc kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi tên bài.
* Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu.
- GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. - Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 HS để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới./.
- 3 HS đọc viết số theo hướng dẫn của GV.
Nhắc lại
- Có 1 ô tô.
- Có 2 ô tô.
- Bên trái có ít ô tô hơn.
- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (HS đọc lại).
- 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
- HS đọc: 1 < 2 (một bé hơn hai), dấu < (dấu bé hơn).
- HS đọc.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
2 < 3 (hai bé hơn ba), đọc lại.
- HS đọc.
3 < 4 (ba bé hơn bốn).
4 < 5 (bốn bé hơn năm).
- Thực hiện vở 2 dòng 
2 < 4, 4 < 5 (HS đọc).
2 < 5, 3 < 4, 1 < 5 (HS đọc).
- Thực hiện vở và nêu kết quả.
- Đại diện 2 nhóm thi đua.
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
	Tiết 2,3: Tiếng Việt:
BÀI 10: Ô, Ơ
I. Mục tiêu: 
 	- Đọc được ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng.
 	- Viết được ô, ơ, cô, cờ. 
 	- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bờ hồ. 
 	- Đọc, viết đúng trình bài sạch đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ của các từ khoá: cô cờ và câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: bờ hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- Đọc câu ứng dụng: 
- Viết bảng con: bò, cỏ.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- GV đưa tranh thứ 1 hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV đưa ra lá cờ hỏi: Trên tay cô có gì?
- Trong tiếng cô, cờ có âm gì và dấu thanh gì đã học?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: ô, ơ (viết bảng ô, ơ)
2.2. Dạy chữ ghi âm:
a) Nhận diện chữ:* Âm ô
- Chữ ô giống với chữ nào đã học?
- Chữ ô khác chữ o ở điểm nào?
- Yêu cầu HS tìm chữ ô trên bộ chữ.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
- Phát âm.
- GV phát âm mẫu: âm ô. (lưu ý HS khi phát âm mở miệng hơi hẹp hơn o, môi tròn).
- GV chỉnh sữa cho HS.
- Giới thiệu tiếng:
- GV gọi HS đọc âm ô.
- GV theo dõi, chỉnh sữa cho HS.
- Có âm ô muốn có tiếng cô ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu HS cài tiếng cô.
- GV cho HS nhận xét một số bài ghép.
- GV nhận xét và ghi tiếng cô lên bảng.
- Gọi HS phân tích.
- GV hướng dẫn đánh vần 1 lần.
- Gọi đọc sơ đồ 1.
- GV chỉnh sữa cho HS. 
Âm ơ (dạy tương tự âm ô).
- Chữ “ơ” gồm một chữ o và một dấu “?” nhỏ ở phía phải, trên đầu chữ o.
- So sánh chữ “ơ" và chữ “o”.
- Phát âm: Miệng mở trung bình.
- Viết: Lưu ý: Chân “râu” (dấu hỏi nhỏ) chạm vào điểm dừng bút.
- Đọc lại 2 cột âm.
* Hướng dẫn viết 
- ô cô, ơ cờ.
- GV nhận xét và sửa sai.
* Dạy tiếng ứng dụng:
- Cô có tiếng hô, hãy thêm cho cô các dấu thanh đã học để được tiếng có nghĩa.
- GV gọi HS đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Gọi HS đọc trơn tiếng ứng dụng. 
- Gọi HS đọc toàn bảng.
 3. Củng cố tiết 1: 
- Tìm tiếng mang âm mới học
- Đọc lại bài
- NX tiết 1.
Tiết 2
* Luyện đọc trên bảng lớp.
- Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
- GV nhận xét.
* Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé có vở vẽ.
- Gọi đánh vần tiếng vở, đọc trơn tiếng.
- Gọi đọc trơn toàn câu.
- GV nhận xét.
* Luyện viết 
- HS viết vào vở tập viết 
- HS theo dõi uốn nắn 
- Thu chấm sữa sai
* Luyện nói: 
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
- GV gợi ý cho HS bằng hệ thống các câu hỏi, giúp HS nói tốt theo chủ đề.
- Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học. 
5. Nhận xét, dặn dò:
- Dặn HS đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
- HS nêu tên bài trước.
6 em.
N1: o – bò, N2: c – cỏ.
Toàn lớp.
- Cô giáo dạy học sinh tập viết.
- Lá cờ Tổ quốc.
- Âm c, thanh huyền đã học.
- Theo dõi.
- Giống chữ o.
Khác: Chữ ô có thêm dấu mũ ở trên chữ o.
Toàn lớp thực hiện.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV làm mẫu, nhìn bảng, phát âm.
- 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
- Lắng nghe.
- Thêm âm c đứng trước âm ô.
- Cả lớp cài: cô.
- Nhận xét một số bài làm của các bạn.
- Lắng nghe.
- 1 em
- Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
- 2 em.
- Lớp theo dõi.
- Giống nhau: Đều có 1 nét vòng khép kín.
- Khác nhau: Âm ơ có thêm “dấu”.
- Lắng nghe.
- 2 em.
- Viết bảng con
- Hồ, hố, hổ, hộ, hỗ.
- 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
- 1 em.
- Đại diện 2 nhóm.
- 1 em.
- 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
- Lắng nghe.
- HS tìm âm mới học trong câu (tiếng vở).
- 6 em.
- 7 em.
- HS viết vở tập viết theo mẫu 
- “bờ hồ”.
- HS luyện nói theo hệ thống câu hỏi của GV.
- 10 em
- Toàn lớp thực hiện.
- Lắng nghe.
- HS đọc
- Lắng nghe.
Tiết 4:	Đạo đức:
 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (T1).
I. Mục tiêu:
 	- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 	- Biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
 	- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: 	- Vở bài tập Đạo đức 1.
	- Bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- Một số dụng cụ để giữ cơ thể gọn gàng, sạch sẽ: lược, bấm móng tay, cặp tóc, gương
- Một vài bộ quần áo trẻ em sạch sẽ, gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: 
- Yêu cầu HS kể về kết quả học tập của mình trong những ngày đầu đi học.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi đề
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi.
- GV yêu cầu HS thảo luận bài tập 1.
- Bạn nào có đầu tóc, quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ?
- Các em thích ăn mặc như bạn nào?
- GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận: Chỉ ra cách ăn mặc của các bạn trong tranh về đầu tóc, áo, quần, giày dép; từ đó lựa chọn bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- GV kết luận: Bạn thứ 8 (trong tranh bài tập 1) có đầu chải đẹp, áo quần sạch sẽ, cài đúng cúc, ngay ngắn, giày dép cũng gọn gàng. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế có lợi cho sức khoẻ, được mọi người yêu mến. Các em cần ăn mặc như vậy. 
* Hoạt động 2: HS tự chình đốn trang phục của mình.
- Yêu cầu HS tự xem lại cách ăn mặc của mình và tự sửa (nếu có sai sót).
- GV cho một số em mượn lược, bấm móng tay, cặp tóc, gương,
- Yêu cầu HS kiểm tra rồi sữa cho nhau.
- GV bao quát lớp, nhận xét chung và nêu gương một vài HS biết sữa sai sót của mình.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2
- Yêu cầu từng HS chọn cho mình quần áo thích hợp để đi học.Yêu cầu một số HS trình bày sự lựa chọn của mình và giải thích vì sao lại chọn như vậy.
- GV kết luận : Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
-Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
3. Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4. Dặn dò: Học bài, xem bài mới.
- Đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- 3 em kể.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
- HS nêu kết quả thảo luận trước lớp: 
Chỉ ra cách ăn mặc của các bạn trong tranh về đầu tóc, áo, quần, giày dép; từ đó lựa chọn bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
Lắng nghe. 
- Tự xem và sữa lại cách ăn mặc.
- Từng HS thực hiện nhiệm vụ.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày và giải thích theo ý của bản thân mình.
- HS lắng nghe để thực hiện cho tốt.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe. 
Tiết 5:	Tự nhiên xã hội:
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
Đ/c Nhi soạn và dạy.
