Giáo án Lớp 1 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Đạt tốc độ đọc từ 25 – 30 tiếng / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần ươn, ương. Học sinh tìm được tiếng có vần ươn, ương trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.

- Hiểu: Học sinh hiểu dược từ ngữ trong bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học sinh thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Nói về ngôi nhà mơ ước.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

- Học sinh: SGK.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chính tả.
- Học sinh học đưa tiếng.
- Học sinh tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 101:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền sau của số hai chữ số.
Kĩ năng: Bước đầu biết phân biệt số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- So sánh số: 42, 55, 63, 58, 74, 69, 29, 35.
- Xếp thứ tự các số: 64, 72, 38 theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giúp học sinh luyện tập nhanh, chính xác các dạng bài tập.
Bài 1: Giáo viên giúp cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên kết hợp cho học sinh đọc, viết số.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm số liền sau của một số ta htêm vào 1.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài và hỏi lại tại sao điền được dấu.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn cách làm theo mẫu.
4. Củng cố:
- Giáo viên gọi học sinh tập đếm theo hình thức nối tiếp.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Bảng các số từ 1 đến 100.
Hát
- Học sinh: 2 – 3 Em làm bảng lớp. 
- Học sinh làm bảng con.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh làm bài và đổi bài nhau để sửa.
- Học sinh làm và nêu cách làm.
- Học sinh làm và đọc cách làm.
- 87 Gồm 8 chục và 7 đơn vị.
- Học sinh đếm từ 1 đến 99.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 27:	 BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục ôn bài thể dục. Yêu cầu hoàn thiện bài.
Ôn tâng cầu. Yêu cầu tham gia vào trò chơi một cách chủ động.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giáo viên cho khởi động.
- Đi thường theo vòng tròn.
- Xoay các khớp.
- Trò chơi.
1’ – 2’
50 – 60m 
1’
2’
1 – 2’
- Học sinh xếp thành 4 hàng dọc quay thành ngang.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc.
- Học sinh xoay các khớp tay và chân.
- Diệt các con vật có hại.
Cơ bản
- Ôn bài thể dục.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá.
- Ôn tổng hợp.
- Ôn tập hợp hàng dọc.
- Dóng hàng.
- Điểm số.
- Đứng nghiêm.
- Ngỉ, quay phải, trái.
- Tâng cầu.
- Cách tổ chức tương tự như giờ trước.
1 –4l
2x8 nhịp
1 – 2l
6 – 8’
- Học sinh dãn hàng và tập thứ tự động tác.
- Học sinh đánh giá bạn.
- Học sinh tập theo hiệu lệnh hô của lớp trưởng.
- Học sinh tập tâng cầu nhiều lần.
Kết thúc
- Đi nthường theo nhịp.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
1 – 2’
2’
- Theo 2 hàng dọc.
- Thực hiện bài thể dục.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Âm Nhạc
	 	 Bài: HÒA BÌNH CHO BÉ (Tiếp theo)
Nhạc và lời: Huy Trân
Thứ tư ngày 17 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: QUÀ CỦA BỐ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Quà của bố. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Biết nghỉ sau mỗi dòng thơ
Ôn các tiếng có vần oan, oat: Tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài: về phép, vững vàng, đảo xa. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm của bố đối với con.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Nghề nghiệp của bố.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng con, phấn.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc thuộc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi.
- Học sinh viết từ: xao xuyến, lảnh lót, thơm phức
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Quà của bố.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc ngắt nghỉ đúng, hiểu nghĩa từ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu: Giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng khổ thơ 2.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi các từ ngữ lên bảng.
- Giáo viên giải nghĩa từ.
- Giáo viên gạch chân từ khó.
- Giáo viên cho học sinh giải thích sau đó giáo viên giảng lại.
- Luyện đọc câu:
- Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp nhau từng dòng.
- Luyện đọc đoạn, bài:
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn từng khổ thơ.