Ngày soạn: 17 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ năm, ngày 20 /9/2012
Tiết 1, 2: Tiếng Việt: 
BÀI 11: ÔN TẬP
I. Mục tiêu : Sau bài học HS có thể:
 	- Đọc được : ê, v, l, h, o, c, ô, ơ, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.
 	- Viết được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. 
 	- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : hổ 
 	- HS đọc lưu loát và cẩn thận trong khi viết. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách Tiếng Việt 1, tập một.
- Bảng ôn (tr. 24 SGK).
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: SGK 
- Tranh minh hoạ cho truyện kể “hổ”.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: 
- GV cho HS viết bảng con (2 HS viết bảng lớp và đọc): ô – cô, ơ – cờ.
- Gọi HS đọc các từ ứng dụng của bài 10: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở, và đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Ghi đề 
- Gọi HS nhắc lại các âm và chữ mới đã được học thêm.
- GV: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học từ đầu năm đến giờ. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không?
2.2. Ôn tập
a) Các chữ và âm đã học.	
- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc các chữ ở bảng ôn 1 và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV đọc.
- GV chỉ chữ.
b) Ghép chữ thành tiếng.
- Lấy chữ b ở cột dọc và ghép với chữ e ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì? 
- GV ghi bảng be.
- Gọi HS ghép b với các chữ còn lại ở dòng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được.
- Tương tự, GV cho HS lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng (lưu ý không ghép c với e, ê).
- GV hỏi: Trong tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào?
- Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào?
- Nếu ghép chữ ở dòng ngang đứng trước và chữ ở cột dọc đứng sau thì có được không?
- Yêu cầu HS kết hợp lần lượt các tiếng ở cột dọc với các thanh ở dòng ngang để được các tiếng có nghĩa.
- GV điền các tiếng đó vào bảng.
- Giúp HS phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giải nghĩa từ ngữ ứng dụng:
+ lò cò: co một chân lên và nhảy bằng chân còn lại từng quãng ngắn một.
+ vơ cỏ: thu gom cỏ lại một chỗ.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
d) Tập viết từ ngữ ứng dụng
- Viết mẫu: lò cò, vơ cỏ. Vừa viết vừa lưu ý HS cách viết nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
- Yêu cầu HS nhận xét một số bài viết của các bạn. Bạn viết đúng chưa? Đẹp chưa? Trình bày đã hợp lí chưa?
- GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh.
3. Củng cố tiết 1: 
- Đọc lại bài
- NX tiết 1.
Tiết 2
* Luyện tập
a) Luyện đọc
- Đọc lại bài học ở tiết trước.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
* Đọc câu ứng dụng
- Các em thấy gì ở trong tranh?
- Bạn có đẹp không?
=> Bạn nhỏ trong tranh đang cho chúng ta xem hai tranh đẹp mà bạn vừa vẽ về cô giáo và lá cờ Tổ quốc.
- Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b) Luyện viết
- Yêu cầu HS tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
c) Kể chuyện: hổ (truyện “Mèo dạy Hổ” ).
 Xưa kia, Mèo nổi tiếng là một thầy dạy võ ... Nó chạy thật xa vào rừng và không bao giờ dám gặp Mèo nữa.
Dựa vào nội dung trên, GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh, Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng.
- Qua câu chuyện này, các em thấy được Hổ là con vật như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc.
- Yêu cầu HS tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
- Về nhà học bài, xem lại bài xem bài 12.
- Thực hiện bảng con.
- HS đọc 3 em 
- Âm ê, v, l , h, o, c, ô, ơ.
- Đủ rồi.
- 1 HS lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1.
- HS chỉ chữ.
- HS đọc âm.
- Be.
- 1 HS ghép: bê, bo, bô, bơ.
- Thực hiện ghép các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng.
- đọc những tiếng ghép được trên bảng.
- Đứng trước.
- Đứng sau.
- Không, vì không đánh vần được, không có nghĩa.
- HS đọc theo GV chỉ bảng, 1 HS lên bảng đọc toàn bộ bảng.