- Thi đua đọc theo tổ, nhóm.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Ôn lại các vần oan, oat, tìm nhanh tiếng câu có vần đó.
- Phương pháp: Luyện tập – thực hành.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK.
- Giáo viên hỏi: Bạn nào tìm được?
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 2 / SGK.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đọc câu mẫu dưới tranh.
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ ít phút để nói được 1 câu chứa vần oan, oat. Câu phải diễn đạt hết ý và giúp người khác hiểu ý mình muốn nói.
- Giáo viên nhận xét, tuuyên dương.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 2-3 Học sinh đọc bài. 
- Học sinh viết bảng con. 
- Học sinh lắng nghe.
- 3 – 5 Em đọc từ.
- Cả lớp ĐT. Phân tích từ khó.
- Học sinh phát hiện.
- Học sinh đọc theo từng dãy bàn.
- Học sinh đọc trơn.
- 3 – 5 Em đọc, ĐT đọc.
- Học sinh đọc: Tìm tiếng trong bài có chứa vần oan.
- Học sinh: Ngoan.
- Hãy nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
- Học sinh đọc câu mẫu.
- Học sinh nói câu chứa tiếng có vần oan, oat. Ví dụ: Em đã hoàn thành bài tập. Bé đang học môn toán.
Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: QUÀ CỦA BỐ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Quà của bố. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Biết nghỉ sau mỗi dòng thơ
Ôn các tiếng có vần oan, oat: Tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài: về phép, vững vàng, đảo xa. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm của bố đối với con.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Nghề nghiệp của bố.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng con, phấn.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói thành câu.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên mời học sinh đọc khổ 1.
Bố bạn nhỏ làm việc gì? Ở đâu?
- Giáo viên mời học sinh đọc khổ 2.
Bố gửi cho bạn những quà gì?
- Giáo viên mời học sinh đọc khổ 3.
Vì sao bạn nhỏ được nhiều quà?
- Giáo viên đọc lại diễn cảm bài thơ.
b. Học sinh thuộc lòng đoạn thơ.
- Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn bài thơ.
- Giáo viên xoá dẩn các tiếng, cuối cùng giữ lại tiếng ở đầu câu.
- Giáo viên nhận xét.
c. Thực hành, luyện nói:
- Giáo viên cho học sinh đọc chủ đề bài luyện nói.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nói một số nghề nghiệp của một số người.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận cùng hỏi về nghề nghiệp của bố mình.
Bố bạn làm nghề gì?
4. Củng cố: 
- Vài em đọc thuộc lòng bài thơ.
- Khen ngợi em đọc học tốt.
- Dặn dò về nhà đọc thuộc bài.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
- Đọc khổ 1 và trả lời.
- Đọc khổ 2.
- Đọc khổ 3.
- 1 - 2 Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc nhẩm từng câu. Cả lớp ĐT.
- Học sinh đọc lại theo nhóm.
- Vài học sinh đọc thuộc.
- Học sinh: Nghề nghiệp của bố. 
- Học sinh nói nghề nghiệp có trong tranh.
- Học sinh cùng thảo luận và nói với nhau.
- Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 102:	 BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết 100 là số liền sau số 99. Giúp học sinh nắm vững thứ thự số.
Kĩ năng: Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100. Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó có một chục que tính.
Học sinh: Các bó que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100.
- Mục tiêu: Học sinh biết cấu tạo số 100.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Sau 99 là số nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, viết số 100. Giáo viên giới thiêu số 100 không phải là số có hai chữ số mà là số có ba chữ số.
- Giáo viên: Số 100 là số liền sau của 99 nên số 100 bằng 99 thêm 1.
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100.
- Mục tiêu: Nắm được các số trong bài từ 1 đến 100.
- Giáo viên hướng dẫn viết các số còn thiếu vào ô trống của BT2.
- Giáo viên cho học sinh dựa vào bảng để nêu số liền sau, liền trước của một số.