- 1 HS đọc các dấu thanh và bê, vo.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
- Lắng nghe.
- CN, tổ, lớp đọc các từ ngữ ứng dụng.
- 1 HS lên biểu diễn.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con từ ngữ: lò cò, vơ cỏ.
- HS tập viết lò cò trong vở Tập Viết.
- Đọc: co, cỏ, cò, cọ. 
- Đọc toàn bộ bài trên bảng lớp.
- Em bé đang giơ hình vẽ cô gái và lá cờ, trên bàn có bút vẽ màu
- Đẹp.
- Bé vẽ cô, bé vẽ cờ.
* Nghỉ 5 phút.
- HS tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
- Theo dõi và lắng nghe.
+ Tranh 1: Hổ đến xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời.
+ Tranh 2: Hằng ngày, Hổ đến lớp học tập chuyên cần.
+ Tranh 3: Một lần Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt.
+ Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực.
- Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.
- HS tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
- HS lắng nghe, thực hành ở nhà.
Tiết 3: Thể dục:
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGỦ- TRÒ CHƠI : VẬN ĐỘNG
Đ/c Nhi soạn và dạy
Tiết 4: Toán: 
LỚN HƠN – DẤU >
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết so sánh số lượng ; Biết sữ dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số. 
 - HS biết trình bày, biết giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị phiếu bài tập. Hình vẽ con bướm, con thỏ, hình vuông như SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Phát cho HS 1 phiếu như sau:
- Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS tự làm trên phiếu và sửa bài.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đề.
* Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn.
- Giới thiệu dấu lớn hơn “>”
Giới thiệu 2 > 1 (qua tranh vẽ như SGK)
Hỏi: 	- Bên trái có mấy con bướm?
	- Bên phải có mấy con bướm?
- Bên nào có số con bướm nhiều hơn?
GV nêu: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm.
Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để HS rút ra: 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
- viết: 2 > 1, (dấu >) được gọi là dấu lớn hơn, đọc là lớn hơn, dùng để so sánh.
- GV đọc và cho HS đọc lại:
Hai lớn hơn một
Giới thiệu 3 > 2
- GV treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo cặp để so sánh số con thỏ mỗi bên.
- Gọi HS nêu trước lớp và cho lớp nhận xét.
3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ.
- Tương tự hình các chấm tròn để HS so sánh và nêu được.
3 chấm tròn nhiều hơn 2 chấm tròn
- Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho HS nêu được: 3 lớn hơn 2 và yêu cầu các em viết vào bảng con 3 > 2
So sánh 4 > 3, 5 > 4
- Thực hiện tương tự như trên.
- GV yêu cầu HS đọc: 
- Dấu lớn hơn (dấu >) và dấu bé hơn (dấu <) có gì khác nhau?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu > vào vở.
Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu và đọc 5 > 3.
- Yêu cầu HS nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu HS đọc lại các cặp số đã được so sánh.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm VBT và gọi HS đọc kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi tên bài.
* Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu.
- GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 HS để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
- Làm việc trên phiếu, 1HS làm bài trên bảng lớp.
- So sánh, đối chiếu bài của mình và bài trên lớp.
- Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống.
- Nhắc lại
- Có 2 con bướm.
- Có 1 con bướm.
- Bên trái có nhiều con bướm hơn.
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm.
- 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
- HS đọc: 2 > 1 (hai lớn hơn một), dấu > (dấu lớn hơn).
- HS đọc.
Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- 3 > 2 (ba lớn hơn hai), đọc lại.
- HS đọc.
4 > 3 (bốn lớn hơn ba).
5 > 4 (năm lớn hơn bốn).
- Năm lớn hơn bốn, bốn lớn hơn ba, ba lớn hơn hai, hai lớn hơn một (liền mạch)
- Khác tên gọi, cách viết, cách sử dụng, khi viết 2 dấu này đầu nhọn luôn hướng về số nhỏ hơn.
- Thực hiện vở.
- 4 > 2, 3 > 1 (HS đọc).
- 5 > 2, 4 > 3, 5 > 4, 3 > 2 (HS đọc).