Hoạt động 3: Giới thiệu một vài đặc điềm của bảng các số từ 1 đến 100.
- Mục tiêu: Hiểu và tìm nhanh các số bé nhất, lớn nhất.
- Giáo viên cho học sinh làm BT3.
- Giáo viên hỏi:
Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
4. Củng cố:
- Đọc các số từ 1 đến 100.
- Giáo viên hỏi lại bất kỳ số nào có số liền trước, liền sau là số nào?
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
- Học sinh tìm số liền sau của 97, 98, 99.
- Học sinh nêu được số đó là số 100.
- Học sinh nêu thứ tự các số: Có một chữ số 1 và hai chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 kể từ trái sang.
- Học sinh làm BT1 và cho sửa bài hình thức thi đua đọc nhanh các số.
- Học sinh nêu được số liền trước và liền sau.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh: 10.
- Học sinh: 99.
- CN – Dãy – ĐT.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Thủ Công
	 Bài 20: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán được hình vuông.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 1 Hình vuông bằng giấy màu.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài: Cắt dán hình chữ nhật.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa mẫu và gợi ý: 
Hình vuông có mấy cạnh?
Các cạnh có bằng nhau không?
Mỗi cạnh bằng nhau bao nhiêu ô?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7ô ta phải làm thế nào?
Từ điểm A ta vẽ cạnh thứ nhất như thế nào?
- Giáo viên gợi ý để có điểm C ta phải làm sao từ điểm B?
- Giáo viên có thể cho học sinh tự chọn số ô nhưng 4 cạnh phải bằng nhau.
- Giáo viên hướng dẫn cắt rời ABCD theo từng cạnh sẽ được hình vuông.
- Hướng dẫn cách vẽ hình vuông đơn giản.
- Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông có cạnh 7ô.
- Ta được hình vuông ABCD.
 A B
 C D
Cách 1
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2: Cắt, dán hình vuông.
Hát
- Có 4 cạnh.
- Có bằng nhau.
- Học sinh đếm 7 Ô.
- Xác định điểm A.
- Từ điểm A đếm xuống 7ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm dang phải được điểm B.
- Từ điểm B đếm xuống 7ô rồi nối C và D được hình vuông ABCD.
- Giáo viên cho học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát.
Cách 2
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ năm ngày 18 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA L
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Tô đúng và đẹp chữ hoa L. Viết đúng đẹp các vần oan, oat. Các từ ngữ: ngoan ngoãn, đoạt giải
Kĩ năng: Viết đúng, viết đẹp chữ cỡ thường đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
Thái độ: Giáo dục học sinh viết nắn nót, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu, các vần và từ ngữ ứng dụng ở bảng phụ.
Học sinh: Vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà.
- Học sinh viết bảng: Hiếu thảo, yêu mến.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tô chữ hoa L, nắm cấu tạo nét.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ L.
- Mục tiêu: Học sinh nắm dược các nét, cấu tạo chữ L hoa.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa chữ L và hỏi Chữ L gồm những nét nào?
- Giáo viên đưa chữ mẫu:
L L L
- Giáo viên nêu lại qui trình viết và tô lại chữ hoa.
- Giáo viên chỉnh sửa và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các tiếng từ có vần, biết cách nối nét.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng.
oan oat
ngoan ngoãn
đoạt giải
- Giáo viên cho viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở.
- Mục tiêu: Học sinh thực hành viết vở đều đẹp.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Giáo viên chỉnh cho học sinh.
4. Củng cố.
- Cả lớp chọn bạn viết đúng đẹp, tuyên dương.
- Dặn dò về nhà viết phần B vở tập viết.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ M.
Hát
- 1 – 2 Học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát và nêu gồm 1 nét lượn.
- Học sinh viết trong không khí.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ trên bảng.
- Phân tích tiếng có chứa vần oan, oat.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ, cách đưa bút.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hành tô chữ L và viết vần và từ ngữ ứng dụng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 2: 	Môn:	 Chính Tả
	 Bài:	 QUÀ CỦA BỐ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, viết đúng và đẹp khổ thơ 2 của bài Quà của bố.
Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả, điền chử s hay x, điền vần im hay iêm.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ đã chép sẵn nội dung khổ thơ 2 của bài Quà của bố. Các bài tập.
Học sinh: Bảng con, phấn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên cho học sinh làm BT2, 3 kỳ trước.
- Nhắc lại qui tắc viết chính tả viết k hay c.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Quà của bố.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả.
- Mục tiêu: Luyện đọc viết từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu cả lớp đồng thanh lại khổ thơ.
- Hãy tìm tiếng em thấy khó viết.
- Giáo viên yêu cầu đánh vần lại những từ khó.
- Nhắc lại cách ngồi viết vở.
- Giáo viên hướng dẫn soát lỗi, giáo viên thong thả đọc đọan thơ.
- Giáo viên ghi vở, chấm một số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Mục tiêu: Học sinh làm nhanh, chính xác.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Học sinh làm BT chính tả.
- Giáo viên cho quan sát tranh vẽ.
- Giáo viên sửa bài.
4. Củng cố:
- Khen ngợi những học sinh viết chữ đẹp, có tiến bộ.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Đầm sen.
Hát
- Học sinh lên bảng làm bài.
- 3 – 4 Học sinh nêu.
- Học sinh đọc CN - ĐT.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh chép khổ thơ vào vở.
- Học sinh soát lỗi và đánh vần lại tiếng khó.
- Học sinh sửa lỗi, ghi ra lề.
- Học sinh làm VBT.
- 4 Học sinh lên bảng làm nhanh BT.
- Học sinh dưới lớp làm vào vở. Học sinh đọc bài làm.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn: 	 Toán
	 	 Bài 103: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố viết số có hai chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của một số, so sánh các số, thứ tự các số.
Kĩ năng: Học sinh nắm được thứ tự của số có hai chữ số.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
- Đọc các số trong phạm vi 100.
- Viết số: hai mươi tư, ba mươi lăm, chín mươi mốt
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài.
- Giáo viên sửa bài.
Bài 2: Gọi học sinh nêu lại cách tìm một số liền trước của một số và số liền sau của một số.
- Giáo viên sửa bài.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh dùng bút nối để được 2 hình vuông.
- Hình vuông nhỏ có 2 cạnh nằm trên 2 cạnh của hình vuông lớn.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh làm bài rồi đọc lại các số vừa viết.
- Ta bớt đi 1 đơn vị được số liền trước.
- Cộng thêm 1 đơn vị được số liền sau.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh thực hành vẽ hình vuông.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 27: CON MÈO
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. Nói về đặc điểm của con mèo (lông, móng vuốt, ria, mắt).
Kĩ năng: Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo.
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc mèo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình ảnh trong bài 26 SGK.
Học sinh: SGK – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Con gà.
- Hãy nêu đặc điểm bên ngoài của con gà?
- Nêu ích lợi của việc nuôi gà?
- Gà trống và gà mái khác nhau ở điểm nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Con mèo.
Hoạt động 1: Quan sát con mèo.
- Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của con mèo.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Bước 1: Giáo viên đưa tranh con mèo.
Mô tả màu lông của mèo? Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào?
Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?
Con mèo di chuyển như thế nào?
- Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của nhóm.
- Bước 2: Một số học sinh trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm.
- Giáo viên kết luận: Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to và sáng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn. Mèo đi bằng 4 móng chân, nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân có móng vuốt sắc để bắt mồi.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: nắm được ích lợi của việc nuôi mèo.
- Phương pháp: Thảo luận – Quan sát.
- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
Người ta nuôi mèo để làm gì?
Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi?
Hình ảnh nào mô tả mèo săn mồi?
Tại sao em không trêu chọc và làm con mèo tức giận?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27.doc