- Thực hiện VBT và nêu kết quả.
- Đại diện 2 nhóm thi đua.
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
Ngày dạy: Chiều thứ năm, ngày 20 /9/2012
Tiết 1:	Luyện Toán: 
BÉ HƠN, DẤU BÉ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cách viết , cách so sánh các số với dấu < 
- Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
1 , 5, 4, 2 , 3.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng
*Bài 1: Điền dấu 
- H. dẫn HS biết so sánh số lớn số bé để điền dấu đúng.
 3.....4 1.....3 4 ......5
 4.....3 3.....1 5.......3
 5.....2 4......5 2.......4
- Khi điền dấu mũi nhọn quay về số nào?
*Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
3
<
>
1
2
>
4
<
<
4
3
>
- Nhận xét , sửa sai.
*Bài 3:
 a)Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 5 , 1 , 4 , 3
 b)Viết các số theo thứ tự từ lớnđến bé: 5 , 2 , 1 , 3 , 4
- Theo dõi giúp đỡ em làm chậm.
- Thu chấm, nhận xét, sửa sai.
*Bài 4: Nối với số thích hợp.
 1 2 3 4 5 
1 < 2 < 3 < 4 <
- Hướng dẫn cách làm: Mỗi ô vuông có thể nối nhiều số.
- Nhận xét khen nhóm nối đúng, nhanh.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại dấu > , dấu <./.
- Lớp viết bảng con, 1 em lên làm trên bảng lớp.
Nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm
lớp làm bảng con.
- Quay về số bé hơn.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài.
- Làm vào vở ô li, 2 HS lên bảng làm.
- Tổ chức trò chơi: 3 tổ thi nối, tổ nào nối đúng, nhanh tổ đó thắng.
- Lớp theo dõi động viên các tổ.
1 < 2 , 1< 3 , 1 < 4 , 1 < 5
2 < 3 , 2 < 4 , 2 < 5
3 < 4 , 3 < 5 ; 4 < 5
- Nêu cách so sánh hai số.
Tiết 2:	Thủ công
XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT . HÌNH TAM GIÁC
đ/c Nhi soạn và dạy
Tiết 3: 	Tự nhiên xã hội:
LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc tác dụng của các giác quan.
- Rèn cho H S có thói quen biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan.
- Giáo dục H S biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
H1.Sự lớn lên của các bạncó giống nhau không ?
H2.Nêu các tục ngữ, ca dao nói về sự lớn lên của trẻ
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Nêu tác dụng của các giác quan
+ Mục tiêu: Nắm được HSdụng của các giácquan
+ Tiến hành:
- Chia nhóm 4: Các HS trong nhóm thay nhau hỏi trả lời.
- Mắt để làm gì ?
- Nếu mắt bị hỏng thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Tai dùng để làm gì ?
- Mũi để làm gì ?
- Lưỡi để làm gì ?
- Da tay để làm gì ?
- Nếu một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ?
+ Thảo luận nêu cách bảo vệ các giác quan
- Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh. Khen nhóm làm việc tốt.
Hoạt động 2: Làm VBT.
+ Mục tiêu: HS làm đúng, trình bày đep.
+ Tiến hành:
- Nối hình vẽ ở cột 1 phù hợp với hình vẽ cột 2.
- Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Trò chơi:
+ Mục tiêu:
- H chơi trò chơi " Bịt mắt nhận biết vật "
- H thực hiện đúng
+ Tiến hành: Nối tiếp nhau lên chơi.
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Thực hiện giữ vệ sinh thân thể.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút )
- Mắt để nhìn.
- Không nhìn thấy mọi vật xung quanh.
- Tai để nghe
- Mũi để ngửi
- Lưỡi để nếm
- Da để sờ
- Không nhận biết đầy đủ các vật xung quanh mình.
- Rửa mặt bằng nước sạch, không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt, không lấy que nhọn cứng cho vào tai. Thường xuyên tắm rửa.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Làm bài cá nhân và nêu bài làm của mình trước lớp. nhận xét.
- Nhận biết hoa, quả, bút, sách, vở,...
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 3 2012.doc